Cùng hoà nhịp với xu thế chung của thế giới cũng như chuyển biến tích cực của đất nước , hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước khởi sắc đáng kể , hệ thống ngân hàng được kết cấu lại đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường , hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng đổi mới và ngày càng hoàn thiện theo hướng ngân hàng đa năng , hiện đại hoá từng bước hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thế giới .
Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống , các ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai nhiều nghiệp vụ mới trong đó không thể không kể tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ . Đây được xem là một trong những mảng hoạt động kinh doanh lớn nhất của mô hình hiện đại . Với vai trò như chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới , thị trường hối đoái Việt Nam tuy còn rất non trẻ và rất sơ khai về trình độ , qui mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nhưng đã tạo ra môi trường kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại đồng thời cung cấp những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro hối đoái cho các công ty xuất nhập khẩu và những nhà đầu tư quốc tế .
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực chất là việc mua bán một loại hàng hoá đặc biệt (đồng tiền của các quốc gia khác nhau ) , hoạt động này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn mang lại lợi nhuân rất lớn cho nhà đầu cơ kinh doanh nó . Tuy vậy gắn liền với lợi nhuận nhiều luôn là rủi ro ; việc mua bán ngoại tệ chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như tình hình kinh tế , chính trị tỷ giá hối đoái , lãi suất .
Do vậy vấn đề đặt ra cho các ngân hàng , các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và những bên liên quan khác là phải nắm vững bản chất , đặc điểm của những xu hướng phát triển của kinh doanh ngoại tệ , của thị trường hối đoái , từ đó tìm ra cho mình các biện pháp , hướng đi phù hợp để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động này .
Một khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển đạt trình độ cao sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế khác như hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu , đầu tư quốc tế . trở nên linh hoạt hơn nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn vì vậy việc tìm ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết .
Sau thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa ,em được biết hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng công thương Đống Đa trong thời gian qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nào trong kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề nổi lên cần phải xử lý tiếp như quan hệ mua bán giữa các loại ngoại tệ, giữa ngoại tệ và nội tệ, giữa huy động và sử dụng,. Do đó đòi hỏi phải tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ . Vì vậy trên cơ sở những kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tiễn thu được trong quá trình thực tập , em muốn thông qua bài viết với đề tài :
“ Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa “
Mong được góp một phần nhỏ bé giải quyết những vấn đề bức xúc của thực tiễn
Kết cấu bài viết gồm 3 chương :
Chương I : Những vấn đề lý lụân cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Chương II : Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa
Chương III : Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa
77 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng hoà nhịp với xu thế chung của thế giới cũng như chuyển biến tích cực của đất nước , hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước khởi sắc đáng kể , hệ thống ngân hàng được kết cấu lại đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường , hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng đổi mới và ngày càng hoàn thiện theo hướng ngân hàng đa năng , hiện đại hoá từng bước hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thế giới .
Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống , các ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai nhiều nghiệp vụ mới trong đó không thể không kể tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ . Đây được xem là một trong những mảng hoạt động kinh doanh lớn nhất của mô hình hiện đại . Với vai trò như chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới , thị trường hối đoái Việt Nam tuy còn rất non trẻ và rất sơ khai về trình độ , qui mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nhưng đã tạo ra môi trường kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại đồng thời cung cấp những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro hối đoái cho các công ty xuất nhập khẩu và những nhà đầu tư quốc tế .
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực chất là việc mua bán một loại hàng hoá đặc biệt (đồng tiền của các quốc gia khác nhau ) , hoạt động này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn mang lại lợi nhuân rất lớn cho nhà đầu cơ kinh doanh nó . Tuy vậy gắn liền với lợi nhuận nhiều luôn là rủi ro ; việc mua bán ngoại tệ chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như tình hình kinh tế , chính trị tỷ giá hối đoái , lãi suất ...
Do vậy vấn đề đặt ra cho các ngân hàng , các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và những bên liên quan khác là phải nắm vững bản chất , đặc điểm của những xu hướng phát triển của kinh doanh ngoại tệ , của thị trường hối đoái , từ đó tìm ra cho mình các biện pháp , hướng đi phù hợp để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động này .
