Trong bất cứ một nền kinh tế nào thì sản xuất cũng là để phục vụ cho tiêu dùng. Nếu sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì sản xuất sẽ trở thành v.lý do để tồn tại, cho nên dù muốn hay không đã là nhà kinh doanh thì ngay từ khi sản xuất sản phẩm đã tính đến việc lập ra kế hoạch tiêu thụ và xây dựng các chiến lược phân phối sản phẩm của mình, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành các phương pháp chiến lược tiêu thụ một cách linh động để doanh nghiệp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường hiện có và thị trường mới đang và sẽ xuất hiện.
Ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liết trên thị trường. Thị trường là chiến trường nhưng thị trường cũng là cuộc chơi nên mỗi doanh nghiệp phải tìm lợi thế và lợi dụng các đối thủ cạnh tranh của mình trong cuộc chơi để dành lấy thị phần thích hợp với khả năng và tầm vóc của mình trên thị trường. Do đó để duy trì sự tồn tại, bảo vệ những thành quả đạt được cũng như việc theo đuổi các mục tiêu lâu dài trong tương lai, mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình chỗ đứng vững chắc và thích hợp. Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động quan trọng góp phần quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế quốc tế đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại từng bước bắt nhịp với xu hướng mới. Đại hội Đảng 8 đã nêu định hướng phát triển “ Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định”. Bám sát sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước công nghệ thông tin đã có những bước phát triển vượt bậc, bên cạnh đó là sự ra đời của thương mại điện tử đánh dấu một bước ngoặt lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Thương mại điện tử đang trở thành phương thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại.
Là một doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết và chuyên phân phối các sản phẩm bia rượu nước giải khát, công ty cổ phần Sơn Thanh trong những năm gần đây đã được quần chúng và ban lãnh đạo quan tâm đến hoạt động mở rộng thị trường trong và ngoài nước không ngừng nâng cao doanh thu trong cơ chế thị trường hiện nay. Cùng với những kiến thức đã được học và tìm hiểu về thương mại điện tử tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa thông qua thương mại điện tử” cho đề tài làm báo cáo thực tập của mình để từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp tham khảo giúp doanh nghiệp chọn được chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường hiệu quả thông qua hình thức kinh doanh mới.
Nội dung chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I. Phân tích thực trạng về hoạt động mở rộng thị trường của công ty cổ phần Sơn Thanh.
Chương II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường của công ty thông qua thương mại điện tử.
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa thông qua thương mại điện tử của công ty cổ phần Sơn Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ một nền kinh tế nào thì sản xuất cũng là để phục vụ cho tiêu dùng. Nếu sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì sản xuất sẽ trở thành v.lý do để tồn tại, cho nên dù muốn hay không đã là nhà kinh doanh thì ngay từ khi sản xuất sản phẩm đã tính đến việc lập ra kế hoạch tiêu thụ và xây dựng các chiến lược phân phối sản phẩm của mình, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành các phương pháp chiến lược tiêu thụ một cách linh động để doanh nghiệp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường hiện có và thị trường mới đang và sẽ xuất hiện.
Ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liết trên thị trường. Thị trường là chiến trường nhưng thị trường cũng là cuộc chơi nên mỗi doanh nghiệp phải tìm lợi thế và lợi dụng các đối thủ cạnh tranh của mình trong cuộc chơi để dành lấy thị phần thích hợp với khả năng và tầm vóc của mình trên thị trường. Do đó để duy trì sự tồn tại, bảo vệ những thành quả đạt được cũng như việc theo đuổi các mục tiêu lâu dài trong tương lai, mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình chỗ đứng vững chắc và thích hợp. Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động quan trọng góp phần quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế quốc tế đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại từng bước bắt nhịp với xu hướng mới. Đại hội Đảng 8 đã nêu định hướng phát triển “ Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định”. Bám sát sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước công nghệ thông tin đã có những bước phát triển vượt bậc, bên cạnh đó là sự ra đời của thương mại điện tử đánh dấu một bước ngoặt lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Thương mại điện tử đang trở thành phương thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại.Là một doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết và chuyên phân phối các sản phẩm bia rượu nước giải khát, công ty cổ phần Sơn Thanh trong những năm gần đây đã được quần chúng và ban lãnh đạo quan tâm đến hoạt động mở rộng thị trường trong và ngoài nước không ngừng nâng cao doanh thu trong cơ chế thị trường hiện nay. Cùng với những kiến thức đã được học và tìm hiểu về thương mại điện tử tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa thông qua thương mại điện tử” cho đề tài làm báo cáo thực tập của mình để từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp tham khảo giúp doanh nghiệp chọn được chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường hiệu quả thông qua hình thức kinh doanh mới.Nội dung chuyên đề gồm 2 chương:Chương I. Phân tích thực trạng về hoạt động mở rộng thị trường của công ty cổ phần Sơn Thanh.Chương II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường của công ty thông qua thương mại điện tử.Trước một đề tài lớn sâu rộng và khá mới mẻ, đòi hỏi kiến thức tổng hợp, nhưng có nhiều mặt còn hạn chế và không thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì thế tôi rất mong thầy cô và các bạn sinh viên cùng tập thể cán bộ công ty cổ phần Sơn Thanh góp ý để báo cáo của tôi sẽ hoàn thiện hơn.Tôi xin trân trọng cảm ơn ban quản lý cùng nhân viên công ty cổ phần Sơn Thanh đã giúp tôi thực hiện đề tài này. Và đặc biệt tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Vũ Minh đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo này.
