Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai

Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại ( tiền, của cải, công nghệ, đội ngũ lao động , trí tuệ, bí quyết công nghệ, ), để tiến hành một hoạt động nào đó ở hiện tại, nhằm đạt kết quả lớn hơn trong tương lai. Xây dựng cơ bản và đầu tư Xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư Xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội , nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế. Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định ( khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị ) kết quả của các hoạt động Xây dựng cơ bản là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất định.

doc92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH GIA LAI NHỮNG NĂM VỪA QUA (2006 -2010) 4 I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư Xây dựng cơ bản. 4 1. Khái niệm 4 2. Đặc điểm của đầu tư Xây dựng cơ bản. 5 II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và mục tiêu đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2006 – 2010. 6 1. Đặc điểm tự nhiên 6 2. Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 -2009. 7 3. Mục tiêu đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 11 3.1. Mục tiêu 11 3.2. Quan điểm đầu tư 11 III. Thực trạng đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai trong những năm qua ( 2006 – 2010). 12 1. Tình hình về vốn và nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ở Gia Lai giai đoạn 2006 -2010. 12 2. Cơ cấu nguồn vốn theo nội dung đầu tư xây dựng cơ bản 17 3. Cơ cấu đầu tư Xây dựng cơ bản theo ngành ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2010. 22 4. Đánh giá tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai những năm qua( 2006-2009) 32 4.1. Tình hình công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn tỉnh Gia Lai 33 4.2. Những kết quả đạt được 2006 – 2009. 36 4.2.1. Phát triển giao thông 36 4.2.2. Phát triển hạ tầng nông lâm nghiệp – thủy lợi 38 4.2.3. Phát triển lưới điện 40 4.2.4. Phát triển thông tin liên lạc 41 4.2.5. Phát triển mạng lưới thương mại – dịch vụ du lịch và hạ tầng đô thị 43 4.2.6. Phát triển hạ tầng các cụm khu công nghiệp 46 4.2.7. Phát triển các lĩnh vực xã hội: 47 4.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 2006-2009. 52 4.3.1 Những hạn chế còn tồn tại: 52 4.3.2 Nguyên nhân những hạn chế trong công tác đầu tư Xây dựng cơ bản ………………………………………………………………………56 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH GIA LAI. 59 I. Dự báo về tình hình kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Gia Lai 59 1. Nhu cầu vốn đầu tư Xây dựng cơ bản trong những năm tới 59 ( giai đoạn 2011 -2015) 59 2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai đến năm 2020. 61 3. Định hướng đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm 63 3.1. Phát triển hạ tầng công nghiệp 63 3.2. Phát triển giao thông 65 3.3. Phát triển hạ tầng nông lâm nghiệp- Thủy lợi 68 3.4. Phát triển lưới điện 70 3.5. Phát triển thông tin liên lạc 71 3.6. Phát triển thương mại – dịch vụ du lịch 73 3.7. Phát triển hạ tầng đô thị 76 3.8. Phát triển các lĩnh vực xã hội: 79 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 83 1. Qui hoạch đầu tư theo ngành, địa phương nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 84 2. Đổi mới công tác kế hoạch hóa và chủ trương đầu tư của các dự án 85 3. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, chống thất thoát lãng phí vốn đầu tư Xây dựng cơ bản 86 4. Nâng cao chất lượng của ban quản lý công trình 87 5. Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản 90 6. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư và chất lượng cấp giấy phép đầu tư 90 7. Một số kiến nghị 91 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CN : Công nghiệp CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản ĐTPT : Đầu tư phát triển DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp KTCB : Kiến thiết cơ bản NMTĐ : Nhà máy thủy điện NSĐP : Ngân sách địa phương NSTW : Ngân sách trung ương NSNN : Ngân sách nhà nước NH TMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần TDNN : Tín dụng nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TCTD : Tổ chức tín dụng TP : Thành phố TX : Thị xã TPCP : Trái phiếu chính phủ TTCN : Tiểu thủ công nghiệp XDCB : Xây dựng cơ bản GTVT : Giao thông vận