Thật vậy, vốn trong nền kinh tế ở bất cứ một giai đoạn, thời kỳ nào nó luôn giữ một vị trí rất quan trọng, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế. ở nước ta hiện nay nền kinh tế vẫn còn lạc hậu về công nghệ và trình độ quản lý. Muốn giải quyết được vấn đề đó đòi hỏi một lượng vốn lớn để có thể đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu, để tiến nhanh, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chungvà chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng nói riêng vốn là vấn đề hết sức quan trọng, làm cơ sở nền tảng quyết định đến mọi hoạt động như cho vay, đầu tư làm các dịch vụ thanh toán,. của Ngân hàng. Với thực trạng như hiện nay ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng, nhu cầu về vay vốn của khách hàng rất cao trong khi đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh. Với thực trạng đó tong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng em quyết định nghiên cứu về đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng” làm đề tài tốt nghiệp. Em hy vọng chuyên đề góp phần về việc mở rộng, nâng cao chất lượng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian tới.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Ngân hàng thương mại và hiệu quả huy động vốn trong Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng công tác huy động động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng
Chương III: Giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng
61 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thật vậy, vốn trong nền kinh tế ở bất cứ một giai đoạn, thời kỳ nào nó luôn giữ một vị trí rất quan trọng, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế. ở nước ta hiện nay nền kinh tế vẫn còn lạc hậu về công nghệ và trình độ quản lý. Muốn giải quyết được vấn đề đó đòi hỏi một lượng vốn lớn để có thể đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu, để tiến nhanh, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chungvà chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng nói riêng vốn là vấn đề hết sức quan trọng, làm cơ sở nền tảng quyết định đến mọi hoạt động như cho vay, đầu tư làm các dịch vụ thanh toán,... của Ngân hàng. Với thực trạng như hiện nay ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng, nhu cầu về vay vốn của khách hàng rất cao trong khi đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh. Với thực trạng đó tong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng em quyết định nghiên cứu về đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng” làm đề tài tốt nghiệp. Em hy vọng chuyên đề góp phần về việc mở rộng, nâng cao chất lượng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian tới.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Ngân hàng thương mại và hiệu quả huy động vốn trong Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng công tác huy động động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng
Chương III: Giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng
Do thời gian và trình độ của em còn hạn chế, nên vấn đề nêu ra không chánh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo cùng toàn thể các cô chú trong chi nhánh để công tác nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của GS-TS Cao Cự Bội và toàn thể cô chú ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Chương i
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1. Ngân hàng thương mại.
Trong hoạt động sản xuất ở bất kỳ thời điểm nào luôn nảy sinh hiện tượng; Một số cá nhân, tổ chức do tiết kiệm hay do điều kiện lịch sử để lại mà có những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa có mục đích tiêu dùng hiện tại hay chưa có cơ hội đầu tư. Mặt khác có các cá nhân, tổ chức chưa có điều kiện tích luỹ song họ có cơ hội đầu tư hay có mục đích tiêu dùng hiện tại nên họ rất cần đồng vốn nhàn rỗi đó. Với sự “ thừa” vốn và “thiếu” vốn đã xuất hiện quan hệ tín dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn.
Sự ra đời hoạt động Ngân hàng đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử phát triển và tiến bộ của loài người. Lênin đã coi đó như là “ sự phát minh ra lửa” hay “ sự phát minh ra bánh xe”. Có thể nói, Ngân hàng thương mại ra đời là sự kết tinh của nền sản xuất hàng hoá, nhưng cũng chính ngành Ngân hàng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong tất cả các ngành công nghiệp, Ngân hàng được coi là ngành công nghiệp lâu đời nhất. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của xã hội, nghề Ngân hàng được hoàn thiện và phát triển. ở giai đoạn đầu hoạt động của mình, Ngân hàng mới chỉ thực hiện những nghiệp vụ đơn giản phục vụ nhu cầu xã hội- chủ yếu là các nhà buôn là giữ hộ các của cải và thanh toán hộ. Đến nay hoạt động của Ngân hàng đã được phát triển mạnh với nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và công nghệ ngày càng hiện đại thông qua sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội.
Như vậy, Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính không thể thiếu được của nền kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng cho việc gặp gỡ giữa cung- cầu tiền tệ thông qua huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức trong xã hội rồi cho vay lại đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu về vốn, góp phần đẩy mạnh tốc độ quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế đất nước.
Hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam: Trước năm 1988 áp dụng mô hình Ngân hàng 1 cấp. Nhưng từ tháng 5 năm 1988 đến nay hệ thống Ngân hàng 2 cấp được hình thành bảo đảm sự hoạt động đồng bộ, có tổ chức theo quy định và pháp luật Nhà nước ban hành.
*Hệ thống Ngân hàng Trung Ương: Làm nhiệm vụ quản lý hoạt động của toàn hệ thống, đưa ra những quyết định về chính sách tiền tệ, tín dụng và thực hiện các nghiệp vụ phát hành tiền.
*Hệ thống Ngân hàng thương mại: Là Ngân hàng chuyên doanh với chức năng chủ yếu là kinh doanh tiền tệ thu lợi nhuận, thực hiện các nghiệp vụ trung gian và chấp hành đúng theo sự quản lý của Ngân hàng Trung Ương.
2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.
Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại hết sức phong phú, đa dạng và khác xa so với các tổ chức kinh tế khác. Tuy nhiên, Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tài chính trên thị trường với mục tìm kiếm lợi nhuận. Nên có thể phân nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại thành 3 loại nghiệp vụ chính sau:
+ Nghiệp vụ huy động vốn
+ Nghiệp vụ cho vay
+ Nghiệp vụ môi giới trung gian ( dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn ,
thông tin,...)
Ba loại nghiệp vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên uy tín cho Ngân hàng, có huy động được vốn thì mới có nguồn vốn cho vay: Cho vay có hiệu quả, phát triển kinh tế thì mới có vốn để huy động vào; đồng thời muốn cho vay và huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải làm tốt nghiêp vụ trung gian của mình. Hoạt động của Ngân hàng được tóm lược theo sơ đồ sau:
Cá nhân CN
Doanh nghiệp DN
Nghiệp vụ chính
Nghiệp vụ kết hợp
Qua sơ đồ trên ta thấy hoạt động của Ngân hàng được hình thành từ các nghiệp vụ có mối quan hệ rất chặt chẽ, tác động hỗ trợ cho nhau cùng nhau phát triển cùng hướng tới mục tiêu an toàn, sinh lợi trong kinh doanh. Để thấy rõ hơn về vai trò, vị trí của từng nghiệp vụ chúng ta hãy nghiên cứu nội dung bảng tổng kết tài sản của một Ngân hàng thương mại:
Bảng tổng kết của Ngân hàng thương mại
TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
I. Dự trữ
1. Tiền mặt tại quỹ
2. Tiền gửi ở các tổ chức TD
3. Đấu tư chứng khoán NH
II. Cho vay
1.Cho vay ngắn hạn
2.Cho vay trung dài hạn
3.Cho vay tài trợ- uỷ thác
III. Đầu tư
1.Chứng khoán dài hạn
2.Trái phiếu kho bạc NN
IV. Tài sản có khác
I.Vốn huy động
1.Tiền gửi
+ Có kỳ hạn
+ Không kỳ hạn
2. Tiết kiệm
+ Ngắn hạn
+ Dài hạn
3.Kỳ phiếu, trái phiếu
II. Vốn vay
III. Vốn tài trợ uỷ thác
IV. Vốn tự có
V. Nguồn vốn khác
2.1.Dự trữ.
Đây là khoản mục không được sử dụng vào mục đích sinh lời, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán khi khách hàng có nhu cầu rút tiền gửi của họ. Vì vậy việc quản lý dự trữ là một nội dung hết sức quan trọng đối với bất kỳ một Ngân hàng nào.
Dự trữ có thể tồn tại ở dạng: Tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và chứng khoán ngắn hạn, những tài sản có tính thanh khoản cao. Dự trữ của Ngân hàng thương mại thường lớn hơn 10% tổng số tiền gửi nhận được
2.2.Cho vay.
Đây là bộ phận tài sản có đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, thường chiếm 80-90% trong tổng số tài sản có. Khoản mục này thể hiện mức độ đáp ứng của Ngân hàng đối với nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.
