Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. CTXH nói chung và CTĐX xuất nói riêng cho những người chịu thiệt thòi, không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. CTĐX được xác định là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm dảm bảo tính cân đối giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Là một lĩnh vực của đời sống xã hội, CTĐX mang những đặc trưng cơ bản: tổng hợp chính trị - kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh; trực tiếp giúp đỡ hàng triệu người và gia đình mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn.
Ở một đất nước mà hàng năm luôn phải hứng chịu hậu quả của nhiều đợt thiên tai, bão lũ, hạn hán; hàng triệu người rơi vào hoàn cảnh thiếu đói, mất người thân, mất tài sản, mất nhà ở, mất phương tiện sản xuất thì CTĐX là một hoạt động không thể thiếu được. Để giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội cần đăc biệt có chính sách hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, cứu đói, giúp nhân dân sớm ổn định đời sống và sản xuất.
Giai đoạn 2000 - 2005 là giai đoạn mà mỗi năm trung bình có từ 4 - 6 cơn bão lớn kèm theo mưa, lũ cộng với rất nhiều đợt hạn hán, sạt lở đất làm chết hàng trăm người, cuốn trôi tài sản và nhà ở của hàng nghìn gia đình gây cảnh thiếu đói ở nhiều vùng, địa phương. Trước tình hình đó, công tác CTĐX nhìn chung đã được tổ chức thực hiện tương đối tốt, đạt được nhiều thành tựu to lớn, song vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót cần phải tiếp tục được nghiên cứu và khắc phục trong thời gian tới.
Giai đoạn tới, 2006 - 2010 là giai đoạn được dự báo là tình hình thời tiết sẽ có nhiều biến động bất thường, công tác cứu trợ cần phải được tổ chức kịp thời và hiệu quả hơn nữa. Do đó, Đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010” xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác CTĐX ở Việt Nam. Mặc dù đã được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các Thây cô giáo và cán bộ hướng dẫn thực tập nhưng do phạm vi hiểu biết còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong nhận được những góp ý của các Thầy cô giáo để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng phân tích các vấn đề thực trạng của chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách CTĐX kết hợp với số liệu và thông tin của ngành Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Vai trò của CTXH đột xuất trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Chương II: Thực trạng và kết quả công tác CTXH đột xuất trong thời gian qua 2000 – 2005.
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp đẩy mạnh công tác CTXH đột xuất trong thời gian tới 2006 – 2010.
65 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. CTXH nói chung và CTĐX xuất nói riêng cho những người chịu thiệt thòi, không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. CTĐX được xác định là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm dảm bảo tính cân đối giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Là một lĩnh vực của đời sống xã hội, CTĐX mang những đặc trưng cơ bản: tổng hợp chính trị - kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh; trực tiếp giúp đỡ hàng triệu người và gia đình mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn.
Ở một đất nước mà hàng năm luôn phải hứng chịu hậu quả của nhiều đợt thiên tai, bão lũ, hạn hán; hàng triệu người rơi vào hoàn cảnh thiếu đói, mất người thân, mất tài sản, mất nhà ở, mất phương tiện sản xuất…thì CTĐX là một hoạt động không thể thiếu được. Để giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội cần đăc biệt có chính sách hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, cứu đói, giúp nhân dân sớm ổn định đời sống và sản xuất.
Giai đoạn 2000 - 2005 là giai đoạn mà mỗi năm trung bình có từ 4 - 6 cơn bão lớn kèm theo mưa, lũ cộng với rất nhiều đợt hạn hán, sạt lở đất làm chết hàng trăm người, cuốn trôi tài sản và nhà ở của hàng nghìn gia đình gây cảnh thiếu đói ở nhiều vùng, địa phương. Trước tình hình đó, công tác CTĐX nhìn chung đã được tổ chức thực hiện tương đối tốt, đạt được nhiều thành tựu to lớn, song vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót cần phải tiếp tục được nghiên cứu và khắc phục trong thời gian tới.
