Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực quản lý đường bộ IV

Tại Đại hội lần thứ IV năm 1986, Đảng ta đã có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XCNXH, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển của đất nước ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp ở nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Sự phát triển đi lên của các doanh nghiệp này hay sự thất bại của doanh nghiệp khác trong môi trường cạnh tranh khốc liệt là điều không tránh khỏi và xảy ra thường xuyên, liên tục. Thực tế đã chứng minh rằng việc nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan trọng quyết định sự thành bại của bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Suy cho cùng đó là việc sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị đó có hiệu quả hay không hiệu quả. Một doanh nghiệp nắm giữ được một đội ngũ lao động có trình độ, kiến thức, năng lực chuyên môn, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có sự phối hợp và tinh thần đoàn kết chặt chẽ thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ thành công, có chỗ đứng ổn định trên thương trường và ngược lại. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, mọi doanh nghiệp đều nhận ra rằng yếu tố quyết định lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp không phải là trang thiết bị kỹ thuật mà chính là yếu tố con người. Bởi vì cho dù doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại đến đâu song những người nắm giữ nó lại là những người non yếu về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý thì tất yếu sẽ dẫn đến không phát huy tối đa hiệu quả của máy móc thiết bị đó, làm giảm đi lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người phải luôn đổi mới về tư duy cũng như nâng cao trình độ, kiến thức. Muốn đạt được điều đó, chỉ có cách là phải thực hiện tốt công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong nhiều năm qua, mặc dù là một đơn vị gặp nhiều khó khăn nhưng khu quản ý đường bộ IV đã rất quan tâm, chú trọng tới công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức mình theo phương châm mà Đảng đã đề ra tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đó là: “lấy việc phát huy nguồn nhân lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác đào tạovà phát triển nguồn nhân lực đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này ở khu QLĐB IV tôi đã chọn đề tài. “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực Quản lý đường bộ IV” Chuyên đề gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Phần 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu Quản lý đường bộ IV. Phần 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu Quản lý đường bộ IV.

doc78 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực quản lý đường bộ IV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan