Nền kinh tế của thế giới đang từng ngày từng giờ phát triển nhanh như vũ bão, cùng với nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các thị trường xuất khẩu mới, các tổ chức xuất khẩu mới. Thế giới chúng ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức gay go khi đang có dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ, lương thực và có dấu hiệu bị chững lại sau một thời gian dài phát triển quá nóng, nhu cầu thì ngày càng nhiều nhưng việc đáp ứng thì lại có hạn.
Nhu cầu cao đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng kèm theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra trên cục diện toàn thế giới. Trong thời đại hiện nay, đứng trước một thế giới ngày càng phức tạp thì việc gặp nhiều rủi ro là điều không thể tránh khỏi, vì vậy ngoài việc trang bị đầy đủ những thông tin và các biện pháp cần thiết để ứng phó, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ trực tiếp từ phía chính phủ hoặc từ phía các tổ chức hỗ trợ để có thể vượt qua những khó khăn trước mắt tiến tới những mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Có thể nói, hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa đánh giá được hết tầm quan trọng các công cụ hỗ trợ của nhà nước và còn nhiều lúng túng, do dự khi sử dụng các dịch vụ này. Mặt khác, về phía các cơ quan của chính phủ cũng còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi. Chậm đổi mới, chậm thay đổi tiến độ là bài học muôn thởu đối với các cơ quan này. Tuy nhiên với xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như chính phủ đã học rất nhiều bài học đắt giá về sự phát triển cúa thế giới, do vậy thay đổi là điều tất yếu nếu không muốn bị bỏ đằng sau cuộc chạy đua toàn cầu. Để làm được điều này thì xúc tiến thương mại là còn đường duy nhất để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, tìm kiếm khách hàng, các cơ hội kinh doanh và hạn chế được các rủi ro trong thương mại, các hoạt động này đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu. Có thể nói, hoạt đông xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam còn rất mới mẻ và chưa có nhiều sự đổi mới, việc sử dụng các mô hình XTXK cũ kĩ vẫn còn tồn tại trong bộ máy của chính phủ. Xuất phát từ những vấn đề này cùng sự quan tâm của bản thân tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp Đà Nẵng”. Nhằm làm rõ và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về XTXK và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh công tác XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cấu trúc của bài gồm có ba phần:
Chương I: Tổng quan về hoạt động Xúc Tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu
Chương II: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
85 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
XK : Xuất khẩu
XTXK : Xúc tiến xuất khẩu
XTTM : Xúc tiến thương mại
DN : Doanh nghiệp
ITC : Trung tâm thương mai quốc tế
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
ICC : Phòng thương mại quốc tế
TSIs : Các tổ chức hỗ trợ thương mại
GATT : Tổ chức hiệp định chung về thuế quan và thương mại
UN : Liên hợp quốc
UNDP : Cơ quan điều hành của chương trình phát triển của Liên hợp quốc
UNCTAD : Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
JETRO : Tổ chức ngoại thương Nhật Bản
KOTRA : Tổ chức XTTM và đầu tư Hàn Quốc
DEP : Cục XTXK Thái Lan
KH : Kế hoạch
CN-TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
VPĐD : Văn phòng đại diện
WEF : Diễn đàn Kinh tế thế giới
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
Danh mục các bảng biểu, các hình vẽ đồ thị
Chương 1:
Hình 1.1 Tác động của XTXK tới sự phát triển kinh tế
Hình 1.2 Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu
Hình 1.3 Vai trò của các tổ chức XTXK
Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức của JETRO
Hình 1.5 Cơ cấu tổ chức của DEP(cục XTXK Thái Lan)
Hình 1.6 Khuyến khích XK ở Đông và Đông Nam Á
Chương 2:
Hình 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2007
Hình 2.2 Bộ máy tổ chức sơ thương mại
Hình 2.3 Quy mô hoạt động tư vấn phân theo địa bàn
Hình 2.4 Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp xử dụng dịch vụ tư vấn
Hình 2.5 Danh sách 10 tỉnh đứng đầu về các chỉ số thành phần
Chương 3:
Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
Hình 3.2 Ma trận cấu trúc thương mại điện tử
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của thế giới đang từng ngày từng giờ phát triển nhanh như vũ bão, cùng với nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các thị trường xuất khẩu mới, các tổ chức xuất khẩu mới. Thế giới chúng ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức gay go khi đang có dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ, lương thực và có dấu hiệu bị chững lại sau một thời gian dài phát triển quá nóng, nhu cầu thì ngày càng nhiều nhưng việc đáp ứng thì lại có hạn.
