Quá trình đổi mới kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường được Đảng ta thực hiện từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, sau 20 năm đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn ở tất cả các lĩnh vực. Kinh tế phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị ngày càng ổn định, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao. Bước sang nền kinh tế thị trường, nước ta đang mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Năm 2006 vừa qua là năm đánh dầu một bước tiến mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) sau 11 năm dài khó khăn đàm phán.
Trong quá trình hội nhập, có thể nói vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một trong những vấn đề quan trọng sống còn của mỗi doanh nghiệp, đó là mối quan tâm chủ yếu của mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sự phát triển không ngừng của máy móc thiết bị, hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, vượt mức cầu trên thị trường, chính vì vậy tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được quyền tự quyết toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, do vậy mà doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi cụ thể, đúng đắn. Sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn phải trả lời. Để thành công doanh nghiệp phải đề ra các phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí , tổ chức tốt phương thức tiêu thụ sản phẩm để người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Ngược lại nếu doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, không thu hồi được vốn và có khả năng đứng trên bờ vực của sự phá sản.
Chính vì vậy vấn đề tổ chức tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chú trọng đến vấn đề này để có những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả nhất.
Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET) là một trong những Công ty hàng đầu sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng luôn luôn chú trọng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm và coi đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất để giúp Công ty có thể đứng vững và thành công trên thị trường. Xuất phát từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vấn để tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET) em đã tìm hiểu đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET)” .
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET)
Chương II: Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET)
Chương III: Giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET) .
58 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược và vật tư thú y HANVET, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình đổi mới kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường được Đảng ta thực hiện từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, sau 20 năm đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn ở tất cả các lĩnh vực. Kinh tế phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị ngày càng ổn định, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao. Bước sang nền kinh tế thị trường, nước ta đang mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Năm 2006 vừa qua là năm đánh dầu một bước tiến mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) sau 11 năm dài khó khăn đàm phán.
Trong quá trình hội nhập, có thể nói vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một trong những vấn đề quan trọng sống còn của mỗi doanh nghiệp, đó là mối quan tâm chủ yếu của mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sự phát triển không ngừng của máy móc thiết bị, hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, vượt mức cầu trên thị trường, chính vì vậy tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được quyền tự quyết toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, do vậy mà doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi cụ thể, đúng đắn. Sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn phải trả lời. Để thành công doanh nghiệp phải đề ra các phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí , tổ chức tốt phương thức tiêu thụ sản phẩm để người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Ngược lại nếu doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, không thu hồi được vốn và có khả năng đứng trên bờ vực của sự phá sản.
Chính vì vậy vấn đề tổ chức tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chú trọng đến vấn đề này để có những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả nhất.
Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET) là một trong những Công ty hàng đầu sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng luôn luôn chú trọng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm và coi đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất để giúp Công ty có thể đứng vững và thành công trên thị trường. Xuất phát từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vấn để tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET) em đã tìm hiểu đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET)” .
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET)
Chương II: Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET)
Chương III: Giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược và vật tư Thú Y (HANVET) .
Trong thời gian nghiên cứu, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do khả năng chuyên môn còn hạn chế nên bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của em không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong được tiếp thu ý kiến của thấy cô cũng như của đơn vị thực tập để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình.
Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Nhung
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
VÀ VẬT TƯ THÚ Y (HANVET)
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty cổ phần dược và vật tư thú y tiền thân là xí nghiệp bao bì và dụng cụ thú y được thành lập ngày 1-10-1988 theo quyết định số:25/NN/TCCB/QĐ, sau đổi thành xí nghiệp Dược và vật tư thú y (gọi tắt là HANVET). Ngày 18-3-1999 công ty là đơn vị đầu tiên trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở phía bắc thực hiện cổ phần hóa với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y theo quyết định số: 53/1999/QĐ/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y.
Tên gọi tắt: HANVET.
Địa chỉ: 88 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04)8691156/ (04)8685596
Fax: 84-4-8690097
Email: hanvet@fpt.vn
Website: www.hanvet.com.vn
Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y (HANVET) là một trong những đơn vị sản xuất thuốc thú y hàng đầu Việt Nam. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 055931 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 19.03.1999.
Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ 88 Trường Chinh, Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn có các chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Đơn vị thành viên của Công ty bao gồm:
- Khách sạn Hà Thành tại Khu du lịch Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Công ty Hà Linh, Đại Thịnh, Mê Linh, Vĩnh Phúc.
- Nhà máy GMP tại KCN Phố Nối A, Mỹ Hào, Hưng Yên.
* Các giai đoạn phát triển của Công ty.
- Giai đoạn trước cổ phần hóa.
Ngay từ những ngày đầu tiên thành lập Xí nghiệp Bao Bì thì hoàn cảnh nền kinh tế đất nước lại đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy sụp nghiêm trọng, toàn bộ viện trợ từ Liên Xô cũ và các nước XHCN không còn. Lúc này điều kiện sản xuất của Xí Nghiệp cũng vô cùng khó khăn, chỉ với số vốn lưu động khoảng 500 USD và 23 cán bộ công nhân viên. Có thể nói rằng Công ty đã bắt đầu từ “năm không”: Không vốn, không vật tư, không nhà xưởng, không công nhân lành nghề, không thị trường. Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp, cùng với tinh thần đoàn kết, chủ động sáng tạo và sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo đã dần đưa xí nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, lãi suất tăng dần, đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty ngày càng được cải thiện. Đến năm 1998 vốn điều lệ của Công ty là 2 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/năm.
- Giai đoạn sau cổ phần hóa.
Năm 1999 Công ty thực hiện cổ phần hóa. Với truyền thống Đoàn kết – quyết tâm – một lòng vì Công ty đã giúp cho Công ty phát triển nhanh chóng, đến năm 2006 vốn điều lệ tăng lên 16 tỷ đồng, số cán bộ công nhân viên tăng lên 360 người.
2. Nhiệm vụ của Công ty.
- Tổ chức sản xuất – kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y; công nghiệp chế biến thức ăn gia súc; thương nghiệp bán buôn bán lẻ; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; công nghiệp thuốc thủy sản; khám chữa bệnh cho chó mèo và động vật; kinh doanh vật tư và dụng cụ thú y; sản xuất buôn bán hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo đúng ngành nghề và mục đích kinh doanh mà Công ty đã đăng ký.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật.
- Phải quan tâm đến đời sống của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bổ sung các kiến thức về khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Công ty phải luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, đồng thời phải giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
3. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban.
3.1 Mô hình tổ chức.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty.
Mô hình quản lý của Công ty có thể chia ra thành 2 khối: Khối văn phòng và khối sản xuất.
Khối văn phòng bao gồm:
Văn phòng.
Phòng tài vụ.
Phòng kỹ thuật.
Tổ pha chế.
Ban nghiên cứu.
Ban thủy sản.
Ban vaccin.
Ban kiến thiết và xây dựng cơ bản.
Phòng cơ điện.
Ban an ninh và đời sống.
Phòng mạch: Chuyên chữa bệnh cho chó mèo và thú cảnh.
Phòng thị trường: Gồm 4 khu vực, kế toán bán hàng và tổ xe.
+ Khu vực I: Bao gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên, cửa hàng Đông Anh.
+ Khu vực II: Bao gồm các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh bình, Hà Tây, Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
+ Khu vực III: Bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang.
+ Khu vực IV: Hà Nội.
+ Khu vực V: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon tum.
Khối sản xuất:
- Phân xưởng Dược 1: Sản xuất thuốc nước. Gồm 3 tổ: Tổ lọ nước, tổ thuốc ống, tổ xử lý lọ.
- Phân xưởng Dược 2: Sản xuất thuốc bột. Gồm 3 tổ: Tổ bột tiêm, tổ đóng máy, tổ phối trộn bột.
Phân xưởng Dược 3: Hoàn thiện sản phẩm. Gồm 4 tổ: Tổ thuốc gói, hộp; tổ hoàn thiện ống nước; tổ hoàn thiện lọ nước; tổ hoàn thiện lọ bột.
