Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội của các đất nước. Thông qua các hoạt động du lịch con người thoả mãn nhu cầu hài hoà cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nhờ những chính sách đổi mới và sự quan tâm trợ giúp của quốc tế tạo nên sự phát triển vượt bậc.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng thúc đẩy sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Quá trình này một mặt đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện, nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sống của con người, ô nhiễm môi trường, sức ép từ công việc, điều kiện sống. Người dân có xu hướng tìm đến những nơi có môi trường tự nhiên trong lành, có cảnh quan yên tĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ, lễ, tết, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần.
Khu vực Ninh Bình là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên và nguồn khách để phát triển du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội và các khu lân cận. Các khu du lịch tiêu biểu là: Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu du lịch Tràng An, động Tam Cốc… nơi có sự kết hợp của khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thảm động thực vật phong phú và các yếu tố nhân văn khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động nghỉ ngơi du lịch cuối tuần.
58 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4063 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp marketing – mix nhằm thu hút khách du lịch ở Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA: THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH Ở NINH BÌNH
SVTH : Nguyễn Ngọc Quý
LỚP : NCKD2B
MSSV : 0819561
GVHD : Thầy Trần Văn Tâm
TP.HCM, NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2010 NIÊN HỌC: 2008 - 2011
LỜI CẢM ƠN
Kính gửi :
TS. Nguyễn Văn Hóa Trưởng khoa – Thương Mại Du Lịch trường Đại Học Công Nghiệp. TPHCM
Thầy Trần Văn Tâm Giảng viên hướng dẫn môn – Phương pháp hướng dẫn du lịch và chuyên đề môn học
Toàn thể thầy cô giảng viên khoa Thương Mại Du Lịch trường Đại Học Công Nghiệp. TPHCM
Trong thời gian làm chuyên đề môn học, nhờ có sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy cùng với những tài liệu tham khảo thiết thực, đã giúp tôi có những kiến thức và kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết sâu sắc về vùng đất
Ninh Bình đầy tiềm năng phát triển du lịch
Thầy Nguyễn Văn Hóa đã có những buổi thảo luận giải đáp các vấn đề thắc
mắc chưa hiểu, giúp tôi biết cách chọn và làm chuyên đề. Trong thời gian học tại trường, được sự giúp đỡ và giảng dạy trực tiếp của thầy đã giúp tôi có được nhiều kiến thức trong học tập cũng như cuộc sống. Thông qua chuyên đề này tôi muốn gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc đến thầy, như lời tri ân đến thầy.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Trần Văn Tâm. Người trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt chuyên đề này.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả thầy cô khoa Thương Mại Du Lịch đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua. Giúp tôi có được những kiến thức vô cùng quí giá, nhờ những gì thầy cô giảng dạy sẽ là nền tảng cho tôi tự tin bước vào xã hội.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN VÀ CÁC YẾU TỐ MARKETING - MIX
1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Phân tích tài nguyên du lịch 6
1.2 Du lịch cuối tuần 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Phân loại 7
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch cuối tuần 7
1.2.4 Đặc điểm của du lịch cuối tuần 8
1.2.5 Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch cuối tuần 8
1.2.6 Các loại hình hoạt động 9
1.3 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch 10
1.3.1 Khái niệm 10
1.3.2 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách 11
Chương II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH
2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch 16
2.1.1 Vị trí địa lý 16
2.1.2 Đặc điểm và địa hình 16
2.1.3 Một số điểm và khu vực tài nguyên tiêu biểu 17
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 19
2.2.1 Các di tich lịch sử, văn hóa 19
2.2.2 Các lễ hội truyền thống 20
2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khách 23
2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 23
2.3.2 Cơ sở hạ tầng 25
2.3.3 Các nguồn lực về lao động trong du lịch 28
2.4 Thực trạng, chính sách Marketing - Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối tuần ở Ninh Bình 30
2.4.1 Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần ở Ninh Bình 30
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING - MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH Ở NINH BÌNH
3.1 Quan điểm phát triển 42
3.2 Định hướng phát triển 42
3.3 Định hướng tổ chức không gian du lịch 43
3.4 Những đề xuất để nâng cao chính sách thu hút khách du lịch 44
3.5. Một số giải pháp Marketing - mix nhằm thu hút khách 49
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội của các đất nước. Thông qua các hoạt động du lịch con người thoả mãn nhu cầu hài hoà cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nhờ những chính sách đổi mới và sự quan tâm trợ giúp của quốc tế tạo nên sự phát triển vượt bậc.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng thúc đẩy sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Quá trình này một mặt đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện, nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sống của con người, ô nhiễm môi trường, sức ép từ công việc, điều kiện sống. Người dân có xu hướng tìm đến những nơi có môi trường tự nhiên trong lành, có cảnh quan yên tĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ, lễ, tết, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần.