Nhu cầu cao đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng kèm theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra trên cục diện toàn thế giới. Trong thời đại hiện nay, đứng trước một thế giới ngày càng phức tạp thì việc gặp nhiều rủi ro là điều không thể tránh khỏi, vì vậy ngoài việc trang bị đầy đủ những thông tin và các biện pháp cần thiết để ứng phó, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ trực tiếp từ phía chính phủ hoặc từ phía các tổ chức hỗ trợ để có thể vượt qua những khó khăn trước mắt tiến tới những mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Có thể nói, hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa đánh giá được hết tầm quan trọng các công cụ hỗ trợ của nhà nước và còn nhiều lúng túng, do dự khi sử dụng các dịch vụ này. Mặt khác, về phía các cơ quan của chính phủ cũng còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi. Chậm đổi mới, chậm thay đổi tiến độ là bài học muôn thởu đối với các cơ quan này. Tuy nhiên với xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như chính phủ đã học rất nhiều bài học đắt giá về sự phát triển cúa thế giới, do vậy thay đổi là điều tất yếu nếu không muốn bị bỏ đằng sau cuộc chạy đua toàn cầu. Để làm được điều này thì xúc tiến thương mại là còn đường duy nhất để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, tìm kiếm khách hàng, các cơ hội kinh doanh và hạn chế được các rủi ro trong thương mại, các hoạt động này đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu. Có thể nói, hoạt đông xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam còn rất mới mẻ và chưa có nhiều sự đổi mới, việc sử dụng các mô hình XTXK cũ kĩ vẫn còn tồn tại trong bộ máy của chính phủ. Xuất phát từ những vấn đề này cùng sự quan tâm của bản thân tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp Đà Nẵng”. Nhằm làm rõ và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về XTXK và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh công tác XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cấu trúc của bài gồm có ba phần:
Chương I: Tổng quan về hoạt động Xúc Tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu
Chương II: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chương1: Tổng quan về hoạt động Xúc Tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu
Khái niệm, vị trí, vai trò của xúc tiến xuất khẩu
Khái niệm xúc tiến xuất khẩu
Khái niệm xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại – XTTM (trade promotion) được hiểu và định nghĩa nhiều cách khác nhau:
Theo Philip Kotler “xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao truyền, chuyển tải đến khách hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.”
Các nhà lý luận của các nước tư bản quan niệm xúc tiến là hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và hiệu quả nhất.
Các nhà kinh tế học ở các nước Đông Âu thì cho rằng xúc tiến là một công cụ, một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch vụ.
Theo giáo trình lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh của khoa Marketing trường đại học kinh tế quốc dân thì “XTTM là các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động tới người mua, lôi kéo người mua về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng. XTTM bao gồm 3 nội dung chính : Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng”.
Như vậy, tuy các định nghĩa diễn đạt XTTM bằng các từ ngữ khác nhau nhưng nội hàm của XTTM chỉ là một. Đó là họat động thông tin có định hướng khách hàng, nhằm mục đích chào hàng năng động và hiệu quả, khuyến khích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Đây là quan niệm truyền thống hay là quan niệm hẹp về XTTM. Cách tiếp cận này coi hoạt động XTTM là một trong bốn “P” của marketing gồm sản phẩm (produc), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion). Với cách tiếp cận này thì hoạt động XTTM chỉ có vai trò như một trong bốn tham số khác tác động tới hoạt động thương mại.
