Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dầu nhờn của công ty dầu nhờn Petrolimex

Nền kinh tế nước ta đang ở giai đầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo sự vận hành của cơ chế thị trường đã mở ra một thời kỳ mới đầy những cơ hội phát triển cũng như là những thách thức lớn lao cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam. Một tất yếu kinh tế - một vấn đề thời sự nổi bật nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đó là cạnh tranh. Bởi vì, bất luận ở lĩnh vực nào, ngành hàng nào, thị trường đều có sự chia cắt bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp không bao giờ chỉ thoả mãn với phần thị trường đã chiếm lĩnh được (vì như vậy có nghĩa là chấp nhận bị tiêu diệt - điều này rất nguy hiểm), mà luôn tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Và vì vậy, xây dựng một chiến lược cạnh tranh vơí những công cụ, biện pháp thích hợp nhằm tăng sức cạnh tranh là cơ sở đảm bảo giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Công ty Dầu nhờn Petrolimex (PLC ) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex ) chuyên kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ nhờn và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa đường, hoá chất. Qua gần 5 năm hoạt động và phát triển, công ty đã tìm cho mình một vị trí khá ổn định trên thị trường dầu mỡ nhờn. Tuy nhiên, hiện nay, công ty đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía trên thị trường dầu mỡ nhờn tại Viêt Nam với sự tham gia của các doanh nghiệp có tiếng trong và ngoài nước như: Castrol, Shell, Esso, Vidamo. Để tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, công ty cần phải nghiên cứu tìm ra một hướng đi phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Có nâng cao sức cạnh tranh, công ty mới có thể chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh, đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.   Bắt đầu từ ý tưởng này, sau một thời gian thực tập tại Công ty Dầu nhờn Petrolimex, em đã quyết định chọn đề tài '' Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dầu nhờn của công ty Dầu nhờn Petrolimex " là đề tài nghiên cứu của mình. Để có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình, công ty Dầu nhờn Petrolimex có thể sử dụng nhiều giải pháp khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, em xin được trình bày một số giải pháp chủ yếu. Bản chuyên đề gồm 3 phần: Lời mở đầu Phần I: Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. Phần II: Đánh giá sức cạnh tranh dầu mỡ nhờn trong lĩnh vực tiêu thụ ở công ty PLC. Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh dầu mỡ nhờn trong lĩnh vực tiêu thụ ở công ty PLC. Kết luận.

doc84 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dầu nhờn của công ty dầu nhờn Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta đang ở giai đầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo sự vận hành của cơ chế thị trường đã mở ra một thời kỳ mới đầy những cơ hội phát triển cũng như là những thách thức lớn lao cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam. Một tất yếu kinh tế - một vấn đề thời sự nổi bật nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đó là cạnh tranh. Bởi vì, bất luận ở lĩnh vực nào, ngành hàng nào, thị trường đều có sự chia cắt bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp không bao giờ chỉ thoả mãn với phần thị trường đã chiếm lĩnh được (vì như vậy có nghĩa là chấp nhận bị tiêu diệt - điều này rất nguy hiểm), mà luôn tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Và vì vậy, xây dựng một chiến lược cạnh tranh vơí những công cụ, biện pháp thích hợp nhằm tăng sức cạnh tranh là cơ sở đảm bảo giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Công ty Dầu nhờn Petrolimex (PLC ) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex ) chuyên kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ nhờn và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa đường, hoá chất. Qua gần 5 năm hoạt động và phát triển, công ty đã tìm cho mình một vị trí khá ổn định trên thị trường dầu mỡ nhờn. Tuy nhiên, hiện nay, công ty đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía trên thị trường dầu mỡ nhờn tại Viêt Nam với sự tham gia của các doanh nghiệp có tiếng trong và ngoài nước như: Castrol, Shell, Esso, Vidamo... Để tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, công ty cần phải nghiên cứu tìm ra một hướng đi phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Có nâng cao sức cạnh tranh, công ty mới có thể chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh, đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Bắt đầu từ ý tưởng này, sau một thời gian thực tập tại Công ty Dầu nhờn Petrolimex, em đã quyết định chọn đề tài '' Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dầu nhờn của công ty Dầu nhờn Petrolimex " là đề tài nghiên cứu của mình. Để có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình, công ty Dầu nhờn Petrolimex có thể sử dụng nhiều giải pháp khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, em xin được trình bày một số giải pháp chủ yếu. Bản chuyên đề gồm 3 phần: Lời mở đầu Phần I: Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. Phần II: Đánh giá sức cạnh tranh dầu mỡ nhờn trong lĩnh vực tiêu thụ ở công ty PLC. Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh dầu mỡ nhờn trong lĩnh vực tiêu thụ ở công ty PLC. Kết luận. Đây là một đề tài mới, nội dung nghiên cứu rộng, song với sự cố gắng của bản thân, đề tài đã được hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS-PTS Nguyễn Duy Bột cùng các cô chú, anh chị trong công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. -==&==- I - Tính tất yếu và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thi trường: 1.Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là nền kinh tế chủ yếu được điều tiết bởi thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì, xản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, và nó đều chịu sự tác động của các quan hệ cung cầu, quan hệ cạnh tranh và giá cả thị trường. Một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường đó là: bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Vậy cạnh tranh là gì ? Theo Marx " Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch ". Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh ), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là " sự ganh đua, sự kình định giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình ". Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trường và khách hàng. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường. Đối với người mua, họ muốn mua được loại hàng hoá có chất lượng cao, với một mức giá rẻ. Còn ngược lại, các doanh nghiệp bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình. Vì mục tiêu lợi nhuận, họ phải giảm chi phí và tìm cách giành giật khách hàng và thị trường về phía mình. Và như vậy, cạnh tranh sẽ xảy ra. Cạnh tranh là một điều tất yếu của thị trường. Các doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp. Do vậy, cạnh tranh là tất yếu của nền kinh tế thị trường, là một phương thức vận động của thị trường. Nói đến thị trường cũng có nghĩa là nói tới sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế. Không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường. Do vậy, quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp buộc phải tuân theo những quy luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường hay có thể nói cơ chế thị trường là vũ đài cạnh tranh, là nơi gặp gỡ của các đối thủ cạnh tranh (các doanh nghiệp), mà kết quả sẽ là một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi một số doanh nghiệp khác vẫn tồn tại và phát triển hơn nữa. Quy luật chọn lọc nghiệt ngã thông qua cạnh tranh của thị trường đã chia các doanh nghiệp thành hai nhóm: nhóm năng động và nhóm trì trệ. Điều đó đặt ra cho những doanh nghiệp đang yếu kém và lúng túng phải nhanh chóng thích nghi, vì nếu thích nghi được thì đó là cơ hội để phát triển và ngược lại, nếu không thích nghi thì đó là dấu hiệu của sự phá sản. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đạt được một trình độ cạnh tranh cao là con đường đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp được phân thành nhiều loại khác nhau. Nhưng xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia làm 2 loại: Cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh trong nội bộ ngành. Để giành lợi thế trên thị trường, các doanh nghiệp phải nắm vững các loại cạnh tranh này để xác định đúng đối thủ cạnh tranh, từ đó lựa chọn chính xác vũ khí cạnh tranh phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mình. Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc đấu tranh giữa các nhà doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra và đầu tư vốn vào ngành có lợi nhất cho sự phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận. Sau một thời gian nhất định, sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này, vô hình chung hình thành lên sự phân phối vốn hợp lí giữa các ngành sản xuất, dẫn đến kết quả cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau. Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ, một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá cả thị trường đồng nhất đối với hàng hoá dịch vụ cùng loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hoá dịch vụ đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi họat động của mình trên thị trường, những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu tối cao và duy nhất trong kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì đó là thu nhập hiện tại của chủ sở hữu doanh nghiệp và là tiền đề để hiện đại hoá và phát triển doanh nghiệp, tạo thu nhập trong tương lai cho họ. Bên cạnh đó, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng hoá, cạnh tranh trên thị trường là không tránh khỏi vì đó là cuộc cạnh tranh vì lợi ích vật chất giữa các doanh nghiệp với nhau. Và như vậy, cạnh tranh lành mạnh là như là một động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học kĩ thuật, quản lí, là điều kiện để giáo dục tính tháo vát, năng động, nhậy bén và óc sáng tạo của các nhà doanh nghiệp. 2. Vai trò của cạnh tranh đối với quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp: Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cội nguồn của sự cạnh tranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểu dáng, nhiều thành phần kinh tế, nhiều người hoạt động sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích. Ai cảm nhận thấy đích thì người đó trở thành nhịp cầu cho các đối thủ vượt lên phía trước. Chạy đua về mặt kinh tế phải luôn luôn ở phía trước để tránh những trận đòn của người chạy phía sau, và không phải chỉ để thắng một trận tuyến giữa các đối thủ mà là để thắng trên hai trận tuyến. Đó là cạnh tranh giữa những người mua với người bán và cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh giữ vai trò làm cho giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm xuống, nhưng chất lượng hàng hoá dịch vụ ngày càng cao, phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất kinh doanh hàng hoá và khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp. Điều này đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải giảm chi phí đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù điều này là phù hợp với lợi ích lâu dài của xã hội, song cũng làm cho một số doanh nghiệp bị phá sản và nạn thất nghiệp không thể khắc phục được. Cạnh tranh là công cụ để tước quyền thống trị về kinh tế trong lịch sử. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Đồng thời cạnh tranh cũng buộc các doanh nghiệp phải nắm bắt thông tin kịp thời, bắt được những thời cơ hấp dẫn. Cạnh tranh đã tạo ra các nhà kinh doanh giỏi, chân chính. Tóm lại, cạnh tranh không phải là huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí những nguồn lực của xã hội bằng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển. Có thể nói rằng, cạnh tranh lành mạnh _ động lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp. Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, tiến bộ kĩ thuật, là điều kiện giáo dục tính tháo vát, năng động và sáng kiến cho các nhà sản xuất kinh doanh II. Các hình thái cạnh tranh trong kinh doanh thương mại: (Phân loại thị trường theo mức độ cạnh tranh) Đây là dạng phân loại thị trường gắn liền với phương thức hình thành và vận động giá cả thị trường. Theo cách phân loại này có các dạng thị trường sau: 1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: a) Khái niệm: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có rất nhiều người bán mà không có người nào có ưu thế để cung ứng một số lượng sản phẩm lớn ảnh hưởng đến giá cả. Các sản phẩm mua bán trên thị trường này là sự đồng nhất, tức là nó rất ít khác nhau về quy cách, mẫu mã, phẩm chất. Điều kiện tham gia và rút khỏi thị trường rất dễ dàng. Những người bán tham gia trên thị trường chỉ có cách thích ứng với giá thị trường. Họ không có khả năng định giá. Do đó, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường này chủ yếu tìm biện pháp giảm thấp chi phí tới mức thấp nhất. b) Tác dụng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Thúc đẩy các doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ, thay đổi sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Làm cho ngưòi tiêu dùng dễ dàng lựa chọn cho mình những sản phẩm vừa ý với mức giá thấp. Nhìn chung, xã hội thu được lợi ích do tài nguyên được phân phối theo hướng có lợi nhất, làm cho doanh nghiệp phải chuyển sang kinh doanh mặt hàng phù hợp với yêu cầu của xã hội Thế nhưng đối với hình thái cạnh tranh này, trong điều kiện hiện nay thì rất khó tìm thấy. 2. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Có thể nói rằng, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là một thị trường cạnh tranh bình thường vì nó thực tế và rất phổ biến trong điều kiện hiện nay. Đây là một thị trường mà phần lớn sức mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường này kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Sự khác nhau giữa hàng hoá và dịch vụ này là ở nhãn hiệu. Mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm chỉ là sự khác biệt trong tâm trí của người tiêu dùng, nhưng mỗi nhãn hiệu hàng hoá đều mang hình ảnh với những uy tín khác nhau. Có hai hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sau: a) Độc quyền tập đoàn: Đây là một thị trường mà ở đó có một vài doanh nghiệp đáp ứng hầu hết nhu cầu về một loại hàng hoá dịch vụ cụ thể nào đó. Những doanh nghiệp này rất nhạy cảm với các hoạt động kinh doanh của nhau. Thế nhưng, một điều cần chú ý ở đây là các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau trong việc định gía, và lượng hàng bán ra. Bởi vì, khi một doanh nghiệp trong nhóm độc quyền giảm giá hàng hoá bán ra thì họ không bao giờ cảm thấy tin tưởng rằng có thể đạt được kết quả lâu dài vì sẽ có một số doanh nghiệp khác có thể sẽ giảm giá xuống mức thấp hơn; và ngược lại khi một doanh nghiệp tăng giá, các doanh nghiệp khác không tăng giá thì sẽ dẫn đến doanh nghiệp tăng giá phải trở lại giá cũ hoặc có nguy cơ bị mất khách hàng. b) Cạnh tranh độc quyền: Chính vì đặc điểm của thị trường độc quyền là số lượng doanh nghiệp tham gia trên thị trường này tương đối lớn, cho nên mỗi doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tương đối lớn đến các quyết định về sản xuất và kinh doanh của riêng mình. Trên thị trường cạnh tranh độc quyền, sản phẩm của các doanh nghiệp là khác nhau. Người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm của doanh nghiệp thông qua nhãn hiệu, quảng cáo, bao bì và các dịch vụ khác.Trên thị trường này, doanh nghiệp có quyền định gía hàng hoá nhưng không hòan toàn tuỳ ý của mình, và các điều kiện mua bán hàng hoá cuãng khác nhau. Doanh nghiệp có thể có uy tín độc đáo khác nhau đối với khách hàng. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trạng thái thị trường độc quyền hầu như rất khó đạt được và nếu nó xuất hiện thì xem xét nó như trạng thái cạnh tranh độc quyền để giải quyết. Và như vậy là, mức độ khốc liệt của cạnh tranh giảm dần từ cạnh tranh hoàn hảo đến cạnh tranh độc quyền. 