Giai đoạn tới, 2006 - 2010 là giai đoạn được dự báo là tình hình thời tiết sẽ có nhiều biến động bất thường, công tác cứu trợ cần phải được tổ chức kịp thời và hiệu quả hơn nữa. Do đó, Đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010” xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác CTĐX ở Việt Nam. Mặc dù đã được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các Thây cô giáo và cán bộ hướng dẫn thực tập nhưng do phạm vi hiểu biết còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong nhận được những góp ý của các Thầy cô giáo để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng phân tích các vấn đề thực trạng của chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách CTĐX kết hợp với số liệu và thông tin của ngành Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Vai trò của CTXH đột xuất trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Chương II: Thực trạng và kết quả công tác CTXH đột xuất trong thời gian qua 2000 – 2005.
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp đẩy mạnh công tác CTXH đột xuất trong thời gian tới 2006 – 2010.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Cứu trợ xã hội
Cứu trợ xã hội là một trong những hoạt động có từ lâu trong lịch sử nhân loại, thể hiện bản chất nhân đạo vốn có của con người trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội. CTXH là một trong những nội dung cơ bản của chính sách xã hội. Vì vậy CTXH bao giờ cũng được đề cập tới, khi ít khi nhiều trong chính sách của hầu hết các quốc gia trong mọi thời đại. Sự phát triển phong phú của công tác CTXH là thước đo trình độ văn minh và tiến bộ của một chế độ xã hội.
CTXH có nguồn gốc ngữ nghĩa từ 2 nhóm từ ghép là Cứu tế xã hội và Trợ giúp xã hội.
* Cứu tế xã hội:
Trong tiếng Hán, chữ tế có nghĩa là giúp, cứu tế xã hội là cứu giúp cho các thành viên trong xã hội khi họ gặp phải rủi ro hoặc bất hạnh nào đó mà cuộc sống bị đe doạ nghiêm trọng, nếu không có sự cứu tế thì họ và gia đình có thể bị nguy hại đến cuộc sống, có thể dẫn đến cái chết (chết đói, chết bệnh…). Cứu tế xã hội, vì vậy mang tính tức thời, tính “cấp cứu” nhằm giúp cho đối tượng tạm thời thoát khỏi tình cảnh hiểm nghèo. Cứu tế xã hội có thể bằng tiền hoặc hiện vật, trong nhiều trường hợp, cứu tế bằng hiện vật có ý nghĩa thiết thực hơn. Cứu tế xã hội chủ yếu giúp cho những đối tượng trong một hoàn cảnh nào đó không thể tự lo được cuộc sống cho bản thân và gia đình (trong một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nào đó). Ví dụ, sự cứu giúp của xã hội cho những người già cô đơn không còn khả năng lao động, không có bất kỳ nguồn thu nhập nào để trang trải cuộc sống thường ngày. Hoặc những người bị thiên tai mất hết hoa màu, tài sản và các phương tiện sinh sống, cộng đồng và xã hội phải cứu tế cho họ ngay tại thời điểm đó, nếu không cuộc sống của họ sẽ bị đe doạ nghiêm trọng, họ có thể bị chết đói, chết khát hoặc chết vì dịch bệnh.
Như vậy, cứu tế xã hội có thể hiểu là sự giúp đỡ nhất thời bằng tiền hoặc hiện vật cho những đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh đột xuất hoặc không thể tự lo liệu được cuộc sống, nhằm giúp họ thoát ngay ra khỏi tình trạng nguy kịch, đời sống bị đe doạ nghiêm trọng.
* Trợ giúp xã hội:
Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm bằng tiền, hiện vật hoặc các điều kiện vật chất và tinh thần khác của cộng đồng và xã hội cho các đối tượng khi họ gặp phải khó khăn hoặc sa sút nào đó. Mặc dù họ vẫn cố gắng để tự lo liệu cuộc sống, nhưng nếu không có sự giúp đỡ thì cuộc sống của họ ngày càng trở nên khó khăn và dễ rơi vào cảnh bần cùng. Trợ giúp xã hội nhằm tạo cho đối tượng có cơ hội khắc phục và giảm bớt hậu quả rủi ro tự vươn lên đảm bảo cuộc sống của mình, sớm hoà nhập trở lại với đời sống chung của cộng đồng.