Hải Phòng, ngày….tháng….năm.
Sinh viên thực hiện.Nguyễn Thị Hải Sinh.
CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN THANH.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.Ngày 16 tháng 8 năm 2006 công ty cổ phần Sơn Thanh ( Son Thanh Joint stock company) chính thức được Sở kể hoạch đầu tư tỉnh Nam Định cấp phép thành lập. Trụ sở của công ty đặt tại 81 Hàng Sắt, phường Nguyễn Du, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.Trong những ngày đầu mới thành lập công ty chỉ có 7 nhân viên và một chiếc xe tải nhưng công ty đã đi ngay vào hoạt động. Công ty cổ phần Sơn Thanh là một công ty chuyên sản xuất, kinh doanh phân phối bia rượu, nước giải khát và các mặt hàng dân dụng phục vụ tiêu dùng. Là một đơn vị vừa sản xuất, vừa là nhà phân phối, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quy luật cung cầu trên thị trường. Vì vậy công ty đã gặp không ít những khó khăn do sự cạnh tranh với các công ty cùng ngành. Nhưng với sự sáng tạo và năng động của ban lãnh đạo công ty cùng với sự cần cù siêng năng, chịu khó của các nhân viên, công ty đã gỡ bỏ những khó khăn nhanh chóng nắm bắt thị trường và đang khẳng định vị trí và vai trò của mình trên thị trường. Không ngừng lỗ lực phấn đấu để giành những bản hợp đồng với những nhà sản xuất những mặt hàng được người tiêu dùng bình chọn. Ngày 15 tháng 9 năm 2006 công ty cổ phần Sơn Thanh đã được hãng bia Heineken- Một tập đoàn sản xuất bia nổi tiếng trên toàn thế giới giao cho sứ mệnh: Đại diện cho tập đoàn phân phối các nhãn hiệu bia của tập đoàn tại khu vực. Sau hai tháng lỗ lực công ty đã có được uy tín với hầu hết khách hàng trong khu vực được giao phó. Do sự cố gắng vượt bậc đó công ty đã đưa mình từ một nhà phân phối nhỏ với cơ sở vật chất và phương tiện còn nghèo nàn, lạc hậu trở thành là một nhà phân phối lớn trong toàn khu vực miền bắc với cơ sở vật chất được trang bị rất khang trang. Công ty đã đứng vững trong nền kinh tế thị trường, từng bước khẳng định vai trò và vị trí của mình không chỉ ở Nam Định mà còn ở cả khu vực miền Bắc.Do công ty làm ăn có uy tín trên thị trường, ngày 15 tháng 11 năm 2006 công ty đã nhân được bản hợp đồng có giá trị lâu dài với công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn. Từ đó mà quy mô của công ty không ngừng được mở rộng, số lượng nhân viên ngày càng được nâng cao. Có được vị thế trên thị trường và khách hàng trong khu vực được tín nhiệm những sản phẩm mà công ty phân phối là thành công ban đầu, công ty không ngừng cải tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn, chủ tịch hội đồng công ty đã định hướng cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặt quyền lợi của khách hàng cao hơn quyền lợi của bản thân và lấy đó làm phương châm hoạt động .Sau sự thành công là một nhà phân phối công ty cổ phần Sơn Thanh đã mở rộng quy mô của mình, tháng 2 năm 2007 công ty đã đi vào sản xuất nước tinh khiết phục vụ người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty là nước tinh khiết mang nhãn hiệu Wapolo và Aquapolo. Các sản phẩm này được khai thác từ nguồn nước ngầm đã xử lý qua hệ thống thẩm thấu ngược và ozone, sau đó được thanh trùng bằng tia cực tím. Tuy chỉ mới đưa ra thị trường nhưng chất lượng cùng với mẫu mã đẹp của sản phẩm nên số lượng tiêu thụ của hai sản phẩm này ngày càng tăng . Trong tương lai sản phẩm của công ty không chỉ có mặt tại Nam Định mà còn rất nhiều các tỉnh khác, đó là mục tiêu và cũng là chiến lược sắp tới của công ty. Để thực hiện chiến lược đó công ty đã đầu tư rất nhiều vào quảng cáo,đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ bán hàng thật chuyên nghiệp, có trình độ ca. Đây là giao diện website của công ty ( Sothaco.com.vn).1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.Công ty cổ phần Sơn Thanh là một doanh nghiệp tư nhân có bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ linh hoạt, cơ cấu quản lý của công ty được tổ chức như sau:Đại hội cổ đông :