3. Thị trường độc quyền: Thị trường độc quyền là thị trường mà ở đó có một hay ngưòi bán độc nhất có thể kiểm soát trên thị trường. Điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường độc quyền có rất nhiều trở ngại do đầu tư vốn lớn hoặc do độc quyền kĩ thuật, công nghệ...Vì vậy mà thị trường này không có cạnh tranh về giá mà người bán hoàn toàn quyết định giá. Trên thị trường độc quyền, đường cầu của toàn xã hội về một loại hàng hoá dịch vụ cũng chính là đường cầu của hãng độc quyền. Doanh nghiệp độc quyền có thể chi phối và quyết định giá cả và lượng hàng hoá bán ra trên thị trường bằng các biện pháp ứng xử của mình. Để gây trở ngại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp độc quyền có thể tạo ra sự khan hiếm hàng hoặc bán hàng với giá cao. Do vậy, nhiều nước đã có luật chống độc quyền. Tuy nhiên, độc quyền cũng có mặt tích cực của nó, đó là độc quyền đem lại lợi ích cho xã hội nhờ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển. Doanh ngiệp độc quyền thường có trình độ tập trung hoá sản suất cao, mở rộng được quy mô sản xuất nên giảm được chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. III. Sự thích ứng với điều kiện cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: Để thích ứng và vượt trên cạnh tranh, nhà doanh nghiệp có thể thực hiện cạnh tranh theo các hướng sau: 1. Sử dụng lợi thế của doanh nghiệp để thắng đối thủ cạnh tranh: Sáng tạo, khai thác các lợi thế cạnh trnah về phía mình, các nhà doanh nghiệp bao giờ cũng phải lựa chọn “vũ khí ” nào? Làm thế nào để sử dụng vũ khí ấy để thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh. Những vũ khí cạnh tranh mà các nhà cạnh tranh thường sử dụng là: _ Sản phẩm và chất lượng sản phẩm. _ Giá cả sản phẩm. _ Dịch vụ sau bán hàng và các vũ khí cạnh tranh khác trong kinh doanh. Việc lựa chọn vũ khí cạnh tranh đòi hỏi nhà doanh nghiệp cần nghiên cứu phân tích về: _ Thị trường chiếm lĩnh của mình ở vùng nào? _ Người tiêu thụ của mình là ai? _ Những yếu tố nào có thể thắng đối thủ cạnh tranh. Khi đã quyết định dùng vũ khí nào để cạnh tranh, nhà doanh nghiệp phải tập trung phát triển mạnh vũ khí ấy. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: Là việc đưa ra thị trường những loại hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vũ khí này chỉ phát huy lợi thế của nó trong trường hợp hàng hoá trên thị trường còn nhiều cấp độ chất lượng khác nhau, hàng giả, hàng kém phẩm chất. Chất lượng sản phẩm được chia làm 4 loại chính: + Chất lượng thị trường: là chất lượng đảm bảo thoả mãn những nhu cầu nhất định theo mong đợi của người tiêu dùng. + Chất lượng thành phẩm: là chất lượng đảm bảo thoả mãn những nhu cầu của một hoặc một số tầng lớp người nhất định. + Chất lượng phù hợp: là chất lượng đảm bảo theo thiết kế hay tiêu chuẩn hoá quy định. + Chất lượng thị hiếu: là chất lượng phù hợp với ý thích và tâm lí của người tiêu dùng. Yêu cầu cao nhất đối với từng doanh nghiệp là phải thoả mãn được tất cả bốn loại chất lượng nêu trên. Thế nhưng, trong thực tế doanh nghiệp chỉ có thể thoả mãn được một số loại chất lượng nhất định. Để thoả mãn cao nhất cả bốn loại chất lượng nêu trên, khi xác định chiến lược sản phẩm doanh nghiệp nên kéo dài giai đoạn làm chủ thị trường của sản phẩm của mình thông qua xem xét một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu công dụng, chỉ tiêu độ tin cậy, chỉ tiêu động lực học, chỉ tiêu thẩm mỹ, chỉ tiêu công nghệ, chỉ tiêu thống nhất hoá, chỉ tiêu sinh thái. Tuỳ loại sản phẩm mà doanh nghiệp tập trung nghiên cứu và giải quyết những chỉ tiêu nào. Tuy nhiên để có sản phẩm có chất lượng cao, doanh nghiệp phải có trang thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến và tăng cường quản lí kĩ thuật. Cạnh tranh bằng giá cả: Đây là hình thức hấp dẫn khách hàng bằng cách bán hàng với giá rẻ hơn của đối thủ cạnh tranh. Nó được đưa ra để làm vũ khí cạnh tranh trong trường hợp cung hàng hoá lớn hơn cầu về một loại hàng hoá. Khi chất lượng hàng hoá trên thị trường đã được bảo đảm, khách hàng yên tâm về chất lượng thì họ sẽ tìm đến với doanh nghiệp bán hàng với giá rẻ để mua. Song không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể dùng vũ khí này bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào chi phí cho sản phẩm đó. Mặt khác, nên sử dụng này tuỳ theo thời điểm, tuỳ thuộc vào từng loại khách hàng, nếu không chính nó lại tác động không tốt đối với doanh nghiệp, làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Cạnh tranh bằng dịch vụ
Luận văn liên quan