Như vậy có thể nói, trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước vừa có tính tức thời, vừa có tính lâu dài, mà lâu dài là chủ yếu, cho các thành viên của mình khi họ gặp phải rủi ro, bất hạnh nào đó trong cuộc sống. Trong thực tế, hầu hết các hoạt động của CTXH là hoạt động trợ giúp xã hội (về cả phạm vi và quy mô giúp đỡ). Chính vì vậy, nhiều khi trợ giúp xã hội được hiểu đồng nghĩa với CTXH.
Tóm lại:
- CTXH hiểu một cách tổng quát nhất là sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng và xã hội, bằng các biện pháp và hình thức khác nhau cho các thành viên của cộng đồng khi họ gặp phải những khó khăn, rủi ro hoặc bất hạnh trong cuộc sống do những nguyên nhân khác nhau.
- CTXH là một trong những bộ phận hợp thành hệ thống chính sách xã hội của Nhà nước. Đó là những chế độ chính sách, biện pháp nhằm chăm sóc, cứu giúp những người, hoặc một bộ phận dân cư gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống dẫn đến một phần hoặc toàn bộ sức lao động, hoặc mất một phần hoặc toàn bộ tài sản…có thêm điều kiện vượt qua khó khăn, tự mình đảm bảo cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.
CTXH gồm ba bộ phận công tác lớn:
1- CTTX: đối tượng chủ yếu là người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang, người tàn tật.
2- CTĐX: đối tượng là những người gặp thiên tai, địch hoạ, gặp rủi ro trong cuộc sống, những người bị thiếu đói giáp hạt (chủ yếu là hậu quả của thiên tai).
3- Tổ chức cải hoá nhằm nâng đỡ tạo điều kiện cho những người lầm lỡ, không may sa vào các tệ nạn xã hội như: mại dâm, nghiện hút, xin ăn…trở lại cuộc sống bình thường.
2. Cứu trợ đột xuất và công tác cứu trợ đột xuất
2.1. Khái niêm
Cứu trợ đột xuất là sự giúp đỡ các điều kiện sinh sống của Nhà nước, cộng đồng và xã hội cho những thành viên khi họ gặp phải những khó khăn và rủi ro bất ngờ như thiên tai, địch hoạ, hoả hạn, tại nạn…làm cuộc sống tạm thời bị đe doạ, nhằm giúp họ nhanh chóng khắc phục những khó khăn, rủi ro, ổn định cuộc sống và hoà nhập trở lại cộng đồng. CTĐX bao gồm các chính sách chế độ, biện pháp nhằm cứu giúp những thành viên trong cộng đồng mỗi khi gặp rủi ro bất hạnh trong cuộc sống, có thêm điều kiện vượt qua khó khăn sớm ổn định cuộc sống sản xuất.
Công tác cứu trợ đột xuất: bao gồm tổng hợp tất cả các hoạt động liên quan đến CTĐX cho các đối tượng, từ khâu xây dựng chính sách, huy động nguồn lực đến khâu tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách. Trong công tác CTĐX thì khâu huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện cứu trợ được coi là khâu có ý nghĩa quan trọng nhất, kết quả của nó có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của công tác CTĐX.
2.2. Đối tượng của cứu trợ đột xuất.
Đối tượng của CTĐX rất rộng, là tất cả mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt vị thế và thành phần của họ. Nhưng những đối tượng này chỉ được trợ giúp khi họ gặp phải những rủi ro bất hạnh trong cuộc sống do những nguyên khác nhau, mà nếu không có sự CTĐX (tức thời) thì cuộc sống hiện tại của họ sẽ bị đe doạ nghiêm trọng.
CTĐX thường áp dụng cho các đối tượng sau:
- Những người bị thiên tai, hoả hoạn…làm mất một phần hoặc toàn bộ nhà ở, hoa màu, tài sản và các phương tiện sinh sống.
- Những người bị thiếu lương thực trong thời kỳ giáp hạt, do sống ở những vùng điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc những người bị mất mùa đột xuất mà không có nguồn hỗ trợ nào khác, bị lâm vào cảnh thiếu đói.
- Những người bị tai nạn chiến tranh hoặc tai nạn xã hội, tạm thời bị mất nguồn sinh sống…
Như vậy, đối tượng của CTĐX có thể bao gồm cả nhưng người thuộc diện CTTX ở một số thời điểm hoặc một hoàn cảnh nào đó. Ngược lại, những đối tượng thuộc diện CTĐX, sau thời điểm xảy ra “rủi ro” quá lớn, họ không còn khả năng tự đảm bảo cuộc sống được nữa, khi đó họ có thể trở thành đối tượng của CTTX. Cách phân chia đối tượng của CTTX và CTĐX chỉ mang tính tương đối và CTTX và CTĐX chỉ nêu nên mục đích và phương thức giúp đỡ của xã hội cho những người gặp khó khăn, rủi ro bất hạnh mà thôi.
2.3. Nội dung của cứu trợ đột xuất
Với cách hiểu về CTĐX như trên, có thể thấy CTĐX sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Cứu trợ về đời sống nhân dân (ăn, mặc, ở…) sau thiên tai.
Công việc cứu trợ về đời sống cho nhân dân sau thiên tai là một trong những nội dung công việc khá quan trọng của CTĐX. Nó giữ vai trò trợ giúp về đời sống cho nhân dân vùng thiên tai (về cả vật chất và tinh thần), tạo điều kiện ban đầu để người dân có thể nhanh chóng ổn định lại cuộc sống, tiếp tục lao động, sản xuất.
Cứu giúp nhân dân bị tai nạn ở những vùng xảy ra chiến tranh.
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa chúng ta hơn 30 năm nhưng công việc CTĐX cho nhân dân ở những vùng xảy ra chiến tranh vẫn luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, sẵn sàng mỗi khi có tình huống xảy ra. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng mà vai trò của nó chắc không ai có thể phủ nhận được, nó không những có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà còn có cả ý nghĩa về chính trị và an ninh - quốc phòng.
Hỗ trợ khi có đói giáp hạt (phần lớn là do hậu quả thiên tai)…
Trước đây trong thời kỳ chiến tranh, đói giáp hạt là một hiện tượng phổ biến, là hậu quả của nhiều biến cố (cả chiến tranh, cả thiên tai), chiếm đến phần lớn công việc của CTĐX. Từ khi chiến tranh kết thúc, đói giáp hạt là vẫn một hiện tượng tuy không còn phổ biến nhưng vẫn thường xuyên xảy ra một cách cục bộ ở nơi này hay nơi khác trên đất nước ta mà phần lớn là đói giáp hạt do hậu quả của thiên tai. Chính vì vậy hỗ trợ khi có đói giáp hạt vẫn là một nội dung công việc của CTĐX.
2.4. Nguyên tắc của cứu trợ đột xuất
CTĐX cần coi trọng các nguyên tắc:
1- Nắm chắc tình hình, luôn có kế hoạch dự phòng sát với từng vùng, từng địa phương.
2- Việc cứu trợ phải nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách đến tận tay người cần cứu trợ.
3- Cứu trợ tập trung vào những vùng tổn thất nặng, cứu trợ cho những người không có khả năng tự cứu mình, không bình quân dàn đều; cứu trợ để nâng đỡ vượt qua khó khăn, không cứu trợ để ỷ lại.
4- Là trách nhiệm của cả 3 phía: Nhà nước, cộng đồng xã hội và người cần cứu trợ, trong đó chú ý phát huy sức mạnh cộng đồng, cứu trợ kịp thời tại chỗ ngay sau khi có thiên tai…
2.5. Nguồn kinh phí và quá trình tổ chức thực hiện.
Trước đây và thậm chí cho tới nay, nguồn kinh phí để thực hiện CTĐX phần lớn là từ ngân sách nhà nước và một phần là do sự đóng góp của cộng đồng và xã hội.
Cụ thể:
- Ngân sách nhà nước cân đối hàng năm; ngân sách tỉnh, huyện tự cân đối;
- Do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ;
- Trợ giúp của nước ngoài, tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua chính phủ, các đoàn thể xã hội.
Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ xuất thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, xem xét quyết định.
