Chuyên đề Một số giải pháp nhằm xây dựng quan hệ hợp tác giữa công ty Vietran tour và các công ty lữ hành nước ngoài trong việc tổ chức các tour du lịch outbound

Chúng ta đang sống trong một thế giới mở, trong đó mọi thành tựu của các quốc gia đã không còn là tài sản riêng nữa mà trở thành tài sản của cả nhân loại. Có thể nói thế giới đã trở nên phẳng nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin liên lạc. Và kỷ nguyên thông tin mở này đã khai sáng ra rất nhiều ngành kinh doanh mới đồng thời cũng giúp những ngành kinh doanh truyền thống tái tạo lại bản thân bằng phương thức kinh doanh hiện đại, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bảo mật thông tin. Kinh doanh lữ hành cũng không là trường hợp ngoại lệ nhất là kinh doanh lữ hành quốc tế. Với sự giúp đỡ của mạng lưới ngân hàng, giao thông toàn cầu mà được điều khiển bằng hệ thống thông tin kết nối toàn cầu ngành kinh doanh lữ hành quốc tế đã có bước phát triển vượt bậc. Sự kết nối giữa các công ty lữ hành trên toàn thế giới đã trở nên dễ dàng và hình thức hợp tác giữa các công ty từ các quốc gia khác nhau để cùng tạo ra những chương trình du lịch trở nên phổ biến. Tại Việt Nam, các công ty lữ hành quốc tế cũng đang bước vào lĩnh vực kinh doanh du lịch outbound đầy hấp dẫn này. Bên cạnh việc xây dựng các chương trình du lịch đặc sắc thì vấn đề tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với các công ty lữ hành đối tác tại nước ngoài cũng vô cùng cần thiết đối với mỗi công ty lữ hành quốc tế gửi khách.

docx67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm xây dựng quan hệ hợp tác giữa công ty Vietran tour và các công ty lữ hành nước ngoài trong việc tổ chức các tour du lịch outbound, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu. 2 Nội dung. 4 Chương 1. Cơ sở lý luận. 4 1.1. Một số khái niệm. 4 1.1.1. Doanh nghiệp lữ hành. 4 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp lữ hành. 4 1.2. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành doanh nghiệp lữ hành gửi khách và doanh nghiệp lữ hành nhận khách. 6 1.2.1. Lợi ích của kinh doanh lữ hành nhận khách. 6 1.2.2. Lợi ích của kinh doanh lữ hành gửi khách. 8 1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành nhận khách đối với doanh nghiệp lữ hành gửi khách. 9 1.2.4. Tác động tiêu cực do doanh nghiệp nhận khách có thể gây ra đối với doanh nghiệp lữ hành gửi khách. 11 1.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành gửi khách Việt Nam với doanh nghiệp lữ hành nhận khách nước ngoài. 12 1.3.1. Xu hướng đẩy mạnh quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá của cung du lịch. 12 1.3.2. Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch quốc tế thụ động (outbound) 13 1.3.3. Tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành gửi khách Việt Nam với doanh nghiệp lữ hành nhận khách nước ngoài. 14 Chương 2. Vài nét về công ty Vietran tour và một số đối tác doanh nghiệp lữ hành nhận khách nước ngoài. 18 2.1. Giới thiệu chung về công ty Vietran tour. 18 2.1.1. Khái quát chung về công ty Vietran tour. 18 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Vietran tour. 24 2.1.3. Nhận xét về công ty Vietran tour và ý kiến đóng góp của cá nhân. 27 2.2. Giới thiệu sơ qua về một số đối tác các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài của công ty Vietran tour. 30 2.3. Đánh giá quan hệ hợp tác giữa Vietran tour với các doanh nghiệp lữ hành nhận khách nước ngoài. 35 Chương 3. Một số giải pháp nhằm xây dựng quan hệ hợp tác giữa công ty Vietran tour và các doanh nghiệp lữ hành nhận khách nước ngoài trong việc tổ chức các tour du lịch outbound. 