Chuyên đề Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc,có vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Với thế mạnh đó, Phú Thọ hướng tới mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Để giải quyết được nhiệm vụ này, ngoài việc phải phát huy tối đa các thế mạnh của mình, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ cần phải có sự đánh giá khách quan và nhìn nhận đúng đắn về quá trình chuyển cơ cấu lao động của tỉnh nhà. Thông qua đó tạo ra những cú hích đúng nhằm tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động để tạo ra một cơ cấu mới hợp lý hơn. Vì một cơ cấu lao động không hợp lý sẽ làm nảy sinh các vấn đề tác động tiêu cực và cản trở đến phát triển kinh tế xã hội như: thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, mất cân đối, bình đẳng trong xã hội. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động với xu hướng tăng số lao động trong ngành xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm lực lượng lao động trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh, giúp Phú Thọ bắt nhịp được với xu hướng toàn cầu hóa. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Phú Thọ trong giai đoạn 2001 - 2008, chỉ ra các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh. 3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Phú Thọ Đối tượng nghiên cứu: - Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. - Số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế từ năm 2001- 2008 - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích theo mô hình toán, phương pháp đánh giá và dự báo, phương pháp tổng hợp. 4. kết cấu của đề tài Chương I: Tính tất yếu và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương II: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001- 2007 Chương III: Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

doc87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2787 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC HÌNH VẼ iv LỜI MỞ ĐẦU v CHƯƠNG I: TÍNH TẤT YẾU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA 1 I. Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động 1 1. Khái niệm chung 1 2.Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 8 II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng CNH-HĐH 14 1. Quá trình CNH-HĐH hóa và những yêu cầu đặt ra cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 14 2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình CNH-HĐH. 15 III. Các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 18 1. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội 18 2. Nhóm nhân tố phát triển nguồn nhân lực 21 3. Hệ thống chính sách 23 IV. Kinh nghiệm của một số nước 23 1. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc 23 2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nhật 25 3. Bài học chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho các địa phương ở Việt Nam. 26 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008 28 I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008 28 1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ 28 2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ. 34 II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008 38 1. Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành 38 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành: 49 3. Đánh giá thực trạng và xu thế CDCCLĐ theo ngành 56 III. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Phú Thọ. 58 1. Đánh giá các nhân tố tác động 58 2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 61 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CNH -HĐH 66 I. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh đến năm 2015 66 1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 66 2. Định hướng CDCCLĐ theo ngành kinh tế của tỉnh 68 II. Các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động theo -ngành của tỉnh đến năm 2020 73 1. Nhóm giải pháp về kinh tế xã hội 73 2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực 75 3.Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động 78 KẾT LUẬN vii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Quan hệ giữa GDP\ người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển 13 Bảng 1.2: Dân số và công việc làm chia theo nhóm ngành (1963-1971) 24 Bảng 2.1: Thực trạng phát triển dân số qua các năm 31 Bảng 2.2 : Tình hình tăng trưởng nguồn lao động qua các năm 38 Bảng 2.3: Quy mô lao động hoạt động trong các ngành kinh tế 39 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế của tỉnh từ 2001- 2007. 