Một khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển đạt trình độ cao sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế khác như hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu , đầu tư quốc tế ... trở nên linh hoạt hơn nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn vì vậy việc tìm ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết .
Sau thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa ,em được biết hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng công thương Đống Đa trong thời gian qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nào trong kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề nổi lên cần phải xử lý tiếp như quan hệ mua bán giữa các loại ngoại tệ, giữa ngoại tệ và nội tệ, giữa huy động và sử dụng,.. Do đó đòi hỏi phải tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ . Vì vậy trên cơ sở những kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tiễn thu được trong quá trình thực tập , em muốn thông qua bài viết với đề tài :
“ Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa “
Mong được góp một phần nhỏ bé giải quyết những vấn đề bức xúc của thực tiễn
Kết cấu bài viết gồm 3 chương :
Chương I : Những vấn đề lý lụân cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Chương II : Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa
Chương III : Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa
Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế , thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót . Với lòng biết ơn sâu sắc em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo : TS . Nguyễn Thị Hường và TS . Tạ Lợi đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài , em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các cô chú , các anh chị ở chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa đã giúp đỡ em rất nhiệt tình trong thời gian thực tập .
Cuối cùng , em mong nhận được những ý kiến phê bình , góp ý quí báu của các thầy cô giáo , các cán bộ ngân hàng đã giúp em nâng cao trình độ hiểu biết về lí luận cũng như thực tiễn .
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
1/ KHÁI NIỆM VÀ THỰC CHẤT CỦA KINH DOANH NGOẠI TỆ
Khái niệm : Kinh doanh ngoại tệ là việc mua bán ngoại tệ đảm bảo số dư tài khoản ngoại tệ, tìm cách thu lời thông qua tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau
Như vậy kinh doanh ngoại tệ cũng giống như kinh doanh hàng hoá, nhưng ở đây là hàng hoá đặc biệt đó là ngoại tệ, tiền của nước ngoài. Vì tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt nên nó có những đặc trưng riêng có của nó. Hoạt động kinh doanh luôn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa giá mua và bán hàng hoá nhưng lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ không thuần tuý là chênh lệch giữa giá mua và bán ngoại tệ . điều này chỉ đúng khi số dư nguồn huy động nguồn ngoại tệ luôn được đảm bảo bằng nguyên tệ từ đầu cho đến cuối kỳ báo cáo . Trong thực tế nguồn vốn và sử dụng vốn ngoại tệ luôn có sự chênh lệch .
Trường hợp nguồn ngoại tệ huy động chuyển hoá thành nội tệ để kinh doanh , khi đó trạng thái ngoại tệ (trạng thái ngoại tệ là sự thay đổi lượng tiền của đồng nội tệ lúc mua ngoại tệ và đến lúc bán ngoại tệ này) trở nên âm, nếu có biến động tỷ giá tăng. Ngược lại nếu nội tệ được chuyển hoá thành ngoại tệ phục vụ cho kinh doanh, trạng thái ngoại tệ dương và nếu có biến động tỷ giá tăng ngân hàng sẽ có chênh lệch dương.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng xuất phát từ vị trí trung tâm trong việc thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế . Trong hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện theo một chỉ thị nào về một loại ngoại tệ thì vẫn phát sinh dư thừa hoặc là thiếu ngoại tệ một trong những ngân hàng tham dự . Việc cân bằng dư thừa hay là thiếu ngoại tệ diễn ra trên thị trường hối đoái thông qua các hình thức mua bán kinh doanh ngoại tệ .
Kinh doanh ngoại tệ gồm kinh doanh ngoại tệ tiền mặt và kinh doanh chuyển khoản . Kinh doanh ngoại tệ tiền mặt chủ yếu liên quan đến các hoạt động du lịch có doanh số giao dịch rất nhỏ so với kinh doanh ngoại tệ chuyển khoản. Khác với hình thức kinh doanh tiền mặt, kinh doanh ngoại tệ được thực hiện nhờ vào các lệnh được chuyển qua mạng thông tin thanh toán. Những lệnh này chỉ định nghiệp vụ ghi vào tài khoản của một đồng tiền này ghi nợ vào một tài khoản khác .