40 3.1. Quy trình thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành nhận khách nước ngoài của công ty Vietran tour. 40 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa công ty Vietran tour với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài. 41 3.2.1. Phân tích bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh. 41 3.2.2. Phân tích bước 2: Tìm kiếm đối tác. 48 3.2.3. Phân tích bước 3: Thương thuyết với đối tác. 54 3.2.4. Phân tích bước 4: Hợp tác với đối tác. 58 3.2.5. Phân tích bước 5: Kiểm tra. 62 3.2.6. Phân tích bước 6: Lựa chọn lại đối tác (nếu cần thiết) 64 Kết luận. 66 Tài liệu tham khảo. 67 Lời mở đầu. Chúng ta đang sống trong một thế giới mở, trong đó mọi thành tựu của các quốc gia đã không còn là tài sản riêng nữa mà trở thành tài sản của cả nhân loại. Có thể nói thế giới đã trở nên phẳng nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin liên lạc. Và kỷ nguyên thông tin mở này đã khai sáng ra rất nhiều ngành kinh doanh mới đồng thời cũng giúp những ngành kinh doanh truyền thống tái tạo lại bản thân bằng phương thức kinh doanh hiện đại, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bảo mật thông tin. Kinh doanh lữ hành cũng không là trường hợp ngoại lệ nhất là kinh doanh lữ hành quốc tế. Với sự giúp đỡ của mạng lưới ngân hàng, giao thông toàn cầu mà được điều khiển bằng hệ thống thông tin kết nối toàn cầu ngành kinh doanh lữ hành quốc tế đã có bước phát triển vượt bậc. Sự kết nối giữa các công ty lữ hành trên toàn thế giới đã trở nên dễ dàng và hình thức hợp tác giữa các công ty từ các quốc gia khác nhau để cùng tạo ra những chương trình du lịch trở nên phổ biến. Tại Việt Nam, các công ty lữ hành quốc tế cũng đang bước vào lĩnh vực kinh doanh du lịch outbound đầy hấp dẫn này. Bên cạnh việc xây dựng các chương trình du lịch đặc sắc thì vấn đề tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với các công ty lữ hành đối tác tại nước ngoài cũng vô cùng cần thiết đối với mỗi công ty lữ hành quốc tế gửi khách. Nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa công ty gửi khách và công ty nhận khách, em đã tìm hiểu, suy nghĩ và chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm xây dựng quan hệ hợp tác giữa công ty Vietran tour và các công ty lữ hành nước ngoài trong việc tổ chức các tour du lịch outbound” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Do thời gian thực tập tại công ty Vietran tour hạn chế và kiến thức của bản thân còn chưa sâu rộng và chưa thực tế nên bài chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Trung Kiên và tập thể nhân viên Vietran tour đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này. Nội dung. Chương 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Một số khái niệm. 1.1.1. Doanh nghiệp lữ hành. Doanh nghiệp lữ hành hay bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề nào cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản của một doanh nghiệp theo Pháp luật Việt Nam. Đó là, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Theo điều 43 - Luật Du lịch Việt Nam, tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp. Như vậy, bất cứ doanh nghiệp nào được Pháp luật cho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều được gọi là doanh nghiệp lữ hành. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có thể mang các tên gọi khác nhau như: công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ hành nội địa…Sở dĩ có các tên gọi khác nhau như vậy là do các doanh nghiệp này có quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của sản phẩm, hình thức tổ chức, tư cách pháp nhân…khác nhau nhưng đều mang bản chất là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Với những đặc trưng riêng tại Việt Nam, các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành có cách gọi phổ biến là các trung tâm lữ hành quốc tế, nội địa nằm trong các công ty du lịch. 