Chuyên đề Một số ý kiến góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng

Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của người làm công tác quản lí là làm thế nào để xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở hoạch toán chi phí sản xuất một cách hợp lí, chính xác đầy đủ và khoa học. Trong những năm qua ở nước ta việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với sự quản lí của nhà nước đã đạt cho đơn vị kinh tế vào trong một môi trường mới mọi doanh nghiệp đều phải tự qui định kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong cơ chế mới hiệu quả kinh doanh của mọi doanh nghiệp đạt lợi nhuận để đạt được doanh nghiệp cần phải hết sức quan tâm đến chi phí va giá thành sản phẩm. Nếu sản xuất ra có chất lượng tốt nhưng giá thành cao không phù hợp với khả năng và thị hiếu của người tiêu dùng thì hàng hoá sẽ ứ đọng, từ đó việc sản xuất sẽ bị ứ tắt và công ty sẽ không thực hiện được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những vấn đề cơ bản để tăng lợi nhuận là việc kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất các phân xưởng, hay hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty em đã chọn đề tài:” MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG” tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Nội dung đề tài bao gồm 3 phần. Phần 1: Cơ sở lí luận chung về hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung Phần 2: Tình hình thực tế về hạch toán và phân bổ chi phí và sản xuất chung tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Phần 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung.

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của người làm công tác quản lí là làm thế nào để xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở hoạch toán chi phí sản xuất một cách hợp lí, chính xác đầy đủ và khoa học. Trong những năm qua ở nước ta việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với sự quản lí của nhà nước đã đạt cho đơn vị kinh tế vào trong một môi trường mới mọi doanh nghiệp đều phải tự qui định kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong cơ chế mới hiệu quả kinh doanh của mọi doanh nghiệp đạt lợi nhuận để đạt được doanh nghiệp cần phải hết sức quan tâm đến chi phí va giá thành sản phẩm. Nếu sản xuất ra có chất lượng tốt nhưng giá thành cao không phù hợp với khả năng và thị hiếu của người tiêu dùng thì hàng hoá sẽ ứ đọng, từ đó việc sản xuất sẽ bị ứ tắt và công ty sẽ không thực hiện được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những vấn đề cơ bản để tăng lợi nhuận là việc kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất các phân xưởng, hay hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty em đã chọn đề tài:” MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG” tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Nội dung đề tài bao gồm 3 phần. Phần 1: Cơ sở lí luận chung về hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung Phần 2: Tình hình thực tế về hạch toán và phân bổ chi phí và sản xuất chung tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Phần 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung. PHẦNI : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÀN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 1. Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất sản xuất sản phẩm phát sinh ở phân xưởng 2. Nội dung của chi phí sản xuất chung: Bao gồm: -Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng bao gồm: Chi phí tiền lương, tiền công,các khoản phụ cấp lương, các khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả hoặc phải tính cho nhân viên phân xưởng, bao gồm quản đốc phân xưởng nhân viên kế toán ,thông kê thủ kho phân xưởng nhân viên tiếp liệu ,vận chuyển nội bộ ,công nhân duy trì sửa chữa... - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dựng cho sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng sửa chữa bảo dưỡng nhà xưởng vât kiến trúc kho tàng trang thiết bi...do phân xưởng tự làm - Chi phí dung cụ sản xuất: Phản ánh chi phí công cụ,dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như khuôn mẫu đúc giá lắp dụng cụ cầm tay - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm tất cả các tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng như khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải , phân xưởng...