Kinh doanh ngoại tệ gặp phải nhiều yếu tố mà kinh doanh thông thường không gặp. Các yếu tố này bao hàm rủi ro về lạm phát , các thị trường tiền tệ đa hệ các qui định kiểm soát ngoại tệ , các rủi ro chính trị v..v
2/ ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG
2.1 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động chứa nhiều rủi ro . Các loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại tệ là rủi ro về tỷ giá , rủi ro về lãi suất .
+ Rủi ro về tỷ giá: Là rủi ro đặc trưng trong kinh doanh ngoại tệ. Nó sẽ xuất hiện khi ngân hàng có trạng thái thừa hay thiếu, rủi ro về tỷ giá là rủi ro mà các Ngân Hàng Thương Mại rất hay gặp . Khi ngoại tệ lên giá khi đó ngân hàng kinh doanh sẽ có lợi nếu ngân hàng đang ở trạng thái dư ngoại tệ và ngược lại. Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tỷ giá luôn luôn biến đổi nên ngân hàng luôn gặp phải rủi ro do tỷ giá biến động
+ Rủi ro về lãi suất : Lãi suất tăng của một đồng tiền sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái vì vậy so với rủi ro về tỷ giá thì rủi ro về lãi suất ít có ý nghĩa hơn nhưng với khối lượng kinh doanh lớn thì cũng tạo ra những thiệt hại đáng quan tâm
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động phức tạp để thành công trong kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin hoàn hảo đây là đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại vì vậy để thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ cần phải có đủ cơ sở vật chất và các thiết bị hiện đại.
Nhà kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định về nhiều lĩnh vực , phải có những kỹ năng nhất định , phải có trình độ quản lý vì kinh doanh ngoại tệ là hoạt động có mức độ rủi ro cao , không những thế nhà kinh doanh cũng phải có trí tuệ cao cùng với những nỗ lực thường xuyên để xác định những gì sẽ xảy ra trên thị trường và tỷ giá sẽ biến động đến mức nào .
Những nhà kinh doanh ngoại tệ cần có trạng thái tâm lí trí tuệ tốt và tự tin rằng họ có thể kiếm được lợi nhuận thông qua giao dịch trong mọi tình huống diễn biến cua thị trường tác động đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ là luôn luôn đúng do đó nhà kinh doanh phải là người thực tế và có sự hiểu biết nhất định để thừa nhận những sai sót của mình , phải sẵn sàng giảm các trạng thái ngoại hối đang thua lỗ trước khi khoản lỗ trở nên trầm trọng .
2.2 Các hình thức kinh doanh ngoại tệ
Thực tế cho thấy, bất kỳ loại hình kinh doanh nào mang lại lợi nhuận lớn thì rủi ro mà nó đem lại cũng không phải là nhỏ và kinh doanh ngoại tệ cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Để hạn chế các rủi ro người ta áp dụng các hình thức kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái.
Tuy nhiên, các hình thức này không chỉ đơn thuần là hạn chế phòng ngừa rủi ro mà trong quá trình thực hiện, nó còn mang lại một phần lợi nhuận đáng kể trong tổng lợi nhuận. Do đó, nó cũng là các hình thức kinh doanh ngoại tệ trong chính sách đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh cuả ngân hàng. Mục đích kinh doanh của ngân hàng là: phòng ngừa rủi ro, kinh doanh kiếm lời và kinh doanh mang tính chất dịch vụ để thu phí.
1.2.1.Hình thức kinh doanh ngoại tệ giao ngay
Thị trường hối đoái giao ngay là một bộ phận của thị trường hối đoái, doanh số hoạt động của nó chiếm khoảng 58 % tổng số doanh số thương mại ngoại hối, trong khi thị trường kỳ hạn và thị trường theo quyền chọn chỉ chiếm tương ứng là 40% và 20%.
Hình thức hối đoái giao ngay được thực hiện bằng hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay trong đó việc cung ứng các đồng tiền chuyển đổi được thực hiện chậm nhất là hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng được ký kết.
