Chuyên đề Một số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên

Chè là một loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao, nó được nhân dân ta và nhân dân nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Sản phẩm chè rất đa dạng như chè xanh, chè vàng, chè đỏ, chè đen, và nhiều loại chè hòa tan, chè thảo dược khác. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên 16.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 40 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh. Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu của nông dân. Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh. Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. Đến nay về diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng chè tăng đáng kể. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất cây chè còn gặp nhiều khó khăn như một số nơi còn phát triển tự phát, không theo quy hoạch, tính toán của tỉnh, sản lượng chè chế biến sản xuất ra không ổn định, chưa chủ động được thị trường, thiếu sản phẩm cao cấp, mối liên hệ giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và người trồng nguyên liệu chưa bền vững làm giảm hiệu quả kinh tế của cây chè. Xuất phát từ thực tế trên, em chọn nghiên cứu chuyên đề thực tập: “ Một số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên”. Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần: Chương I: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây chè Chương II: Thực trạng sản xuất cây chè ở Thái Nguyên. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây chè ở Thái Nguyên.

doc83 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ I . Tổng quan về cây chè 1. Vị trí cây chè trong nền kinh tế quốc dân 1.1 Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu, phòng và chữa được nhiều loại bệnh: 1.2 Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. 1.3 Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao. 1.4 Phát triển sản xuất chè giúp sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn. 2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây chè 2.1 Điều kiện đất đai và địa hình 2.2 Điều kiện độ ẩm và lượng mưa 2.3 Điều kiện nhiệt độ không khí 2.4 Điều kiện ánh sáng 2.5 Không khí 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè 3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên 3.2 Nhóm nhân tố thị trường 3.3 Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật 3.4 Tiến bộ khoa học công nghệ 3.5 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất chè 4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất 4.1.1 Các chỉ tiêu hiện vật 4.1.2 Các chỉ tiêu giá trị 4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè II . Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 1.1 Tình hình sản xuất 1.2. Tình hình tiêu thụ 2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam 2.1 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 2.2 Tình hình tiệu thụ, xuất khẩu chè ở Việt Nam 2.2.1 Đối với thị trường trong nước 2.2.2 Đối với thị trường nước ngoài CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở THÁI NGUYÊN I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè 1. Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý 1.2 Địa hình 1.3 Đất đai 1.3 Khí hậu thủy văn 1.3.1 Khí hậu 1.3.2 Thủy văn 2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 2.1 Điều kiện kinh tế 2.2 Dân số và lao động 2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật 2.3.1 Giao thông vận tải 2.3.2 Hệ thống thủy lợi 2.3.3 Hệ thống điện 3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên 3.1 Thuận lợi 3.2 Khó khăn II. Thực trạng sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên 1.Thực trạng phát triển diện tích, sản lượng chè ở tỉnh Thái Nguyên 1.1 Về diện tích 1.2 Về sản lượng 2. Tình hình thâm canh sản xuất chè ở Thái Nguyên 2.1 Các vùng chuyên canh trong tỉnh 2.2 Tình hình sử dụng phân bón cho chè 2.3 Giống chè và nguồn cung cấp 2.3.1 Giống chè 2.3.2 Nguồn cung cấp giống và công tác quản lý chất lượng giống 3. Tình hình thu hái và chế biến chè 4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè ở tỉnh Thái Nguyên III. Đánh giá chung tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên 1. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua 1. Hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển sản xuất chè 2.1 Hạn chế 2.1.1 Về sản xuất chè nguyên liệu 2.1.2 Chế biến chè 2.1.3 Tiêu thụ chè 1.2. Nguyên nhân của thực trạng sản xuất chè CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở THÁI NGUYÊN I. Phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè trong thời gian tới của tỉnh Thái Nguyên 1. Các quan điểm phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên 1.1 Phát triển sản xuất chè nhằm phát huy thế mạnh và khai thác tốt tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh 1.2 Phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung, thâm canh cao, đưa sản xuất chè trở thành sản xuất hàng hoá 1.3. Phát triển sản xuất chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý 1.4 Phát triển sản xuất chè nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp 2. Phương hướng phát triển ngành chè Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020 2. Mục tiêu phát triển sản xuất chè của tỉnh giai đoạn 2010 – 2020 II. Giải pháp phát triển sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 1. Quy hoạch, tổ chức sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung phù hợp với khả năng phát triển của vùng sản xuất và nhu cầu thị trường 1.1 Giải quyết các vấn đề ruộng đất 1.2 Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng năng suất chè 1.2.1 Cải tạo và thiết kế đồi vườn trồng chè: 1.2.2 Tuyển chọn giống chè và nâng cao năng suất chất lượng 1.2.3 Sử dụng phân bón, hóa