Những định nghĩa được đề cập trong thời gian gần đây, khi môi trường thương mại đang có những biến đổi sâu sắc dưới tác động của toàn cầu hoá và tự do hoá, đáng lưu ý là định nghĩa của trung tâm thương mại quốc tế ITC, quan niệm này bao trùm hoạt động XTTM cả ở tầm vi mô (doanh nghiệp) lẫn vĩ mô (chính phủ và các tổ chức hỗ trợ thương mại), cả thời gian trước mắt và lâu dài. Có thể tổng kết quan niệm này như sau:
Trước mắt
Dài hạn
Doanh nghiệp
Qúa trình xuất khẩu
(marketing XK)
Phat triển kinh doanh XK (Marketing quốc tế)
Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ thương mại
XTXK
Phát triển XK
Quan niệm này được hiểu như sau:
XTTM là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại. Những biện pháp này có thể có tác động hỗ trợ khuyến khích trực tiếp hay gián tiếp tới phát triển thương mại. Những biện pháp có tác động gián tiếp tới phát triển thương mại nhấn mạnh đến mục tiêu khuyến khích cung cấp hàng hoá dịch vụ cho trao đổi thương mại như những trợ giúp cho hoạt động nghiên cứu triển khai, những hỗ trợ để tạo ra hay mở rộng công suất sản xuất của các nhà máy, cải tiến năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, những hỗ trợ về công nghệ và phát huy các sáng kiến, những khuyến khích về thúe kháo và đầu tư...Ngoài ra, còn có các hỗ trợ gián tiếp khác như giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp như những đề án phát triển ngành, khu vực, các đề án nâng cấp cơ sở hạ tầng hay cải tiến hệ thống tài chính của một quốc gia...Những biện pháp có tác động trực tiếp khuyến khích phát triển thương mại thường là các biện pháp tập trung vào việc kích thích nhu cầu, có thể kể tới những nổ lực của một quốc gia trong việc đàm phán kí kết các hiệp định, nghị định thương mại với nước ngoài để từ đó tạo ra nhu cầu cho sản phẩm của nước họ hay nhưng cố gắng của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài...
Xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu
Dưới góc độ kinh doanh quốc tế, XTTM bao gồm XTXK, xúc tiến nhập khẩu, XTTM nội địa. Vì vậy, có thể nói XTXK là một bộ phận, một hoạt động cụ thể trong tổng thể hoạt động XTTM. Nhưng trên thực tế, vào những thời kì nhất định, ở những không gian nhất định và trong môi trường kinh doanh cụ thể hoạt động XTXK lại được đống nhất với hoạt động XTTM.
Việc dùng XTXK thay cho XTTM là do tầm quan trọng đặc biệt của XK nói chung, hoạt động XTXK nói riêng đối với sự tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, trọng tâm của hoạt động XTTM là phải đẩy mạnh XK làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu tăng trưởng XK hằng năm đạt tới 16% thời kì 2001-2005 và nhịp độ tăng trưởng XK hằng năm tăng trên 2 lần nhịp độ tăng trưởng GDP thời kì 2001-2010 đòi hỏi phải đẩy mạnh XTXK trong phạm vi các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Vào thời điểm hiện nay và trong vòng mười năm tới, hoạt động XTXK vẫn là trọng tâm của hoạt động XTTM ở Việt Nam.
Xúc tiến xuất khẩu và Marketing xuất khẩu
Quan niệm Marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Nhu cầu của thị trường là mục tiêu của sản xuất kinh doanh và thoả mãn nhu cầu của thị trường là yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức sản xuất kinh doanh. Cụ thể muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được trên thị trường thì nhà sản xuất phải tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của người tiêu thụ và chỉ tiến hành sản xuất những cái gì mà thị trường cần trong hiện tại hay trong tương lai. Theo Philip Kotler “ marketing là hoạt động nhằm vào việc thoã mãn nhu cầu và mong muốn của con người thông qua trao đổi hàng hoá và dịch vụ”. Tức là mục tiêu của hoạt động marketing là nhu cầu và mong muốn cuả con người còn trao đổi là phương tiện để thực hiện mục tiêu.
Như vậy nội dung cơ bản của marketing hiện đại là nghiên cứu, xác định nhu cầu hiện tại, phát hiện nhu cầu tiềm năng của thị trường. Điều chỉnh dòng hàng hoá và dịch vụ lưu thông thuận lợi nhất, đạt hiệu quả cao nhất từ nhà sản xuất tới người tiêu thụ nhằm thõa mãn các nhu cầu đó. Đó là các chính cách về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến bán hàng hay còn được gọi là chiến lược và chính sách marketing hỗn hợp. Nói một cách khác thì marketing là những nổ lực nhằm cung cấp cho người tiêu thụ đúng sản phẩm mà họ cần vào đúng thời điểm, ở đúng nơi mà họ cần với đúng mức giá mà họ chấp nhận. ITC đã giải thích marketing theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với quảng cáo, marketing XK, quản lý marketing, nghiên cứu marketing, quan hệ với công chúng hay xúc tiến bán hàng. Marketing xuất khẩu có quan hệ trực tiếp với luật thương mại, lĩnh vực phân phối, kênh phân phối, giá cả, phát triển sản phẩm, hội chợ thương mại. Marketing XK là một bộ phận trong tổng thể hoạt động marketing và là một khả năng chiến lược trong marketing quốc tế của một tổ chức hay doanh nghiệp. Marketing XK có thể được coi là một bộ phận của hoạt động XTXK theo nghĩa rộng hoặc có thể đống nhất với XTXK như ITC quan niệm hay bao hàm XTXK trong trường hợp quan niệm XTXK là một bộ phận của marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến ở quy mô doanh nghiệp).
