Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh
tế ở mức cao và ổn định, kiềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong
nước và quốc tế ngày càng được mở rộng Có được những kết quả này là nhờ một
phần không nhỏ vào sự thành công trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt
Nam thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp
cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá.
Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưa
phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên
nhân cơ bản là chúng ta thiếu những nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu
trong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng.
Việc phát triển hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng
không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn mang lại lợi ích
cho toàn xã hội và ngay cả bản thân ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lời
chủ yếu của ngân hàng. Nhận thức rõ vấn đề đó, từ năm 1997 Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam với vai trò là một ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực Đầu tư và
Phát triển đã bắt đầu triển khai hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã
có những thành công nhất định.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch I nói riêng còn nhiều hạn
chế, doanh số còn thấp, loại hình dịch vụ này chưa được quan tâm đúng mức. Do
vậy, việc thúc đẩy hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trở thành một đòi hỏi
bức xúc đối với Sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay.
Trước yêu cầu trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt
động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề được kết cấu theo 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
của ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất
nhập khẩu tại Sở giao dịch I-NHĐT&PTVN.
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1
Lời nói đầu
Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh
tế ở mức cao và ổn định, kiềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong
nước và quốc tế ngày càng được mở rộng… Có được những kết quả này là nhờ một
phần không nhỏ vào sự thành công trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt
Nam thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp
cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá.
Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưa
phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên
nhân cơ bản là chúng ta thiếu những nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu
trong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng.
Việc phát triển hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng
không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn mang lại lợi ích
cho toàn xã hội và ngay cả bản thân ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lời
chủ yếu của ngân hàng. Nhận thức rõ vấn đề đó, từ năm 1997 Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam với vai trò là một ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực Đầu tư và
Phát triển đã bắt đầu triển khai hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã
có những thành công nhất định.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch I nói riêng còn nhiều hạn
chế, doanh số còn thấp, loại hình dịch vụ này chưa được quan tâm đúng mức. Do
vậy, việc thúc đẩy hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trở thành một đòi hỏi
bức xúc đối với Sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay.
Trước yêu cầu trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt
động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2
Chuyên đề được kết cấu theo 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
của ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I-
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất
nhập khẩu tại Sở giao dịch I-NHĐT&PTVN.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3
chương i: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu của ngân hàng thương mại
i. khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
1. Khái niệm về tín dụng:
Danh từ tín dụng dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như:
Bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc.
Trong mỗi hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết như sau:
- Một bên thì trao ngay một số tài hoá hay tiền bạc còn bên kia cam kết sẽ
hoàn lại những đối khoản của số tài hoá đó trong một thời gian nhất định và theo
một số điều kiện nhất định.
Như vậy chúng ta có thể hiểu về tín dụng như sau:
- Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả lẫn nhau.
- Theo các nhà kinh tế: tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ
sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá.
- Một định nghĩa khác về tín dụng: Đó là một giao dịch giữa hai bên, trong
đó một bên (trái chủ hay người cho vay) chu cấp tiền hoặc hàng hoá hoặc dịch vụ
dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai ở phía bên kia.
Từ các định nghĩa trên ta thấy có yếu tố thời gian vì vậy sẽ có rủi ro, bất trắc
và cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau. Hai bên dựa vào sự tín
nhiệm, sử dụng tín nhiệm của nhau nên có danh từ tín dụng.
2. Tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng (TDNH) là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý, các
hành vi TDNH có cùng một logic kinh tế: hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân
hàng đã tin tưởng ứng vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch về
pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh, bảo chứng…). Luật ngân hàng các nước
định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành một nghệp vụ tín dụng bất cứ tác động
nào mà qua đó, một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng hoặc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4
cam kết bằng chữ ký cho một người này như bảo đảm, bảo chứng hay bảo lãnh mà
có thu tiền”. Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp:
+ Cho vay tiền.
+ Tín dụng dựa trên việc nhượng trái quyền.
+ Tín dụng chữ ký.
Có thể hiểu tổng quát: TDNH là hình thức tín dụng có sự tham gia của các
ngân hàng trung gian, đóng vai trò là người trung gian trong hoạt động tín dụng này
các ngân hàng sẽ thực hiện hoạt động huy động vốn (vốn này là vốn tiền tệ tạm thời
nhàn rỗi trong nền kinh tế) sau đó sử dụng vốn huy động đó cho vay.
Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai thực hiện, chẳng hạn 2 người
thường có thể cho nhau vay tiền. Tuy nhiên, với thời gian chúng ta thấy một sự
chuyên nghiệp đã xảy ra, và ngày nay khi nói đến tín dụng người ta nghĩ ngay tới
các ngân hàng. Vì đơn giản đây là một tổ chức có những nghiệp vụ cụ thể, được
trang bị hiện đại với sự đáp ứng nhu cầu nhanh nhất.
3. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu:
Tín dụng tài trợ xuất khẩu: là việc cung cấp cho vay để giúp doanh
nghiệp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu.
Mục đích của tín dụng tài trợ xuất khẩu là đẩy mạnh sản xuất trong nước,
khuyến khích xuất khẩu. Đây còn là một kênh tái tạo ngoai tệ để phục vụ hoạt động
nhập khẩu của ngân hàng.
Tín dụng tài trợ nhập khẩu: là việc cung cấp các khoản vay (ngắn,
trung, dài hạn) để giúp doanh nghiệp thực hiện việc nhập khẩu cần thiết phục vụ
sản xuất kinh doanh.
Mục đích của tín dụng tài trợ nhập khẩu là cho vay để giúp các doanh nghiệp
nhập nguyên liệu , vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…
II. Sự ra đời và phát triển của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề quan
trọng. Thị trường thương mại thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị trường
tiêu thụ hàng hoá, thị trường đầu tư trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp không
phải lúc nào cũng đủ vốn thu mua chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh ra quan
hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của các ngân hàng.
Quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp,
nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi sự tham gia của ngân hàng đem lại cho
các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết kỹ thuật và chỗ dựa tài chính trong
lĩnh vực quan trọng này.
Có thể nói sự ra đời của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất
yếu khách quan, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với
nhau.
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của ngoại thương cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với
sự phát triển của ngoại thương và hệ thống ngân hàng, hoạt động hỗ trợ xuất nhập
khẩu của ngân hàng phát triển ngày càng đa dạng và phong phú:
- Hình thức đơn giản đầu tiên là ngân hàng cho vay trực tiếp đối với các
đơn vị nhập khẩu như cho vay để bổ sung vốn lưu động, thu mua chế biến sản xuất
hàng xuất khẩu theo các hợp đồng đã được ký kết, cho vay để thanh toán các
nguyên liệu, hàng hoá, vật tư nhập từ nước ngoài.
- Từ hình thức cho vay ngắn hạn là chủ yếu, ngân hàng đã mở rộng trung,
dài hạn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngân hàng
cho vay để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
- Ngân hàng còn thực hiện cho vay gián tiếp, đứng ra bảo lãnh để vay vốn
nước ngoài cho các đơn vị xuất nhập khẩu, nhờ đó các doanh nghiệp có thể vay vốn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6
mà không phải thế chấp hay cầm cố tài sản, bảo lãnh mở L/C thanh toán hàng nhập
khẩu, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh hợp đồng, .v.v..
- Nếu doanh nghiệp có hối phiếu trong tay có thể đưa đến ngân hàng chiết
khấu cũng như các chứng từ có giá trị thanh toán khác. Ngân hàng sẽ mua lại bộ
chứng từ và có quyền đòi tiền nhà nhập khẩu theo hối phiếu. Trường hợp nhà nhà
xuất khảu có những hợp đồng xuất liên tục và dài hạn theo định kỳ với điều kiện
thanh toán trả chậm, nhưng có nhu cầu vốn ngay, nhà xuất khẩu bán các khoản
thanh toán chưa đến hạn cho ngân hàng. Khi đến hạn, ngân hàng sẽ thu tiền từ nhà
nhập khẩu, đây chính là hình thức tín dụng bao thanh toán.
Như vậy, do trình độ kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán ngày càng phát triển, các
phương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập
khẩu phát triển dưới nhiều hình thức ngày càng đa dạng, phục vụ tích cực và có
hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu.
III. vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền
kinh tế.
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất
trong nước mà còn giao dịch quan hệ với các nước khác. Do khác nhau về điều
kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu… nếu chỉ dựa vào sản xuất trong nước không
thể cung cấp đủ hàng hoá, dịch vụ đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của nền
kinh tế mà phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc
thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất
với chi phí cao hơn. Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh
tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước còn có thể tạo nên
thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước
để nhập khẩu các mặt hàng còn thiếu và để trả nợ.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7
Như vậy, do nhu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giao
dịch hàng hoá giữa các nước với nhau hay nói cách khác hoạt động xuất nhập khẩu
là yêu cầu khách quan của nền kinh tế.
2. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của ngoại thương cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.
2.1 Đối với nền kinh tế đất nước
- Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hàng
hoá xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy. Thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hoá
XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục đảm bảo
sự ổn định của nền kinh tế.
- Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp
phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế.
Doanh nghiệp có sự giúp đỡ của ngân hàng có vốn để mở rộng sản xuất kinh
doanh, hiện đại hoá trang thiết bị làm tăng năng suất lao động. Doanh nghiệp phát
triển chính là kinh tế đất nước phát triển.
2.2 Đối với doanh nghiệp
- Nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, mở
rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
- Tài trợ xuất nhập khẩu làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá
trình thực hiện hợp đồng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh
nghiệp mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối
với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp mua được những lô
hàng lớn, giá hạ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8
- Tín dụng ngân hàng làm giảm rủi ro của hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt
động xuất nhập khẩu thường diễn ra ở hai nước khác nhau. Do vậy, sự hiểu biết
giữa người mua và người bán không được đầy đủ, chính xác. Nhờ sử dụng tín dụng
ngân hàng, Nhà nhập khẩu và xuẩt khẩu sẽ yên tâm nhận đúng số tiền, hàng của
mình thông qua các ngân hàng trung gian đứng ra bảo đảm.
- Đặc biệt, nhờ tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện được những
thương vụ lớn. Vốn tài tợ của ngân hàng kịp thời, đúng lúc giúp cho doanh nghiệp
đảm bảo thực hiện theo hợp đồng từ đó làm cho uy tín của doanh nghiệp được nâng
cao trên thị trường thế giới. Tín dụng xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại
dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản:
(1) Sử dụng vốn vay đúng mục đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
(2) Phải hoàn trả nợ gốc và tiền lãi đúng hạn đã thoả thuận.
(3) Tiền vay phải có tài sản tương đương bảo đảm.
Cùng với sự phát triển của ngoại thương, nhu cầu tín dụng của các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế ngày càng gia tăng. Nó đòi hỏi ngân hàng ngày càng
phải hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ tín dụng đáp ứng nhu cầu của các nhà
xuất nhập khẩu và sự biến động của nền kinh tế. Ngân hàng cần nắm bắt được nhu
cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu để có thể đáp ứng được nhu
cầu của doanh nghiệp và mở rộng hoạt động của mình.
3. Nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
3.1. Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu:
Việc thực hiện xuất khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, công nghệ thường kéo
dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, thông thường nhu cầu tài trợ thường nảy sinh ở
nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể:
+ Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại các
hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Đây là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa
quyết định đối với việc thực hiện các bước sau của cả hoạt động xuất khẩu. Để
hoàn thành tốt giai đoạn này, các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
9
và tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trưng bày,
giới thiệu. Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác
cho đàm phán hợp đồng. Chi phí cho những hoạt động này không nhỏ, đặc biệt với
các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn hạn hẹp.
+ Giai đoạn đưa ra đề nghị chào hàng: Các đề nghị chào hàng trong khuôn
khổ đấu thầu quốc tế thường được để kèm theo bản bảo đảm đấu thầu của một ngân
hàng có uy tínn trong giao dịch quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng
cần được sự giúp đỡ của ngân hàng.
+ Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có uy tín
cao ở nước ngoài, đối tác có thể yêu cầu một bảo đảm giao hàng hoặc bảo đảm
hoàn thành công trình. Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng hoặc hoàn
thành công trình không đúng như thoả thuận.
Trong trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập
khẩu là người nước ngoài đang gặp khó khăn và không có khả năng đặt cọc từ
nguồn vốn riêng của mình thì nhà xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng của mình
một tài trợ đặt cọc có lợi cho đối tác thương mại của mình. Ngoài ra, khi ký kết hợp
đồng thường đi kèm theo khoản thanh toán hoa hồng nhất định của nhà xuất khẩu
cho nhà nhập khẩu… do vậy nhà xuất khẩu cũng cần được tài trợ ở giai đoạn này.
+ Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã ký hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiến
hành chuẩn bị sản xuất. Nhất là việc xây dựng các công trình lớn như nhà máy, xí
nghiệp… Việc này thường thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc.
+ Giai đoạn sản xuất: mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán tiếp
theo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài chính cao
về vật tư và chi phí liên quan khác vượt quá các khoản thanh toán giữa chừng.