Khu vực Ninh Bình là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên và nguồn khách để phát triển du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội và các khu lân cận. Các khu du lịch tiêu biểu là: Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu du lịch Tràng An, động Tam Cốc… nơi có sự kết hợp của khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thảm động thực vật phong phú và các yếu tố nhân văn khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động nghỉ ngơi du lịch cuối tuần.
Tuy nhiên, trong thời gian qua lượng khách đến Ninh Bình còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa phong phú. Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh còn dàn trải và thiếu tập trung Để có thể tăng cường thu hút khách tới Ninh Bình, đề tài đã tập trung vào nghiên cứu một số giải pháp Marketing - Mix.
Chương I
KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN VÀ CÁC YẾU TỐ MARKETING - MIX
1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch
1.1.1 Khái niệm
- Khái niệm về tài nguyên du lịch: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ thoả mãn các nhu cầu theo mục đích chuyến đi, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch“.
1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch
-Tài nguyên du lịch được phân ra làm hai loại:
+ Tài nguyên nhân văn
+ Tài nguyên tự nhiên
-Tài nguyên nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
+ Di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
+ Các lễ hội.
+ Các bảo tàng.
+ Nghệ thuật truyền thống.
+ Các làng nghề, phố nghề.
+ Các làng cổ truyền thống.
+ Các món ăn truyền thống.
-Tài nguyên tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Nguồn nước
+ Sinh vật
1.2 Du lịch cuối tuần
1.2.1. Khái niệm
-Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị thành phố, khu công nghiệp hoặc nơi tập trung dân cư, vào những ngày nghỉ cuối tuần, di chuyển từ thành phố đến các vùng ngoại ô hoặc phụ cận, có điều kiện dễ hoà nhập nhất với thiên nhiên, nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ trong một thời gian ngắn, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
1.2.2 Phân loại
Phân loại du lịch cuối tuần theo tiêu chí:
- Mục đích du lịch
- Phương tiện đi du lịch
- Vị trí địa lý của nơi du lịch
- Thời gian đi du lịch
- Hình thức tổ chức chuyến đi
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch cuối tuần
-Cũng như nhiều loại hình du lịch khác, du lịch cuối tuần cũng đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của từng cá nhân, từng địa phương hay của toàn xã hội.
-Đối với cá nhân, du lịch có những lợi ích như: thư giãn sau những tháng ngày lao động, học tập; nâng cao hiểu biết về bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của vùng đất đến du lịch; giao lưu với nhiều thành viên khác cùng đi du lịch cũng như giao lưu với cư dân địa phương, với những người tổ chức đi du lịch; thụ hưởng các dịch vụ cao cấp mà nhà tổ chức du lịch cung cấp..
-Du lịch tạo điều kiện cho những nhóm người khác nhau được tiếp xúc gần gũi hiểu biết lẫn nhau, hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tạo nên sự phát triển hài hòa của con người.
