Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đến năm 2010

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài: Dân số đóng vai trò hai mặt trong quá trình phát triển. Một mặt dân số là lực lượng tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ cho xã hội. Mặt khác, dân số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ xã hội. Ở những nơi tài nguyên và nguồn vốn sẵn có, dân số và lao động khan hiếm, việc tăng dân số và lao động có vai trò thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế. Ngược lại, ở những nơi kém phát triển, dân số đông, trong khi đất đai, tài nguyên và nguồn vốn hạn hẹp thì khó có khả năng sử dụng lao động một cách đầy đủ và có hiệu qủa. Tăng dân số ở những vùng như vậy chỉ làm tăng thêm số người tiêu thụ, hạn chế tích luỹ và do đó tất yếu sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và khó có khả năng nâng cao mức sống cho dân cư. Bảo Yên là huyện miền núi, với khoảng 90% dân số sống ở vùng nông thôn, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại. Tỷ lệ sinh hàng năm còn ở mức cao so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt khan hiếm. Đất có khả năng đưa vào sản xuất(cả đất nông nghiệp, lâm nghiệp) bình quân đầu người thấp. Các nguồn vốn đầu tư hàng năm đều trông chờ vào nhà nước thông qua các chương trình dự án; Vì vậy thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ(Dân số - kế hoạch hoá gia đình), hạn chế mức sinh, giảm áp lực gia tăng dân số tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho dân cư trong giai đoạn này đối với huyện là hết sức cần thiết. Để góp phần vào sự thành công công tác Dân số - KHHGĐ ở địa phương, em xin chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu. 2.Nhiệm vụ của đề tài: Trên cở sở nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mac-Lê Nin, của Đảng và Nhà nước ta về công tác Dân số - KHHGĐ, từ đó làm rõ thực trạng công tác DS-KHHGD ở huyện Bảo Yên, chỉ ra được những việc đã làm được, việc chưa làm được; Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công và hạn chế trong quá trình triển khai các hoạt động của chương trình. Đề ra những giải pháp phù hợp triển khai có hiệu qủa chương trình Mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ ở địa phương. 3.Mục đích – Yêu cầu: Đề tài phải đảm bảo tính lý luận và thực tiễn cao, đánh giá đứng thực trạng công tác Dân số - KHHGĐ ở huyện và đề ra được những giải pháp phù hợp có thể áp dụng vào trong điều kiện của huyện trong giai đoạn hiện nay. 4.Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp luận chung: Vận dụng những nguyên lý, quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lê Nin của đảng ta vào qúa trình phân tích, đánh giá các mặt hoạt động cụ thể của công tác Dân số -KHHGĐ ở địa phương. * Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê số liệu; Đặc biệt là phương pháp tổng hợp- phân tích so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5.Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài gồm 3 chương. Chương I: Một số vấn đề lý luận chung. Chương II: Thực trạng công tác DS-KHHGĐ. Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên đến năm 2010.

docx61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài: Dân số đóng vai trò hai mặt trong quá trình phát triển. Một mặt dân số là lực lượng tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ cho xã hội. Mặt khác, dân số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ xã hội. Ở những nơi tài nguyên và nguồn vốn sẵn có, dân số và lao động khan hiếm, việc tăng dân số và lao động có vai trò thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế. Ngược lại, ở những nơi kém phát triển, dân số đông, trong khi đất đai, tài nguyên và nguồn vốn hạn hẹp thì khó có khả năng sử dụng lao động một cách đầy đủ và có hiệu qủa. Tăng dân số ở những vùng như vậy chỉ làm tăng thêm số người tiêu thụ, hạn chế tích luỹ và do đó tất yếu sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và khó có khả năng nâng cao mức sống cho dân cư. Bảo Yên là huyện miền núi, với khoảng 90% dân số sống ở vùng nông thôn, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại. Tỷ lệ sinh hàng năm còn ở mức cao so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt khan hiếm. Đất có khả năng đưa vào sản xuất(cả đất nông nghiệp, lâm nghiệp) bình quân đầu người thấp. Các nguồn vốn đầu tư hàng năm đều trông chờ vào nhà nước thông qua các chương trình dự án; Vì vậy thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ(Dân số - kế hoạch hoá gia đình), hạn chế mức sinh, giảm áp lực gia tăng dân số tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho dân cư trong giai đoạn này đối với huyện là hết sức cần thiết. Để góp phần vào sự thành công công tác Dân số - KHHGĐ ở địa phương, em xin chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu. 2.Nhiệm vụ của đề tài: Trên cở sở nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mac-Lê Nin, của Đảng và Nhà nước ta về công tác Dân số - KHHGĐ, từ đó làm rõ thực trạng công tác DS-KHHGD ở huyện Bảo Yên, chỉ ra được những việc đã làm được, việc chưa làm được; Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công và hạn chế trong quá trình triển khai các hoạt động của chương trình. Đề ra những giải pháp phù hợp triển khai có hiệu qủa chương trình Mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ ở địa phương. 3.Mục đích – Yêu cầu: Đề tài phải đảm bảo tính lý luận và thực tiễn cao, đánh giá đứng thực trạng công tác Dân số - KHHGĐ ở huyện và đề ra được những giải pháp phù hợp có thể áp dụng vào trong điều kiện của huyện trong giai đoạn hiện nay. 4.Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp luận chung: Vận dụng những nguyên lý, quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lê Nin của đảng ta vào qúa trình phân tích, đánh giá các mặt hoạt động cụ thể của công tác Dân số -KHHGĐ ở địa phương. * Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê số liệu; Đặc biệt là phương pháp tổng hợp- phân tích so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5.Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài gồm 3 chương. Chương I: Một số vấn đề lý luận chung. Chương II: Thực trạng công tác DS-KHHGĐ. Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên đến năm 2010. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. Dân số và kế hoạch hoá gia đình(DS&KHHGĐ): 1. Khái niệm Dân số và KHHGĐ: * Dân số: Là dân cư được xem xét dưới đặc tính quy mô, cơ cấu thì đây chính là dân số.(1) * Kế hoạch hoá gia đình: (KHHGĐ) theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới(WHO): Bao gồm những thực hành giúp cho những cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được những mục tiêu: Tránh những trường hợp sinh không mong muốn; Đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn; Điều hoà khoảng cách giữa các lần sinh; Chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố, mẹ. (2) 2.Vai trò của công tác dân số-KHHGĐ đối với sự phát triển của xã hội: Vai trò chủ yếu và quan trọng của công tác Dân số-KHHGĐ là thực hiện 1 Giáo trình Dân số và phát triển- NXB Nông Nghiệp 2003. 2 Tập bài giảng về công tác DS-KHHGĐ của TTDS-TĐHKTQD. công tác quản lý dân số thực chất là điều tiết mức sinh thông qua các hoạt động chương trình KHHGĐ để tạo ra quy mô, cơ cấu dân số ổn định phù hợp với điều kiện điạ lý, kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ; Là cở sở quan trọng nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Đồng thời thực hiện tốt công tác Dân số -KHHGĐ còn là cơ sở thực hiện các chính sách xã hội như thực hiện công bằng xã hội, giải quyết các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, giảm được chi phí do hạn chế được mức sinh, tăng tích luỹ cho xã hội, là nguồn lực đáng kể để đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho dân cư. 3. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin, các hội nghị quốc tế và của Đảng, Nhà nứơc ta về công tác Dân số-KHHGĐ: 3.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lê Nin: Khi bàn về quá trình dân số, quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin hoàn toàn đối lập với luận điểm của học thuyết MalThus. Ông cho rằng dân số không đơn thuần chỉ là số dân, mà còn bao hàm cả chất lượng dân cư, hàm chữa những nhân tố nội sinh, có mối quan hệ và chịu tác động đa chiều của các điều kiện tự nhiên và xã hội. Dân số phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tồn tại trong mọi hình thái kinh tế - xã hội. Dân số và tái sản xuất dân số là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Bản chất của quá trình dân số, như( sinh, tử, di dân) trước hết mang tính kinh tế-xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội chỉ phù hợp với một lượng dân cư nhất định và ông cho rằng: “ Các điều kiện của một xã hội hay nói cách khác là các hình thái kính tế-xã hội chỉ có thể phù hợp với một lượng dân số nhất định. Trong một hình thái kinh tế-xã hội các điều kiện sản xuất, trình độ của lực lượng sản xuất sẽ xác định số lượng tối ưu và tương ứng” (1). Tán thành với quan điểm của chủ nghĩa Mac, Ph Ăng Ghen cho rằng: “ theo quan điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử, suy cho cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp, nhưng bản thân sự sản xuất có hai loại. Một mặt sản xuất ra tư liệu trong sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nhà ở và những dụng cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó. Mặt khác là sản xuất ra chính bản thân con người; là sự truyền giống nòi. Những thiết chế xã hội trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định. Một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” (2). 