chất hợp lý và tăng cường các biện pháp thủy lợi hóa, cơ giới hóa nông nghiệp 1.2.4 Các biện pháp thu hái và chế biến chè 1.3 Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công 2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chè 2.1 Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè 2.2 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại 2.3 Tổ chức hợp lý hệ thống kênh tiêu thụ các sản phẩm chè 2.4 Phát huy sức mạnh của mối liên kết 4 nhà trong việc tiêu thụ sản phẩm chè 3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè 5. Sản xuất sản phẩm chè sạch, an toàn 6. Xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè 6.1 Đối với các doanh nghiệp sản xuất chè 6.2 Đối với những người trồng chè KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Ảnh hưởng của độ cao tới hàm lượng tanin trong chè 7 Bảng 1.2: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè 8 Bảng 1.3 : Ảnh hưởng của độ nhiệt đến thời gian thu hoạch búp 10 Bảng 2.1: Diện tích trồng chè phân theo huyện / thành phố / thị xã 33 Bảng 2.2: Sản lượng chè búp tươi phân theo huyện/thành phố/ thị xã: 35 Bảng 2.3 : Tổng hợp diện tích chè nhập nội đến năm 2009 42 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được do phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2009 48 Bảng 3.1: Dự kiến diện tích, sản lượng chè toàn tỉnh đến năm 2020 57 LỜI MỞ ĐẦU Chè là một loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao, nó được nhân dân ta và nhân dân nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Sản phẩm chè rất đa dạng như chè xanh, chè vàng, chè đỏ, chè đen, và nhiều loại chè hòa tan, chè thảo dược khác. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên 16.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 40 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh. Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu của nông dân. Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh. Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. Đến nay về diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng chè tăng đáng kể. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất cây chè còn gặp nhiều khó khăn như một số nơi còn phát triển tự phát, không theo quy hoạch, tính toán của tỉnh, sản lượng chè chế biến sản xuất ra không ổn định, chưa chủ động được thị trường, thiếu sản phẩm cao cấp, mối liên hệ giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và người trồng nguyên liệu chưa bền vững…làm giảm hiệu quả kinh tế của cây chè. Xuất phát từ thực tế trên, em chọn nghiên cứu chuyên đề thực tập: “ Một số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên”. Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần: Chương I: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây chè Chương II: Thực trạng sản xuất cây chè ở Thái Nguyên. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây chè ở Thái Nguyên. Mục đích nghiên cứu chuyên đề nhằm giới thiệu khái quát tình hình phát triển sản xuất cây chè ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó chỉ ra vai trò của sản xuất chè đối với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, những tồn tại của sản xuất chè và đưa ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại đó, nâng cao hiệu quả sản xuất chè ở Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, ngoài việc sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, em còn kết hợp nhiều phương pháp khác như: phương pháp phân tích tổng hợp, thu thập số liệu từ mạng Internet, sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên, thông qua phỏng vấn những người làm chè có kinh nghiệm, sử dụng phần mềm xử lý số liệu… làm cơ sở rút ra những nhận xét xác đáng, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết của em còn có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy giáo GVC. Hoàng Văn Định là giáo viên trực tiếp tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên cùng các anh chị và các cô chú ở Phòng trồng trọt - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã cho em những lời khuyên, cung cấp các tài liệu cần thiết để em hoàn thành đề tài. Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mai Linh CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ I . Tổng quan về cây chè 1. Vị trí cây chè trong nền kinh tế quốc dân 1.1 Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu, phòng và chữa được nhiều loại bệnh: Trung Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính tốt của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay chè được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca-cao. Tác dụng chữa bệnh và các chất dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa học xác định như sau: Cafein và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt mỏi sau những lúc làm việc căng thẳng. Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè, đặc biệt là chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của M.N. Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chất nào lại có tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin của cây chè. Dựa vào số liệu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp và neprit mạch thì hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin chè theo liều lượng 150mg trong một ngày. E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hô hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệ thống điều tiết máu.v.v... Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP và nhiều nhất là vitamin C. Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ. Điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm. Qua việc quan sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không trồng chè. Các tiến sĩ Teidzi Ugai và Eisi Gaiasi (Nhật Bản) đã tiến hành các thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy với 2% dung dịch tanin chè cho uống sẽ tách ra được từ cơ thể 90% chất đồng vị phóng xạ Sr - 90. 