-Du lịch là cơ hội thư giãn và giảm stress. Du lịch giảm được lượng calo. Du lịch giúp thoát khỏi những quy tắc, và ở một mình, tăng thêm năng lượng. Đây là một cách chữa bệnh, tạo nên sự thay đổi, thoát khỏi quy trình hàng ngày – làm như vậy, tâm trí và cơ thể không bị đình trệ. Du lịch giúp chúng ta được
ra không khí trong lành, thưởng thức khung cảnh bên ngoài. Du lịch có thể bao gồm những hoạt động phụ. Du lịch cho một sự đánh giá mới toàn diện về những nền văn hóa và lối sống khác nhau, mở rộng phạm vi hiểu biết, thưởng thức cuộc sống được nhiều hơn. Và tùy theo nơi đến , du lịch có thể giúp đánh giá được toàn diện về mọi mặt trong cuộc sống
- Mặt khác, phát triển du lịch cuối tuần sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động do ngành du lịch chủ yếu là đáp ứng dịch vụ. Du lịch phát triển là tạo ra nhiều việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Du lịch cuối tuần còn có một chức năng quan trọng, đó là chức năng sinh thái. Du lịch cuối tuần của người dân thành phố thường đòi hỏi môi trường gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy, muốn phát triển các điểm du lịch cuối tuần cần bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường tự nhiên.
1.2.4 Đặc điểm của du lịch cuối tuần
- Du lịch cuối tuần ở nước ta diễn ra trong phạm vi ngắn khoảng 150 km đối với những phương tiện như ô tô, xe máy. Còn đối với những phương tiện bằng xe đạp thì khoảng 10 đến 40 km. Thời gian tiêu phí cho mỗi lượt đi hoặc về cho du khách nhỏ hơn hoặc bằng ba giờ đồng hồ. Du lịch loại này chỉ diễn ra từ một đến hai ngày.
- Đối tượng tham quan du lịch cuối tuần phần lớn là người dân thành thị đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp. Nhưng nhiều nhất vẫn là giới trẻ, người lao động và một lực lượng khách nước ngoài có mặt tại đây.
- Địa bàn du lịch và nghỉ ngơi cuối tuần có tổ chức rõ rệt là một sinh hoạt định kỳ của xã hội đô thị. Những chuyến du lịch ngắn ngày đã trở thành thông lệ của xã hội công nghệ hóa cao và phát triển. Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động đa dạng về loại hình, có thể kể đến một số loại như: tắm biển, du lịch thể thao, tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí...
1.2.5 Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch cuối tuần
* Thời gian rỗi và nhu cầu vui chơi giải trí cuối tuần:
- Một trong các tiêu chí được xác định trong định nghĩa du lịch là chuyến đi thực hiện trong thời gian rảnh rỗi của con người (ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ
phép, thời gian rỗi có được trong chuyến công tác...) không trong thời gian rỗi, chuyến đi của con người không thể được gọi là du lịch.
- Có thể nói thời gian rỗi là điều kiện cần thiết để con người tham gia vào các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch định hướng con người sử dụng rảnh rỗi vào các hoạt động mang lại lợi ích, nâng cao hiểu biết hoặc nâng cao thể lực.
* Sự phát triển của nền kinh tế
- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng thấp kém.
- Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục.
- Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa và sức ép từ môi trường sống. Đây cũng là yếu tố làm tăng nhu cầu du lịch, đặc biệt là du lịch cuối tuần. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng dẫn tới sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, bầu khí quyển... Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Từ những mặt trái nêu trên, ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể thiếu của người dân ở các thành phố và những nơi tập trung đông dân cư.
1.2.6 Các loại hình hoạt động
- Nghỉ dưỡng: Công việc đang cuốn con người theo dòng chảy tất bật, ồn ào mà không có giới hạn rõ ràng cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt, giới doanh nhân,lao động,học sinh sinh viên. “ăn công việc, ngủ công việc” thì cần phải có những giây phút thoải mái bên gia đình, người thân, bạn bè giải tỏa stress để hướng mình đến thiên nhiên. Nghỉ dưỡng cuối tuần là một loại hình du lịch thích hợp cả về thời gian và không gian.
