Chuyên đề Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần và phát triển công nghệ DETECH

Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp có vững thì nền kinh tế của một đất nước mới mạnh. Để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình và tìm cho mình một chỗ đứng chắc chắn trong nền kinh tế. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả thông qua việc tối thiểu hoá các chi phí bỏ ra và tối đa hoá lợi nhuận thu về, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay. Do đó vấn đề nâng cao lợi nhuận càng trở nên bức bách đòi hỏi các nhà quản trị tài chính tại mỗi một doanh nghiệp phải hơn bao giờ hết đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh tối ưu nhất phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bởi như ta đã biết, lợi nhuận là sự phản ánh rõ nét và sinh động nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. và tăng trưởng kinh tế. Trước thách thức đó, ngành sản xuất và kinh doanh xe đạp, xe máy cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực phát triển theo nhịp độ phát triển của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng trên của lợi nhuận, sau một quá trình học tập tại đại học kinh tế quốc dân và thực tập tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, được sự huớng dẫn tận tình của thầy giáo Đàm Quang Vinh, các cô chú trong công ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech” làm bài luận văn tốt nghiệp để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn. Nội dung bài luận văn gồm những phần chính sau: Chương 1: Những luận điểm chung về nhập khẩu,Lợi nhuận và khả năng tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nhập khẩu tạo tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.

docx79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần và phát triển công nghệ DETECH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ / CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG MỨC LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐÀM QUANG VINH Sinh viên thực hiện : TRẦN ANH TUẤN Lớp : QTKDQT Khóa : K 45 Hệ : CHÍNH QUY Hà Nội 04 - 2007 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Trần Anh Tuấn. Sinh viªn lớp: Quản trị Kinh doanh Quốc tế 45 Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, tôi đã nghiên cứu một số tài liệu của công ty, và để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình tôi có tham khảo một số tài liệu khác cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Đàm Quang Vinh. Nghiên cứu khoa học là một vấn đề có tính chất kế thừa, tìm tòi, và nghiên cứu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên là thành quả của chính tôi và không sao chép cũng như liên quan đến một đề tài nào khác tương tự. Có gì không đúng với những điều đã nói trên tôi xin hoàn toàn chiụ trách nhiệm . Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2007 Sinh viên Trần Anh Tuấn. LỜI NÓI ĐẦU Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp có vững thì nền kinh tế của một đất nước mới mạnh. Để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình và tìm cho mình một chỗ đứng chắc chắn trong nền kinh tế. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả thông qua việc tối thiểu hoá các chi phí bỏ ra và tối đa hoá lợi nhuận thu về, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay. Do đó vấn đề nâng cao lợi nhuận càng trở nên bức bách đòi hỏi các nhà quản trị tài chính tại mỗi một doanh nghiệp phải hơn bao giờ hết đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh tối ưu nhất phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bởi như ta đã biết, lợi nhuận là sự phản ánh rõ nét và sinh động nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. và tăng trưởng kinh tế. Trước thách thức đó, ngành sản xuất và kinh doanh xe đạp, xe máy cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực phát triển theo nhịp độ phát triển của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng trên của lợi nhuận, sau một quá trình học tập tại đại học kinh tế quốc dân và thực tập tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, được sự huớng dẫn tận tình của thầy giáo Đàm Quang Vinh, các cô chú trong công ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech” làm bài luận văn tốt nghiệp để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn. Nội dung bài luận văn gồm những phần chính sau: Chương 1: Những luận điểm chung về nhập khẩu,Lợi nhuận và khả năng tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nhập khẩu tạo tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. CHƯƠNG 1 NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHUNG VỀ NHẬP KHẨU,LỢI NHUẬN VÀ KHẢ NĂNG TĂNG LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 1.1. Một số vấn đề cơ bản về nhập khẩu,lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.1.một số luận điểm cơ bản về nhập khẩu. 1.1.1.1)Khái niệm về hoạt động nhập khẩu Trước khi hiểu về hoạt động nhập