Trong tương lai, phần đóng góp, huy động từ cộng đồng và xã hội có xu hướng tăng lên nhằm giảm gắng nặng cho ngân sách nhà nước. Bởi vì càng ngày đời sống nhân dân càng được nâng lên; cộng thêm công tác tuyên truyền, vận động phát huy truyền thống lá tương thân tương ái, lành đùm lá rách của dân tộc được thực hiện tốt.
Về quá trình tổ chức thực hiện, căn cứ theo những nguyên tắc của hoạt động cứu trơ, CTĐX là một công việc đòi hỏi nhanh chóng, kịp thời. Đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau; giữa các Bộ, ngành với nhau, thống nhất từ Trung ương tới các cấp cơ sở vùng bị thiệt hại. Theo đó, quá trình tổ chức thực hiện được tổ chức như sau:
- Chính quyền cấp cơ sở nơi có thiên tai xảy ra căn cứ vào chỉ đạo cấp trên tiến hành xác định, lập danh sách đối tượng; kế hoạch và tình hình huy động nguồn lực trình cấp trên xem xét, giải quyết.
- Theo báo cáo cấp cơ sở, cấp trên xem xét, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Cụ thể, về quá trình tổ chức thực hiện sẽ được trình bày rõ ở Chương II của Chuyên đề này.
II. VAI TRÒ CỦA CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ta.
Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều nhằm xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất của lợi ích thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể duy nhất. Mọi nỗ lực của Đảng đều nhằm mục đích sao cho nhân dân ngày càng có cuộc sống tốt hơn. Khi một bộ phận dân cư gặp khó khăn, hoạn nạn, Nhà nước tổ chức cứu giúp nhân đảm bảo công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi đó là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình. Bởi vậy có thể nói, CTĐX chính là một hoạt động thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ta.
2. Phù hợp với truyền thống của người Việt Nam.
Người Việt Nam từ bao đời nay đã có truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách, là rách ít đùm lá rách nhiều”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”…cứu giúp nhau mỗi khi một hay một số thành viên của mình gặp khó khăn.
Mỗi khi có thiên tai, địch hoạ xảy ra thì tất cả cộng đồng đều chung tay, góp sức giúp nhau khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản đời sống và sản xuất. Và càng ngày thì truyền thống này càng được phát huy thể hiện những nghĩa cả cao đẹp và tình thần đoàn kết dân tộc của dân tộc ta. Điều này được thể hiện khá rõ qua những thành công của hàng loạt các chương trình như: tấm lòng vàng, quỹ từ thiện, ủng hộ đồng bào bão lụt…
Bởi vậy, CTĐX là hoạt động vừa thể hiện truyền thống của người Việt Nam vừa là hoạt động nhằm phát huy những truyền thống này. Nhờ hoạt động cứu trợ này lòng tin, tính đoàn kết trong nhân dân ngày càng được tăng cường và củng cố.
3. Phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả thiên tai
Đúng như khái niệm về cứu trợ đột xuất đã trình bày ở trên, CTĐX là sự giúp đỡ các điều kiện sinh sống của Nhà nước, cộng đồng và xã hội cho những thành viên khi họ gặp phải những khó khăn và rủi ro bất ngờ như thiên tai, địch hoạ, hoả hạn, tại nạn…nhằm giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống và hoà nhập trở lại cộng đồng. Khi thiên tai, địch hoạ chưa xảy ra, CTĐX giúp cho các đối tượng (cộng đồng) tăng khả năng phòng ngừa và đối phó với những hậu quả xấu do thiên tai, địch hoạ gây ra như: xây dựng hệ thống đê điều, kè cống, trồng rừng chắn gió, di dời dân đến nơi an toàn; khi thiên tai xảy ra, CTĐX giúp các đối tượng giảm nhẹ ảnh hưởng của chúng, thoát khỏi nơi nguy hiểm và khi thiên tai đã xảy ra rồi, CTĐX tham gia hỗ trợ các đối tượng, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống, tái sản xuất trở lại và hoà nhập cộng đồng (trợ giúp tiền, gạo, lương thực - thực phẩm, quần áo, thuốc men, cây, con giống…). Chính vì vậy, phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả thiên tai là một trong những vai trò hết sức quan trọng của CTĐX trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp cộng đồng nhanh chóng vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
