Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(dự thảo - sửa đổi, bổ sung 2001) đã xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng
tâm; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế
tri thức; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn
kết chặt chẽ công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ. Bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Kết hợp chặt giữa ngăn ngừa, khắc
phục ô nhiễm đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển “năng lượng sạch”,
“sản phẩm sạch” và “tiêu dùng sạch”. Thực hiện các giải pháp ứng phó với quá
trình biến đổi khí hậu. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia.
Mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng đất nước ta trở
thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN.
Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2011 – 2020, dự thảo lần cuối là chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây
dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng XHCN. Trong đó, đã
xác định mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 – 8%/năm.
GDP nă m 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần năm 2010. GDP bình quân
đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 300 – 3.200 USD. Tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt
khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm
khoảng 40% trong tổng GTSX công nghiệp. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp
vào tăng trưởng ít nhất đạt 35%. Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 –
3%/năm; thực hành tiết kiệm sử dụng mọi nguồn lực. Tốc độ tăng dân số ổn định
ở mức 1,1%.
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mục tiêu phát triển xuất nhập của Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
EU – VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT
NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP CỦA VIỆT NAM
THỜI KỲ 2011 - 2020
CN. Vương Đức Toản
Viện Nghiên cứu thương mại -
Bộ Công Thương
Hà Nội, 11 - 2010
1
LỜI MỞ ĐẦU
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(dự thảo - sửa đổi, bổ sung 2001) đã xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng
tâm; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế
tri thức; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn
kết chặt chẽ công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ. Bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Kết hợp chặt giữa ngăn ngừa, khắc
phục ô nhiễm đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển “năng lượng sạch”,
“sản phẩm sạch” và “tiêu dùng sạch”. Thực hiện các giải pháp ứng phó với quá
trình biến đổi khí hậu. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia.
Mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng đất nước ta trở
thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN.
Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2011 – 2020, dự thảo lần cuối là chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây
dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng XHCN. Trong đó, đã
xác định mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 – 8%/năm.
GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần năm 2010. GDP bình quân
đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 300 – 3.200 USD. Tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt
khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm
khoảng 40% trong tổng GTSX công nghiệp. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp
vào tăng trưởng ít nhất đạt 35%. Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 –
3%/năm; thực hành tiết kiệm sử dụng mọi nguồn lực. Tốc độ tăng dân số ổn định
ở mức 1,1%.
Báo cáo Chính trị Đại hội XI của Đảng (Dự thảo) đã xác định phương
hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm đầu của thời kỳ chiến lược (2011 -
2015), đề ra các mục tiêu phấn đấu chủ yếu : Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5
năm 2011 – 2015: 7,5 – 8%/năm; năm 2015 GDP bình quân đầu người 2.100
USD, gấp 1,7 lần năm 2010, năng suất lao động gấpo 1,5 lần năm 2010; kim
2
ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm
2020 cân bằng được xuất nhập khẩu; tốc độ tăng dân số dưới 1%.
Phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 0- 2020 phải góp phần quan trọng th
các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định trong (dự thảo)
các văn kiện Đại hội XI của Đảng nêu trên. Đồng thời, việc xác định các mục tiêu
phát triển xnka phải phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước thời kỳ tới, phù
hợp với năng lực phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, việc nghiên cứu
chuyên đề khoa học nàynhằm cung cấp cơ sở khoa học cho viẹc xác định các mục
tiêu phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020 là rất cần thiết.
Nội dung chuyên đề được trình bày trong 3 phần:
I.- Triển vọng phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ đến năm 2020
II.- Các mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ đến năm 2020
III.- Những điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu chiến
lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020.
Dưới đây là nội dung chuyên đề.
3
I.- TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT
NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020
1. Bối cảnh thế giới và khu vực trong 5 – 10 năm tới tác động đến xuất
nhập khẩu của Việt Nam.
- Quốc tế hoá mọi mặt của đời sống quốc tế sẽ tiếp tục tiến triển nhưng sẽ
có những điều chỉnh về hướng và lĩnh vực qui mô hoạt động kinh tế toàn cầu bị
giảm sút do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, sẽ phục hồi. Lộ trình thúc
đẩy tự do hoá thương mại có thể bị chậm lại một cách tương đối. Chủ nghĩa bảo
hộ đang trỗi dậy, các rào cản thương mại mới ngày càng tinh vi; nhưng ít có khả
năng đảo ngược được qui trình tự do hoá thương mại.