khẩu tìm hiểu sơ qua về thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường vượt qua ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia), thông qua hoạt động mua bán lấy tiền làm môi giới. Đây là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong những năm vừa qua, thương mại đóng vai trò ngày càng tăng đối với phần lớn các nền kinh tế thế giới. Một chỉ số để đánh giá tầm quan trọng của thương mại đối với một quốc gia là xem xét tương quan giữa quy mô thương mại của một nước với tổng sản lượng của nước đó. Trên thế giới, nhiều nước có chỉ số này lớn hơn 100% (chẳng hạn như Singapore), tức là giá trị thương mại của nước đó đã vượt qua giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra. Kinh doanh xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung trên phạm vi toan thế giới, trong đó nghiệp vụ nhập khẩu la một nghiệp vụ hết sức quan trọng. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương, mà hàng hoá và dịch vụ được quốc gia này mua của quốc gia khác. Hoạt động này tạo ra xu hướng hợp tác hoá toàn cầu, các nước có điều kiện liên kết, hợp tác kinh tế, đồng thời phát huy được thế mạnh và tận dụng được lợi thế của nước khác phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của nước mình.quá trình nhập khẩu hàng hoá là quá trình mua hàng hoá từ nước ngoài theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, sau đó tổ chức tiêu thụ hàng hoá ở thị trường trong nước. Như vậy, được coi là hoàn thành nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu phải trải qua hai giai đoạn: Mua hàng nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu. 1.1.1.2) Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu: - Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có vòng luân chuyển bao giờ cũng chậm hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước do phải thực hiện 2 giai đoạn Mua và Bán. Đối với hoạt động nhập khẩu là mua của nước ngoài và bán cho thị trường trong nước. Do đó để xác định hoạt động kinh doanh nhập khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng, hay khi thực hiện xong một thương vụ ngoại thương. Việc kinh doanh nhập khẩu với nước ngoài đều phải thông qua các hợp đồng kinh tế, các hiệp định, nghị định thư và phải được nhà nước (Bộ thương mại) cấp hạn ngạch (quota) Mô hình kinh doanh nhập khẩu bao gồm nhiều loại khác nhau và kinh doanh nhiều loại hàng hoá - vật tư khác nhau như: xăng dầu, thiết bị, rau quả tươi, hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ... Thời điểm nhập khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán thường có khoảng cách dài. Phương thức thanh toán chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Hai bên Mua, Bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau. Do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh, tập quán kinh doanh của 2 nước và luật thương mại quốc tế. Điểm nổi bật của hàng nhập khẩu là hàng hoá bao giờ cũng được đóng gói nguyên đai nguyên kiện, bên ngoài có ghi các ký hiệu mã để thuạn tiện cho việc giao nhận, vận chuyển, trừ một số hàng rời không đóng gói được sẽ có quy định riêng. Mặt khác, hàng nhập khẩu luôn được giao nhận theo từng lô và dứt điểm theo từng chuyến hàng, do đó việc theo dõi và quản lý hàng nhập khẩu có nhiều thuận lợi. ở Việt Nam, xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng từ lâu đã được coi là một hoạt động không thể thiếu trong nội dung của các hoạt động kinh tế đối ngoại, là một phương tiện quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu góp phần vào mục tiêu đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu không có nguồn bổ sung kỹ thuật tiên tiến thành một nước sản xuất nông nghiệp hiện đại, năng suất lao động cao, quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, nhập khẩu hàng hoá không phải là con đường chính để phát triển một nền kinh tế thị trường, trái lại muốn thực hiện thành công công cuộc CNH – HĐH đất nước, nước ta cần phải thực hiện chính sách thay thế hàng nhập khẩu trong chiến lược phát triển lâu dài của mình. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhập khẩu trong việc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như nước ta hiện nay. 1.1.2. Các phương thức và hình thức kinh doanh nhập khẩu. 1.1.2.1. Phương thức nhập khẩu. Hiện nay doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến hành theo phương thức sau: Nhập khẩu theo Nghị định thư: Là phương thức kinh doanh mà ở đó các doanh nghiệp chỉ được phép mua các mặt hàng có tên trên các điều khoản ghi trên Nghị định thư. Chính phủ ta và chính phủ nước ngoài ký kết những nghị định thư và Hiệp định thư về trao đổi hàng hoá giữa hai nước và giao cho một số đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các đơn vị kinh doanh theo phương thức này ít, chỉ trừ những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt. Nhập khẩu ngoài nghị định thư (Nhập khẩu tự cân đối): Là phương thức hoạt động trong đó các