(tức khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất và TSCĐ dùng cho phân xưởng ) - Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho các hoạt động ở phân xưởng, bộ phận sản xuất, như chi phi sửa chữa tãi sản cố định thuê ngoài, chi phí điện nước điện thoại thuê ngoài ... - Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài những nội dung chi phí kể trên phục vụ cho hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí hội nghị, tiếp khách,...ở phân xưởng 3. Nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất chung: - Hạch toán chi phí sản xuất chung có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và sản xuất phân xưởng nhằm thúc đẩy sử dụng, hợp lý nguyên liệu, lao động ở phân xưởng trong tổ chức quản lý phân xưởng từ đó vạch ra được mức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại trong sản xuất ở phân xưởng Tổ chức kiểm kê, đánh giá qui trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm ở từng phân xưởng trong doanh nghiệp. Theo dõi từng loại chi phí phát sinh trong phân xưởng để lập hiệu chỉnh và khắc phục 4 . Phân loại chi loại chi phí sản xuất chung gồm: - Chi phí sản xuất chung cố định: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi theo số lượng sản xuất, như chi phí khấu hao chi phí bảo dưỡng máy nhà xưởng .... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất - Chi phí sản xuất chung biến đổi: là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng. 5. Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung: 5.1. Chứng từ hạch toán : Các chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất chung là các phiếu chi tiền , cac phiếu yêu cầu xuất vật liệu, hóa đơn thanh toán, số lượng ... 5.2. Phương pháp hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung: Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung được chi phí thực lĩnh theo từng phân xưởng, kế toán chi phí mở thẻ chi tiết hoặc sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất chung phản ánh các chi phí phát sinh và các đối tượng hạch toán chi phí có liên quan. Căn cứ để ghi vào sổ chi tiết là sổ chi tiết các Tài Khoản tháng trứớc và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, các bảng kê chi phí. Sổ có thể mở cho riêng hoặc cũng có thể mở chung cho nhiều phân xưởng . 6. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung : a. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627-chi phí sản xuất chung tài khoản này được mở chi tiết cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh Kết cấu tài khoản Tk627: + Bên Nợ: Tập hợp tất cả các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ gồm các nội dung trên + Bên Có: .Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào bên nợ Tk154 hoặc bên Nợ Tk631 Tk627 cuối kỳ không có số dư Tk627 có 6 tài khoản cấp 2 Tk6271- chi phí nhân viên phân xưởng Tk6272- chi phí vật liệu Tk6273- chi phí dụng cụ sản xuất Tk6274- chi phí khấu hao tài sản cố định Tk6277- chi phí dịch vụ mua ngoài Tk6278- chi phí khác bằng tiền Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà có thể mở thêm một số Tài khoản cấp hai khác để phản ánh một số yếu tố chi phí thuộc hoạt động phân xưởng hoặc hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất chung này có liên quan nhiều sản phẩm, lao vu dịch vụ .nhiều đối tượng hạch toán chi phí, nên cuối kỳ thường hoạt động phân bổ cho các sản phẩm, lao vụ dịch vụ theo một tiêu chuẩn phân bổ thích hợp, chẳng hạn phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phi trực tiếp, theo số giờ làm việc của máy móc hoặc theo định mức Trong tháng, đối với những chứng từ phát sinh trong nội bộ đơn vị như: lương, phiếu yêu cầu được ghi vào sổ nhật kí trong tháng, còn đối với những chứng từ phát sinh bên ngoài như các hóa đơn về cung cấp sản phẩm lao vụ dịch vụ cho doanh nghiệp thường nhận được. Do đó nhân viên kế toán chi phí có thể tập hợp tất cả các chứng từ về chi phí sản xuất chung. Thực tế phát sinh trong tháng và lập bút toán ghi sổ nhật kí theo thời điểm phát sinh nghiệp vụ b.Trình tự hạch toán: Hạch toán Chi phí Nhân viên phân xưởng: - Kế toán chi phí trong kỳ tập hợp tiền lương, tiền công phụ cấp, BHXH , BHYT, KPCĐ các nhân viên quản lý phân xưởng theo tỷ lệ quy định. + Nợ TK 627 (6271) Có TK 334 ,3381 ,3382 ,3384. Hạch toán Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng: Xuất vật liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng ở phân xưởng +Nợ TK 627 (TK 6272) Có TK 152 Hạch toán Chi phí công cụ dụng cụ tại phân xưởng: Trong kỳ nếu có nghiệp vụ liên quan đến việc xuất công cụ dụng cụ cho phân xưởng thì kế toán hạch toán các trường hợp như sau: + Nếu công cụ dụng cụ có giá trị bé thì khi xuất dùng kế toán hạch toán hết vào nơi sử dụng ở phân xưởng: Nợ Tk 627(6273) Có Tk 153 - Giá trị thực tế xuất dùng + Nếu công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn thì khì xuất dùng thì kế toán hạch toán vào chi phí trả trước, sau đó mới phân bổ giá trị công cụ dụng cụ, như sau: Nợ TK 142 ( 242) Có TK 153 ( giá trị thực tế xuất dùng ) Nợ TK 627 ( 6273) Có TK 142 , 242 ( Số lần phân bổ ) Hạch toán Trích khấu khao TSCĐ, máy móc thiết bị dùng cho phân xưởng. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của từng phân xưởng sản xuất và xác định mức khấu hao phải tính, kế toán định khoản như sau: + Nợ TK 627 ( TK 6274) Có TK 214 Hạch toán Chi phí điện nước điện thoại thuê nhà xưởng , sửa chữa máy móc , thuê phân xưởng. Kế toán phản ánh chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho các hoạt động ở phân xưởng, các bộ phận sản xuất như: chi phí điện nước điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài.... Được định khoản như sau: + Nợ TK 627 (6277) Có TK 331 (phải trả cho người bán) Hạch toán Chi phí bằng tiền dùng ở phân xưởng: Kế toán phản ánh chi phí bằng tiền ngoài những nội dung chi phí kể trên phục vụ cho hoạt động phân xưởng, các bộ phận sản xuất như: chi phí hội nghị, tiếp khách,.... ở phân xưởng, được định khoản như sau: + Nợ TK 627 (6278) Có TK 111, 112 * Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung theo các đối tượng tập hợp chi phí sau: Kết chuyển biến phí sản xuất chung và phân bổ vào TK154 hoặc TK631: + Nợ TK154 hoặcTK631 Có TK627(627biến phí sản xuất chung ) - Riêng định phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ như sau: + nếu sản xuất theo công xuất bình thường: Nợ TK154 Có TK627(627định phí sản xuất chung ) + Nếu sản xuất dưới công suất bình thường: Nợ TK154 Có TK627(627định phí) - Khoản chênh lệch không được phân bổ kế toán ghi nhận là chi phi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và được phân bổ như sau: Nợ TK632 Có TK627(627định phí sxc) Sơ đồ tổng hợp tài khoản 627 TK334,338 TK627 TK 112,138 Tiên lương phảitrả cho cnsx , các khoản giảm trừ chi phí sản xuất chung Trích BHXH,BHYT...của NVPX Theo tỷ lệ quy định TK152 TK627(627biến phí) TK154,631 Xuất vật liệu dùng sửa chữa, Bảo dưỡng ở phân xưởng phân bổ (K/C) biến phí sxc TK153 giá trị bé Xuất cc Tk142,242 phân bổ (K/C) định Dcdùng phí sxc theo csuất cho px giá trị phân bổ giá trị ccdc bình thường Tk214 lớn TK627(627định phi) TK632 Trích khao TSCĐ, MMTB,... phân bổ (K/C) Dùng cho phân xưởng định phí TK331,335,111... định phí sxc dưới Chi phí điện nước , điện thoại csuất bình thường Thuê nhà xưởng ở phân xưởng TK111,112,331... Chi phí sửa chữa TSCĐ thuộc px TK133 Vat đầu vào II. PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG: 1. Phân bổ định phí sản xuất chung: 1.1. Yêu cầu đối với việc phân bổ định phí sản xuất chung: Đảm bảo tính hợp lý, chính xác, đồng thời phải đảm bảo tính chất đơn giản, dể hiểu, tiết kiệm chi phí. Việc đảm bảo kết hợp tấc cả nhửng yêu cầu trên không phải là việc đơn giản, dể dàng đối với các nhân viên kế toán chi phí nhưng lại là một việc cần phải cân nhắc thực hiện một cách có hiệu quả. 1.2. Phương pháp phân bổ định phí sản xuất chung: Tiêu thức phân bổ: Chí phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mõi đơn vị sản phẩm được thực hiện dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mõi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu mức sản phẩm sản xuất thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mõi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được thì ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ 2. Phân bổ biến phí sản xuất chung: 2.1. Yêu cầu đối với việc phân bổ biến phí sản xuất chung: Đảm bảo tính đơn giản, tính nhất quán và tiết kiệm, và cần phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý và công bằng 2.2. Phương pháp Phân bổ biến phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mõi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. PHẦN II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG: 1. Quá trình hình thành và phát triển. 1.1. Quá trình hình thành: Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng trước đây có tên gọi là xí nghiệp nhựa Đà Nẵng được thành lập vào năm 1976 theo quyết định số 866/QDUB ngày 22/11/1976 do UBND tỉnh QN-ĐN ký. Là doanh nghiệp thuộc sở công nghiệp đóng tại 286 Hùng Vương thành phố Đà Nẵng. Lúc đó Xí Nghiệp chỉ gồm 15 lao động, máy móc thiết bị thô sơ lạc hậu, diện tích nhà xưởng chật hẹp với 500. Chủ yếu là vốn vay. Đến năm 1978 do những đòi hỏi nhất định về công tác chuyên môn, công tác sản xuất nhà máy đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới nằm trên đường Trần cao Vân thành phố Đà Nẵng, công trình được hoàn tất và đưa vào sử dụng năm 1981 với diện tích mặt bằng 17.400. Ngày 16/02/1992 nhà máy được bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh, cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu một số sản phẩm của nhà máy. Theo quyết định số1844/QDUB của UBND tỉnh QNĐN ngày 2/11/1993 nhà máy trở thành doanh nghiệp nhà nước với tên gọi công ty nhựa đà nẵng và tên giao dịch là plastic Đà Nẵng. Nằm trong xu hướng vận động chung của nền kinh tế và yêu cầu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, công ty nhựa Đà Nẵng đã chính thức trở thành Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng ngày 4/8/2000 theo quyết định số 90/2000/QĐ-HG và nghị định số 03/2000/NDCP ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Công ty thuộc sở hữu của các cổ đông, với tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại Ngân hàng. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm mới thành lập 15.872.800.000 đồng. Được chia thành 158.728 cổ phần với hai loại cổ phiếu: cổ phiếu ghi tên và cổ phiếu không ghi tên. 1.2. Quá trình phát triển. Qua 26 năm hoạt động và không ngừng phát triển Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng đã khắc phục nhiều khó khăn từng bước đi lên mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm nhựa cho địa phương và khu vực Từ một xí nghiệp nhỏ ban đầu gồm 15 người với diện tích mặt bằng sản xuất 500đến nay Công ty có 340 CNV, 80% máy móc thiết bị ngoại nhập với diện tích mặt bằng 17400 Công ty đã đạt được một số thành tích như sau: Được hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân Chương lao động hạn ba, hạng hai. Sản phẩm của Công ty được thưởng “doanh hiệu vàng” của Công ty quản lý chất lượng toàn cầu, là một trong những đơn vị hàng đầu làm ăn có hiệu quả với sản lượng hàng hoá sản xuất tăng trung bình hằng năm 6%. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: 2.1.Chức năng: sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa dân dụng, nhựa công nghiệp, nhựa kỷ thuật, nhựa xây dựng và kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ cho ngành nhựa. 2.1. Nhiệm vụ: Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong công việc phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa Tối đa hoá các khoản lợi nhuận của công ty Tạo việc làm ổn định cho người lao động Tăng lợi tức cho các cổ đông Đóng góp ngân sách cho nhà nước Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển theo hướng hiện đại hoá 3. Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty. 3.1.Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty: : quan hệ trực tuyến : quan hệ chức năng 3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng cấp quản trị và các phòng ban: 3.2.1. Chức năng nhiệm vụ của từng cấp quản trị: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hoạt động thông qua các cuộc hộp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên, ĐHĐCĐ bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. + Quyền hành và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ thường niên: Thông qua báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, thông qua báo cáo của ban kiểm soát. Thông qua quyết toán năm tài chính, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh và đầu tư năm tài chính mới thông qua điều lệ bổ sung sửa đổi nếu cần. Quyết định tăng vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu. Xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty. Bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát. + Quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng cổ đông bất thường: Bãi miễn và bầu bổ sung, thay thế thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát vi phạm điều lệ. Biểu quyết sửa đổi, bổ sung điều lệ. Xử lý các vấn đề khẩn cấp khác. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cấp Công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, trình ĐHĐCĐ các quyết định về cơ cấu tổ chức, điều chỉnh vốn điều lệ, chiến lược phát triển Công ty, kết quả hoạt động kinh doanh, quyết toán tài chính và phân phối lợi nhuận. Giám soát việc điều hành công ty của giám đốc. Bổ nhiệm miễn nhiệm giám đốc, P.giám đốc, kế toán trưởng, quyết định mức lương các cấp quản lý đó. Ban điều hành: Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh hàng của công ty theo đúng nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, theo đúng điều lệ và pháp luật. Sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội đồng. Xây dựng và trình hội đồng quản trị chuẩn bị về kế hoạch phát triển, dự án đầu tư, phương án kinh doanh, đề án tổ chức quản lý của công ty, quy hoạch và đào tạo cán bộ lao động, thực hiện phương án đã được phê duyệt. Kí kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động. Báo cáo hội đồng quản trị về tình hoạt động tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định. Ban kiểm soát: Thay mặt cổ đông kiểm sát mọi hoạt động quản trị kinh doanh của công ty. Kiểm soát hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản các báo cáo quyết toán. Báo cáo đại hội đồng về những sự kiện tài chính bất thường,ưu khuyết điểm của ban quản lý và giám đốc. 3.2.2. Các chức năng của từng phòng ban: Phòng tổ chức hành chính: dưới sự điều hành của ban điều hành có nhiệm vụ Tổ chức lao động sản xuất, tuyển dụng, đào tạo cán bộ, công nhân viên Xây dựng các chính sách về an toàn lao động, y tế, kỹ thuật lao động Đánh giá thành tích của nhân viên về tình hình công tác, quyết định các hình thức khen thưởng kỉ luật Phòng kinh doanh Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn để trình giám đốc duyệt và đi vào thực hiện Ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện mua sắm, kiểm soát tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm. Đảm bảo cung ứng vật tư đúng yêu cầu chất lượng, đúng quy cách, đúng thời điểm cho bộ phận sản xuất Quản lí giao dịch xuất nhập khẩu, giới thiệu hàng, marketing Phòng kĩ thuật Thiết kế và theo dõi, lắp đặt quy trình sản xuất Xây dựng định mức nguyên vật liệu, kế hoạch bảo dưởng và sửa chữa máy móc thiết bị, xác định tiêu chuẩn chất lượng Nghiên cứu sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới cho ngành Đào tạo và quyết định nâng bậc công nhân Phòng tài chính kế toán: Hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích hoạt động kinh doanh. Báo cáo tình hình kinh doanh, thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán kế toán của nhà nước quy định Thực hiện các nghiệp vụ kế toán định kì như lập quyết toán hàng quý hàng năm Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh toán các chi phí phát sinh Thông qua phân tích kinh doanh đề xuất tham mưu cho ban điều hành về phân bổ sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty 4. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty: 4.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất: Nhiệm vụ của từng bộ phận:
Luận văn liên quan