Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chè ở công ty chè Mỹ Lâm - Tuyên Quang

Chè là một loại đồ uống phổ biến của người Việt Nam và ngày càng được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích. Hàng năm có hàng trăm ngàn tấn chè Việt Nam được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển cây chè, chúng ta có lợi thế về điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng chè, có nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp và thị trường tiêu thụ tiềm tàng trong và ngoài nước. Nhiều công trình nghiên cứu quốc gia và quốc tế đã chứng minh chè có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, các sản phẩm từ chè ngày càng đa dạng và phong phú. Chè được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất chè nhiều năm qua phần nào đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USD mỗi năm. Tuy có những thời điểm giá chè xuống thấp, nhiều quốc gia cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu chè khiến cho ngành chè và đời sống công nhân làm chè gặp không ít khó khăn. Hiện tại sản lượng chè thành phẩm của Việt Nam xuất khẩu còn rất hạn chế, chúng ta chủ yếu xuất khẩu chè thô còn chè thành phẩm chủ yếu bán ở thị trường trong nước. Thị phần của sản phẩm chè Việt Nam nói chung còn rất thấp. Ngày nay, trong xu thế kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế, sự giao lưu hợp tác rộng rãi giữa các nước trên thế giới đã mở ra cơ hội và thách thức mới cho các sản phẩm của Việt Nam nói chung và sản phẩm chè nói riêng, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường và thị phần cho các sản phẩm của Việt Nam. Bản thân em xuất thân từ gia đình người làm chè, lớn lên cùng cây chè quê hương, em luôn mong muốn sản phẩm chè Việt nói chung và chè Mỹ Lâm nói riêng được người tiêu dùng thế giới ưa thích, sản lượng chè xuất khẩu ngày càng tăng, cải thiện đời sống người công nhân làm chè và giải quyết việc làm cho người nông thôn.

doc87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chè ở công ty chè Mỹ Lâm - Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 5 Danh mục các từ viết tắt 6 Khái quát quá trình thực hiện chuyên đề thực tập 7 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 9 1. 1. Khái niệm và các vấn đề liên quan đến xuất khẩu 9 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 9 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu 9 1.1.2.1. Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân 9 1.1.2.2. Vai trò đối với nền kinh tế thế giới 12 1.1.2.3. Vai trò đối với doanh nghiệp 13 1.2. Các hình thức xuất khẩu 14 1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 14 1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp 15 1.2.3. Xuất khẩu gia công ủy thác 15 1.2.4. Xuất khẩu hàng đổi hàng 16 1.2.5. Tái xuất khẩu 17 1.3. Các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu 17 1.3.1. Nghiên cứu thị trường 18 1.3.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 20 1.3.3. Xây dựng kế hoạch và lập phương thức giao dịch 20 1.3.4. Giao dịch, đàm phán trước kí kết hợp đồng xuất khẩu 21 1.3.5. Kí kết hợp đồng 22 1.3.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 23 1.3.6.1. Kiểm tra L/C ( Letter of Credit) 23 1.3.6.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 23 1.3.6.3. Thuê phương tiện vận chuyển 24 13.6.4. Kiểm nghiệm hàng hóa 25 1.3.6.5. Làm thủ tục hải quan 25 1.3.6.6. Giao hàng 26 1.3.6.7. Mua bảo hiểm 27 1.3.6.8. Thanh toán hợp đồng 28 1.3.6.9. Giải quyết tranh chấp 28 1.3.7. Đánh giá hiệu quả thực hiện 29 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nói chung 30 1.4.1. Nhóm các nhân tố bên trong – nhân tố chủ quan 30 1.4.1.1. Vốn 30 1.4.1.2. Con người 30 1.4.1.3. Bộ máy điều hành 31 1.4.1.4. Hệ thống cơ sở vật chât, giao thông vận tải 31 1.4.1.5. Tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp 31 1.4.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài – nhân tố khách quan 32 1.4.2.1 Môi trường kinh doanh xuất khẩu 32 1.4.2.2. Môi trường tự nhiên 32 1.4.2.3. Nhân tố chính trị – pháp luật, tập quán văn hóa 33 1.4.2.4. Nhân tố khoa học công nghệ 33 1.5. Giới thiệu về cây chè, ngành chè và hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam 33 1.5.1. Giới thiệu về cây chè Việt Nam 33 1.5.2. Giới thiệu về ngành chè Việt Nam và hoạt động xuất khẩu 35 1.5.3. Ý nghĩa của việc xuất khẩu chè 36 1.5.3.1. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đất nước 36 1.5.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất 38 1.5.3.3. Tăng giá trị kim nghạch xuất khẩu, thu ngoại tệ góp phần thực hiện Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước 38 1.5.3.4. Góp phần tạo cân bằng sinh thái 39 1.5.3.5. Thực hiện phân công lao động quốc tế 39 1.6. Cung cầu về sản phẩm chè và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè 41 1.6.1. Cung cầu về sản phẩm chè 41 1.6.1.1. Cung về sản phẩm chè 41 1.6.1.2. Cầu về sản phẩm chè 42 1.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của nước ta 43 1.6.2.1. Chất lượng chè 43 1.6.2.2. Điều kiện tự nhiên 43 16.2.3. Thị trường và giá cả 43 1.6.2.4. Đối thủ cạnh tranh 44 16.2.5. Xu hương tiêu dùng, văn hóa quốc gia và thói quen sinh hoạt 44 16.2.6. Môi trường chính trị và chính sách quốc gia 44 16.2.7. Năng lực của đơn vị xuất khẩu 44 PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY CHÈ MỸ LÂM – TUYÊN QUANG 45 2.1. Khái quát chung về tình hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm – Tuyên Quang 45 2.1.1. Giới thiệu về công ty và lịch sử hình thành phát triển của công ty 45 2.1.2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty 47 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm 48 2.1.3.1. Hội đồng quản trị 48 2.1.3.2. Ban giám đốc 49 2.1.3.3. Các phòng ban 49 2.1.3.4. Bộ phận nhà máy 50 2.1.4. Giới thiệu các sản phẩm của công ty 50 2.1.5. Phân tích SWOT của công ty 51 2.1.5.1. Điểm mạnh ( S – Strengths ) 51 2.1.5.2. Điểm yếu ( W – Weaknesses ) 51 2.1.5.3. Cơ hội ( O – Opportunities ) 51 2.1.5.4. Nguy cơ ( T – Thearts ) 52 2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh xuất khẩu chè của công ty cổ phầnhè Mỹ Lâm 52 2.2.1. Đặc điểm tình hình chung 52 2.2.2. Hiện trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ 53 2.2.2.1. Sản xuất nguyên liệu chè búp tươi 53 2.2.2.2. Chế biến 55 2.2.2.3. Tiêu thụ 63 2.3. Thực trạng xuất khẩu chè của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm 64 2.3.1. Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu 64 2.3.2. Thị trường xuất khẩu 66 2.3.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 69 2.3.4. Định giá xuất khẩu 69 2.3.5.Chất lượng của xuất khẩu chè 70 2.4. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu chè của công ty 70 2.4.1. Những chính sách đang được thực hiện 70 2.4.2. Những ưu điểm 70 2.4.3. Những tồn tại 70 2.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại 71 2.4.4.1. Nguyên nhân chủ quan 71 2.4.4.2 Nguyên nhân khách quan 73 PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 74 3.1. Phương hướng phát triển chung 74 3.2. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 74 3.2.1. Nhóm các giải pháp duy trì và mở rộng thị trường 74 3.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường 75 3.2.1.2. Hoàn thiện quảng cáo, chào hàng và làm marketing xuất khẩu 75 3.2.1.3. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu chè 76 3.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao cạnh tranh 77 3.2.2.1. Hoàn thiện khâu chế biến, năng cao chất lượng chè xuất khẩu 77 3.2.2.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ 78 3.2.2.3. Tăng cường liên doanh với các đơn vị kinh tế, các bạn hàng lớn 79 3.2.2.4. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh và nghiệp vụ xuất khẩu cho CBCNV 80 3.2.3. Giải pháp về hợp tác quốc tế 81 3.3. Một số kiến nghị 82 3.3.1. Kiến nghị với địa phương 82 3.3.2. Kiến nghị với ngành chè Việt Nam 82 3.3.3. Kiến nghị với nhà nước 83 KẾT LUẬN 85 Danh mục các tài liệu tham khảo 86 LỜI MỞ ĐẦU Chè là một loại đồ uống phổ biến của người Việt Nam và ngày càng được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích. Hàng năm có hàng trăm ngàn tấn chè Việt Nam được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển cây chè, chúng ta có lợi thế về điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng chè, có nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp và thị trường tiêu thụ tiềm tàng trong và ngoài nước. Nhiều công trình nghiên cứu quốc gia và quốc tế đã chứng minh chè có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, các sản phẩm từ chè ngày càng đa dạng và phong phú. Chè được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất chè nhiều năm qua phần nào đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USD mỗi năm. Tuy có những thời điểm giá chè xuống thấp, nhiều quốc gia cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu chè khiến cho ngành chè và đời sống công nhân làm chè gặp không ít khó khăn. Hiện tại sản lượng chè thành phẩm của Việt Nam xuất khẩu còn rất hạn chế, chúng ta chủ yếu xuất khẩu chè thô còn chè thành phẩm chủ yếu bán ở thị trường trong nước. Thị phần của sản phẩm chè Việt Nam nói chung còn rất thấp. Ngày nay, trong xu thế kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế, sự giao lưu hợp tác rộng rãi giữa các nước trên thế giới đã mở ra cơ hội và thách thức mới cho các sản phẩm của Việt Nam nói chung và sản phẩm chè nói riêng, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường và thị phần cho các sản phẩm của Việt Nam. Bản thân em xuất thân từ gia đình người làm chè, lớn lên cùng cây chè quê hương, em luôn mong muốn sản phẩm chè Việt nói chung và chè Mỹ Lâm nói riêng được người tiêu dùng thế giới ưa thích, sản lượng chè xuất khẩu ngày càng tăng, cải thiện đời sống người công nhân làm chè và giải quyết việc làm cho người nông thôn. Do vậy mà em lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chè ở công ty chè Mỹ Lâm – Tuyên Quang ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài là: vận dụng những kiến thức đã học tìm ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chè của công ty trong thời kì kinh tế hội nhập và xu thế toàn cầu hóa. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO ( ngày 11/01/2007). Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần cho sản phẩm chè xanh xuất khẩu của công ty. Đồng thời rèn luyện cho bản thân em khả năng vận dụng những kiến thức đã học, tìm hiểu và phân tích thông tin, đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp phù hợp với mục đích của đề tài, thực hiện đề tài một cách có hiệu quả nhất. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT XNK: xuất nhập khẩu WTO: World Trade Organization : tổ chức thương mại thế giới CBCNV: cán bộ công nhân viên ĐVT: đơn vị tính KH – CN: khoa học công nghệ KH – KT: khoa học kĩ thuật ODA: Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức ILU: Insurance of London Underwriters: Viện những người bảo hiểm Luân Đôn Khái quát quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp  PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 1.1 Khái niệm và các vấn đề liên quan đến xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ của một quốc gia hoặc là đối với cả hai quốc gia. Cụ thể xuất khẩu nghĩa là đem sản phẩm bán ra thị trường quốc gia khác. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Hình thức xuất khẩu đầu tiên chỉ đơn thuần là hàng đổi hàng, dùng những sản phẩm mình dư thừa đem đổi lấy những sản phẩm mình thiếu hoặc chưa có, cho đến ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích xuất khẩu và điều kiện của từng chủ thể, quốc gia. Xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu, là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện để thúc đẩy kinh tế phát triển. Thúc đẩy xuất khẩu là đi đôi với việc tăng tổng sản phẩm quốc dân, tăng tiềm lực kinh tế, quân sự. Ngày nay tất cả các nước phát triển đều là những nước có hoạt động xuất khẩu mạnh. Vì vậy mà hoạt động xuất khẩu nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng ngày càng được các doanh nghiệp, quốc gia đặc biệt quan tâm, được coi là chiến lược quốc gia, hết sức có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài. 1.1.2. Vai trò của Xuất khẩu Xuất khẩu thể hiện sự gắn bó mật thiết với nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định sự sống còn đối với nền kinh tế thế giới hiện nay các nước thống nhất dưới mái nhà chung, nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập với nền kinh tế thế giới thì vai trò của xuất khẩu đã trở nên quan trọng và cụ thể là: 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nuớc. Thể hiện ở các điểm sau: - Thứ nhất: xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ các nhu cầu công nghệ và tiêu dùng trong nước. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đât nước phù hợp là con đường tất yếu khắc phục nghèo đói và lạc hậu. Từ việc xuất khẩu dẫn đến nhập khẩu công nghệ, dây chuyền sản xuất có hàm lượng khoa học cao, tiên tiến trên thế giới đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện công nghiệp hoá đất nước, trong thời gian ngắn chúng ta phải có nguồn vốn đủ lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật và một số loại khác hiện đại và tiên tiến của thế giới. Nguồn vốn nhập khẩu được huy động từ nhiều nguồn là: + Đầu tư từ nước ngoài. + Liên doanh liên kết. + Vay nợ nước ngoài. + Nhận viện trợ, tài trợ, vốn ODA của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thế giới. + Xuất khẩu sức lao động. Nguồn vốn huy động từ các khoản thu hút đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ, tài trợ của các quốc gia, các tổ chức tín dụng là rất lớn nhưng để huy động những loại nguồn vốn này không phải dễ dàng, thường có những ràng buộc kèm theo hoặc sau này vẫn phải trả. Do đó mà nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu có tính chất quyết định đến quy mô công nghệ, nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của quốc gia. - Thứ hai: Xuất khẩu thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Xuất khẩu lấy thị trường thế giới làm thị trường của mình vì vậy quá trình sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới. Những ngành sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ tốt cho thị trường các nước cần xuất khẩu sẽ phát triển mạnh mẽ. Những ngành nào không thích ứng sẽ bị đào thải hoặc chuyển dịch sang cơ cấu tiêu dùng trong nước. Như vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát trển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Vai trò này thể hiện cụ thể như sau: + Xuất khẩu tạo điều kiện và cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần làm cho sản xuất phát triển ổn định, đảmbảo đầu ra và doanh thu cho các doanh nghiệp, quốc gia có mặt hàng xuất khẩu. + Xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho các ngành có liên quan cùng phát triển. Ví dụ như khi xuất khẩu may mặc tăng thì kèm theo đó là ngành sản xuất bông, vải sợi cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Hoặc ngành xuất khẩu thực phẩm phát triển thì sản xuất thức ăn chăn nuôi, nghiên cứu lai tạo con giống, cây giống chất lượng cao năng suất tốt…cũng phát triển theo. + Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn, thu hút kỹ thuật công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tăng năng lực sản xuất trong nước. + Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của nước ta sẽ tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức sản xuất, hình thức cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường quốc tế. Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, khoa học công nghệ càng phát triển thì phân công lao động càng sâu sắc. Ngày nay đã có nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các nước khác nhau. Để hoàn thiện được sản phẩm đó, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp. - Thứ ba: Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước. Theo số liệu của tổ chức International Trade (1986 – 1990) ở Mỹ các nước công nghiệp phát triển sản xuất tăng lên được 1 tỷ USD thì sẽ tăng lên khoảng 35.000 – 40.000 chỗ làm, còn ở Việt Nam có thể tạo ra hơn 50.000 chỗ làm. Ở nước ta, tình trạng không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ chiếm trên 20% lực lượng lao động, vấn đề giải quyết việc làm cho dân chúng là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Kinh nghiệm thời kỳ vừa qua chỉ ra rằng sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong nước, nếu không có ngoại thương hỗ trợ đắc lực thì không thu hút được thêm nhiều lao động. Đưa lao động tham gia vào lao động quốc tế ( hay còn gọi là xuất khẩu lao động) là một phương án hữu ích trong việc giải quyết thất nghiệp của nước ta hiện nay. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống của nhân dân nói chung và người lao động nói riêng. - Thứ tư: Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng vì nó tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của quốc gia. Ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn giới hạn khả năng sản xuất. Đối với một đất nước không nhất thiết sản xuất tạo đủ hàng hoá mà mình cần. Thông qua xuất khẩu, họ có thể tập trung vào sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế sau đó trao đổi những thứ mà mình cần. Với đặc điểm đồng tiền thanh toán làm ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt đối với những nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp thì xuất khẩu chính là nhân tố tích cực tới cung – cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước phát triển. Đồng thời nó cũng là một nhân tố quyết định sự tăng trưởng phát triển kinh tế. Thực tế đã chứng minh những nước phát triển là những nước có nền ngoại thương mạnh và năng động như Mỹ, khối EU, Anh, Nhật Bản, Singapore… - Thứ 5: Xuất khẩu là cơ sở mở rộng, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, cơ bản và là hình thức ban đầu của kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và quan hệ đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với thị trường quốc tế và phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là nội dung quan trọng của nền kinh tế đối ngoại, nó tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, vận tải quốc tế, tín dụng và đầu tư quốc tế… Ngược lại sự phát triển của các ngành này cũng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Tóm lại, xuất khẩu luôn được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược hàng đầu để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. 1.1.2.2. Đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Do những điều kiện tự nhiên, con người, lao động… khác nhau nên mỗi quốc gia có thể có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại có thể yếu về những lĩnh vực khác. Để có thể khai thác được những lợi thế, giảm thiểu bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình phát triển, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, bán những sản phẩm mà mình sản xuất thuận lợi và mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Một quốc gia có thể thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công, tiềm năng kinh tế … thông qua hoạt động xuất khẩu cũng sẽ có điều kiện phát triển kinh tế nội địa. Nói cách khác một quốc gia dù ở một tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế tương đối của mình một cách tốt nhất để tiết kiệm được những nguồn nhân lực như : vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên … trong quá trình sản xuất hàng hoá. Hơn nữa hoạt động xuất khẩu còn tạo ra mối liên kết mật thiết giữa các nước, các tổ chức quy mô đa quốc gia cùng tham gia giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu. 1.1.2.3. Đối với doanh nghiệp: Xuất khẩu vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay. Việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ đưa lại cho doanh nghiệp các lợi ích sau: + Xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp, tạo đầu ra lớn cho các sản phẩm. Với bản chất của xuất khẩu là hoạt động tiêu thụ đặc biệt, do vậy đẩy mạnh xuất khẩu cũng là vấn đề mang tính sống còn đối với doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới. Mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ đẩy mạnh số lượng tiêu thụ trên thị trường quốc tế, làm tăng tốc độ quay vòng vốn, thu về một lượng giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp, tạo tiền đề phát triển mở rộng doanh nghiệp. Đây cũng chính là vai trò số một của hoạt động xuất khẩu. + Từ việc đáp ứng chất lượng theo yêu cầu của các nước nhập khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến… Đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu lại có ngoại tệ để đầu tư lại vào quá trình sản xuất về cả chiều rộng và chiều sâu, được tăng cường trang thiết bị hiện đại, kĩ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới. + Sản xuất hàng
Luận văn liên quan