Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại Hoàng Nam

Quản lý tài chính là một bộ phận quan trọng của quản lý kinh doanh và là kiểu quản lý mang tính tổng hợp, sử dụng hình thức giá trị đối với doanh nghiệp. Cùng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, sự đi sâu cải cách thể chế doanh nghiệp và quản lý kinh doanh, quản lý tài chính ngày càng được các nhà quản trị coi trọng, vị trí của nhân viên quản trị ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang vươn ra thị trường rộng hơn, lớn hơn với sự cạnh tranh khốc liệt. Một mặt mang lại những lợi ích dài hạn để doanh nghiệp phát triển thông qua mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh theo yêu cầu cạnh tranh, mặt khác sẽ là những thách thức không nhỏ đối với khả năng của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, chuyển dịch đầu tư và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình đối phó với các thách thức cạnh tranh đặt ra cho các doanh nghiệp cần thiết có sự hỗ trợ từ nhiều phía nhằm tạo điều kiện để các nguồn vốn tài chính được nhanh chóng chuyển sang sử dụng ở các lĩnh vực kinh doanh khác hiệu quả hơn. Và trong quá trình này, vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp rất cần phải quan tâm và chú trọng. Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu và từ đó lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải chú trọng đến cơ chế quản lý nguồn vốn, luôn nắm bắt rõ tình hình tài chính công ty như lòng bàn tay, góp phần thúc đẩy tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính, xác định được nhu cầu vốn kinh doanh và từ đó hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của công ty. Vì vậy nếu hoạt động quản lý tài chính đạt hiệu quả không chi giúp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp mà còn thúc đầy mọi hoạt động khác cùng phát triển. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam cũng không nằm ngoài sự vận động đó. Trong những năm gần đây, các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được hiệu quả như mong muốn, nhưng còn một lĩnh vực chưa thực sự đạt hiệu quả đó là công tác quản lý tài chính của Công ty. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả là do sự quản lý còn lỏng lẻo, chưa được quan tâm và chưa thực sự đạt được hiệu quả. Do đó, trong tương lai Công ty muốn khắc phục được những yếu kém của mình cũng như góp phần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất phát triển thì hoạt động quản lý tài chính của Công ty cần được đổi mới và cải thiện theo hướng ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn. Nhận thấy hoạt động quản lý tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của Công ty cũng như những bất cập đang tồn tại của nó, em đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM”. Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm 3 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận về tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp. Phần 2: Thực trạng quản lý tài chính của Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam. Phần 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam.

doc93 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại Hoàng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 4 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 9 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 9 1.1.2.1. Chức năng phân phối 9 1.1.2.2. Chức năng giám đốc bằng tiền 10 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa hai chức năng của tài chính doanh nghiệp 10 1.1.3. Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp 10 1.1.3.1. Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước 10 1.1.3.2. Các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường 11 1.1.3.3. Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp 12 1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 13 1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính trong doanh nghiệp 13 1.2.2. Vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp 13 1.2.3. Nội dung cơ bản về quản lý tài chính trong doanh nghiệp 14 1.2.3.1. Hoạch định tài chính 14 1.2.3.2. Kiểm tra tài chính 15 1.2.3.3. Quản lý các khoản thu – chi 15 1.2.3.4. Quản lý vốn luân chuyển 16 1.2.3.5. Phân tích tài chính 18 1.2.3.6. Các quyết định đầu tư tài chính 24 1.2.4. Các nguyên tắc trong quản lý tài chính 24 1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 25 PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM 28 2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM 28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của Công ty 28 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 28 2.1.2.2. Bộ máy quản lý của Công ty 29 2.2. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 31 2.2.1. Công tác hoạch định tài chính của Công ty 31 2.2.2 Kiểm tra tài chính 33 2.2.3 Quản lý các khoản thu – chi 34 2.2.3.1 Quản lý doanh thu và lợi nhuận 34 2.2.3.2 Quản lý các khoản chi phí 35 2.2.4. Quản lý vốn luân chuyển 35 2.2.4.1. Quản lý vốn cố định 36 2.2.4.2. Quản lý vốn lưu động 37 2.2.4.3. Quản lý vốn đầu tư tài chính 40 2.2.5. Phân tích tài chính 40 2.2.5.1.Tài liệu phân tích 40 2.2.5.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty 45 2.2.5.3. Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính của Công ty 57 2.2.6. Các quyêt định đầu tư tài chính tại Công ty 69 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 70 2.3.1. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty 70 2.3.1.1. Những thành tựu đạt được 71 2.3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục 73 2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý tài chính Công ty 74 2.3.2.1. Nguyên nhân từ việc quản lý điều hành lãi suất 74 2.3.2.2. Hạn chế của các yếu tố kỹ thuật 74 2.3.2.3. Hạn chế trong trình độ và kinh nghiệm quản lý 75 PHẦN 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM 77 3.1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 77 3.1.1. Tình hình biến động của thị trường trong tương lai 77 3.1.1.1. Thị trường quốc tế 77 3.1.1.2. Thị trường trong nước 77 3.1.2. Mục tiêu chiến lược tài chính của Công ty 78 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY 79 3.2.1. Hoàn thiện công tác hoạch định tài chính của Công ty 79 3.2.1.1 Kế hoạch tài chính ngắn hạn 79 3.2.1.2 Kế hoạch tài chính dài hạn 80 3.2.2. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động 81 3.2.3. Củng cố các mối quan hệ của Công ty 86 3.2.3.1. Củng cố mối quan hệ giữa Công ty và Nhà nước 86 3.2.3.2. Củng cố mối quan hệ của Công ty với thị trường tài chính 86 3.2.3.3. Củng cố mối quan hệ giữa Công ty với các thị trường khác 87 3.2.3.4. Củng cố mối quan hệ trong nội bộ Công ty 87 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 88 3.3.1. Đối với Nhà nước 88 3.3.1.1. Thực hiện có hiệu quả luật doanh nghiệp 88 3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống thuế 89 3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng và chính sách vốn 89 3.3.1.4. Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế 90 3.3.1.5. Tăng cường quản lý Nhà nước với hoạt động của doanh nghiệp 90 3.3.2. Đối với Bộ Tài chính 91 KẾT LUẬN 93 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đinh Thế Hiển - Quản trị tài chính công ty,lý thuyết và ứng dụng - NXB Thống kê - Năm 2001,Hà Nội. 2.Josette Peyrard - Phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm 2004,Hà Nội. 3.Josette Peyrard - Quản lý tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm 1994,Hà Nội. 4.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính- PGS.TS.Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển - NXB Tài chính - 2008, Hà nội 5.Nguyễn Hải Sản - Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm 1996,Hà Nội. 6.Nguyễn Thanh Liêm - Quản trị tài chính - NXB Thống kê - Năm 2007,Hà Nội 7.Trương Mộc Lâm - Tài chính doanh nghiệp sản xuất - NXB Thống kê - Năm 1991,Hà Nội. 8. Lý thuyết Tài chính tiền tệ - GS.TS Dương Thị Bình Minh,TS Sử Đình Thành - NXB Thống Kê - Năm 2005,Hà Nội. Các trang web: LỜI MỞ ĐẦU Quản lý tài chính là một bộ phận quan trọng của quản lý kinh doanh và là kiểu quản lý mang tính tổng hợp, sử dụng hình thức giá trị đối với doanh nghiệp. Cùng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, sự đi sâu cải cách thể chế doanh nghiệp và quản lý kinh doanh, quản lý tài chính ngày càng được các nhà quản trị coi trọng, vị trí của nhân viên quản trị ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang vươn ra thị trường rộng hơn, lớn hơn với sự cạnh tranh khốc liệt. Một mặt mang lại những lợi ích dài hạn để doanh nghiệp phát triển thông qua mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh theo yêu cầu cạnh tranh, mặt khác sẽ là những thách thức không nhỏ đối với khả năng của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, chuyển dịch đầu tư và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình đối phó với các thách thức cạnh tranh đặt ra cho các doanh nghiệp cần thiết có sự hỗ trợ từ nhiều phía nhằm tạo điều kiện để các nguồn vốn tài chính được nhanh chóng chuyển sang sử dụng ở các lĩnh vực kinh doanh khác hiệu quả hơn. Và trong quá trình này, vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp rất cần phải quan tâm và chú trọng. Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu và từ đó lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải chú trọng đến cơ chế quản lý nguồn vốn, luôn nắm bắt rõ tình hình tài chính công ty như lòng bàn tay, góp phần thúc đẩy tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính, xác định được nhu cầu vốn kinh doanh và từ đó hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của công ty. Vì vậy nếu hoạt động quản lý tài chính đạt hiệu quả không chi giúp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp mà còn thúc đầy mọi hoạt động khác cùng phát triển. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam cũng không nằm ngoài sự vận động đó. Trong những năm gần đây, các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được hiệu quả như mong muốn, nhưng còn một lĩnh vực chưa thực sự đạt hiệu quả đó là công tác quản lý tài chính của Công ty. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả là do sự quản lý còn lỏng lẻo, chưa được quan tâm và chưa thực sự đạt được hiệu quả. Do đó, trong tương lai Công ty muốn khắc phục được những yếu kém của mình cũng như góp phần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất phát triển thì hoạt động quản lý tài chính của Công ty cần được đổi mới và cải thiện theo hướng ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn. Nhận thấy hoạt động quản lý tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của Công ty cũng như những bất cập đang tồn tại của nó, em đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM”. Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm 3 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận về tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp. Phần 2: Thực trạng quản lý tài chính của Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam. Phần 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng tiền tệ nhất định, đó là tiền đề cần thiết và quan trọng. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong quá trình đó đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư cũng như mọi hoạt động khác của doanh nghiệp. Các luồng tiền bao gồm các luồng tiền tệ đến và ra khỏi doanh nghiệp tạo thành sự vận động của các luồng tài chính trong doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những mối quan hệ kinh tế diễn ra dưới hình thức giá trị giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh, nó phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động cơ bản nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Hoạt động tài chính doanh nghiệp nếu được duy trì và phát triển một cách ổn định thì sẽ tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động khác của doanh nghiệp vận động và phát triển. Hoạt động tài chính doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu như huy động, khai thác vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cũng như phân bổ và sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả. 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Chức năng phân phối Đối với mỗi doanh nghiệp thì vấn đề tài chính là vô cùng quan trọng. Để quá trình sản xuất kinh doanh có thể diễn ra thì vốn của doanh nghiệp phải được phân phối cho các mục đích khác nhau và các mục đích này đều hướng tới một mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quá trình phân phối vốn cho các mục đích đó được thể hiện theo các tiêu chuẩn và định mức được xây dựng dựa trên các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh. Tiêu chuẩn và định mức phân phối đó không phải cố định trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp mà nó thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Chức năng giám đốc bằng tiền Bên cạnh chức năng phân phối thì tài chính doanh nghiệp còn có chức năng giám đốc bằng tiền. Chức năng này không thể tách khỏi chức năng phân phối, nó giúp cho chức năng phân phối diễn ra có hiệu quả nhất. Kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính như thu, chi, lãi, lỗ… Các chỉ tiêu tài chính này tự thân nó đã phản ánh được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của doanh nghiệp và còn giúp các nhà quản lý đánh giá được mức độ hợp lý và hiệu quả của quá trình phân phối, để từ đó có thể tìm ra được phương hướng và biện pháp điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao hơn trong kỳ kinh doanh tiếp theo. 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa hai chức năng của tài chính doanh nghiệp Chức năng phân phối và chức năng giám đốc bằng tiền của tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chức năng phân phối là tiền đề của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó xảy ra trước và sau một chu trình sản xuất kinh doanh. Chức năng giám đốc bằng tiền luôn theo sát chức năng phân phối, ở đâu có sự phân phối thì ở đó có giám đốc bằng tiền và có tác dụng điều chỉnh quá trình phân phối cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai chức năng này cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau để hoạt động tài chính doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. 1.1.3. Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp 1.1.3.1. Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước Đây là mối quan hệ phát sinh đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn xuất hiện trên thị trường thì trước tiên doanh nghiệp phải có được giấy phép hoạt động do Nhà nước cấp và doanh nghiệp muốn tồn tại thì mọi hoạt động của doanh nghiệp phải diễn ra trên khuôn khổ của hiến pháp, pháp luật do Nhà nước quy định. Doanh nghiệp vừa nhận được các lợi ích từ Nhà nước vừa phải chịu các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Doanh nghiệp có thể nhận được những khoản trợ cấp của Nhà nước, sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn thông qua các khoản cho vay ưu đãi và doanh nghiệp cũng có thể nhận được sự bảo trợ của Nhà nước trên thị trường trong nước và quốc tế… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước mà biểu hiện cụ thể nhất là các khoản thuế phải nộp Nhà nước. Doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngày càng hỗ trợ và khuyến khích cho các doanh nghiệp phát triển cũng như bảo hộ cho quyền lợi cho các doanh nghiệp khi gia nhập thị trường quốc tế. Trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay thì Nhà nước còn có một vai trò vô cùng quan trọng là phát hiện ra và có những điều chỉnh kịp thời các văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình và nhu cầu mới của thị trường và doanh nghiệp để tạo ra một môi trường ngày càng thông thoáng để doanh nghiệp có thể gia nhập thị trường cũng như tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất. 1.1.3.2. Các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trên thị trường thông qua việc trao đổi, mua bán các loại sản phẩm. Trong quá trình này doanh nghiệp luôn tiếp xúc với các loại thị trường để thoả mãn các nhu cầu của mình bao gồm thị trường tài chính, thị trường hàng hoá, thị