doanh nghiệp phải tự cân đối về tài chính và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Theo phương thức này, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tổ chức hoạt động nhập khẩu của mình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng như: Tìm kiếm mặt hàng, tổ chức giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở tuân thủ các chính sách kinh tế, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu do tính phù hợp của nó trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2.2. Hình thức nhập khẩu. Hiện nay, hoạt động nhập khẩu được tiến hành theo các hình thức sau: Nhập khẩu trực tiếp: Theo hình thức này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, khả năng tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế được Nhà nước và Bộ Thương mại cấp giấy phép cho phép trực tiếp giao dịch, ký kết trực tiếp hợp đồng mua và bán với nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ (chủ yếu là ngoại tệ mạnh) trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức mà các doanh nghiệp địa phương có ngoại tệ nhưng không có điều kiện và chưa được Nhà nước cho phép nhập khẩu trực tiếp mà phải nhờ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung ương hoặc địa phương khác nhập khẩu hộ mình. Với hình thức này, doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu là đơn vị được hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên. Nhập khẩu hỗn hợp: Hình thức này là sự kết hợp của hai hình thức trên, có nghĩa là doanh nghiệp vừa được Nhà nước nhập khẩu trực tiếp vừa nhờ các doanh nghiệp khác nhập khẩu hộ. Cả ba hình thức trên chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng kinh tế, ngoài ra còn có thể thực hiện theo Hiệp định. 1.1.3.Lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.3.1 Bản chất lợi nhuận Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên gọi riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh (Theo điều 3 của luật doanh nghiệp được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày12/06/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2000). Doanh nghiệp là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Có thể nói lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng quát nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Từ xưa đến nay, các nhà kinh tế học đặc biệt quan tâm tới kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Từ đó đã cho ra đời rất nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận: - Các nhà kinh tế học trước Mark cho rằng: " Cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất gọi là lợi nhuận " - Karl Mark khi lý luận về giá trị thặng dư của Chủ nghĩa tư bản đã cho rằng: " Giá trị thặng dư hay phần trội lên nằm trong toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận " - Các nhà kinh tế học hiện đại, mà đại diện là David-Beggs, Samuelson lại cho rằng: " Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra , bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi ra ". Các khái niệm trên tuy ra đời vào các hoàn cảnh khác nhau song tựu chung lại các nhà kinh tế học đều khẳng định rằng lợi nhuận chính là số thu dôi ra so với chi phí đã bỏ ra. Đó chính là bản chất của lợi nhuận. Hiện nay, từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp được chia thành 3 loại chính - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh với chi phí của hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định ( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ) - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính. - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động bất thường. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Đối với doanh nghiệp, thông thường lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận, do dó đây cũng chính là trọng tâm của công tác quản lý lợi nhuận ở doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải khai thác tối đa các khoản lợi nhuận tư hoạt động tài chính và hoạt động bất thường nhằm làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn . 1.1.3.3. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp Thông thường lợi nhuận cuả doanh nghiệp được xác định như sau : =  +  +  Thứ nhất: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh được xác định là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh.  =  -  - -  Thứ hai : Lợi nhuận hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.  =  -  -  Thứ ba: Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là khoản lợi nhuận không dự tính hoặc những khoản thu mang tính chất không thường xuyên. Những khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại.  =  -  -  Sau khi đã xác định được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ. Phần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp chính là lãi thực của doanh nghiệp hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng)  =  -  1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu. 1.1.4.