4. Góp phần giảm bớt khó khăn trước mắt, chênh lệnh mức sống và xoá đói giảm nghèo.
CTĐX là hoạt động nhằm vào những đối tượng khó khăn nhất trong những thời điểm nguy kịch nhất. CTĐX nhằm đáp ứng nhu cầu của những đối tượng này trong những lúc cần thiết nhất, góp phần giảm bớt khó khăn trước mắt (ngay tại thời điểm đó), nếu không có hoạt động này thì đời sống của những đối tượng này sẽ rơi vào tình trạng mà không ai có thể nói trước được. Qua được lúc khó khăn nhất cộng với sự nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp của Nhà nước qua các Chương trình khác, nhân dân sẽ nhanh chóng khôi phục lại sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, giảm bớt chênh lệnh mức sống.
Mặt khác, một thực tế là những người phải CTĐX phần lớn là những người nghèo - đối tượng yếu thế trong xã hội, không có hoặc rất ít khả năng phòng bị và đối phó với các điều kiện khách quan bất lợi. CTĐX giúp đỡ nhưng đối tượng này cũng tức là CTĐX đã phần nào thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Nó chỉ là phần nào vì xoá đói giảm nghèo là chương trình đòi hỏi thực hiện theo một quá trình lâu dài và bền bỉ với sự hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều phía cộng với nỗ lực của chính bản thân những người nghèo.
5. Góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Qua những vai trò quan trọng của công tác CTĐX đã nói ở trên thì rõ ràng là: thực hiện CTĐX là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cứu giúp những đối tượng khó khăn, tạo cho họ những cơ hội ban đầu để có một cuộc sống tốt hơn, phát triển kinh tế gia đình. Mỗi “gia đình là tế bào xã hội”, kinh tế gia đình của các đối tượng này phát triển và giàu lên cũng tức là kinh tế đất nước phát triển và giàu lên.
Mỗi cá nhân chỉ có thể phát triển được nếu họ có điều kiện sống, sản xuất tốt, không bị cản trở gì. Thực vậy, “người” có công đầu trong việc tạo cho cá nhân nhũng điều kiện này chính là CTĐX.
Bởi vậy có thể nói, công tác CTĐX là hoạt động góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT.
CTĐX là một trong những mảng công tác quan trọng của hoạt động BTXH, cũng như trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam. BTXH cho những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống luôn luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Coi đó là một nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, trước tình hình khó khăn của đất nước và nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng tới công tác CTXH. Người coi nạn đói cũng như nạn dốt và nạn ngoại xâm là ba thứ giặc tệ hại nhất cần phải thanh toán và Bộ Cứu tế xã hội đã được thành lập phụ trách hoạt động CTXH (gồm cả CTĐX và CTTX).
Từ đó cho tới nay, công tác CTXH đột xuất luôn được tổ chức thực hiện ngày càng rộng rãi. Hoạt động của nó luôn luôn được gắn chặt với hoạt động của các Bộ, ban ngành chuyên môn, đầu tiên là với Bộ Cứu tế xã hội và tiếp theo là Bộ Lao động và cuối cùng là Bộ LĐTBXH.
CTĐX có hai giai đoạn là cứu trợ ban đầu (trong và sau khi xảy ra thiên tai phải tìm kiếm người, cưu mang những trường hợp không còn nhà ở, đói, rét, đảm bảo an toàn cuộc sống…) và cứu trợ giải quyết hậu quả sau các biến cố (hỗ trợ để giải quyết những hậu quả để lại sau thiên tai, địch hoạ, thông thường là cứu đói và hỗ trợ khôi phục sản xuất trở lại cho nhân dân những vùng có nạn đói và mất mùa do hậu quả của thiên tai, địch hoạ).
Những năm trước năm 1975, CTĐX chủ yếu thực hiện hai nhiệm vụ là cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai và cứu trợ khắc phục hậu quả chiến tranh (địch hoạ). Nhưng từ năm 1975 đến nay, chiến tranh kết thúc, hoà bình lập lại, hoạt động CTĐX chủ yếu đi vào thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán…).
Cụ thể quá trình hình thành và phát triển của công tác CTĐX được phân theo các giai đoạn lịch sử như