Xét theo góc độ về thời hạn số tiền mà Ngân hàng huy động được cho vay theo hai loại: Cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
2.3.Đầu tư.
Ngân hàng có thể tìm kiếm con đường sinh lợi cho mình và cho khách hàng của mình bằng những hoạt động đầu tư. Tham gia hoạt động này, Ngân hàng có thể chủ động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm bớt rủi ro cho mình và cho khách hàng , tăng khả năng sinh lợi.
Tuỳ vào mục đích của mình ( an toàn hay sinh lợi ) mà Ngân hàng sẽ đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau đối với những nước có nền kinh tế phát triển cổ phiếu công ty(chứng khoán) và những hoạt động góp vốn kinh doanh đầu tư chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản có của Ngân hàng. Nhưng ở nước ta do thị trường tài chính kém phát triển, trình độ, công nghệ Ngân hàng chưa cao nên việc đầu tư chủ yếu tập trung trái phiếu kho bạc Nhà nước, tín phiếu có tính an toàn cao ( ít rủi ro).
2.4. Tài sản khác.
Là những tài sản của Ngân hàng như cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngân hàng nhằm làm đơn giản, thuận tiện và giúp công việc giao dịch với khách hàng được diễn ra. nhanh chóng hơn.
2.5. Huy động vốn.
Tiền gửi là nền tảng cho sự phát triển của Ngân hàng. Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp Ngân hàng phân biệt với các laoi hình doanh nghiệp khác. Trình độ của đội ngũ nhân viên cũng như của các nhà quản lý Ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm từ doanh nghiệp và cá nhân, là một thước đo quan trọng về sự chấp nhận của công chúng đối với Ngân hàng. Nó là cơ sở chính của các khoản cho vay, do đó nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong Ngân hàng.
2.6. Vốn vay.
Khi Ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền của người gửi, Ngân hàng buộc phải đi vay để thực hiện nhiệm vụ hoàn trả của mình. Mặt khác do nhu cầu vốn vay của các dự án đầu tư lớn vượt quá khả năng cấp vốn của mình Ngân hàng cũng sẽ vay của tổ chức tín dụng hay qua nguồn nhận của Ngân hàng Trung Ương chuyển về.
2.7.Vốn tài trợ – Uỷ thác.
Sự phát triển kinh tế đã làm nảy sinh những yêu cầu mới và Ngân hàng lại tìm cách đáp ứng như: Những nguồn viện trợ, nhu cầu chi trả cho một món hanhg nhưng không biết chính xác khi nào thì trả,..Để làm cho vốn vận động có hiệu quả hơn, Ngân hàng đứng ra làm nhiệm vụ trung gian thanh toán, thực hiện việc chi trả cho khách hàng, hoặc phân phối giúp nguồn tài sản của khách hàng cho những người mà họ yêu cầu đây là nguồn thu nhập đáng kể từ việc thu phí dịch vụ và khoản lãi do có sự chênh lệch giữa thời gian thu và chi hộ.
2.8. Nguồn vốn khác.
Chẳng hạn như lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ dự phòng rủi ro, quỹ đầu tư phát triển,...
2.9. Các hoạt động ngoại bảng.
Thanh toán và tín dụng là cơ sở của mọi hoạt động Ngân hàng trong đó thanh toán là nền của hoạt động tín dụng nó là mảng có tốc độ phát triển rất nhanh cả về phương thức lẫn phương diện. Ngày nay tiền không còn là phương diện thanh toán duy nhất mà còn séc, thẻ tín dụng,...
Các dich vụ Ngân hàng cũng được mở rộng. Nhờ vào uy tín và khả năng của mình Ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ tư vấn, phát hành thư bảo lãnh, bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty.
Từ đó làm tăng doanh thu, thay đổi cơ cấu các nguồn thu đối với các nước có thị trường tài chính phát triển doanh thu của các hoạt động ngoại bảng chiếm tỷ trọng cao. Doanh thu của các hoạt động này đã phản ánh mức độ hiện đại và uy tín của mỗi Ngân hàng trong thị trường tiền tệ ở một quốc gia.