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp lữ hành. Cũng theo điều 43 - Luật Du lịch Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. - Doanh nghiệp lữ hành nội địa có quyền xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành nội địa cũng phải chấp hành những quy định về việc mua bảo hiểm du lịch cho khách khi khách có yêu cầu, hướng dẫn khách tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên…Như vậy, doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ có phạm vi hoạt động kinh doanh trong lãnh thổ Việt Nam và có thể phục vụ người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. - Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quyền kinh doanh lữ hành nội địa nhưng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không có quyền kinh doanh lữ hành quốc tế. Công việc chính của doanh nghiệp lữ hành quốc tế về bản chất là việc thực hiện một, một vài hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch nhằm phục vụ người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch ( kinh doanh du lịch quốc tế nhận khách – inbound tourism ) và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch ( kinh doanh du lịch quốc tế gửi khách – outbound tourism ). Cụ thể: - Doanh nghiệp lữ hành gửi khách sẽ kinh doanh lữ hành gửi khách bao gồm khách quốc tế, gửi khách nội địa, là loại kinh doanh mà hoạt động chính của nó là tổ chức thu hút khách du lịch một các trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch nổi tiếng. Loại kinh doanh lữ hành này thích hợp với nơi có cầu du lịch lớn. - Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nhận khách sẽ kinh doanh nhận khách quốc tế và nội địa, là loại kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây dựng các chương trình du lịch, quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách để bán các chương trình du lịch và tổ chức các chương trình du lịch đã bán cho khách thông qua các công ty gửi khách. Loại kinh doanh này thích hợp với những nơi có tài nguyên du lịch nổi tiếng. Cũng có các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh kết hợp cả gửi khách và nhận khách. Những doanh nghiệp này thường có tiềm lực tài chính tốt, có đủ nguồn lực hoạt động nhận khách và gửi khách, được gọi là các công ty du lịch tổng hợp hoặc các tập đoàn du lịch. 1.2. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành doanh nghiệp lữ hành gửi khách và doanh nghiệp lữ hành nhận khách. Sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp chỉ tồn tại và có thể duy trì lâu dài khi hai doanh nghiệp cùng tìm thấy lợi ích của mình trong việc kinh doanh, đồng thời cũng có sự ràng buộc lẫn nhau để tiến hành công việc chung một cách công bằng cho cả hai phía. Doanh nghiệp lữ hành gửi khách và doanh nghiệp lữ hành nhận khách có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình kinh doanh du lịch. Tầm quan trọng của mối quan hệ này xuất phát từ chính lợi ích mà mỗi bên đạt được. 1.2.1. Lợi ích của kinh doanh lữ hành nhận khách. Đối tượng khách mà doanh nghiệp lữ hành nhận khách phục vụ là những khách hàng do phía doanh nghiệp lữ hành gửi khách khai thác. Do đó, đặc trưng của các doanh nghiệp lữ hành nhận khách này là không mất chi phí và thời gian cho hoạt động khai thác khách mà sẽ nhận nguồn khách từ phía doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Như vậy, doanh nghiệp lữ hành nhận khách đã san sẻ bớt phần rủi ro trong kinh doanh cho phía doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Thực tế chứng minh, khách hàng đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp lữ hành nhận khách đã nhận được lời cam kết gửi khách ổn định từ phía doanh nghiệp lữ hành gửi khách thì họ chỉ tập trung nguồn lực để thực hiện tốt chương trình du lịch, phục vụ khách du lịch, tránh những chi phí cho các hoạt động khác, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ. Hoạt động quảng cáo là hoạt động phục vụ mục đích chính là thu hút khách hàng, nó chiếm phần chi phí khá lớn trong chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lữ hành nhận khách lại chỉ cần chú trọng tới hoạt động quảng cáo hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp lữ hành gửi khách, do đó phần chi phí này không quá tốn kém như chi phí hoạt động khai thác khách trực tiếp. Sản phẩm bán cho khách du lịch sẽ mang thương hiệu của doanh nghiệp lữ hành gửi khách, không mang thương hiệu của doanh nghiệp nhận khách. Nhưng thương hiệu của doanh nghiệp lữ hành nhận khách cũng sẽ được nâng lên trong toàn giới kinh doanh lữ hành quốc tế nhờ sự hợp tác với doanh nghiệp lữ hành gửi khách có danh tiếng. Nếu doanh nghiệp lữ hành nhận khách làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng đúng mọi yêu cầu của doanh nghiệp lữ hành gửi khách thì các doanh nghiệp lữ hành gửi khách khác cũng sẽ muốn hợp tác với doanh nghiệp lữ hành nhận khách đó. Khi đã tạo được uy tín với doanh nghiệp lữ hành gửi khách và có nguồn khách ổn định, doanh nghiệp lữ hành nhận khách sẽ thu được doanh thu ổn định và cao, nếu doanh nghiệp đó có phương thức kinh doanh tốt thì họ thu được lợi nhuận cao là điều chắc chắn. 1.2.2. Lợi ích của kinh doanh lữ hành gửi khách. Các doanh nghiệp lữ hành gửi khách không thực hiện phần chương trình tour tại nước ngoài, tận dụng sự am hiểu và chuyên nghiệp của công ty lữ hành nhận khách tại điểm đến du lịch để phục vụ khách du lịch tốt nhất. Thông thường, các doanh nghiệp lữ hành gửi khách ở cách xa vị trí địa lý đối với doanh nghiệp lữ hành nhận khách và chính là cách xa địa điểm du lịch đó nên họ không nắm chắc địa hình, tình hình an ninh, an toàn xã hội, tình hình dân cư địa phương và đặc biệt là các nhà cung cấp tại địa điểm du lịch đó bằng chính những doanh nghiệp lữ hành nhận khách. Nhờ sự hiểu biết về thị trường cung du lịch tại điểm đến của doanh nghiệp lữ hành nhận khách, doanh nghiệp lữ hành gửi khách sẽ có được mức giá của các nhà cung cấp tốt nhất. Trong suốt chuyến đi du lịch, khách hàng mặc nhiên thừa nhận đây là sản phẩm của công ty lữ hành mà họ đã ký hợp đồng mua tour. Và chính xác là sản phẩm mang thương hiệu của công ty lữ hành gửi khách. Do đó, logo và slogan của công ty lữ hành gửi khách sẽ xuất hiện trong suốt chuyến đi đó. Như vậy, công ty lữ hành gửi khách cũng đã quảng cáo được về công ty của mình cho những khách du lịch của đoàn khách từ nơi khác mà cũng tới điểm du lịch đó, cho những doanh nghiệp nhận khách khác tại địa phương đó, cho chính quyền địa phương đó… 1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành nhận khách đối với doanh nghiệp lữ hành gửi khách. những. ………. Theo như sơ đồ trên, có thể thấy rằng, công ty lữ hành nhận khách chịu trách nhiệm tiếp nhận khách từ công ty lữ hành gửi khách và sẽ đưa ra danh sách những nhà cung cấp để công ty lữ hành gửi khách lựa chọn, sau đó, công ty lữ hành nhận khách sẽ làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp đã được lựa chọn đó và kết nối thành dịch vụ cho khách hàng. Doanh nghiệp lữ hành nhận khách là đối tác quan trọng của doanh nghiệp lữ hành nhận khách, đặc biệt là khi hai doanh nghiệp này thuộc hai quốc gia khác nhau. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp lữ hành gửi khách và nhận khách đều dựa trên mục đích hai bên cùng có lợi. Như trên đã phân tích, nếu không có một trong hai bên thì hoạt động kinh doanh du lịch sẽ bị hạn chế về hình thức, tốn kém về chi phí, rắc rối trong thực thi luật pháp tại địa phương du lịch, hạn chế về tìm kiếm điểm đến nếu luật pháp tại nước sở tại không cho phép công ty du lịch nước ngoài được tíên hành hoạt động kinh doanh du lịch trên lãnh thổ đó. Thực tế, doanh nghiệp lữ hành nhận khách sẽ hướng nhiều sự quan tâm nhiều hơn tới doanh nghiệp lữ hành gửi khách về mặt mong muốn có nguồn khách ổn định nhưng thực chất doanh nghiệp lữ hành gửi khách coi trọng doanh nghiệp nhận khách hơn vì hoạt động điều hành của doanh nghiệp này quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Không có một đối tác tốt, doanh nghiệp lữ hành gửi khách khó có thể phát triển được. Không ai hiểu về điểm đến du lịch hơn những doanh nghiệp nhận khách tại chính quốc gia đó. Khi doanh nghiệp nhận khách xây dựng một chương trình mới đều cần sự tư vấn, giúp đỡ của doanh nghiệp nhận khách về địa hình, giao thông, khách sạn, nhà hàng…sao cho thuận tiện và phù hợp với tâm lý và đảm bảo về mặt sức khoẻ cho du khách. Những sự gợi ý hay sẽ dẫn đến kết quả là sự ra đời của những chương trình du lịch hay và độc đáo. Cùng một quan hệ là hợp tác trong kinh doanh như nhau nhưng doanh nghiệp gửi khách nào có sự quan hệ tốt hơn với đối tác sẽ được sự quan tâm đặc biệt hơn và giá cả ưu đãi hơn. Doanh nghiệp lữ hành nhận khách thực hiện phần chương trình tour chính và quan trọng nhất trong cả hành trình của du khách. Những tình huống khó xử, bất ngờ nhất thông thườngười đều xảy ra trong giai đoạn này. Chúng gây nên sự căng thẳng, lo lắng cho người điều hành tour, hướng dẫn viên của cả hai công ty. Sự giúp đỡ của phía doanh nghiệp nhận khách rất có ý nghĩa với doanh nghiệp gửi khách trong trường hợp các sự cố xảy ra ( không do lỗi của doanh nghiệp nhận khách và cả doanh nghiệp gửi khách ). Khi doanh nghiệp gửi khách đã gửi khách hàng cho doanh nghiệp nhận khách thì doanh nghiẹp nhận khách đã nhận trách nhiệm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của khách du lịch trong thời gian khách lưu lại điểm đến đó. Bất kỳ dự sơ xuất nhỏ nào của doanh nghiệp nhận khách cũng sẽ phá huỷ toàn bộ chương trình, gây mất lòng tin, sự không hài lòng của khách, làm giảm uy tín của doanh nghiệp lữ hành gửi khách do khách chỉ biết tìm đến doanh nghiệp gửi khách trong trường hợp xảy ra kiện cáo và buộc doanh nghiệp gửi khách phải đòi doanh nghiệp nhận khách bồi thường, gây mất thời gian và chi phí, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của cả hai bên. Như vậy, sự điều hành tour của doanh nghiệp nhận khách đóng góp tới 80% sự thành công của chuyến du lịch đó. Sau khi kết thúc chuyến đi, khách du lịch thu được những cảm nhận tốt đẹp từ sự phục vụ tận tình, từ dịch vụ tốt và thấy tin tưởng khi lựa chọn công ty gửi khách đó cho những chuyến du lịch sau. Chính sự hoạt động chuyên nghiệp của doanh ngiệp lữ hành nhận khách đã mang lại lợi ích vô hình cho doanh nghiệp lữ hành gửi khách đó là uy tín, thương hiệu. 1.2.4. Tác động tiêu cực do doanh nghiệp nhận khách có thể gây ra đối với doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Trước khi tiến hành mỗi chương trình du lịch, hai bên công ty gửi khách và nhận khách đã phải ký hợp đồng cam kết thực hiện đúng trách nhiệm của mỗi bên. Tuy nhiên, rủi ro cho bên công ty gửi khách là rất lớn nếu như chất lượng dịch vụ do bên doanh nghiệp nhận khách cung cấp không đúng với cam kết trong hợp đồng. Chất lượng dịch vụ này có thể là loại khách sạn không đúng với tiêu chuẩn và giá tiền khách đã đồng ý lựa chọn, các bữa ăn không hợp khẩu vị, không ngon và chưa đủ suất, chất lượng xe ôtô quá tồi, không đảm bảo tính an toàn và tiện lợi cho khách…Tổn thất do bên nhận khách gây ra cho bên gửi khách