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, quan niệm XTXK theo nghĩa rộng được củng cố và ngày càng trở nên phổ biến. Quan niệm này phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh và yêu cầu đẩy mạnh XK của đất nước. Việc tiếp cận marketing XK là hoạt động XTXK ở doanh nghiệp, bộ phận của XTXK chung là thích hợp nhất đối với nền kinh tế nước ta.
Xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu
Xuất khẩu nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ ra thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ. XK thuần tuý là một chức năng của hoạt động thương mại. Nhưng nếu chúng ta muốn đẩy mạnh XK, đem lại sự năng động và hiệu quả cho hoạt động XK thì đó lại là chức năng của XTTM mà cụ thế là XTXK. Động cơ để một đất nước tiến hành hoạt động XTXK chính là nhu cầu và yêu cầu của nước đó phải đẩy mạnh XK để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa về XTXK như “XTXK là hoạt động được thiết kế để tăng XK của một đất nước hay doanh nghiệp” định nghĩa này không nhắc tới chủ thể của XTXK. Định nghĩa tổng quát nêu rằng “XTXK là chiến lược phát triển kinh tế nhấn mạnh đến việc mở rộng XK thông qua các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ cao nhất cho hoạt động XK”. Ở tầm quản lý vĩ mô, định nghĩa của Rosson & Seringhaus “XTXK của chính phủ là những biện pháp chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động XK của các doanh nghiệp, của các ngành và của đất nước”. Tất cả các định nghĩa này đều thống nhất rằng mục đích của XTXK là nhằm đẩy mạnh XK. Tất cả các hoạt động có tác động khuyến khích, thúc đẩy XK dù là gián tiếp hay trực tiếp, dù là trước mắt hay lâu dài, đều được coi là hoạt động XTXK. Dựa trên các định nghĩa này, có thể nói hoạt động XTXK không thể tách rời hoạt động XK và nội dung, phạm vi của XTXK rộng lớn hơn nhiều so với xúc tiến bán hàng chỉ là một trong bốn “P” của marketing XK.
Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu
XTXK theo phạm vị hoạt động XTXK được phân loại như sau:
Xúc tiến xuất khẩu quốc tế
Môi trường thương mại thế giới ngày nay đã có những thay đổi căn bản. Xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thương mại; giao lưu quốc tế trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn; những xu hướng thị trường mới...tất cả đều ảnh hưởng tới hoạt động XTTM ở quy mô thế giới.
Các tổ chức kinh tế thuộc Liên Hiệp Quốc, các thể chế kinh tế thương mại toàn cầu và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đều thực hiện xúc tiến thương mại tự do. Tự do hoá thương mại như là một công cụ đảm bảo cho hoà bình và sự phát triển thịnh vượng của thế giới tương lai. Có thể kể tới tổ chức thương mại thế giới WTO, trung tâm thương mại quốc tế ITC, cơ quan chức năng XTTM trực thuộc WTO và UNCTAD, phòng thương mại quốc tế ICC,...
Xúc tiến xuất khẩu quốc gia
XTXK quốc gia là XTXK có sự tham gia của nhà nước (chính phủ) và các tổ chức hỗ trợ thương mại (TSIs). Hoạt động XTXK của chính phủ nhằm tạo môi trường pháp lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá – xã hội thuận lợi cho hoạt động XTXK và XK, trực tiếp tiến hành các hoạt động XTXK hay cung cấp dịch vụ XTXK...Các TSIs phối hợp hoạt động trong mạng lưới XTTM quốc gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh XTTM cho các doanh nghiệp và các khách hàng có yêu cầu...
Xúc tiến xuất khẩu ở doanh nghiệp
Việc tham gia vào quá trình XK trước hết đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thi trương XK cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra thị trường để tìm kiếm cơ hội bán hàng hay là để phát hiện nhu cầu của thị trường (nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm năng). Từ đó tìm ra các cách thức, biện pháp để biến các cơ hội bán hàng đó thành hiện thực nhằm mục đích lợi nhuận tối đa.