3. Vai trò, vị trí của Ngân hàng trong nền kinh tế.
3.1. Nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh muốn thực hiện được đều cần một lượng vốn nhất định. Số vốn đó được sử dụng để mua sắm tài sản, đất đai, nguyên vật liệu và nhiều hoạt động khác. Dù hoạt động ở lĩnh vực nào,vốn luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, nhà sản xuất, nhà quản lý và nhiều đối tượng khác có liên quan.
Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta. Vốn chiếm vị trí quan trọng trong việc đổi mới trang thiết bị, đào tạo nhân lực, cải tiến chất lượng hàng hoá và dịch vụ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh...cơ sở hạ tầng và các hoạt động công ích cần có vốn để mở mang, nâng cấp hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế. Điều đó đỏi hỏi phải có lượng vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển, đủ khả năng tài trợ cho các dự án qui mô và thời hạn dài.
Thật vậy, muốn huy động được vốn trước hết cần xác định các kênh các nguồn tạo vốn trong nền kinh tế vì nó liên quan mật thiết đến vấn đề chi phí, khai thác hiệu quả vốn huy động. ở nước ta nguồn vốn có thể khai thác qua các kênh cơ bản:
- Nguồn vốn trong nước:
+ Vốn cấp từ ngân sách
+ Vốn từ thị trường tài chính trực tiếp (thị trường chứng khoán,..)
+ Vốn từ các trung gian tài chính như các Ngân hàng, công ty bảo hiểm, các công ty tài chính, quỹ hỗ trợ phát triển,...
- Nguồn vốn từ bên ngoài
+ Từ các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
+ Từ các quỹ trên thế giới như IMF, WB,...
3.2. Vai trò của Ngân hàng đối với nền kinh tế:
Trong điều kiện nước ta hiện nay nguồn thu ngân sách còn hạn chế nên không hoàn toàn trông chờ vào vốn ngân sách. Đối với vốn từ thị trường tài chính trực tiếp, do thị trường chứng khoán ở nước ta vẫn còn non trẻ, hàng hoá còn khan hiếm, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Vì vậy, khai thác vốn từ các trung gian tài chính như các Ngân hàng thương mại chiếm vị trí hết sức quan trọng có thể khẳng định hoạt động của Ngân hàng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ta cũng phải khẳng định rằng không chỉ ở nước ta mà với bất cứ một nền kinh tế nào khác trên thế giới, Ngân hàng luôn đóng vai trò to lớn. Một số vai trò quan trọng có thể kể đến như sau:
Thứ nhất: Thông qua nghiệp vụ huy động vốn và cho vay đã giải quyết sự “thừa”, “thiếu” vốn tạm thời trong nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng thương mại ra đời đã trở thành nơi tích tụ tập trung vốn, thu hút mọi tiềm năng xã hội. Nhờ vào việc thu gom những khoản tiền nhỏ dải rác, Ngân hàng có thể cung cấp cho doanh nghiệp những khoản tiền lớn trong thời gian ngắn. Như vậy Ngân hàng đóng vai trò cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, giúp cho các đơn vị kinh tế có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: Ngân hàng thương mại đóng vai trò như một thủ quỹ của doanh nghiệp.
Thông qua những dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc thanh toán,...các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ để thu, để chi những khoản tiền có giá tri lớn với độ an toàn cao. Mặt khác Ngân hàng cũng là nơi trung tâm thông tin tài chính về các doanh nghiệp chính xác có độ tin cậy cao từ đó giúp cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp có hiệu quả tốt hơn.
Thứ ba: Ngân hàng hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia như: ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát tạo công ăn việc làmvà tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng với tư cách là trung tâm tiền tệ, tín dụng, thanh toán đã thông qua nghiệp vụ của mình để kiểm soát, điều hoà lưu tông tiền tệ. Các Ngân hàng thương mạicó thể thay đổi tiền trong lưu thông bằng việc thay đổi lãi suất tín dụng qua đó góp phần đẩy nhanh quay vòng của lượng tiền cung ứng, ổn định sức mua kìm chế lạm phát.
Thứ tư : Ngân hàng thương mại là chiếc cầu nối giữa các nước bổ sung, tạo nên môi trường phát triển ngoại thương.
Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, hoạt động của các Ngân hàng thương mại cần được mở rộng thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong nước đồng thời tạo điều kiện hoà nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và kinh tế toàn cầu.