Công ty còn có các chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tiền Giang và các Công ty thành viên là Công ty cổ phần Hà Linh tại Mê Linh – Vĩnh Phúc, Khách sạn Hà Thành tại Nghi Xuân – Hà Tĩnh, nhà máy GMP tại khu công nghiệp Phố Nối A – Hưng Yên.
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.
3.2.1. Tổng Giám Đốc Công ty.
- Xây dựng sơ đồ tổ chức và trách nhiệm quyền hạn của từng phòng ban.
- Xây dựng định hướng phát triển.
- Công tác tài chính kế toán.
- Công tác thị trường, kinh doanh.
- Công tác văn phòng.
3.2.2. Phó Tổng Giám Đốc Công ty.
- Điều hành hoạt động sản xuất trong Công ty.
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất.
- Giám sát việc xây dựng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng, sử lý các sai lỗi trong quá trình sản xuất hay khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
- Đề xuất và theo dõi các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới, thực hiện các quá trình để sản phẩm mới được lưu hành.
- Cải tiến các sản phẩm không phù hợp với hướng dẫn của Cục Thú Y.
- Mua bán nguyên vật liệu phụ.
3.2.3 Văn phòng:
- Quản lý hoạt động kiểm soát tài liệu.
- Quản lý nhân sự và hồ sơ nhân sự.
- Các công việc hành chính văn thư.
- Quản lý cán bộ, lao động, tiền lương.
- Quản lý bảo vệ, xe con, bếp ăn tập thể.
3.2.4. Phòng kế toán.
- Phụ trách các hoạt động kế toán, tài chính, ngân hàng.
- Theo dõi và tiến hành nhập khẩu nguyên liệu.
- Quản lý kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm.
3.2.5. Phòng kỹ thuật.
- Nghiên cứu, bào chế những sản phẩm mới.
- Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm.
- Kiểm tra đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Theo dõi kiểm tra nguyên phụ liệu, bao bì, nhãn mác trước khi nhập kho.
- Nghiên cứu, đề xuất cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới, thay thế các trang thiết bị.
- Giám sát, kiểm tra quy trình kỹ thuật trong sản xuất
3.2.6. Các phân xưởng Dược.
- Sản xuất bán thành phẩm các loại thuốc.
- Xử lý, kiểm tra, hấp tiệt trùng các loại chai lọ.
- Triển khai quá trình sản xuất thuốc theo đúng quy trình công nghệ.
- San sẻ, chia liều, đóng gói các loại thuốc.
- Thực hiện hoàn thiện sản phẩm.
3.2.7. Phòng cơ điện:
- Quản lý toàn bộ trang thiết bị, máy móc, điện, nước.
- Mua sắm, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, thanh lý thiết bị.
- Thường xuyên nghiên cứu trao đổi công nghệ, trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất và nghiên cứu.
- Đào tạo cán bộ và hướng dẫn công nhân sử dụng vận hành các tranh thiết bị máy móc tranh sản xuất.
3.2.8. Phòng thị trường:
- Tuyên truyền quảng cáo sản phẩm của Công ty.
- Đề xuất các biện pháp thúc đẩy bán hàng.
- Lựa chọn, quản lý và thực hiện việc bán hàng qua các đại lý.
- Tiếp nhận và phản hồi ý kiến khách hàng.
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1. Ngành nghề kinh doanh và mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty.
1.1. Ngành nghề kinh doanh.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty HANVET là các sản phẩm liên quan điến thuốc thú y bao gồm:
- Công nghiệp thuốc thú y.
- Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.
- Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ thuốc thú y và thức ăn gia súc.
- Công nghiệp thuốc thủy sản.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
- Khám chữa bệnh cho chó mèo và động vật.
- Kinh doanh vật tư và dụng cụ thú y.
- Sản xuất, buôn bán hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh một số loại hình dịch vụ như:
- Kinh doanh khách sạn, ăn uống.
- Lữ hành nội địa và dịch vụ phục vụ khách du lịch
1.2. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty.
