Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và giảm mức sinh ở Thanh Hóa
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động rất quan trọng trong cuộc sống cộng đồng. Do đó, trìng độ phát triển giáo dục cũng là sự thể hiện chất lượng cuộc sống cộng đồng. Sự biến đổi dân số luôn luôn trực trực tiếp tác động qua lại đến nền giáo dục quốc dân. Trên thực tế hiện nay cho Thấy ở Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng dân số vẫn đang gia tăng với tốc độ khá cao, vì thế nó tạo lên một sức ép lớn đối với quy mô và tốc độ phát triển giáo dục. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số quá nhanh đã và đang gây khó khăn cho việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao phúc lợi và mức sống cho người dân, bảo vệ môI trường. tạo nên sự mất cân đối giữa tốc độ phát triển dân số với nhịp độ phát triển sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trước thực trạng thì ở Thanh Hoá UBDS_KHHGĐ và các cơ quan chức năng của tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm mức sinh trong đó đặc biệt quan tâm tới giáo dục. Vì giáo dục là một trong những nhân tố tác đông mạnh mẽ đến mức sinh. Mặt khác giáo dục còn là quyền cơ bản của mọi người kể cả nam và nữ, chính phủ đã tiến hành khuyến khích cảI cách giáo dục, đào tạo cũng như các hình thức tuyển sinh, tuyển dụng cán bộ nhằm cung cấp cơ hội đào tạo cho mọi người. Việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân không chỉ là yếu tố rất cần thiết mà còn là cơ sở để phát triển về mặt khoa học, kỹ thuật nhằm tăng cường sự hiểu biết về lĩnh vực khác từ đó tác động đáng kể vào việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số. Với đặc thù là một tỉnh có quy mô dân số đông đứng thứ hai toàn quốc sau thành phố Hồ Chí Minh trong khi đó trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân lại tương đối thấp chỉ ngang với mức trung bình trong cả nước, mặt khác trình độ phát triển kinh tế lại tỷ lệ nghịch với mức sinh vì thế có thể nói rằng ở Thanh Hoá hiện nay còn tương đối cao. Do vậy, việc nâng cao trình độ học vấn góp phần phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của người phụ nữ, nâng cao trình độ dân trí. từ đó tác đông tích cực đến việc giảm mức sinh, là việc làm rất cấp bách cần được đặt ra trong giai đoạn hiện nay ở Thanh Hoá. Với những lý do trên, đề tài em sẽ đi sâu vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sinh ở tỉnh Thanh Hoá. Nội dung của bài viết này gồm bốn chương. Chương I. Cơ sở lý luận nghiên cứu mối quan hệ giữa trình độ học vấn và mức sinh. Chương II. Đánh giá về thực trang học vấn và mức sinh của tỉnh Thanh Hoá. Chương III. ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sinh ở Thanh Hoá. Chương IV. Một số giảI pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và giảm mức sinh ở Thanh Hoá. 2. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Về giới hạn nghiên cứu: Vì trong đề tài này, chúng ta nghiên cứu tác đông của giáo dục đến mức sinh cho nên chúng ta có các ước biến sau. - Biến độc lập: mức sinh - Biến phụ thuộc: giáo dục và trình độ học vấn Ngoài ra chúng ta còn dùng một số chỉ báo liên quan đến phân tích sâu hơn tác đông giữa giáo dục và mức sinh là: + Trình độ học vấn của phụ nữ nói riêng và xã hội nói chung đối với mức sinh. +ảnh hưởng của giáo dục với sử dụng các biện pháp tránh thai. +Trình độ học vấn của người vợ, người chồng tác đông đến mức sinh. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu ở đây, chỉ nghiên cứu tính một chiều là ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sinh và số liệu là phạm vi trong tỉnh Thanh Hoá