- Vui chơi giải trí: Mục đích chuyến đi là thư giãn, bứt ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khoẻ. Trong chuyến đi có thể kết hợp tham quan nhưng không phải là cơ bản. Các hoạt động chủ yếu là vui chơi giải trí như ở công viên chuyên đề, các khu vui chơi giải trí, trên bãi biển, ven sông hồ, các khu rừng thưa, rừng trồng...
- Thể thao: Du lịch thể thao thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch, đặc biệt là những khách du lịch ưa khám phá, mạo hiểm, trở về với tự nhiên. Bản chất con người là muốn khám phá những điều mới lạ từ tự nhiên và từ nền văn hoá bản địa, đặc biệt là ở những vùng xa xôi. Do đó, khi đời sống vật chất và tinh thần tương đối đầy đủ, bản chất ấy lại trỗi dậy trong mỗi con người.
- Tâm linh tôn giáo: Loại hình này thoả mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Vào những ngày nghỉ, người dân thường hay đến các đền, chùa để đi lễ, vãn cảnh. Các đền chùa ở nước ta thường được xây dựng ở những ngơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp. Ngoài ra các loại hình trên còn có nhiều loại hình khác. Tuy nhiên việc phân chia chỉ mang tính tương đối vì nó sẽ đan xen nhau trong chuyến đi.
1.3 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch.
1.3.1 Khái niệm:
- Marketing - Mix là những biến (variables) có thể kiểm soát mà các tổ chức du lịch nhà nước hay tư nhân sử dụng để đạt được những mục tiêu du lịch của điểm đến với mỗi thị trường mục tiêu.
-Có hàng loạt các công cụ Marketing - Mix, Mc. Canthy đã phổ biến 4 yếu tố để phân loại các công cụ này gọi là 4P: Sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), chiêu thị (promotion).
-Marketing - Mix tập hợp các công cụ tiếp thị có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp du lịch sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị đến khách hàng trong thị trường mục tiêu.
-Mô hình 4P của McCarthy đó là sản phẩm, giá cả, chiêu thị, phân phối và trung tâm là C (người tiêu dùng). Trong đó sản phẩm mà doanh nghiệp du lịch cống hiến cho thị trường mục tiêu được đánh giá cao theo các đặc trưng về phẩm chất, hình thức, dịch vụ... Giá cả là số tiền hoặc những vật gì khác mà khách hàng
phải bỏ ra để có được sản phẩm, nó tương xứng với giá trị được cảm nhận của sản phẩm .Phân phối là những hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng mục tiêu, như chọn kênh phân phối, các trung gian đại lý du lịch, vận chuyển...
chiêu thị là những hoạt động đạt giá trị của sản phẩm du lịch và thuyết phục khách hàng mục tiêu sản phẩm đó gồm có các công cụ, cụ thể như: tuyên truyền, quảng cáo, bán hàng trực tiếp.
1.3.2. Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách
* Sản phẩm
+ Khái niệm sản phẩm:
- Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý ,mua sử dụng hay tiêu dùng . Sản phẩm có thể là những vật thể là những hàng hóa hữu hình hay dịch vụ , ý tưởng. Sản phẩm du lịch là toàn bộ những hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho khách du lịch trong quá trình du lịch nằm thoả mãn nhu cầu của họ. Đối với người làm Marketing thì giá trị sản phẩm là giá trị những nhân tố đầu vào cho việc sản xuất sản phẩm. Nhưng đối với khách hàng thì giá trị sản phẩm là sự cảm nhận của khách sau khi tiêu dùng.