Tỷ giá thanh toán ngay (sau hai ngày làm việc) trong thương mại quốc tế gọi là SPORT-RATE, nếu một nhà kinh doanh ngoại tệ muốn thay đổi thời hạn thực hiện hai ngày thành ba ngày thì có thể đề nghị bạn hàng của mình thực hiện tỷ giá SPORT-NEXT, nếu muốn đổi thời hạn thực hiện từ hai ngày thành một ngày thì đề nghị tỷ giá TOMOROW-NEXT,
Kỹ thuật giao dịch có thể thực hiện bằng điện thoại, hệ thống màn hình (Computer), bằng điện báo và trên các sở giao dịch chứng khoán. Thực hiện bằng kỹ thuật màn hình thực chất là thực hiện qua hệ thống thông tin điện tử, tức là việc thoả thuận hay các hợp đồng được thực hiện thông qua hệ thống“ Money dealing”. Thông qua hệ thống này, các ngân hàng có thể trực tiếp liên hệ với nhau và thoả thuận các hợp đồng thương mại. Việc chuyển thông tin được thực hiện bằng bàn phím với những ký tự điện tử và thông tin sẽ xuất hiện trên màn hình, đồng thời một máy in được nối mạng với hệ thống sẽ in lại thành biên bản thông tin được chuyển đi. Hệ thống này có ưu điểm so với hình thức điện thoại là việc ghi nhận các thoả thuận bằng văn bản, khắc phục các lỗi nhầm thường gặp trong giao dịch điện thoại như nghe nhầm, viết nhầm, vì thế hệ thống “ Money dealing” được sử dụng rộng rãi.
Tỷ giá giao ngay (SPORT-RATE) được niêm yết trên các báo kinh tế hàng ngày ở các quốc gia. Thực tế hiện nay, tỷ giá của hầu hết các loại ngoại tệ được trao đổi đều được tính toán so với USD mà không được tính toán trực tiếp với nhau nữa. Đồng USD được sử dụng như một loại ngoại tệ trung chuyển ( transport), đồng thời tỷ giá giữa hai đồng tiền không thông dụng,
Điều kiện thực hiện hình thức kinh doanh hối đoái giao ngay là:
+ Trước hết, phải có nhu cầu của khách hàng, thông thường hình thức giao ngay phát sinh khi có nhu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện hình thức này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Hình thức kinh doanh giao ngay còn được thực hiện trong hoạt động đầu cơ của ngân hàng, dự toán tỷ giá của một đồng tiền trong thời gian tới, ngân hàng sẽ mua đồng tiền đó theo hợp đồng giao ngay với ngân hàng khác. Khi tỷ giá thay đổi theo đúng dự toán, ngân hàng có thể bán trao ngay số tiền đầu cơ đó và thu chênh lệch. Ngoài ra, hình thức trao ngay được sử dụng kết hợp với các hình thức khác trong các đầu cơ chênh lệch lãi suất.
1.2.2 Hình thức kinh doanh ngoại tệ chênh lệch tỷ giá( ARBITRAGE)
Hình thức kinh doanh ARBITRAGE là hình thức kinh doanh của bản thân ngân hàng, theo ý nghĩa nguyên thuỷ cuả nó, hình thức này là việc lợi dụng sự chênh lệch về tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối khác nhau để thu lời thông qua hoạt động mua và bán. Do đó, nó có tên gọi là kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Đó là việc tiến hành mua bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ và bán ở nơi đắt. Nghĩa là mua với tỷ giá thấp và bán với tỷ giá cao.
Hình thức này được thể hiện dưới hai dạng: kinh doanh giản đơn và kinh doanh phức tạp. Kinh doanh giản đơn là việc mua bán ngoại tệ được thực hiện ở hai thị trường khác nhau trong cùng một thời điểm. Kinh doanh phức tạp là việc mua bán ngoại tệ thông qua nhiều thị trường, từ 3 thị trường trở lên. Dù là giản đơn hay phức tạp, hình thức này chỉ áp dụng giao dịch giữa ngân hàng với ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của các nhà kinh tế có thu chi ngoại tệ vẫn diễn ra thường xuyên, để đạt được hiệu quả trong việc sử dụng các loại ngoại tệ, họ đã yêu cầu ngân hàng sử dụng hình thức ARBITRAGE để thực hiện dịch vụ cho họ. Khi đó,ngân hàng với tư cách là người phục vụ khách hàng và thu phí.