Ngoài ra, với các mặt hàng lớn như máy móc công nghệ… thì nhiều khi nhà xuất
khẩu còn cần được tài trợ cho các chi phí xây dựng kho bãi, chuẩn bị mặt bằng sản
xuất, đào tạo người sử dụng máy móc… ở nước nhập khẩu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
10
+ Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể nảy
sinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải, bảo hiểm… tuỳ theo điều kiện
cung ứng.
+ Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Sau khi hàng hoá được
bàn giao đến địa điểm quy định, nhà xuất khẩu còn cần chi phí cho lắp ráp chạy thử
cho tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán.
+ Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu
được bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán.
3.2. Nhu cầu tài trợ nhập khẩu
Với hoạt động nhập khẩu, nếu như nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ đẻ đẩy
mạnh hoạt động bán hàng thì các nhà nhập khẩu cũng nảy sinh nhu cầu tài trợ để
mua hàng khi khả năng tài chính không đáp ứng được. Vì vậy, về phía nhà nhập
khẩu cũng hình thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt.
+ Giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng: ở giai đoạn này các nhà nhập khẩu
cần có những chi phí cho việc thuê các chuyên gia phân tích chính xác nhu cầu của
mình để tiến hành đấu thầu một cách phù hợp.
+ Giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng: Sau khi ký kết được hợp đồng, các nhà
nhập khẩu cần được tài trợ để đặt cọc hoặc tạm ứng cho nhà xuất khẩu. Ngoài ra,
nhiều khi nhà nhập khẩu còn phải nhờ ngân hàng đứng ra bảo đảm để tìm nguồn tài
trợ ở nước ngoài.
+ Giai đoạn sản xuất và hoàn thành công trình: Trong giai đoạn này nhà nhập
khẩu có thể phải thực hiện những khoản thanh toán giữa chừng cho nhà xuất khẩu
hay tài trợ cho các công việc ở địa phương để chuẩn bị cho đầu tư.
+ Giai đoạn cung ứng và vận chuyển hàng hoá: Tuỳ theo điều kiện cung ứng
hàng hoá có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm đối với các nhà
nhập khẩu.
+ Nhận hàng hoá: Nếu tiến hành thanh toán cung ứng hàng hoá khi xuất trình
chứng từ (có thư tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì thường nhà nhập
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
11
khẩu chỉ có thể nhận được hàng khi giá trị trên hoá đơn đã ghi rõ hoặc có thể tài trợ
được.
+ Xử lý tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hoá chủ định bán tiếp thì
nhà nhập khẩu còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian nhập hàng
về tới khi hàng hoá được tiêu thụ.
Nếu sản phẩm là những dây chuyền công nghệ để sản xuất thì nhà nhập
khẩu sẽ có nhu cầu được tài trợ cho giai đoạn từ khi sản xuất sản phẩm mới tới khi
tiêu thụ được các sản phẩm làm ra và thu được tiền hàng.
4. Mối quan hệ giữa hoạt động xuất nhập khẩu với hoạt động kinh
doanh đối ngoại của Ngân hàng thương mại:
Trong hoạt động xuất khẩu cũng diễn ra quá trình sản xuất, lưu thông hàng
hoá như các ngành kinh tế với mục đích cuối cùng là thực hiện giá trị hàng hoá. Nó
chỉ có điểm khác biệt là việc mua bán diễn ra giữa các đối tác có quốc tịc khá nhau,
hàng hoá được vận chuyển từ nước này sang nước khác, đồng tiền thanh toán có
thể là ngoại tệ. Chính vì vậy khâu cuối cùng của hoạt động xuất nhập khẩu là khâu
thanh toán cũng có những điểm khác với thanh toán trong nước thực hiện trên cơ sở
sau:
Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương
trong đó quy định các điều kiện về thanh toán quốc tế:
- Điều kiện về thời gian.
- Điều kiện về địa điểm.
- Điều kiện về phương thức thanh toán.
Trên cơ sở đó, người xuất khẩun sẽ tiến hành giao hàng, sau đó sẽ ký phát
hối phiếu, séc của người nhập khẩu gửi đến ngân hàng nước mình nhờ thu hộ tiền
ghi trên các phương tiện thanh toán đó. Các ngân hàng này chuyển các phương tiện
thanh toán đến các ngân hàng nước nhập khẩu để thu hộ.
Như vậy, cơ sở để hình thành hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng
thương mại là hoạt động ngoại thương. Nói đến ngoại thương là nói đến thanh toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
12
quốc tế. Nếu thanh toán quốc tế được thực hiện tốt thì giá trị hàng hoá xuất nhập
khẩu mới được thực hiện tốt, thúc đẩy tài trợ ngoại thương góp phần không nhỏ
ch