trường lao động… - Mối quan hệ với thị trường tài chính: Thị trường tài chính đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vốn là điều kiện tiên quyềt đối với mỗi doanh nghiệp khi xuất hiện trên thị trường, nó quyết định đến quá trình thành lập, quy mô và tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Và thị trường tài chính là một kênh cung cấp tài chính cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tạo được nguồn vốn thích hợp bằng cách phát hành các giấy tờ có giá trị như chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành kinh doanh các mặt hàng này trên thị trường tài chính để thu lợi nhuận, góp phần giải quyết một phần nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Đồng thời thông qua các hệ thống tài chính- ngân hàng, doanh nghiệp có thể huy động được vốn, đầu tư vào thị trường tài chính hay thực hiện các quan hệ vay trả, tiền gửi, thanh toán… - Mối quan hệ với thị trường hàng hoá: Thị trường hàng hoá là một thị trường vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đây chính là nơi diễn ra hoạt động trao đổi các sản phẩm giữa các doanh nghiệp và kết quả của quá trình này có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua thị trường này doanh nghiệp có thể tiêu thụ được các sản phẩm mà mình sản xuất ra cũng như mua các sản phẩm của các doanh nghiệp khác mà mình có nhu cầu. Quá trình này giúp cho thị trường hàng hoá vô cùng đa dạng và luôn luôn phát triển. - Mối quan hệ với thị trường lao động: Các sản phẩm được tạo ra trên thị trường chính là kết tinh của sức lao động. Chính vì vậy mà thị trường lao động có mối quan hệ rất mật thiết với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là nơi thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho một số không nhỏ người lao động. Ngược lại, thị ttrường lao động lại là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, là cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp. - Mối quan hệ với các thị trường khác: Bên cạnh các thị trường trên thì doanh nghiệp còn có mối quan hệ với rất nhiều thị trường khác như thị trường khoa học công nghệ, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường bất động sản, thị trường thông tin… Đối với các thị trường này, doanh nghiệp vừa đóng vai trò là nhà cung ứng các dịch vụ đầu vào vừa đóng vai trò là khách hang tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Duy trì và phát triển được các mối quan hệ với các thị trường này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong mọi hoạt động của mình trên thị trường. 1.1.3.3. Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp Trong nội bộ doanh nghiệp cũng phát sinh rất nhiều mối quan hệ như mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất- kinh doanh trong doanh nghiệp, quan hệ giữa các phòng ban, quan hệ giữa người lao động với người lao động trong quá trình làm việc, quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động, quan hệ giữa doanh nghiệp với người quản lý doanh nghiệp, quan hệ giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn… Các mối quan hệ này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Nếu doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ này thì sẽ tạo được động lực rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra trôi chảy, các thành viên đều có trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả hơn. Chính vì vậy, các nhà quản lý cần phải nắm vững tầm quan trọng của các mối quan hệ này để có thể có những biện pháp hữu hiệu và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp mình để có thể duy trì và củng cố được các mối quan hệ này và tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo cơ hội và khuyến khích sự đòng góp của mọi thành viên trong quá trình phát triển doanh nghiệp. 1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính trong doanh nghiệp Khái niệm quản lý tài chính hiểu một cách đơn giản là công tác quản lý các vấn đề trong doanh nghiệp có liên quan đến việc tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo sự cân đối, hài hoà các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức và thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, phát triển ổn định, không ngừng gia tăng giá trị của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy có thể thấy rằng quản lý tài chính doanh nghiệp là một quá trình, từ việc phân tích tình hình của doanh nghiệp cũng như môi trường hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, đến đảm bảo các quyết định tài chính được thực hiện và phù hợp với mục tiêu của hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng như mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. Hiểu theo một cách đơn giản thì quản lý tài chính là việc các nhà quản lý làm cách nào để huy động vốn nhanh và ổn định nhất, phân bổ và sử dụng nguồn vốn ấy có hiệu quả nhất, đưa lại lợi nhuận cao và ổn định cho doanh nghiệp và đảm bảo cho hoạt động tài chính và hoạt động của doanh nghiệp phát triển ổn định. 1.2.2. Vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp Quản lý tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với quản lý doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản lý doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định quản lý khác đều được dựa trên kết quả rút ra từ những đánh giá tài chính trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động
Luận văn liên quan