Khi thực hiện hình thức này, người ta áp dụng tỷ giá giao ngay, là tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch (J) nhưng ngày giá trị của nó là sau hai ngày việc (J+2). Trong trường hợp khách hàng cần giao dịch với hai đồng ngoại tệ thì ngân hàng phải xác định tỷ giá chéo của hai loại đồng tiền thông qua đồng tiền trung gian thứ ba.
Nếu là giao dịch với khối lượng ngoại tệ lớn sẽ tạo ra một khoản chênh lệch đáng kể cho khách hàng. Sở dĩ có khoản chênh lệch này là do có sự chênh lệch khác nhau giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán của các đồng tiền. Trước đây,hình thức này rất phát triển chiếm tới đến 40 % lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng nhưng ngày nay, trên cơ sở những thông tin hiện đại, các thị trường ngoại hối trở nên thông suất hình thức kinh doanh ARBITRAGE trên không cón ý nghĩa lớn trong kinh doanh ngoại hối.
Khái niệm hình thức kinh doanh ARBTRAGE ngày nay được hiểu là việc mua bán ngoại tệ để nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá mua tỷ giá bán, nhưng hai hoạt động đối ứng này không phát sinh cùng một thời điểm mà thông thường liên quan tơí những phát sinh khi cân đối ngoại tệ.
* Điều kiện để thực hiện hình thức kinh doanh ARBITRAGE là :
Trước hết, Ngân hàng phải là thành viên của hện thống thông tin điện tử, ở đó Ngân hàng có thể thường xuyên theo dõi biến động tỷ giá các thị trường khác nhau trên thế giới, đồng thời có thể đưa ra tỷ giá chào mua, chào bán của mình.
Thứ hai, cán bộ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng cần có trình độ, phản ứng linh hoạt với thị trường. Người kinh doanh ngoại tệ phải biết thông tin kinh tế chính trị, xã hội phải dự đoán được phản ứng của thi trường trước những thông tin đó, đưa ra được mức tỷ giá thực tế luôn biến động ( ví dụ : Khi nhận được thông báo thu từ nước ngoài vào Pháp giảm nhẹ trong tháng qua, dự đoán xuất khẩu giảm sẽ dẫn tới giảm cung USD trong tương lai, lập tức cán bộ ngân hàng Pháp ấn định tỷ giá của mình tăng cao một chút để tránh những thiệt hại xẩy ra. Một ngân hàng Đức có 3 triệu USD chưa cân đối được sau một hợp đồng bán FRF với khách hàng, nhận thấy cố thể thu lợi từ tỷ giá chào mua vừa tăng của ngân hàng Pháp, lập tức bán 3 triệu USD này cho ngân hàng Pháp.
Như vậy, các ngân hàng liên tục thay đổi tỷ giá, liên tục giao dịch ngoại tệ trong ngày nhằm tránh rủi ro trước những biến động tỷ giá và thu lơị nhuận ARBITRGE. Lợi nhuận này có thể thấp hơn lợi nhuận tính theo khoảng cách giữa tỷ giá mua vào và bán ra của ngân hàng.
1.2.3. Hình thức kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn (FORWARD):
Hình thức kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn được thực hiện bằng hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ kỳ hạn, trong đó việc hoàn tất hình thức này được thực hiện vào một thời điểm nhất định sau đó, với tỷ giá nhất định đã được quy định trong hợp đồng tại thời điểm ký kết.
Khác với hình thức mua bán theo hợp đồng giao ngay là kinh doanh chênh lệch giá kiếm lời, hình thức mua bán theo hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là phòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá tại thời điểm chuyển đổi quyền sở hữu về tài sản hữu hình của các chủ thể kinh tế trong nước và nước ngoài với tỷ giá tại thời điểm thanh toán các giao dịch trong tương lai.