+ Nội dung của sản phẩm:
- Trước tiên, cần phải xác định rằng mặc dù dùng từ "sản phẩm" nhưng cần hiểu là cũng áp dụng cho cả dịch vụ, giải pháp. Sản phẩm trong môi trường marketing du lịch được hiểu là một giải pháp cho một vấn đề, bởi vì nó giải quyết vấn đề mà khách hàng cần giải quyết, và cũng có nghĩa là thông qua đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Vì sản phẩm là những gì mà khách phải trả tiền để nhận được .từ đó xác định chiến lược sản phẩm của Công ty là “đồng hóa sản phẩm” hay “khác biệt hóa sản phẩm”.
-Nếu sử dụng chiến lược “đồng hóa sản phẩm” có nghĩa là sản phẩm của công ty mình cũng giống sản phẩm của công ty khác. Ưu điểm là: độ mạo hiểm ít, chi phí Marketing trên một sản phẩm không cao. Thông thường các công ty lữ hành không áp dụng chiến lược này vì khi có quá nhiều Công ty áp dụng chiến lược trên thì sẽ gây ra cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hay dị biệt hóa sản phẩm tức là làm cho sản phẩm của Công ty mình
đặc biệt lên, độc đáo hơn so với đối thủ cạnh tranh nhằm hướng nhu cầu của người tiêu dùng vào sản phẩm của Công ty hiện hữu trên thị trường. Để thực hiện chiến lược này, các Công ty phải áp dụng chính sách quảng cáo và tuyên truyền
rộng rãi. Thông thường các Công ty lữ hành có quy mô lớn, có vị thế trên thị trường du lịch sử dụng chính sách phân biệt sản phẩm.
- Tuy nhiên chính sách này cũng có nhược điểm là làm cho kinh phíMarketing
trên 1 đơn vị sản phẩm cao, từ đó làm cho giá cao và cũng có thể mất thị trường nếu các doanh nghiệp khác cũng dị biệt hóa.
* Chính sách giá
+ Định nghĩa: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó
+ Mục tiêu của chính sách giá:
- Có 5 mục tiêu chính là:
- Mục tiêu tồn tại: Giá cả là điều kiện duy trì sự tồn tại và đem lại mức lợi nhuận trong tương lai.
- Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận: Việc định giá đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
- Tối đa doanh số: Tạo ra phần xuất thị phần (giá thấp) với hy vọng doanh số tương lai sẽ tăng và dần đạt đến doanh số mong muốn.
- Tạo uy tín: Sử dụng giá về tự định vị như một sự độc quyền.
Mục tiêu thu hồi vốn đầu tư: Đặt ra trên cơ sở thu hồi vốn nhanh (chậm) như thế nào.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá:
- Quyết định về chính sách giá của Công ty chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại của Công ty bao gồm: Các mục tiêu Marketing bao gồm: Mục tiêu nội tại,
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu thị trường, mục tiêu về chất lượng, các mục tiêu khác.
* Chính sách phân phối
+ Định nghĩa: Bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng cố gắng hình thành cho mình một mang lưới phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp qua các tư nhân hay công ty. Kênh phân phối là một tập hợp các công ty và cá nhân có tư cách tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ (tiêu dùng hay công nghiệp) từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
+ Vai trò của chiến lược phân phối:
- Góp phần trong việc thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, làm cho sản phẩm sãn sàng có mặt trên thị trường, đúng lúc, đúng nơi để đi vào tiêu dùng Giúp doanh nghiệp lên kết hoạt động sản xuất của mình với khách hàng, trung gian và triển khai tiếp các hoạt động khác của marketing như: Giới thiệu sản phẩm mới, khuyến mại, dịch vụ hậu mãi…
- Trong môi trường cạnh tranh gay gắt chiến lược phân phối giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt cho thương hiệu và trở thành công cụ cạnh tranh
+ Ngoài ra vai trò của kênh phân phối dựa vào ba tiêu chí:
-Thời gian : Do sự khác biệt giữa sản xuất và tiêu dùng nhiều sản phẩm sản xuất theo thời vụ nhưng nhu cầu tieu thụ lai diễn