40 Bảng 2.5 : Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2001- 2007 43 Bảng 2.6 : Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành. 45 Bảng 2.7: Năng suất lao động của các ngành chủ yếu giai đoạn 2001- 2007 46 Bảng 2.8 : Hệ số co giãn của lao động theo GDP 2001- 2007 47 Bảng 1: Quan hệ giữa GDP/ người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển 49 Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp 50 Bảng 2.10: Quy mô lao động nội bộ ngành công nghiệp từ 2001- 2007 52 Bảng 2.11: Quy mô cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp 52 Bảng 2.12: Quy mô lao động ngành dịch vụ giai đoạn 2001- 2007 55 Bảng 2.13: cơ cấu lao động trong nội bộ ngành dịch vụ 55 Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả tăng trưởng Phú Thọ so với miền núi phía Bắc và cả nước giai đoạn 2001- 2007 58 Bảng 2.15: Chất lượng lao động du lịch Phú Thọ giai đoạn 2001- 2007 61 Bảng 2.16: Cơ cấu dân số theo khu vực cư trú qua các năm 62 Bảng 2.17: So sánh tỷ lệ đô thị hoá giữa Phú Thọ với vùng TDMNPB và cả nước 62 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu việc làm giai đoạn 2010- 2020 71 Bảng 3.2: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2020 72 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Biến động quy mô lao động tỉnh từ 2001- 2007 39 Hình 2: Sự thay đổi tỷ trọng các ngành giai đoạn 2001- 2007 41 Hình 3: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 44 Hình 2.4: Hệ số co giãn của lao động theo GDP 2001- 2007 48 Hình 2.5: Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp 2001- 2007 54 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc,có vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Với thế mạnh đó, Phú Thọ hướng tới mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Để giải quyết được nhiệm vụ này, ngoài việc phải phát huy tối đa các thế mạnh của mình, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ cần phải có sự đánh giá khách quan và nhìn nhận đúng đắn về quá trình chuyển cơ cấu lao động của tỉnh nhà. Thông qua đó tạo ra những cú hích đúng nhằm tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động để tạo ra một cơ cấu mới hợp lý hơn. Vì một cơ cấu lao động không hợp lý sẽ làm nảy sinh các vấn đề tác động tiêu cực và cản trở đến phát triển kinh tế xã hội như: thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, mất cân đối, bình đẳng trong xã hội. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động với xu hướng tăng số lao động trong ngành xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm lực lượng lao động trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh, giúp Phú Thọ bắt nhịp được với xu hướng toàn cầu hóa. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Phú Thọ trong giai đoạn 2001 - 2008, chỉ ra các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh. 3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Phú Thọ Đối tượng nghiên cứu: Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. Số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế từ năm 2001- 2008 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích theo mô hình toán, phương pháp đánh giá và dự báo, phương pháp tổng hợp. 4. kết cấu của đề tài Chương I: Tính tất yếu và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương II: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001- 2007 Chương III: Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. CHƯƠNG I: TÍNH TẤT YẾU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA I. Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động 1. Khái niệm chung 1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối cung cầu lao động – việc làm trong xã hội Theo giáo trình kinh tế phát triển: Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Như vậy nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong và ngoài độ tuổi lao động có khả năng lao động. Cần phân biệt nguồn lao động với dân số trong độ tuổi lao động: Nguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động. Dân số trong độ tuổi lao động bao gồm toàn bộ dân số trong tuổi lao động, kể cả bộ phận dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như: tàn tật, mất sức lao động bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân khác. Vì vậy, quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn quy mô nguồn lao động.Theo khái niệm trên nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm: - Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm. - Dân số trong tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác( bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định). Nguồn lao động xét về mặt chất lượng : - Trình độ chuyên môn - Tay nghề( Trí lực) - Sức khỏe( Thể lực) Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế(ILO) “Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Ở nước ta hiện thường sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động hay số người hoạt động kinh tế hiện tại là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, đang làm việc hoặc thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Vì vậy có thể hiểu: Lực lượng lao động là dân số hoạt động kinh tế và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội. 1.2. Cơ cấu lao động Theo điển tiếng Việt, cơ cấu được hiểu là sự xắp xếp và tổ chức các phần tử tạo thành một toàn thể, một hệ thống. Xét về mặt biểu thị, cơ cấu biểu thị những đặc tính lâu dài như: cơ cấu kinh tế; cơ cấu nhà nước…. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu hoạt động trên lĩnh vực xã hội thì cơ cấu là sự phân chia tổng thể ra những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung. Theo giáo trình “ Nguồn nhân lực” của PGS.TS Nguyễn Tiệp cơ cấu lao động là một phạm trù kinh tế xã hội, bản chất của nó là các quan hệ giữa các phần tử, các bộ phận cấu thành tổng thể lao động, đặc trưng nhất là mối quan hệ tỉ lệ về mặt số lượng lao động giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Giống như các phạm trù khác, cơ cấu lao động cũng có những thuộc tính cơ bản của mình như: tính khách quan, tính lịch sử và tính xã hội. Tính khách quan của cơ cấu lao động được thể hiện ở chỗ cơ cấu lao động bắt nguồn từ dân số và cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Tính khách quan của quá trình dân số và của cơ cấu kinh tế đã xác định tính khách quan của cơ cấu lao động xã hội. Tính lịch sử: Cơ cấu lao động xã hội là một chỉnh thể tồn tại và vận động gắn liền với phương thức sản xuất xã hội. Khi phương thức xã hội có sự vận động, biến đổi thì cơ cấu lao động một quốc gia cũng có sự vận động, biến đổi theo. Tính xã hội của cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động mang tính xã hội đậm nét và sâu sắc. Quá trình phân công lao động phản ánh quá trình tiến hóa của lịch sử xã hội loài người. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển và nhảy vọt, lại đánh dấu sự phân công lao động xã hội mới. Quá trình phát triển phân công lao động mới với cơ cấu lao động mới phản ánh trình độ văn minh của xã hội. Xét về phương diện sản xuất cơ cấu lao động phản ánh cơ cấu các giai tầng của xã hội trong nền sản xuất xã hội. Thông qua cơ cấu lao động có thể nhận biết được hoạt động kinh tế của các giai tâng xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển. Thông thường, người ta phân ra làm hai loại cơ cấu lao động là: cơ cấu cung về lao động( cung thực tế, và cung tiềm năng) và cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu cung về lao động phản ánh cơ cấu số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Cơ cấu lao động đang làm việc phản ánh tỷ lệ lao động trong các ngành, các khu vực và toàn quốc. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung cơ cấu lao động làm việc được hình thành chủ yếu do sự sắp xếp của nhà nước thông qua phân công, phân bố lao động xã hội( theo kế hoạch năm năm và kế hoạch hang năm) vào các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong cơ chế thị trường, cơ cấu lao động được hình thành do quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Các chỉ chủ yếu xác định cơ cấu lao động như sau: - Cơ cấu lao động theo không gian: Bao gồm cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ( tỉnh, thành phố, huyện); cơ cấu lao động theo khu vực thành thị nông thôn. Loại cơ cấu này thường được dùng để đánh giá thực trạng phân bố lao động xã hộ về mặt không gian. Xây dựng các kế hoạch, định hướngvĩ mô phân bố lại lực lượng lao động xã hội, từng bước cân đối hợp lý hơn giữa tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên trong nội bộ từng địa phương cũng như giữa các vùng, tiểu vùng, giữa các khu vực trong phạm vi cả nước. Cơ cấu lao động theo tính chất các yếu tố tạo nguồn: Bao gồm cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động cókhả năng tham gia lao động; trên và dưới tuổi lao động có khả năng tham gia lao động; lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân; lao động trong độ tuổi lao động đang đi học….Loại cơ cấu này là cơ sở để đánh giá thực trạng về quy mô và tình hình sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý trên địa bàn tỉnh, thành phố vùng cũng như cả nước. - Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân: Đây là cơ cấu lao động đang làm việc trên lãnh thổ( tỉnh, thành phố, huyện) được chia theo ngành hoặc nhóm ngành kinh tế quốc dân. Cơ cấu này dùng để đánh giá thực trạng phân bố, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành hoặc nhóm ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố, vùng, cả nước. Đồng thời là căn cứ thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch định hướng và chương trình phát triển cho phù hợp với chiến lược phát triển riêng của mỗi ngành. - Cơ cấu lao động theo các đặc trưng khác: Bao gồm như cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, giới tính…. Cơ cấu này dùng để nghiên cứu, xác định, đánh giá đặc trưng cơ bản về văn hoá, chuyên môn kỹ thuật, tình trạng hoạt động của nguồn nhân lực để đề ra hệ thống các giải pháp khả thi trong chiến lược phát triển bồi dưỡng, đào tạo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. 1.