Đối với ccác nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, họ luôn có nguồn thu chi về ngoại tệ trong nước cũng như nứoc ngoài và họ không thể tránh khỏi rủi ro do các đồng ngoại tệ đem lại , vì nó luôn biến động theo chiều hướng tăng hoặc giảm. Chính vì vậy các nhà xuất nhập khẩu, thực hiện hợp đồng với nước ngoài về xuất khẩu một loại hàng hoá nào nhưng việc thanh toán không xẩy ra ngay sau khi giao hàng mà nó xảy ra vào một ngày ấn định trong tương lai . Trong khi đó tỷ giá các đồng ngoại tệ có thể thay đổi theo chiều hướng giảm , nghĩa là đồng ngoại tệ bị mất giá và đến ngày thanh toán nhà xuất khẩu nhận được số tiền bản tệ “ít hơn” so với lúc giao hàng. Vì vậy, để giảm bớt rủi ro, Anh ta ký với ngân hàng một hợp đồng gọi là hợp đồng có kỳ hạn với đúng bằng thời hạn thanh toán của người nứơc ngoài. Ngược lại các nhà nhập khẩu, để tránh khỏi rủi ro khi tỷ giá tăng họ cũng có thể ký hợp đồng mua với ngân hàng.
“Hợp đồng mua bán kỳ hạn” là một hợp đồng trao đổi một đồng tiền này với một đồng tiền khác, tỷ giá trao đổi trong tuơng lai được ấn định ngày ký hợp đồng (J), việc giao vốn đựoc thực hiện ở một ngày xác định trong tương lai (J+N)
Thị trường hối đoái giao ngay và thị trường hối đoái kỳ hạn có những đặc điểm chung về phạm vi nhân sự tham dự và tổ chức thị trường, kỹ thuật ký kết hợp đồng, ưu thế giao dịch của đồng USD. Điểm khác lớn nhất giữa chúng thể hiện ở chỗ : Trên thị trường kỳ hạn , tỷ giá giao dịch ít phụ thuộc vào mức độ cung cầu thời hạn mà phụ thuộc lớn vào mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền giao dịch .
* Điều kiện để thực hiện hình thức kinh doanh theo hợp đồng kỳ hạn là:
+ Các quy định của pháp luật phải cho phép, tạo điều kiện cho các ngân hàng qua các quy định về xác định tỷ giá kỳ hạn, phí hợp đồng...
+ Khách hàng biết đến hình thức này của ngân hàng và có yêu cầu thực hiện nó nhằm tránh những biến động tỷ giá ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.
+ Khả năng của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nếu ngân hàng chỉ thực hiện một hình thức kỳ hạn đơn lẻ, ngân hàng có thể phải gánh chịu một rủi ro hối đoái thay cho khách hàng của mình. Vậy khả năng, mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng khác, với các ngân hàng bạn trong nước và thế giới là yếu tố quan trọng để ngân hàng thực hiện được các hình thức đối ứng, loại trừ rủi ro trên. Hơn nữa, ngân hàng còn có khả năng đưa ra mức tỷ giá kỳ hạn hấp dẫn với khách hàng hơn các ngân hàng khác.
1.2.4.Hình thức kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng tương lai
Đây là một hình thức hối đoái mới, đưa vào các giao dịch ngoại tệ từ đầu những năm 80. Hình thức này cũng được thực hiện gần giống với hợp đồng kỳ hạn,trong đó quy định tránh nhiệm mua hoặc bán một khối lượng ngoại tệ nhất định vào thời điểm ấn định và theo tỷ giá thoả thuận từ trước. Điểm khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá, cụ thể như sau:
* Số đồng tiền giao dịch chỉ giới hạn ở một số ít đồng tiền cò lưu lượng giao dịch lớn.
* Quy mô của từng giao dịch : Được quy định là bội chuẩn theo từng loại đồng tiền giao dịch.
* Thời điểm tất toán : Được quy định là một số thời điểm nhất định trong năm, bất kể hợp đồng được ký kết vào các thời gian khác nhau.
*Phương thức đánh dấu thị trường : Các loại động trên thị trường hối đoái tương lai không tất toán trực tiếp giữa người bán và người mua.Việc ký kết mỗi một hoạt động là việc ký kết với quỹ cân đối . Các hợp đồng dược đảm bả