Uống không chỉ đơn thuần là nhu cầu sinh lý giải quyết cơn khát của con người mà nó còn là nhu cầu gắn liền với đời sống tình cảm của con người. Một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân đó là rượu- nước giải khát, nơi đây hứa hẹn một thị trường tiêu thụ lớn và hấp dẫn.
Công ty cổ phần sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu Từ Thiện – Charico được thành lập và bước đầu phát triển từ năm 1992. Tiền thân là 1 tổ chức từ thiện – một tổ chức phi chính phủ do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm. Năm 1992 tổ chức này được sát nhập vào bộ lao động thương binh xã hội vì vậy cô Nguyễn Kim Anh đã tách ra và thành lập công ty với sự hậu thuẫn và giúp đỡ của tổ chức.
Trong hơn một thập kỷ vừa qua công ty đã phát triển chủ yếu dựa trên một nền tảng là sản xuất, kinh doanh nước giải khát và đò uống có cồn (rượu). Sản phẩm của công ty đã và đang có mặt trên khắp các thị trường cả nước với những sản phẩm được ngưởi tiêu dùng biết đến như:
- Nước yến ngân nhĩ Goheco
- Nước bí đao Goheco
- Nước lọc tinh khiết Goheco
- Sữa tươi tiệt trùng Goheco
- Nước uống tăng lực đóng chai và lon
- Nước uống cola – Cam – Chanh đóng chai
- Nước giải khát cam, dâu, vải, xoài đóng lon
- Rượu Champane Nga, Pháp
- Rượu vang nổ đóng hộp, giỏ mây
- Rượu nho đào, dâu đóng hộp
- Rượu nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, nếp mới, Vodka
Trong nền kinh tế thị trường, sản phảm của công ty luôn phải đối mặt sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến động không ngừng trong môi trường khinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại bộ máy hoạt động.Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất Rượu- nước giải khát, Nước giải khát như Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, các Công ty, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả.
Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico quan tâm xem đây là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu kinh doanh tại Công ty. Với những kiến thực thu được trong quá trình học tập và xuất phát từ thực tế của Công ty em nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh thực sự giữ vai trò quan trọng. Theo đó: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico'' được chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần chính sau đây:
Chương 1: Hiệu quả kinh doanh và vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu Charico, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Uống không chỉ đơn thuần là nhu cầu sinh lý giải quyết cơn khát của con người mà nó còn là nhu cầu gắn liền với đời sống tình cảm của con người. Một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân đó là rượu- nước giải khát, nơi đây hứa hẹn một thị trường tiêu thụ lớn và hấp dẫn.
Công ty cổ phần sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu Từ Thiện – Charico được thành lập và bước đầu phát triển từ năm 1992. Tiền thân là 1 tổ chức từ thiện – một tổ chức phi chính phủ do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm. Năm 1992 tổ chức này được sát nhập vào bộ lao động thương binh xã hội vì vậy cô Nguyễn Kim Anh đã tách ra và thành lập công ty với sự hậu thuẫn và giúp đỡ của tổ chức.
Trong hơn một thập kỷ vừa qua công ty đã phát triển chủ yếu dựa trên một nền tảng là sản xuất, kinh doanh nước giải khát và đò uống có cồn (rượu). Sản phẩm của công ty đã và đang có mặt trên khắp các thị trường cả nước với những sản phẩm được ngưởi tiêu dùng biết đến như:
- Nước yến ngân nhĩ Goheco
- Nước bí đao Goheco
- Nước lọc tinh khiết Goheco
- Sữa tươi tiệt trùng Goheco
- Nước uống tăng lực đóng chai và lon
- Nước uống cola – Cam – Chanh đóng chai
- Nước giải khát cam, dâu, vải, xoài đóng lon
- Rượu Champane Nga, Pháp …
- Rượu vang nổ đóng hộp, giỏ mây
- Rượu nho đào, dâu đóng hộp
- Rượu nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, nếp mới, Vodka
Trong nền kinh tế thị trường, sản phảm của công ty luôn phải đối mặt sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến động không ngừng trong môi trường khinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại bộ máy hoạt động.....Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất Rượu- nước giải khát, Nước giải khát như Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, các Công ty, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả.
Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico quan tâm xem đây là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu kinh doanh tại Công ty. Với những kiến thực thu được trong quá trình học tập và xuất phát từ thực tế của Công ty em nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh thực sự giữ vai trò quan trọng. Theo đó: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico'' được chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần chính sau đây:
Chương 1: Hiệu quả kinh doanh và vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico
Đề tài này được hoàn thành là nhờ vào sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn ThS. Cấn Anh Tuấn cũng như tập thể cán bộ trong Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico. Do thời gian thực tập và trình độ có hạn, nên trong bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy, các cô và bạn đọc để em có thể bổ sung, thêm những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I
HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP
I. BẢN CHẤT HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và bản chất
1.1. Khái niệm
Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả? muốn kiểm tra tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó.
Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ảnh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Chúng ta hãy bắt đầu bằng các khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Có quan điểm cho rằng " hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác. Một nền khinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản suất của nó ". thực chất quan điểm này đã dề cập đến khía cạnh phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được. Xét trên giác độ lý thuyết, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mức hiểu quả kinh doanh này sẽ cần rất nhiều điều kiện, trong đó đòi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị trường. Thế mà không phải lúc nào điều này cũng trở thành hiện thực .
Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho rằng :"tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh ". Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lợc (nhân, tài, vật lực, tiền vốn ) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem vói mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức chung nhất như sau:
K=H/C
Trong đó : H- Hệu quả kinh doanh
K- Kết quả đạt được
C- hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
Như thế, hiệu quẩ kinh doanh phản ảnh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh đoanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố .
1.2. Bản chất
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ảnh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất ( lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu tiền vốn ) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả. kết quả là phạm trù phản ảnh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tuỳ thuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m, m3, lít, ... Các đơn vị có thể là đồng, triệu đồng , ngoại tệ ,...Kết quả cũng có thể phản ảnh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn tòan định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm,...Cần chú ý rằng không phải chỉ kết quả định tính mà kết quả đinh lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thanh phẩm ....Hơn nữa, hầu như quá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản suất xong ở một thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về ,...
Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Cần chú ý rằng trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ảnh bằng tỷ số tương đối: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Tránh nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh với phạm trù mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối, phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình kinh doanh và không bao giờ phản ảnh được trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hỉệu quả là phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó .
Hao phí nguồn lực của một thời kỳ trước hết là hao phí về mặt hiện vật, cũng có thể được xác định bởi đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị .Tuy nhiên, thông thường người ta hay sử dụng đơn vị giá trị vì nó mang tính so sánh cao. Rõ ràng, việc xác định hao phí nguồn lực của một thời kỳ nhất định cũng là vấn đề không đơn giản. Không đơn giản ngay sự nhận thức về phạm trù này:hao phí nguồn lực được đánh giá thông qua phạm trù chi phí , chi phí kế toán hay chi phí kinh doanh? Cần chú ý rằng, trong các phạm trù trên chỉ phạm trù chi phí kinh doanh là phản ảnh tương đối chính xác hao phí nguồn lực thực thế .Mặt khác, việc có tính toán được chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ kinh doanh ngắn hay không cũng như có tính toán được chi phí kinh daonh đến từng bộ phận doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học quản trị chi phí kinh doanh .
Cũng cần chú ý rằng hiệu quả kinh doanh phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ kinh doanh nào đó hoàn toàn khác với việc so sánh sự tăng lên của kết quả với sợ tăng lên của sự tham gia các yếu tố đầu vào .
Vậy hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh ,phức tạp và khó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác.
2. Phân loại hiệu quả kinh doanh
Phân loại hiệu quả kinh doanh là một việc làm hết sức thiết thực, nó là phương cách để các doanh nghiệp xem xét đánh giá những kết quả mà mình đạt được và là cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của nó. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.
2.1. Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quôc dân
Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, với biểu hiện trực tiếp là lợi nhuận kinh doanh và chất lượng thực hiện những yêu cầu xã hội đặt ra cho nó. Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế, về cơ bản nó là sản phẩm thăng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí.
Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mà còn cần phải đạt được hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt. Nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người lao động và mỗi doanh nghiệp. Đồng thời xã hội thông qua hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt. Một cơ chế quản lý đúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt, ngược lại một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hãm nâng cao hiệu quả cá biệt.
2.2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận
Thứ nhất , hiệu quả kinh doanh tổng hợp . Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp ) trong một thời kỳ xác định
Thứ hai, hiệu quả kinh doanh bộ phận .Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động ( sử dụng vốn , lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,...) cụ thể của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ảnh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp .
Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp cấp doanh nghiệp phản ánh hiệu quả hoạt động của tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận, khi đó chỉ có hiệu quả kinh doanh tổng hợp là phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thể phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận của doanh nghiệp mà thôi
2.3. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
Thứ nhất , hiệu quả kinh daonh ngắn hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ đề cập đến từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vài năm,...
Thứ hai, hiệu quả kinh doanh dài hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong thời gian dài gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn hoặc thậm chí, nói dến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta hay nhắc đến hiệu quả lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Cần chú ý rằng, giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắn hạn vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có thể mâu thuẫn nhau.Về nguyên tắc, chỉ có thể xem xét và đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh dài hạn trong tương lai. Trong thực tế, nếu mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, chỉ có thể lấy hiệu quả kinh doanh dài hạn làm thước đo chất lượng hoat động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó phản ánh xuyên suốt quá trình lợi dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.
Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạp trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không có giới hạn. Điều này phản ảnh quy luật khan hiếm. Quy luận khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn vầ trả lời chính xác ba câu hỏi :sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm (dich vụ ) với số lượng và chất lượng phù hợp. Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được trên thi trường - tức kinh doanh không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực xã hội - sẽ không có khả năng tồn tại.
Mặt khác, mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh .muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo và duy trì các lợi thế cạnh tranh :chất lượng và sự khác biệt hoá, giá cả và tốc độ cung ứng .Để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này .
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm (dịch vụ )cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiêm các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất.Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận ...
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó liên quan tới tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau.
Muốn đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được nhân tố nào tác động đến kinh doanh và tác động đến hiệu quả kinh doanh, nếu không làm được điều này thì doanh nghiệp không thể biết được hiệu quả hình thành từ đâu và cái gì sẽ quyết định nó. Xác định nhân tố ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu hướng tác động là nhiệm vụ của bất cứ nhà kinh doanh nào.
Nói đến nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có rất nhiều, nhưng chúng ta có thể chia làm hai nhóm chính: nhân tố thuộc về doanh nghiệp và nhân tố ngoài doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có biện pháp tác động lên các yếu tố một cách hợp lý, có hiệu quả, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn, phát huy tốt hơn các nhân tố tích cực và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì nó phải có một hệ thống cơ sở vật chất, con người, đây chính là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp. Trong guồng máy hoạt động chung của doanh nghiệp, mỗi nhân tố đóng một vai trò nhất định, mà thiếu nó thì toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả hay ngừng hoạt động. Dưới đây xin đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả kinh doanh.
1.1. Nhân tố quản trị doanh nghiệp và lực lượng lao động
Con người là khởi nguồn của mọi hoạt động có ý thức. Hoạt động kinh doanh được bắt đầu là do con người, tổ chức thực hiện nó cũng chính do con người. Một đội ngũ công nhân viên tốt là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Với khả năng lao động và sáng tạo thì nhân tố con người được đánh giá là nhân tố nòng cốt cho sự phát triển. Kết hợp với hệ thống tư liệu sản xuất con người đã hình thành lên quá trình sản xuất. Sự hoàn thiện của nhân tố con người sẽ từng bước hoàn thiện quá trình sản xuất và xác lập hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy vậy mỗi cá nhân đặt ngoài sự phân công lao động sẽ lại là một nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh, khắc phục điều này chính là nguyên nhân ra đời của bộ máy tổ chức, quản lý
Bộ máy tổ chức, quản lý là sự tác động trực tiếp của của các cấp lãnh đạo xuống các cá nhân, công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hành động hay một công việc nào đó. Bộ máy tổ chức, quản lý có hiệu quả là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Sự kết hợp yếu tố sản xuất không phải là tự phát như quá trình tự nhiên mà là kết quả của hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có điều khiển của con ngườ