Bảng 1: Một số sản phẩm chủ yếu của HANVET
STT
TÊN SẢN PHẨM
ĐVT
STT
TÊN SẢN PHẨM
ĐVT
THUỐC ỐNG NHỌN
THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG
1
Analgin 30%, 5ml
ống
1
Berenil (Azidin) 1,18g
Lọ
2
Atropin Sulphate 0,1%, 2ml
ống
2
Hancoc, 125 ml
Lọ
3
B-complex, 2ml
ống
3
HanEba 30%, 20g
Gói
4
Cafein Na - Benzoat 20%, 5ml
ống
4
Han-Dertil-B, 600 mg
Viên
5
Calcium-F, 5ml
ống
5
Han Lopatol
Viên
6
Gentamicin sulphate 200mg, 5ml
ống
6
Hanmectin-25, 10 ml
Lọ
THUỐC ỐNG CỔ BỒNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC
1
Calmaphos, 5ml
ống
Han-Lacvet, 4 g
Gói
2
Genta - Tylo, 5ml
ống
1
Hanvet K.T.E
Lọ
3
Hampiseptol, 5ml
ống
2
Hanvet K.T.G
Lọ
4
Hantril-inj 5%, 5ml
ống
3
Hanvet K.T.G
Lọ
5
Kanamycin 10%, 5ml
ống
4
Hanvet K.T.V
Lọ
KHÁNG SINH
THUỐC ĐIỀU TIẾT SINH SẢN
THUỐC LỌ NƯỚC
1
Oxytocin 20 UI, 2ml
ống
1
AmTyO, 20 ml
Lọ
2
Gonaestrol 8 ml
Lọ
2
AmTyO, 100 ml
Lọ
3
Han-Prost, 2 ml
ống
3
Chlotiadexa, 10 ml
Lọ
VITAMIN
4
Enrotril-100, 100 ml
Lọ
ADE, 500g
Gói
5
Enrotril-50, 10 ml
Lọ
1
ADE, 100g
Gói
6
Genorfcoli, 100 ml
Lọ
2
Analgin 30%, 100 ml
Lọ
7
Genorfcoli, 10ml
Lọ
3
B-Complex, 100g
Gói
8
Genta - Tylo, 100ml
Lọ
3
B-Complex, 500g
Gói
THUỐC LỌ BỘT PHA TIÊM
THUỐC SÁT TRÙNG
1
Ampicillin sodium 500mg
Lọ
1
ChloraminT (Halamid), 50g
Gói
2
Ampicillin-1000, 1g
Lọ
2
Derma-spray, 100 ml
Lọ
3
Ampi-Kana, 1g
Lọ
3
Han-Iodine 10%, 50ml
Lọ
4
Hamcloxan-1, 1g
Lọ
4
Han-Iodine10%, 1000 ml
Chai
5
Kanamycin Sulphate 1g
Lọ
5
Oxydan, 100 g
Gói
6
Oxytetracylin HCL, 500mg
Lọ
THUỐC KHÁC
7
Penicillin G Kalium
Lọ
1
Anti-Gumboro, 100ml
Lọ
THUỐC BỘT PHA NƯỚC UỐNG
2
Actiso, 100 ml
Lọ
1
Colistin-1200, 10g
Gói
3
Cồn Salysilat Methyl, 50 ml
Lọ
2
Colistin-1200, 100g
Hộp
SÁCH
3
Colidox-Plus, 20g
Gói
1
Thuốc thú y và cách sử dụng
Quyển
3
Dolosin-200, 100 g
hộp
2
Một số bệnh quan trọng của lợn
Quyển
4
CRD-Stop 20g
Gói
3
Một số bệnh quan trọng ở trâu bò
Quyển
5
Enteroseptol, 100 g
Hộp
4
Một số bệnh quan trọng ở gà
Quyển
6
Genofcoli, 10 g
Gói
5
Nuôi ngan vịt và bệnh thường gặp
Quyển
7
Genta-Costrim, 10g
Gói
6
Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà
Quyển
Nguồn: Phòng thị trường
2. Thị trường của Công ty.
HANVET là công ty sản xuất thuốc thú y hàng đầu ở Việt Nam do vậy mà thị trường của doanh nghiệp là hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay Công ty có trên 300 đại lý trên toàn quốc và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các khu vực như:
- Khu vực I : Bao gồm các tỉnh phía Bắc Sông Hồng : Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh…
- Khu vực II : Bao gồm các tỉnh phía Nam Sông Hồng: Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hòa Bình…
- Khu vực III : Bao gồm các tỉnh miền trung từ Ninh Bình đến Bình Thuận, các tỉnh miền núi.