là rất lớn, khách hàng sẽ mất lòng tin vào công ty gửi khách do mọi hoạt động của chương trình du lịch này đều mang thương hiệu của công ty gửi khách. Một số công ty nhận khách vì muốn tăng hoa hồng từ những cơ sở mua sắm đã tự ý cắt xén bớt chương trình tour hoặc kết thúc phần thăm quan ở một điểm nào sớm hơn kế hoạch để đưa khách đến các điểm mua sắm đã có quan hệ từ trước. Đa số các trường hợp này đều do người hướng dẫn viên của bên phía công ty nhận khách chủ định, gây ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác giữa cả hai bên công ty nhận và gửi khách. Qúa trình điều hành của công ty nhận khách có thể mắc sai sót về thời gian, gây cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu cho khách khi phải chờ đợi. Tất cả những tác động tiêu cực do công ty nhận khách có thể gây ra cho công ty gửi khách đều dẫn đến kết cục kiện cáo. Có những việc bên nhận khách có thể đền bù được cho bên nhận khách bằng vật chất nhưng cũng có những điều không gì có thể bù đắp nổi. Do đó, tìm kiếm một đối tác nhận khách tốt vô cùng quan trọng và đôi khi sự hợp tác giữa hai công ty thuộc hai quốc gia khác nhau còn phản ánh cả văn hoá kinh doanh của từng nước, không còn đơn thuần trên phương diện là hai công ty. 1.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành gửi khách Việt Nam với doanh nghiệp lữ hành nhận khách nước ngoài. 1.3.1. Xu hướng đẩy mạnh quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá của cung du lịch. Trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, sự phát triển kinh tế của mối quốc gia luôn bị chi phối, ràng buộc lẫn nhau thông qua các thể chế kinh tế quốc tế cả song phương và đa phương. Cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch không tránh khỏi sự tác động của xu thế tất yếu trên. Xu hướng quốc tế hoá, khu vực hoá trong hoạt động du lịch càng trở nên tất yếu. Ngày nay, du khách có nhu cầu được tham gia các chuyến du lịch nối kết nhiều điểm du lịch của nhiều nước, do đó các tuyến, điểm du lịch giữa các nước được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Từ sự gắn kết các tuyến điểm quốc tế này mà sản phẩm, dịch vụ du lịch đã được quốc tế hoá cao. Giờ đây, trên một chương trình du lịch sẽ xuất hiện logo của rất nhiều nhà cung cấp nước ngoài và khách sạn cũng không ngoại lệ, sự khác biệt về biên giới sẽ bị xoá nhoà, thay vào đó là những thương hiệu của các nhà cung cấp trên thế giới khiến cho khách du lịch cảm thấy như thế giới này thật nhỏ bé. Ngành du lịch Việt Nam còn rất non trẻ so với thế giới, chính vì vậy sự hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài là một cơ hội để chúng ta học tập cách làm du lịch thực tế nhất, chân thực nhất của các nước bạn. Một doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam khi hợp tác với bất kỳ nhà cung cấp nào nói chung và khách sạn nước ngoài nói riêng đều có thể học tập và tìm tòi những điểm mà chúng ta có thể tiếp thu và điều chỉnh cho phù hợp với văn hoá Việt Nam. Trong quá trình doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam thực hiện một chương trình du lịch tại nước ngoài, chúng ta có thể quan sát cách thức tổ chức tour, hướng dẫn tour của chính các doanh nghiệp lữ hành tại nước đó hoặc các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở nước khác đang thực hiện tour trên đất nước đó. Chính sự hội nhập quốc tế này là cách thức giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách với trình độ kinh doanh du lịch của thế giới nhanh nhất và hiệu quả nhất. 1.3.2. Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch quốc tế thụ động (outbound) Du lịch Việt Nam hội nhập với thế giới mang lại hai sự thay đổi dễ nhận thấy nhất, đó là: số lượng khách quố
Luận văn liên quan