1.2 Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi của ta cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới một tấn búp/ha. Các năm thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng cho một sản lượng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh doanh sản xuất. Nếu như ở miền xuôi, cây lúa là cây chủ đạo thì ở miền núi cây chè là cây chủ lực mang tính chất quyết định để phát triển kinh tế - xã hội, là cây xoá đói giảm nghèo cho đồng bào ta ở miền ngược. Sống trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng cây chè Việt lại có một sức sống mãnh liệt, thích nghi với môi trường, địa hình miền núi. Ở nước ta, nhiều địa phương thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc bộ, cao nguyên được đánh giá là rất có thế mạnh cho phát triển cây chè. Đây cũng là cây trồng đã được phát triển ở 34 tỉnh, với khoảng 6 triệu lao động tham gia. Năm 2008, số liệu thống kê diện tích trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha. Theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ nâng diện tích này lên 150.000 ha. Nếu phát triển được những giống chè mới đạt năng suất khoảng 12 tấn búp tươi/ha tương đương với 2,5 tấn khô/ha và giá xuất khẩu đạt mức 3.000 USD/tấn thì cây chè hoàn toàn có thể trở thành cây xoá đói giảm nghèo. 1.3 Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao. Căn cứ vào năng suất bình quân đã đạt được năm 1969 của khu vực nông trường quốc doanh (42,39 tạ búp/ha), nếu chỉ đứng về mặt xuất khẩu mà xét thì một ha chè của khu vực nông trường quốc doanh so với một số cây công nghiệp dài ngày của cùng khu vực này bằng hơn 5 lần một ha cà phê, gần 10 lần một ha sả. Nếu năng suất chè đạt 100 tạ búp/ha thì xuất khẩu có thể thu được đủ để nhập 46 tạ phân hóa học, hoặc 3,1 tạ bông, hoặc 25 - 30 tạ bột mì. Như vậy một ha chè có năng suất 100 tạ búp có giá trị xuất khẩu ngang với 200 tấn than. Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng được mở rộng. Năm 2009, sản lượng chè xuất khẩu của nước ta là 134.000 tấn, với mức giá bình quân 1336 USD/tấn. 1.4 Phát triển sản xuất chè giúp sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích trồng cây lương thực, chè là một trong những cây có ưu thế nhất. Hiện nay nước ta mới sử dụng khoảng 50% đất nông nghiệp. Nguồn lao động của nước ta dồi dào nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, chè là một loại cây yêu cầu một lượng lao động sống rất lớn. Do đó việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nước. Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ các xí nghiệp công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làm cho việc phân bố công nghiệp được đồng đều và làm cho vùng trung du và miền núi mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa. Cây chè còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, chống xói mòn và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. 2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây chè Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái trong quá trình sống của nó. Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới. Tuy vậy cây chè cho đến nay đã được phân bố khá rộng rãi, từ 30 vĩ tuyến nam đến 45 vĩ tuyến bắc, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với nơi nguyên sản. Trong những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè sinh trưởng bình thường và có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao trong canh tác. Những công trình nghiên cứu nhiều năm của Liên Xô cho thấy: sự tạo thành và tích lũy các vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo từng vùng. Tổng hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phẩm chất chè. Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp. Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất tốt, chua, thoát nước, khí hậu ẩm và ấm. Dưới đây, ta xét một số điều kiện sinh thái chủ yếu:  2.1 Điều kiện đất đai và địa hình So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường. Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ.. Vì thế vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị hại. Bởi thế không bao giờ người ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ trường hợp đất có độ pH quá thấp, dưới 4. Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít. Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè không trồng trên núi cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Kinh nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hương vị đó không thể có được trong chè trồng ở khu vực thấp.Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới thường có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng ở Ấn Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét. Nghiên cứu của Viện nông học Hồ Nam (1957) cho thấy ảnh hưởng của độ cao so với mặt biển tới hàm lượng tanin trong búp chè như sau: Bảng 1.1: Ảnh hưởng của độ cao tới hàm lượng tanin trong chè Độ cao so với mặt biển  (m)  3  75  113  130  150  260   Hàm lượng tanin  %  23,28  23,28  24,96  25,20  25,66  26,06   (Nguồn: Nghiên cứu của viện Nông học Hồ Nam năm 1957) Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở vùng thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze (1969) nhận thấy rằng cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều vào chế độ nhiệt. Ở hướng dốc phía nam hàm lượng tanin và chất hòa tan trong búp chè cao hơn ở hướng dốc phía bắc. Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu hướng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè. 2.2 Điều kiện độ ẩm và lượng mưa: Thực vật nói chung muốn hình thành nên một phần vật chất hữu cơ để cấu tạo thành cơ
Luận văn liên quan