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động Theo giáo trình Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ phát triển của phương thức sản xuất xã hội biểu hiện chủ yếu trên hai mặt: Một là: Lực lượng sản xuất càng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động diễn ra sâu sắc Hai là: Sự phát triển của phân công lao động xã hội đến lượt nó lại càng làm cho mối quan hệ kinh tế thị trường( Cơ chế kinh tế thị trường) càng củng cố và phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong những điều kiện nhất định sự cải biến cơ cấu kinh tế kéo theo sự cải biến cơ cấu lao động. Theo như Ts. Nguyến Ngọc Sơn: Chuyển dich cơ cấu lao động là quá trình phân phối, bố trí lao động theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển. Còn theo như giáo trình nguồn nhân lực của Nguyễn Tiệp: Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi trong quan hệ tỉ lệ, cũng như xu hướng vận động của các bộ phận cấu thành nguồn nhân lực, được diễn ra trong một không gian thời gian theo một chiều hướng nhất định. Vì vậy có thể hiểu: Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nguồn lực nhằm tạo ra một cơ cấu lao động mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ Giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về nguyên tắc cơ cấu lao động phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết định chuyển dịch cơ cấu lao động.Cơ cấu kinh tế thường dịch chuyển trước và nhanh hơn, định hướng cho thay đổi cơ cấu lao động. Nhưng không phải vì thế mà cơ cấu lao động là yếu tố thụ động, phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế mà nó còn có tính chủ động tác động ngược trở lại cơ cấu kinh tế làm cho cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hướng tiến bộ. 1.4.Cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 1.4.1 Cơ cấu lao động theo ngành Theo như PGS.TS Nguyễn Tiệp cơ cấu lao động theo ngành là cơ cấu lao động đang làm việc trên các vùng, lãnh thổ được chia theo ngành hay nhóm ngành kinh tế. Theo như giáo trình kinh tế nguồn nhân lực thì cơ cấu lao động theo ngành là kết quả của sự phân bố nguồn lực giữa các ngành và nội bộ ngành kinh tế: công nghiệp – xây dựng với nông lâm nghiệp và thương mại dịch vụ . Vì vậy loại chuyển dịch cơ cấu lao động này dùng để đánh giá thực trạng phân bố, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành hoặc nhóm ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố, vùng cả nước. Đồng thời là căn cứ thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch định hướng và các chương trình phát triển phù hợp với chiến lược phát triển riêng của mỗi ngành. 1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp thì chuyển dịch cơ cấu lao động: Là sự thay đổi trong quan hệ tỉ lệ cũng như xu hướng vận động về lao động của các ngành diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian và theo một xu hướng nhất định. Qúa trình chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân bố lại lao động trong nền kinh tế theo hướng tiến bộ nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả. Quá trình đó diễn ra trên quy mô toàn bộ nền kinh tế và trong phạm vi của từng nhóm ngành. Lao động của ngành thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng lao động trong nội bộ ngành đó. Ví dụ như: Lao động của nhóm ngành nông nghiệp giảm đi thì sự sụt giảm này do nguyên nhân thay đổi lao động trong ba nhóm ngành nhỏ: nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong mỗi ngành nhỏ đó số lao động có thể tăng hay giảm nhưng xét trong ngành nông nghiệp thì số lao động giảm đi. Sự thay đổi về lao động giữa các nhóm ngành nhỏ so với tổng số lao động của ngành nông nghiệp tạo ra sự thay đổi về cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Giữa chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành gắn liền với sự thay đổi cấu trúc trong nội bộ mỗi ngành, cũng như chất lượng lao động trong từng ngành. 2.Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2.1. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Bất kỳ một quốc gia nào cũng bao gồm ba nhóm ngành lớn: - Nhóm I: Bao gồm các ngành khai thác các sản phẩm từ tự nhiên( gọi là nhóm ngành khai thác) - Nhóm II: Bao gồm các ngành ché biến sản phẩm khai thác được từ nhóm I( gọi là nhóm ngành chế biến) - Nhóm III: Bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ( Nhóm ngành dịch vụ). Nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động ngành là xác định tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế. Đảm bảo cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ phát triển, xóa bỏ khoảng cách khá xa giữa cơ cấu lao động còn lạc hậu với cơ cấu kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tức là, phải xây dựng định hướng cũng như từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ: Tăng tỷ trọng các ngành trong nhóm II và nhóm III, giảm tỷ trọng của nhóm ngành I. Đồng nghĩa với chuyển dịch cơ kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng kinh tế của ngành công nghiệp,dịch vụ, giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp. Những thay đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế - kết quả của quá trình phát triển sẽ có tác động tích cực và kéo theo thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo ngành có thể dự báo được nhu cầu lao động( số lượng, chất lượng, và cơ cấu) từ đó đề xuất các chính sách, thực hiện quy hoạch phát
Luận văn liên quan