Qua trên ta có thể khẳng định rằng: Ngân hàng thương mại đóng vai trò như là “dầu nhớt” trong một cỗ máy giúp nền kinh tế vận hành trơn chu hơn hiệu quả hơn.
II. NGUỒN VỐN VÀ NGHIÊP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
1.1 Khái niệm về vốn.
Vốn là phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết của bất kỳ doanh nghiệp, ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ nào muốn tăng trưởng và phát triển. Nó do lao động thặng dư trong thành phần kinh tế thuộc các sở hữu khác nhau tồn tại một cách khác quan trong xã hội tích luỹ lại.
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động và tạo lập dùng để cho vay, đầu tư, thực hiện các nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh.
Sự cần thiết của vốn trong nền kinh tế:
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay, là phải tạo một cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao để tạo đà cho sự phát triển kinh tế.
Để thực hiện mục tiêu to lớn đó vốn là một nhân tố không thể thiếu được trong sự nghiệp CNH-HĐH đặc biệt là nguồn vốn trung và dìa hạn. Được thể hiện nổi bật qua ba điểm sau:
Thứ nhất: Vốn góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc xác định cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho từng thành phần kinh tế, từng ngành, từng vùng kinh tế theo mục tiêu đã định.
Thứ hai: Vốn góp phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện hiện đại.
Thứ ba: Vốn bảo đảm sự phát triển bền vững bằng việc đầu tư vào ngành giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, vốn có tác động mạnh mẽ to lớn tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố đóng vai trò quyết định tới việc tiến hành CNH- HĐH.
1.2. Vai trò nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ do đó vốn là một nhân tố quan trọng nhất, có vốn Ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại là vô cung to lớn được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Vốn giúp Ngân hàng chủ động trong kinh doanh. Một Ngân hàng chỉ có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tốt khi biết kết hợp hài hoà giữa các nguồn vốn tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý: Lãi suất bình quân thấp, ổn định nguồn có như vậy mới có thể hoàn toàn tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn rồi rào ổn định tạo ra khả năng chủ động đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, phân tán được rủi ro, thu được lợi nhuận tối đa.
Thứ hai: Vốn bảo đảm uy tín của Ngân hàng trên thi trường. Trong nền kinh tế thi trường có vô số các tổ chức tín dụng Ngân hàng hoạt động tạo ra môi trường cạnh tranh rất khốc liệt mỗi một Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển buộc phải có uy tín của mình trên thị trường đó là điều rất quan trọng. Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng, mà khả năng thanh toán cao thì đòi hỏi vốn khả dụng của Ngân hàng phải lớn, uy tín còn thể hiện khả năng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ Ngân hàng mà khách hàng yêu cầu, việc này cũng đòi hỏi Ngân hàng phải có lượng vốn rồi rào, linh hoạt. Để đạt được điều đó thì Ngân hàng phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung, công tác huy động vốn nói riêng.
Thứ ba: Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.
+ Vốn giải quýêt được vấn đề về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+ Vốn của Ngân hàng lớn sẽ giúp Ngân hàng có đủ khả năng tàI chính, kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua, mua bán,…
Thứ tư: Vốn ảnh hưởng đến qui mô tín dụng, năng lực thanh toán và các hoạt động khác. Nguồn vốn có tác động lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng, khả năng thanh toán cũng như các hoạt động khác.
2. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.
Cơ cấu vốn của Ngân hàng bao gồm:
+ Vốn tự có
+ Vốn huy động
+ Vốn vay
+ Nguồn vốn khác
2.1. Vốn tự có.
Vốn tự có của Ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng, nó đóng vai trò sống còn trong việc duy trì hoạt động thường nhật, cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp Ngân hàng chống lại những rủi ro duy trì niềm tin của công chúng. Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm:
2.1.1. Vốn góp ban đầu.
Ở Việt Nam Ngân hàng là một trong những doanh nghiệp của Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước.
2.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia.
Đây là nguồn vốn có được nhờ hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuỳ theo mỗi chiến lược của Ngân hàng mà tỷ lệ phần trăm trích từ lợi nhuận khác nhau, thông thường nguồn vốn này được đưa vào quỹ đầu tư