tải Tiếng Anh: FDI: ODA: GDP: GNP: UNESCO: LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần Mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 2 chương như sau: Chương I: Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai những năm vừa qua ( 2006-2010 ) Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH GIA LAI NHỮNG NĂM VỪA QUA (2006 -2010) Khái niệm và đặc điểm của đầu tư Xây dựng cơ bản. Khái niệm Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại ( tiền, của cải, công nghệ, đội ngũ lao động , trí tuệ, bí quyết công nghệ, … ), để tiến hành một hoạt động nào đó ở hiện tại, nhằm đạt kết quả lớn hơn trong tương lai. Xây dựng cơ bản và đầu tư Xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư Xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội , nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế. Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định ( khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị ) kết quả của các hoạt động Xây dựng cơ bản là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất định. Đặc điểm của đầu tư Xây dựng cơ bản. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của đầu tư phát triển do vậy nó cũng mang những đặc điểm của đầu tư phát triển : - Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tư lớn. Nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư. Vì vậy trong quá trình đầu tư chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn chồng lãng phí nguồn lực. - Thời gian dài với nhiều biến động Thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. - Có giá trị sử dụng lâu dài Các thành quả của thành quả đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình nổi tiếng thế giới như vườn Babylon ở Iraq, tượng nữ thần tự do ở Mỹ , kim tụ tháp cổ Ai cập, nhà thờ La Mã ở Roma, vạn lý trường thành ở Trung Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia, … - Có tính cố định Các thành quả của hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư , cũng như việc phát huy kết quả đầu tư. Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ . - Liên quan đến nhiều ngành Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hanh hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và mục tiêu đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2006 – 2010. Đặc điểm tự nhiên Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2 (theo Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Tiếp giáp theo địa giới hành chính bao gồm: Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum; Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên; Phía Nam giáp tỉnh ĐắkLăk; Phía Tây giáp Campuchia. Có 34 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 55,2%. Dân tộc thiểu số chiếm 44,8% trong đó dân tộc Jrai 30,3%, dân tộc Bahnar chiếm 12,4%. Dân số năm 2007 là 1.187,8 ngàn người, ước năm 2008 là 1.213,7 ngàn người. Gia Lai có 16 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, các huyện: Kbang, Đăk Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đăk Pơ, Ia Pa, Phú Thiện và huyện Krông Pa. Trong đó Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế. Gia Lai có 90 km đường biên giới chung với Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Gia Lai là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông chảy xuống vùng Duyên Hải và lưu vực sông Mê Kông nên có vị trí quan trọng trong việc cân bằng môi trường sinh thái, không chỉ của Gia Lai mà còn của các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và khu vực. Mặt khác đây còn là nơi có vị trí thuận lợi nhất cho việc phát triển trục đường bộ và đường sắt nối Duyên Hải miền Trung với Tây Nguyên. Tỉnh có vị trí khá thuận lợi về giao thông, với 3 trục quốc lộ: quốc lộ 14 nối Gia Lai với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng với Tây Nguyên với Tp. Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (từ Pleiku đến Buôn Mê Thuột tỉnh ĐăkLăk khoảng 200 km), quốc lộ 19 nối tỉnh với cảng Quy Nhơn (khoảng cách từ Pleiku khoảng 180 km) và Campuchia (cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh), quốc lộ 25 nối Gia Lai với tỉnh Phú Yên và Duyên Hải Miền Trung. Ngoài ra còn có sân bay Pleiku nối liền với mạng lưới đường hàng không cả nước. Gia Lai là tỉnh thuộc Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, được hình thành vào năm 1999 bao gồm 10 tỉnh thuộc khu vực biên giới chung giữa 3 nước là Stung Treng, Rattanakiri, Mondulkiri (Campuchia), Sekong, Attapư, Saravan (Lào) và Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông (Việt Nam). Khu vực Tam giác phát triển có diện tích tự nhiên 111.021 km2, dân số gần 4,3 triệu người. Gia Lai nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, là cửa ngõ đi ra biển của phần lớn các tỉnh trong khu vực, nên đây là điều kiện để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh hợp tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có của mình nhằm tăng năng lực sản xuất và hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tạo điều kiện cho các vùng và hệ thống đô thị hình thành và phát triển, đầu tư có trọng điểm tạo khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng, tạo thế Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển. Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 -2009. Tăng trưởng kinh tế cao và được duy trì trong nhiều năm đã đưa quy mô GDP (tính theo giá hiện hành) của tỉnh lên gấp 5,52 lần sau 9 năm, từ 2.905 tỷ đồng năm 2000 lên 16030 tỷ đồng năm 2009. Trong đó, khu vực I đạt hơn 8.228 tỷ, khu vực II đạt 5.180 tỷ và khu vực III đạt 5.330 tỷ. Như vậy quy mô năm 2010 gấp 6,45 lần năm 2000 và gấp 3,21 lần năm 2005. Quy mô nền kinh tế tỉnh tăng nhanh đã nâng dần tỷ trọng GDP của tỉnh so với cả nước từ 0,724% năm 2004 lên 0,730% năm 2006 và 0,761% vào năm 2007 (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008). Gia Lai vẫn đang đứng ở vị trí khá khiêm tốn trong tổng thể kinh tế Việt Nam với GDP chiếm chưa đầy 1% GDP cả nước. Bảng 1.1: GDP (Theo giá hiện hành) Đơn vị: tỷ đồng    2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  Ước 2010   Tổng GDP  2905  2964  3449  4024  4703  5833  7384  9225  12774  16030  18738   KV I  1678  1673  1879  2109  2310  2846  3585  4351  6042  7214  8228   KV II  520  505  628  838  1052  1383  1871  2395  3219  4328  5180   KV III  707  786  942  1077  1341  1604  1928  2479  3513  4488  5330   Nguồn: Niên giám thống kê 2008 tỉnh Gia Lai và tính toán. Động thái tăng trưởng kinh tế Thời kỳ 2001-2007, tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước và đạt thấp nhất là 7,9% năm 2001, cao nhất là 13,6% năm 2007. Ngoại trừ năm 2001 khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng âm (-1,0%), năm 2002 đạt 16,5% còn lại từ các năm 2003-2007 tăng trưởng của ngành luôn đạt ở mức cao, trên 20% liên tục trong 5 năm; tăng trưởng của ngành công nghiệp trong thời gian qua chủ yếu từ công nghiệp năng lượng (sản xuất điện) và công nghiệp chế biến nông - lâm nghiệp. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trên 10% và luôn cao hơn mức chung của nền kinh tế từ 0,5% - 3,1%. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhờ sự phát triển khá nhanh của hoạt động thương mại, vận tải và du lịch. Riêng khu vực nông nghiệp có tăng trưởng thấp hơn mức chung của nền kinh tế nhưng thấp nhất cũng đạt trên 6%, mức khá cao so với nhịp tăng ngành nông nghiệp của cả nước (từ 3 - 4%). Tăng trưởng khá của ngành nông nghiệp trong thời gian qua là kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, phù hợp với nhu cầu thị trường, việc hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp và lúa nước 2 vụ được mở rộng, một số cây trồng kém hiệu quả đã được chuyển sang các loại có giá trị kinh tế cao hơn; công tác khuyến nông được chú trọng; tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng ngày càng nhiều và phù hợp. Bảng 1.2: Hình Động thái tăng trưởng kinh tế 2002-2010  + Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Thời kỳ 2001-2005, khu vực I đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh (đóng góp 41%), kế đến là khu vực III (30,5%) và sau cùng là khu vực II (28,5%). Do khu vực II duy trì được mức tăng trưởng cao, ước thời kỳ 2006-2010 có thay đổi đáng kể trong đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thời kỳ 2006-2010, khu vực II đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh (đóng góp 44,7%), kế đến là khu vực III (31,7%) và sau cùng là khu vực I (23,6%). + GDP bình quân đầu người Mặc dù tăng trưởng GDP của tỉnh đạt mức khá cao (hơn 11,5%/năm trong 7 năm 2001-2007) song dân số cũng tăng ở mức cao (gần 2,8%/năm) nên GDP bình quân đầu người tăng khoảng 8,7%/năm. So với cả nước cũng như của vùng Tây Nguyên, nhịp tăng GDP/người