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp . Như chúng ta đã biết, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường . Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu, và là trọng tâm quản lý của doanh nghiệp. Bởi lẽ đó, để phấn đấu tăng lợi nhuận, ta cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố là doanh thu tiêu thụ sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ . Đây cũng chính là các nhân tố cần phải xem xét để từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.4.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm . Ta có thể nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng để từ đó xem xét sự ảnh hưởng của nó tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.4.2.1 Nhân tố giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ Giá cả là một cán cân để đo lường lợi ích kinh tế giữa người bán và người mua. Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, thì việc thay đổi giá bán cũng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Việc thay đổi giá bán dù lên hay xuống đều do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm bảo được doanh thu , doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Do đó việc định ra một giá bán hợp lý là vấn đề luôn đặt ra với các doanh nghiệp khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh. 1.1.4.2.2 Nhân tố số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ : Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng lớn thì doanh thu tiêu thụ càng cao, thi đó nếu các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận trong kỳ sẽ tăng lên và ngược lại. Việc tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ lại tuỳ thuộc vào kết quả công tác sản xuất trên cả các mặt khối lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng và thời hạn. Do đó doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc…Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có cách thức tổ chức bán hàng hợp lý, có các phương tiện vật chất đảm bảo cho công tác bán hàng như hệ thống kho bãi, cửa hàng… đồng thời có các chiến lược marketing sao cho phù hợp. 1.1.4.2.3 Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ Trong điều kiện hiện nay, sản xuất cái gì là do thị trường quyết định. Kết cấu sản phẩm đưa ra tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận tiêu thụ. Để nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp thường có xu hướng đa dạng hoá sản phẩm sản xuất. Họ đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ khác nhau, thậm chí còn tung ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau từ loại bình thường tới tốt tuỳ vào túi tiền của khách hàng. 1.1.4.2.4. Nhân tố chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá được cung cấp ngày càng nhiều, nó tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng. Điều này cũng khiến doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để tiêu thụ được sản phẩm, góp phần tăng doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận. Trong cuộc cạnh tranh đó, để chiến thắng đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ chất lượng luôn là công cụ sắc bén giúp sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường 1.1.5. Nhóm nhân tố biến động giá quốc tế. 1.1.5.1. Tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện nề kinh tế mở hiện nay,các quan hệ về kinh tế ,chính trị cho nên phát sinh những quan hệ thanh toán quốc tế.Phương tiện thanh toán dùng trong giao dịch quốc tế ghi theo đơn vị tiền tệ của một nước hay ngoại hối đối với nước khác. Đồng tiền của một nước là công cụ chi trả bắt buộc và chỉ có giá lưu thông trên lãnh thổ nước đó.Vì thế, để có thể mua bán hàng hoá, dịch vụ, chi trả nợ nần cho nhau …đòi hỏi phải đổi tên nước này ra tiền nước khác, từ đó phát sinh ra vấn đề tỷ giá hối đoái.Doanh nghiệp cần quan tâm đến tỷ giá vì lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh . Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữthuế quan hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Để nhận biết được sự tác động của tỷ gía hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, người ta thường phân loại tỷ giá hối đoái theo các tiêu thức chủ yếu sau đây : + Căn cứ vào phuơng tiện tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được phân thành hai loại : Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện.Đây là tỷ gía cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác. Tỷ giá thư hối :là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. + Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế : -Tỷ giá séc :là tỷ giá mau bán các loại séc ngoại tệ. - Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ. -Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ. - Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. - Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt. + Căn cứ vào thời điểm mua bán vào ngoại hối, tỷ giá đượ
Luận văn liên quan