Khi đã thâm nhập thị trường thành công, việc củng cố và mở rộng thị phần, phát triển kinh doanh XK đòi hỏi doanh nghiệp XK phải coi trọng việc triển khai chiến lược. Chính sách nghiên cứu phát triển, chính sách đầu tư, phát triển công nghệ mới, chính sách liên doanh và hợp nhất quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường XK...là mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp.
Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Hoạt động XTXK giữ vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước. XTXK hiện đại, với những nội dung hoạt động mới ( nhất là việc xây dựng và thực hiện chiến lược XK quốc gia, các chiến lược XK ngành) sẽ tạo động lực và những nhân tố mới thúc đẩy XK trong môi trường kinh doanh quốc tế ngay càng trở nên cạnh tranh khốc liệt. Tác động của XTXK tới sự phát triển kinh tế của một nước có thể được tóm gọn trong sơ đồ sau:
Hình 1.1 Tác động của XTXK tới sự phát triển kinh tế
Theo sơ đồ trên thì việc thực hiện XTXK hay thúc đẩy XK sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Mặt khác, khuyến khích XK sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn hơn để đáp ứng như cầu ngoại tệ cho mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu các sản phẩm trung gian phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời đây là nguồn để trả nợ nước ngoài, giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tình hình kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển. XTXK giúp cho doanh nghiệp tham gia XK thành công, đảm bảo hiệu quả hoạt động XK và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
Tham gia XK trước hết sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đạt được quy mô kinh tế cần thiết, do đó mà tiết kiệm được chi phí, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở cả thị trường nội địa và XK. Thứ hai, thông qua XK doanh nhgiệp thực hiện việc đa dạng hoá thị trường đảm bảo việc phát triển ổn định, tránh những rủi ro có thế phát sinh khi bị phụ thuộc quá mức vào một thị trường. Thứ ba, tham gia XK doanh nghiệp sẽ cọ xát bằng cạnh tranh khốc liệt, sẽ trở nên mẫn cảm hơn với các đặc điểm văn hoá và cấu trúc của các thị trường để có thể cạnh tranh thắng lợi. Cuối cùng, XK là một trong những khả năng chiến lược marketing quốc tế, từ XK sẽ mở ra các khả năng chiến lược khác như đầu tư, liên doanh,... để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Về cơ bản một doanh nghiệp tham gia XK cần trải qua các giai đoạn khác nhau của quá trình XK như minh hoạ sau:
Các giai đoạn của quá trình Các giai đoạn của quá trình
xuất khẩu ở doanh nghiệp xuất khẩu của doanh nghiệp
Hình 1.2 Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu
Nhìn trên sơ đồ ta có thể thấy rằng đầu tiên đó là sự thống nhất quan điểm và nhận thức về hoạt động XK trong doanh nghiệp. Thông thường, trong công tác quản trị kinh doanh của mình doanh nghiệp hiếm khi trả lời tất cả các đơn đặt hàng nhận được. Tuy nhiên, những đơn đặt hàng như vậy hoặc những tác nhân kích thích khác vẫn thường xảy ra trên thị trường quốc tế cũng có thể tác động đến nhận thức của doanh nghiệp về XK thậm chí lá mối quan tâm của doanh nghiệp tới XK. Hoạt động quản lí bắt đầu trù tính việc thu thập thông tin về thị trường nước ngoài và phương án khả thi của việc tham gia XK.
Tiếp đến doanh nghiệp sẽ xem xét trả lời một số đơn đặt hàng XK, thoã mãn một số khách hàng nước ngoài hoặc doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh từ thị trường nội địa sang các nước láng giềng có điều kiện gẫn gũi và có những nét tương đồng về văn hoá.
Sau đó doanh nghiệp sẽ xem xét mọi tác động của XK tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu những kỳ vọng đặt ra cho hoạt động XK không đạt được, các doanh nghiệp có xu hướng không tiếp tục XK mà giới hạn hoạt động kinh doanh trong phạm vi thị trường nội địa.
Nếu việc đánh giá tích cực, doanh nghiệp sẽ chuyển qua giai đoạn thích ứng với thị trường, Trong giai đoạn này doanh nghiệp XK thường xuyên hơn cho khách hàng quốc tế ở các nước xa hơn và tính đến các yếu tố thị trường quốc tế trong chiến lược kinh doanh của mình.
Ở giai đoạn nhận thức về XK, thông tin về thị trường và khách hàng quốc tế là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi chuyển qua giai đoạn bắt đầu thấy lợi ích của việc XK. Trong giai đoạn XK thử doanh nghiệp phải nghiên cứu xử lý các vấ