1,2 C.Mác-Ph Ănghen tuyển tập, tập 6 Theo Lê Nin thì “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”(1) Như vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin, dân số phát triển có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều vào chính qúa trình dân số của quốc gia ấy. Các hành vi dân số của mọi cộng đồng dân cư lại tương hợp với một trình độ phát triển kinh tế - xã hội( cả về kinh tế, văn hoá- xã hội, giáo dục y tế, tâm lý, phong tục tập quán lối sống ….) của chính cộng đồng dân cư ấy.Ph Ăng Ghen chỉ rõ: Xã hội nào làm được việc điều chỉnh sự sinh sản ra con người như đã điều chỉnh kinh tế thì mới có thể lãnh đạo chủ động xã hội.(2) 3.2.Quan điểm của các hôị nghị quốc tế: Cho đến nay, thế giới đã trải qua 5 kỳ hội nghị quốc tế về vấn đề dân số. Trong đó hai kỳ họp vào năm 1954 tại RoMa(ItaLia) và năm 1965 tại Beôgrat(Nam Tư cũ) mang tính trất chao đổi khoa học chuyên nghành. Ba kỳ họp tiếp theo được Liên Hiệp Quốc tổ chức vào các năm 1974 tại BCucaret(Rumani), năm 1984 tại Mêhicô CiTy(Mêhicô) và năm 1994 tại Cairo(Ai Cập), các hội nghị này đã chuyển hướng từ việc trao đổi thông tin khoa học sang thiết lập các chính sách và chương trình nhằm giải quyết vần đề gia tăng dân số quá nhanh và coi sự bùng nổ dân số như hiện tượng toàn cầu. Quan điểm của các hội nghị này được thể hiện rõ như sau: Hội nghị quốc tế Bcucarét có 136 nước tham gia: Quan điểm nổi bật của nhiều nước đang phát triển tại hội nghị này là: Phát triển là việc tránh thai tốt nhất các nước đang phát triển đã nhận thấy những tác động tiêu cực của sự gia tăng dân số nhanh ngay ở tại quốc gia mình. Đồng thời các quốc gia đang phát triển cũng nhẫn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo sự phân phối công bằng hơn các nguồn lực kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Hội nghị quốc tế Mêhicô CiTy năm 1984, có 146 nước tham gia. Hôị nghị này tiến hành trong giai đoạn khi các chương trình KHHGĐ đã đạt được những thành tựu khá quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giảm sinh và thực hiện quy mô gia đình ít con trên thế giới. Vấn đề trọng tâm tại hội nghị này là tìm kiếm các mô hình thích hợp cho các nỗ lực phát triển kinh tế và KHHGĐ, nhằm đạt đến các mục tiêu dân số của các quốc gia. Hội nghị quốc tế Cai rô năm 1994, có 180 nước tham gia. Hội nghị đề ra 1,2, C.Mac-Ph Ăng ghen tuyển tập, tập 6. chương trình hành động cho 20 năm, vấn đề trọng tâm của chương trình hành động là đề ra chiến lược mới; Trong đó nhấn mạnh đến mới liên hệ tổng thể giữa dân số và phát triển; Đặt ra các mục tiêu đáp ứng các nhu cầu cá nhân của cả phụ nữ và nam giới, chứ không giới hạn bởi các mục tiêu nhân khẩu học thuần tuý, như giảm mức sinh hay thúc đẩy quy mô gia đình ít con. Nguyên tắc của chương trình hành động khẳng định con người là trung tâm của những mối quan tâm đối với phát triển bền vững; Vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, có giá trị nhất của mọi dân tộc. Quyền phát triển phải được thực hiện để đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia ngay hiện tại và trong tương lai. Loại trừ những hình mẫu sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững; đồng thời tăng cường các chính sách thích hợp, kể cả các chính sách liên quan đến dân số. Thực hiện công bằng và bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ nữ, loại bỏ tình trạng bạo lực chống lại phụ nữ. Đảm bảo cho phự nữ có khả năng kiểm soát vấn đề sinh đẻ của mình, đây chính là hòn đá tảng của chương trình dân số và phát triển. Các nước cần tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói chung, trong đó có sức khoẻ sinh sản-KHHGĐ và sức khoẻ tình dục dựa trên cơ sở bình đẳng nam, nữ. Các nguyên tắc cũng khẳng định lại quyền của các cặp vợ chồng và cá nhân được quyền tự quyết định số lần sinh và khoảng cách giữa các lần sinh, đồng thời có quyền được yêu cầu cung cấp các thông tin và các phương tiện KHHGĐ để họ thực hiện điều này. Các nguyên tắc cũng nhấn mạnh gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, nên cần thường xuyên