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty. Đại hội cổ đông quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt, đại hội cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty
Hội đồng quản trị :
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan đại diện cho đại hội cổ đông thực hiện giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị gồm 05 người, trong đó 01 Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và 03 uỷ viên Hội đồng quản trị.
Ban Kiểm soát :
Là Cơ quan giám sát của của Đại hội cổ đông, do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có quyền thanh tra và giám sát tất cả các hoạt động của công ty.
Ban Giám đốc :
Ban Giám đốc của công ty gồm Tổng Giám đốc điều hành chung, phụ trách bộ phận Tài chính và Kinh doanh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất. và các phòng ban liên quan. Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc quản lý và điều hành công ty. Giám đốc là người đại DN theo pháp luật của công ty. Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
Bộ phận:
Tài chính Kế toán: Là cơ quan thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty, là cơ quan tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nhiệm vụ tài chính kế toán của công ty.
Kỹ thuật: Là cơ quan tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mặt công tác nghiên cứu quản lý, khoa học, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công ty, tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và một số lĩnh vực hoạt động khác
Kinh doanh: Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc công ty xác định phương hướng, mục tiêu KD - XNK; nghiên cứu chiến lược KD - XNK trên các lĩnh vực như sản phẩm, thị trường,... tăng cường công tác mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ về KD - XNK theo kế hoạch của công ty.
Phòng còn là cơ quan tham mưu tư vấn cho giám đốc công ty về việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Sản xuất: chịu trách nhiệm về khâu sản xuất sản phẩm, số lượng, mẫu mã, chất lượng của sản phẩm.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty.Là một nhà phân phối lớn của miền Bắc về các sản phẩm bia nước giải khát của các nhãn hiệu tên tuổi, công ty cổ phần Sơn Thanh tổ chức phân phối theo kênh phân phối thẳng từ nhà phân phối đến các đại lý, đây là kênh phân phối hợp lý với quy mô và tiềm lực của công ty.Đối với việc sản xuất nước uống tinh khiết công ty áp dụng kênh phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dung, và từ nhà sản xuất đến các đại lý.II. Phân tích thực trạng thị trường và hoạt động mở rộng thị trường của công ty.2.1, Đặc điểm thị trường nước uống tại Việt Nam.Trong năm 2009, mỗi người tiêu dùng tại Việt Nam chi hơn 28.100 đồng cho nước tinh khiết và hơn 10.200 đồng cho nước khoáng, tăng lần lượt 3,9% và 4,8% so với năm 2008. Dự báo vào cuối năm 2014, thị trường nước uống đóng chai Việt Nam sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009-2014, tổng sản lượng toàn thị trường ước đạt trên 307 triệu lít.Năm 2009, theo kết quả thống kê của Công ty Nghiên cứu Thị trường Datamonitor (Anh), chiếm giữ thế thượng phong ở thị trường nước uống đóng chai Việt Nam là sản phẩm nước tinh khiết, với các thương hiệu Aquafina (PepsiCo), Sapuwa (Công ty Nước uống Tinh khiết Sài Gòn) và Joy (Coca-Cola). Chiếm các mức thị phần thấp hơn là nhãn hiệu thuộc các cơ sở sản xuất theo mô hình gia đình như Evitan, Hello, Alive, Aquaquata, Bambi.