thời kỳ 2001-2005 của Gia Lai đạt cao hơn khoảng 2%/năm. Như vậy, khoảng cách về GDP/người đã được thu hẹp hơn. Nếu tính theo giá hiện hành, năm 2005 GDP/người của Gia Lai đạt 5,14 triệu đồng bằng 50,4% của cả nước, năm 2007 GDP/người của Gia Lai đạt 7,766 triệu đồng bằng 57,6% của cả nước, năm 2008 đạt 10,5 triệu đồng bằng 60,8%; năm 2009 đạt 12,9 triệu đồng bằng 62,5% và kế hoạch năm 2010 đạt 14,8 triệu đồng bằng 76,8% của cả nước. Kinh tế có bước tiến đáng kể, song GDP/người của Gia Lai vẫn đang ở mức thấp hơn so với bình quân chung của vùng Tây Nguyên, bằng 88,7% năm 2007; 94,2% năm 2008 và 95,9% năm 2009. Bảng 1.3: GDP/người Gia Lai so với vùng Tây Nguyên, cả nước (theo giá hiện hành) Đơn vị tính: Triệu đồng, %  2005  2007  2008  2009  Ước 2010   Gia Lai  5,14  7,766  10,524  12,933  14,806   Tây Nguyên  6,93  8,759  11,168  13,63  -   Cả nước  10,2  13,490  17,296  20,9  18,24   % Gia Lai/Tây nguyên  74,1  88,7  94,2  95,9  -   % Gia Lai/Cả nước  50,4  57,6  60,8  62,5  76,8   Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm nhanh tỷ trọng nông - lâm - thủy đồng thời tăng dần ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng khu vực I giảm 10,6 điểm phần trăm từ 57,8% năm 2000 xuống 47,2% năm 2007, trung bình hàng năm giảm 1,52 điểm phần trăm; khu vực II tăng 8,1 điểm phần trăm và đạt 26% tổng GDP của nền kinh tế năm 2007; khu vực III tăng từ 24,3% năm 2000 lên 26,8% năm 2007. Dự báo đến năm 2010, tỷ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP giảm còn 43,9%; khu vực II tăng lên 27,7% và khu vực III tăng lên 28,4%. Bảng 1.4: Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành)  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  2010   Tổng GDP  100.0  100.0  100.0  100.0  100.0  100.0  100.0  100.0  100.0  100.0  100.0   KV I  57.8  56.4  54.5  52.4  49.1  48.8  48.6  47.2  47.3  45.0  43.9   KV II  17.9  17.0  18.2  20.8  22.4  23.7  25.3  26.0  25.2  27.0  27.7   KV III  24.3  26.5  27.3  26.8  28.5  27.5  26.1  26.8  27.5  28.0  28.4   Nguồn: Niên giám thống kê 2008 tỉnh Gia Lai và tính toán Mục tiêu đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai Mục tiêu Phấn đấu huy động mọi nguồn lực đầu tư để đạt tốc độ thu hút vốn đầu tư tăng bình quân 15% - 20%/năm; hướng các dòng vốn đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, lợi thế. Chú trọng phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, du lịch, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông nghiệp nông thôn và các lĩnh vực văn hóa xã hội khác; đảm bảo đến năm 2015 hoàn thành cơ bản, tương đối đồng bộ các kết cấu hạ tầng trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Quan điểm đầu tư Đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, qui hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, đáp ứng các yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển Đầu tư phải có trọng tâm trọng điểm, tạo được sự bứt phá trong việc thu hút các nguồn vốn khác để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình chỉ tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm thuộc các lĩnh vực sau: Giao thông: Đầu tư các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh, để phát triển hệ thống giao thông hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi tỉnh đồng thời gắn với vùng Tây Nguyên Nông lâm nghiệp: Nâng cấp các trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các dự án thủy lợi, vùng đồi và nâng cấp hệ thống đê, kè. Mạng lưới điện: Đầu tư mới đường dây và trạm biến áp 110 KV phục vụ các cụm, khu công nghiệp và thực hiện phát triển chương trình phát triển lưới điện hạ thế. Thông tin liên lạc: Mở rộng mạng lưới điện thoại vùng nông thôn, miền núi, phát triển các dịch vụ chất lượng cao ở các đô thị, khu công nghiệp. Mạng lưới thương mại, dịch vụ du lịch: Đầu tư tạo các tuyến du lịch của tỉnh, nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng. Xây dựng chợ đầu mối ở các huyện và trung tâm thương mại Pleiku. Hạ tầng đô thị: Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thành phố Pleiku, chủ yếu là đường giao thông, các điểm vui chơi, quảng trường và các khu đô thị mới. Hạ tầng các cụm, khu công nghiệp: Hoàn thành giai đoạn hai khu công nghiệp Trà Đa; đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Tây Pleiku,… Các lĩnh vực xã hội: Xây dựng trường CĐSP Gia Lai ch
Luận văn liên quan