được củng cố, đồng thời công nhận các hình thức khác nhau, tuỳ thuộc theo các nền văn hoá, kinh tế, chế độ chính trị - xã hội khác nhau. 3.3.Quan điểm của đảng và nhà nước ta: Nghị quyết IV, ban chấp hành TW Đảng khoá VII chỉ rõ “ sự gia tăng dân số qúa nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt chí tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục cứ diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”. Vì vậy làm tốt công tác Dân số-KHHGĐ, thực hiện gia đình ít con giảm nhanh tỷ lệ phát triển dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số là vấn đề rất quan trọng và bức xúc đối với nước ta. Đảng và Nhà nước ta thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo như sau. Công tác dân số- KHHGĐ là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế-xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Giải pháp cơ bản thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ là vận động, tuyên truyền và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân; Có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện KHHGĐ. Đầu tư cho công tác Dân số-KHHGĐ là đầu tư mang lại hiệu qủa trực tiếp rất cao. Nhà nước cần tăng mức chi ngân sách cho công tác Dân số-KHHGĐ, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Huy động lực lượng toàn xã hội tham gia công tác Dân số-KHHGĐ, đồng thời phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu, đảm bảo cho các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu qủa đến tận người dân. Để đạt được mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng và chính quyền các cấp phải lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ theo chương trình 4. Khái quát về hệ thống chính sách dân số Việt Nam trong thời gian qua. Theo thời gian, dựa vào đặc điểm tình hình phát triển, có thể chia quá trình hình thành và phát triển chính sách dân số thành 3 thời kỳ: Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1975 Thời kỳ này đất nước tạm bị chia cắt thành hai miền, chương trình dân số và KHHGĐ mới chỉ triển khai ở miền Bắc với những nội dung chủ yếu được Chính phủ ban hành trong ba văn bản quan trọng: - Quyết định số 216/CP ngày 26-12-1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. - Chỉ thị số 99/TTg ngày 13-05-1970 của Hội đồng Chính phủ về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. - Ngay từ đầu các văn bản đã chú ý tới số lượng, chất lượng dân số và sức khoẻ của nhân dân, hạnh phúc của gia đình: “Vì sức khoẻ của bà mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận trong gia đình và để nuôi dậy con cái chú đáo”. Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1984 Sau ngày thống nhất đất nước, số dân cả nước đã xấp xỉ 48 triệu người, gần gấp đôi số dân năm 1955. Trong thời kỳ này, công tác dân số và KHHGĐ được triển khai trong phạm vi cả nước, với xu hướng đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch thông qua hai chỉ thị của Chính phủ. - Chỉ thị số 265/CP ngày 12-8-1981 của Hội đồng Chính phủ về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong phạm vi cả nước. - Chỉ thị số 29/HĐBT ngày 12-8-1-1981 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong 5 năm (1981-1985). Sau một thời gian tạm lắng, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch lại được phát động sôi nổi và được triển khai rộng khắp trên toàn quốc để chuẩn bị cho sự phục hưng nền kinh tế thông qua Đại hội lần thứ IV và thứ V của Đảng. Thời kỳ từ năm 1984 đến nay. Trong thời kỳ này, đặc biệt là năm 1993 đến nay, công tác DS-KHHGĐ có bước phát triển vượt bậc và đạt đến đỉnh cao về nội dung, cách làm, kinh phí và tổ chức bộ máy thực hiện. Nhiều văn bản quan trọng về công tác DS-KHHGĐ đã được ban hành, trong đó có các văn bản chủ yếu sau: - Quyết định số 162/HĐBT ngày 18-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách DS-KHHGĐ. - Nghị định số 193/HĐBT ngày 19-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Uỷ ban quốc gia Dân số-KHHGĐ. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tháng 1-1993 về chính sách DS-KHHGĐ. -Quyết định số 270/TTg ngày 3-6-1993 của Thủ tướng Chính phủ về về phê duyệt chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000. -Nghị định 42/CP ngày 21-6-1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề nối làm việc của Uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ. Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 6-3-1995 của Ban bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chính sách DS-KHHGĐ. - Chỉ thị số 37/TTg ngày 17-1-1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000. Nghị quyết lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương (khoá VII) về chính sách dân số, chiến lược dân số và kế hoạch gia đình đến năm 2000; Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 đã đánh dấu một bước phát triển mới, cao hơn, hệ thống hơn, sấu sắc hơn về tư tưởng của Đảng đối với vấn đề dân số. Để tỏ rõ sự quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu về phát triển dân số; Ngày 09-01-2003 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh dân số; Ngày 22-03-2005 Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; Ngày 10-01-2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW cuả Bộ chính trị; Ngày 03-10-2006 Chính phủ ban hành nghị định số 114/2006/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm sử phạt hành chính về Dân số, gia đình và Trẻ em. Các văn bản này là mốc quan trọng trên con đường tiến tới mục tiêu ổn định dân số. Các văn bản này phản ánh một cách toàn diện chính sách Dân số Việt Nam, nêu rõ mục tiêu, quam điểm, trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. II: Công tác DS-KHHGĐ. 1: Những nhóm nhân tố ảnh hưởng tới công tác DS-KHHGĐ Công tác Dân số-KHHGĐ thực chất là quản lý các quá trình dân số, như sinh, chết, di cư, do vậy các nhân tố tác động tới mức sinh, chết, di cư đều ảnh hưởng sâu sắc tới công tác Dân số-KHHGĐ. Để công tác Dân số-KHHGĐ đạt hiệu qủa mong muốn, ta cần hiểu đúng và đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp tác động phù hợp. 1.1.Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mức sinh: Mức sinh không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng, mà còn chịu ảnh hưởng lớn bởi một loạt yếu tố khác như tuổi kết hôn, khoảng cách giữa các lần sinh, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng, ý muốn và số con của các cặp vợ chồng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, việc sử dụng các biện pháp tránh thai… 1.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mức chết: Chết là hiện tượng tự nhiên, là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi cơ thể sống. Tuy nhiên mức chết phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là trình độ đạt được về mặt y học. Trong lĩnh vực dân số, sinh và chết là hai yếu tố chủ yếu của quá trình tái sản xuất dân số. Sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; thông thường đối với các nước chậm phát triển, giai đoạn đầu tỷ lệ chết tỷ lệ thuận với tỷ lệ sinh ( mức sinh cao và mức chết cũng cao). Mức chết có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô, cơ cấu dân số/ 1.3. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới di dân: Cùng với sinh và chết, di dân cũng ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ phát triển dân số và những đặc trưng về cấu trúc của dân số. Di dân là hiện tượng rất phức tạp, chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, như văn hoá, kinh tế, chính trị - xã hội. 1.4. Nhóm chính sách dân số: Trong bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng tới công tác dân số - KHH GĐ thì nhóm chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến tất cả các nhân tố của ba nhóm trên nhằm quản lý dân số, điều tiết mức sinh, giảm nhanh mức chết và ổn định dân cư. + Chính sách tác động tới mức sinh: chính sách này được chia thành hai loại: khuyến khích và hạn chế sinh. Chính sách khuyến khích sinh: Trong thời xa xưa, khi mức chết còn quá cao, hầu hết các nước đều khuyến khích sinh. Coi dân số đông là sức mạnh của quốc gia, kích thích sản xuất phát triển, tăng của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay, những nước phát triển dân số tăng chậm, khả năng phát triển sản xuất lớn nên thường khuyến khích sinh. Việt Nam là nước có nhiều tộc người, trong đó có những tộc người chỉ có vài trăm người, do vậy nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích những tộc người này tăng mức sinh để đảm bảo duy trì và bảo tồn nòi giống. Chính sách hạn chế sinh: đa số các nước đang phát triển hiện nay do dân số tăng quá nhanh, khả năng phát triển sản xuất có hạn, đời sống nhân dân còn thấp đều tìm cách để hạn chế mức sinh trong đó có Việt Nam. + Chính sách tác động tới giảm tỷ lệ tử vong: Đây là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Trong chương trình hành động toàn thế giới về lĩnh vực dân số đã coi nâng cao tuổi thọ bình quân của người dân trên cơ sở giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tỷ lệ tử vong ở trẻ em là mục tiêu hàng đầu. Nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội và nhân văn. Để giảm tỷ lệ
Luận văn liên quan