Với mức tiêu thụ khoảng 3 lít/người/năm, được Datamotitor đánh giá là một trong những thị trường nước giải khát không cồn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, rõ ràng, cơ hội đẩy mạnh phát triển cho các thương hiệu nước đóng chai trong năm 2011 và những năm tới là không hề ít.2.2, Đặc điểm của thị trường nước giải khát tại Việt Nam.Xu hướng tiêu dùng đối với mặt hàng nước giải khát đang có sự chuyển dịch rõ ràng sang các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên như trái cây, trà xanh... Dự đoán, thị trường nước giải khát Tết này, nước uống có gas giảm tỷ trọng, ngoại trừ... bia. Bia, trà thảo mộc thắng thế .Hiện bia 333 giữ mức giá 210.000đ/thùng, Heineken thường đã tăng từ 320.000đ - 330.000đ/thùng, bia xuất xứ Hà Lan dung tích 500ml tăng lên 550.000đ/thùng. Tiger khoảng 225.000đ/thùng. Bia chai Sài Gòn đỏ có mức giá rất cao, khoảng 150.000đ/két, tăng 20.000đ/két kể từ đầu tháng một đến nay. Theo các cửa hàng kinh doanh nước giải khát, việc lấy hàng đã dễ dàng hơn, nhưng do nhu cầu tăng cao nên họ tranh thủ tăng giá. Quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp, cho thấy: sản lượng bia của Việt Nam năm 2010 sẽ lên đến 3,5 tỷ lít. Điều này cũng lý giải vì sao kế hoạch sản xuất bia của các nhà máy luôn tăng. Riêng một khảo sát của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát VN mới đây cho rằng: chiếm lĩnh thị trường nước giải khát có gas hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola và Pepsi Cola. Tuy nhiên, gần đây, những thương hiệu nước không gas mới xuất hiện như Tân Hiệp Phát, Tribeco, Bidrico Wonderfarm... đã làm thay đổi tình hình, có khả năng làm giảm tỷ trọng đáng kể nước giải khát có gas.2.3, Thực trạng công tác tiêu thụ và mở rộng thị trường của công ty cổ phần Sơn Thanh.2.3.1. Thị trường kinh doanh của công ty.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là đòi hỏi tất yếu của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Thị trường tiêu thụ là việc sống còn đối với công ty .Đối với công ty cổ phần Sơn Thanh, thị trường miền Bắc là thị trường truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để có những điều đó ban lãnh đạo công ty luôn coi trọng, đẩu tư thích đáng cho việc mở rộng thị trường.
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Nước tinh khiết
Bia rượu, nước giải khát
Nước tinh khiết
Bia rượu, nước giải khát
Nước tinh khiết
Bia rượu, nước giải khát
Sản phẩm tiêu thụ
Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm gần đây.2.3.2. Công tác nghiên cứu thị trường.Đây là công việc đầu tiên trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, công việc này phải được đặt trước hoạt động sản xuất, sản phẩm. Kết quả của hoạt động này cung cấp cho công ty những thông tin về số lượng sản phẩm, chất lượng mẫu mã, cơ hội và nguy cơ trong thị trường nước uống, để từ đó công ty đưa ra những quyết định hợp lý cho mình. Trong công tác nghiên cứu thị trường, công ty đã tìm đến các cửa hàng làm đại lý phân phối cũng như giới thiệu sản phẩm, điều tra và nghiên cứu thị trường. Hiện nay mạng lưới cửa hàng của công ty trải rộng trong địa bàn tỉnh Nam Định, tới đây công ty xúc tiến mở rộng các cửa hàng đại lý sang các tỉnh khác.2.3.3, Công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ.Công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ của công ty còn khá đơn giản, chỉ sử dụng các cửa hàng làm trung gian để giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty được thực hiện chủ yếu qua kênh phân phối gián tiếp. Trong kênh này công ty đã sử dụng cửa hàng để giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và thu thập,lưu trữ các thông tin về thị trường gửi về công ty, tiến hành các hoạt động sau bán hàng như giao hàng đến tận nơi, đổi hàng khi có sai sót.III. Những đánh giá về kết quả hoạt động tiêu thụ và mở rộng thị trường của công ty.3.1. Những điểm mạnh trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.Trong thời gian qua công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đã có những tiến bộ vượt bậc, sản phẩm của công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng về độ an toàn, cũng như mẫu mã của sản phẩm.Công ty đã nâng cao hiệu quả chất lượng , dịch vụ hỗ trợ trước và sau khi bán.Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng Iso 9001:2000 và hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP trong tổ chức quản lý chất lượng và sản xuất.Phương thức thanh toán đa dạng: tiền mặt, chuyển khoản.Đời sống vật chất của nhân viên ngày càng được nâng cao.Để có được thành công trong suốt những năm qua, chính là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty.Cùng với sự đổi mới công nghệ nhăm nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm. Đến nay sản phẩm của công ty đã được rất nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp khác biết đến, tạo niềm tin lớn trên thị trường, và niềm tin đối với khách hàng.3.2, Những hạn chế cần khắc phục trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.Công tác nghiên cứu thi trường chưa phát huy tác dụng là “kim chỉ nam” cho hoạt động tiêu thụ, các hoạt động điều tra thu thập, xử lý thông tin thị trường chưa được chú ý, còn thụ động, yếu kém, chưa có sự quan tâm đúng mức và đọ chính sác chưa cao. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về công tác nghiên cứa thị trường. Đội ngũ cán bộ chuyên môn trong công tác tiêu thụ sản phẩm còn thiếu, đặc biệt là đội ngũ nghiên cứu thị trường.
Quản lý thông tin còn yếu kém, thông tin thu thập được sử lý chậm, thiếu chính xác, gây khó khăn trong hoạch định kế hoạch tiêu thụ cũng như các đối sách tình thế khi có sự biến động của thị trường.3.3. Nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty.Hiện nay công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nước uống, một thị trường tiềm năng nhưng đầy rẫy sự cạnh tranh. Xuất phát là một công ty nhỏ, và mới đối với thị trường này thì việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn đối với công ty.Mặt khác công ty chưa có chiến lược tiêu thụ sản phẩm cụ thể, nên chưa công ty thường bị động đối với nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa trong công tác quảng cáo công ty còn nhiều hạn chế, do chỉ dùng những phương thức quảng cáo truyền thống như báo chí, tờ rơi nên sản phẩm của công ty không theo kịp với sự thay đổi của thị trường gây khó khăn cho công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Chương II.
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường của công ty thông qua thương mại điện tử.
I, Nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 của công ty.1.1, Dự báo thị trường.Trên cơ sở những số liệu thu thập được ở công tác nghiên cứu thị trường công việc tiếp theo là công ty tiến hành dự báo thị trường sản phẩm nước uống tinh khiết, cũng như dự báo về sức mua của khách hàng, tìm kiếm nhà sản xuất để trở thành nhà phân phối độc quyền. Công ty tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng tốc phát triển bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, phân phối, tìm kiếm, mở rộng khách hàng,thị trường mới trong và ngoài nước.
1.2, Kế hoạch nhiệm vụ của công ty. Mục tiêu của SOTHACO là trở thành một tập đoàn phát triển đa ngành, một thương hiệu có tầm khu vực và quốc tế. Chiến lược phát triển kinh doanh của SOTHACO dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tự động phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Nghiên cứu phát triển các sản phẩm Rượu và Đồ uống chất lượng cao, phù hợp thị hiếu. Hướng đến việc nghiên cứu sản xuất các sản phẩm đồ uống và thực phẩm chức năng có giá trị dinh dưỡng và tỉ suất lợi nhuận cao.
Mở rộng thị phần các thị trường hiện tại và phát triển thêm thị trường mới.
Xây dựng thương hiệu SOTHACO và các thương hiệu sản phẩm.
Nghiên cứu, thực nghiệm, xúc tiến các dự án phát triển mới trong các lĩnh vực: Nhà hàng, dịch vụ, du lịch…2. Ý nghĩa vai trò của việc mở rộng thị trường đối với công ty thông qua thương mại điện tử đối với công ty. Trong điều kiện nền kinh tế mới, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, đẩy mạnh sự phân công lao đông quốc tế, thương mại trở thành cầu nối, thành công cụ thu hút nguồn lực bên ngoài biến nó thành nội lực của dân tộc, quốc gia hoặc qua con đường này lợi dụng lợi thế so sánh để nhân nội lực. Sự ra đời của hình thức thương mại mới, thương mại điện tử đã đánh dấu một bước phát triển mới trong nền kinh tế Việt Nam.Các phương tiện điện tử như Internet/web giúp