- Khu vực IV : Là các quận huyện thuộc thành phố Hà Nội
- Khu vực V: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon tum.
- Ngoài ra Công ty còn có các chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Cần Thơ, phụ trách bán hàng tại các tỉnh thành phía Nam.
3. Đặc điểm về nhân sự, vốn và quy trình sản xuất.
3.1. Đặc điểm về nhân sự.
Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty đến hết tháng 12/2006 là 360 người.
Trình độ của cán bộ công nhân viên:
Trên đại học: 4 tiến sĩ, 4 thạc sỹ.
Đại học: 157 người
Cao đẳng: 20 người
Trung cấp: 48 người
Số còn lại là công nhân lành nghề đã tốt nghiệp phổ thông.
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Công ty năm 2006 là 2.600.000VNĐ/người/tháng.
Theo số liệu trên cho thấy trình độ đại học và trên đại học của Công ty chiếm 44.7%, đây là một tỷ lệ cao. Đó chính là một lợi thế của Công ty trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với nguồn nhân lực có trình độ cao như hiện nay Công ty không ngừng nghiên cứu để tìm ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục tuyển dụng những người có trình độ cao vào một số vị trí còn thiếu nhất là ở một số chi nhánh mới mở của Công ty. Công ty luôn chú trọng và quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, mức lương trung bình của toàn Công ty ngày một tăng lên. Có thể thấy rõ tình hình lao động của Công ty qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình lao động thường xuyên của Công ty.
Diễn giải
ĐVT
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Số lao động
Người
195
220
250
300
330
348
360
Thu nhập BQ/T
Ng.đ
950
1.200
1.750
2.000
2.200
2.400
2.600
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Qua bảng số liệu trên cho thấy mức lương trung bình của toàn Công ty tăng lên nhanh qua từng năm.Công ty còn tăng cường trả lương tháng 13 và tháng 14 cho cán bộ công nhân viên Công ty. Ngoài ra Công ty luôn duy trì mức tiền thưởng cao đối với những cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả, đây là một biện pháp tốt để động viên tinh thần làm việc của mọi người, tạo cho họ một động lực để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.2. Vốn của Công ty.
Huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển nâng cao sức cạnh tranh được coi là mục tiêu số một của Công ty. Tình hình vốn của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tình hình vốn của Công ty
Đơn vị: Tỷ đồng
Diễn giải
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn kinh doanh
17
20
30
40
49
65
81
Vốn điều lệ
4.5
4.8
12
12
12
12
16
Giá trị TSCĐ
4
5.1
9.5
13.1
16.2
22.2
39
Nguồn: Phòng kế toán
Trong đó Công ty chủ yếu tập trung đầu tư mạnh vào một số lĩnh vực như:
- Mua mới phương tiện vận tải, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đây là yếu tố được công ty ưu tiên hàng đầu vì nó quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đổi mới phương tiện vận tải cũng chính là đẩy nhanh quá trình lưu chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian lưu thông sản phẩm, mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Công ty đầu tư xây dựng nhà máy G. M.P tại Hưng Yên. Là một công ty có uy tín đối với người tiêu dùng nên sản phẩm của công ty sản xuất ra hiện chưa đáp ứng hết nhu cầu tiêu dùng của xã hội do vậy công ty quyết định mở rộng thêm một nhà máy sản xuất sản phẩm thuốc và thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên với tổng số vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng. Hiện nhà máy đang từng bước đi vào hoạt động. Một số cán bộ quản lý có kinh nghiệp được điều về cơ sở để trự tiếp quản lý. Với dự án này công ty sẽ giải quyết thêm được một số lượng tương đối lao động tại tỉnh Hưng Yên.
- Ngoài ra Công ty còn đầu tư xây dựng khách sạn Hà Thành tại Xuân Thành, Hà Tĩnh. Đây là một hướng mới trong hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty muốn đa dạng hóa các loại hình kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển trong