- Trên thế giới, bên cạnh xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác cùng có lợi
tiếp tục chiếm ưu thế là là tiền đề để phát triển xuất nhập khẩu của quốc gia thì
nguy cơ xảy ra chiến tranh năng lượng, chạy đua hạt nhân, các xung đột sắc tộc,
tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành về tài nguyên, khủng bố quốc tế… có thể gia tăng.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường trở thành thách thức ngày càng lớn.
Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về qui mô, mức độ và hình thức biểu hiện. Các tập
đoàn kinh tế xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Sau cuộc khủng hoảng tài
chính và suy toái kinh tế toàn cầu vừa qua, các nước đang đẩy mạnh tái cấu trúc
nền kinh tế theo hướng gắn chặt phát triển kinh tế tri thức với phát triển “kinh tế
xanh”, chú trọng chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững, thương mại dịch
vụ sẽ được chú trọng phát triển hơn thương mại hàng hóa. Song song với toàn cầu
hoá chủ nghĩa khu vực sẽ phát triển mạnh h ơn nhiều khả năng trào lưu các nước
đẩy mạnh liên kết khu vực v à song phương, đặc biệt l à b ùng nổ các thoả thuận tự
do hoá thương mại song phương CBFFTA.
Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu
thay đổi nhanh với sự xuất hiện của các liên kết mới, độ rủi ro và bất định của nền
kinh tế thế giới còn rất lớn. Cấu hình của nền kinh tế và thương mại thế giới đang
khác trước, sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu đang làm cho quan hệ trao
đổi thương mại quốc tế ngày càng khác với truyền thống.
- Trung Quốc sẽ tiếp tục lớn mạnh rất nhanh, thế lực ảnh hưởng ngày càng
lớn, đang sử dụng công cụ tiền tệ để gia tăng áp lực đối với các nền kinh tế khác…
4
sẽ tác động mạnh đến kinh tế và thương mại toàn cầu. Tình hình đó sẽ làm tăng áp
lực về nhiều mặt đối với Việt Nam về kinh tế, thương mại, chủ quyền ở Biển
Đông, an ninh quốc gia, an toàn sức khỏe…
- Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hình
thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn, hội nhập khu vực sâu hơn.
Các nước ASEAN đang nỗ lực thúc đẩy liên kết nội khối để hoàn thành xây dựng
cộng đồng kinh tế (ACE) vào năm 2015, tiến tới xây dựng Cộng đồng chung theo
Hiến chương ASEAN. Mặt khác, ASEAN đang nỗ lực đóng vai trò chủ động tăng
cường liên kết khu vực Đông Á mở rộng. Đang định hình cấu trúc liên kết mới tại
khu vực, với vai trò trung tâm của ASEAN. Cục diện liên kết quốc tế mới tại khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương đang hình thành, với phạm vi và hình thức đa
dạng: TPP, FTA Đông Á, FTA Đông Á mở rộng, AEFTA… phản ánh động thái
và mức độ tranh giành ảnh hưởng, tranh giành thị trường của các nước lớn tại khu
vực này sẽ ngày càng quyết liệt trong thời kỳ tới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách
thức lớn đối với nước ta trong phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ tới.
- Kinh tế thế giới sau kỳ suy thoái hiện nay1, sẽ phục hồi và bước vào kỳ
tăng trưởng mới sau năm 2012, có thể sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các
năm 2016 – 2017 để chuyển sang kỳ suy thoái mới vào những năm tiếp theo. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế thế giới bình quân năm của giai đoạn 2011 – 2015 rất có
thể sẽ thấp hơn giai đoạn 2016 – 2020. Theo đa số các dự báo, kinh tế thế giới sẽ
phục hồi từ sau năm 2010 và sẽ cần 4 – 5 năm để đạt được tốc độ tăng trưởng 3 –
4%/năm. Các nền kinh tế mới nổi, các nền kinh tế ASEAN và Châu Á nói chung
sẽ phục hồi nhanh hơn, bước vào thời kỳ tăng trưởng sớm hơn các khu vực khác.
Nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ có thể phục hồi rõ nét từ năm 2012 để bước vào thời kỳ
tăng trưởng mới, nhưng tốc độ tăng trưởng không nhanh bằng mức trung bình của
thế giới. Các nền kinh tế EU và Nhật Bản sẽ phục hồi rất chậm, tốc độ tăng trưởng
GDP trong kỳ tăng trưởng sẽ thấp hơn rất nhiều khu vực khác. Khu vực động lực
của tăng trưởng kinh tế thế giới thời kỳ đến năm 2020 sẽ là các nền kinh tế mới
nổi Châu Á và ASEAN, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ.
1 Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới bước vào thời kỳ suy thoái từ năm 2008, tụt đáy
trong anwm 2009 (tăng trưởng -5,3%), vượt đáy trong năm 2010 (theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về tình hình và
triển vọng kinh tế thế giới năm 2010 thì tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 chỉ 2,4%. Theo IMF thì tỉ lệ tăng
trưởng dưới 2,5% thì được định nghĩa là suy thoái kinh tế thế giới.
5
- Thị trường hàng hóa thế giới đang có dấu hiệu tăng giá trở lại, rất có thể sẽ
hình thành mặt bằng giá mới trong các năm 2012 – 2014. Giá cả hàng hóa thế giới
co nhiều khả năng sẽ tăng bình quân 2-3%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020. Xu
hướng phát triển “năng lượng sạch” và “tiêu dùng sạch” tiếp tục gia tăng, sẽ tác
động mạnh đến thương mại thế giới.
- Tăng trưởng thương mại thế giới sẽ tiếp tục có quan hệ đồng biến với tốc
độ phục hồi và gắn liền với kỳ tăng trưởng của kinh tế thế giới, có thể sẽ đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất trong các năm 2015 – 2017. Khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương tiếp tục là khu vực động lực chính của tăng trưởng thương mại toàn cầu
thời kỳ tới 2020.. Vai trò động lực của Trung Quốc trong tăng trưởng thương mại
toàn cầu có thể sẽ giảm xuống tương đối trong thời kỳ tới, do nước này sẽ phải
giảm nhịp độ xuất khẩu để tăng nhịp độ nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và đang
điều chính Chiến lược thị trường hướng mạnh vào khai thác thị trường Trung
Quốc mở rộng (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao). Hoa Kỳ đang nỗ lực
tăng cường xuất khẩu hàng hóa để đạt mục tiêu kỳ vọng đến năm 2015 tăng kim
ngạch xuất khẩu gấp 2 lần năm 2010, đồng thời phải giảm nhịp độ tăng trưởng
kim ngạch nhập khẩu hàng hóa để giải quyết sự thâm hụt của cán cân vãng lai, sẽ
là nhân tố quan trọng tác động mạnh đến thương mại toàn cầu. Các nước Đông
Bắc Á và LB Nga tiếp tục thực hiện chính sách hướng Nam mạnh mẽ, sẽ tác động
mạnh đến dòng hàng hóa trao đổi giữa khu vực này với ASEAN. EU sẽ chú trọng
tăng cường xuất khẩu dịch vụ, tăng cường trao đổi thương mại với các nước
ASEAN và Ấn Độ, là nhân tố quan trọng tác động đến cán cân thanh toán vãng lai
của các nước này. Trung Quốc tiếp tục là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến thương
mại khu vực, nhất là khu vực ASEAN. Từ thành công trong cuộc điều chỉnh Chiến
lược thị trường lần thứ ba từ Tây sang Đông (sau khi Trung Quốc gia nhập WTO)
nhằm thu hút nguồn tài nguyên phong phú của các nước Phương Đông cho tăng
trưởng “nóng” và đảm bảo an ninh năng lượng2, hiện nay Trung Quốc đang thực
hiện cuộc điều chỉnh Chiến lược thị trường lần thứ tư, với trọng tâm là hướng vào
kích cầu tiêu dùng trong nước, phát triển thị trường trong nước. Sau 30 năm cải
cách và mở cửa (1978 – 2009), tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu do
2 Tỉ trọng của thị trường Châu Á trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã tăng từ 55,5% trong
năm 2001 lên 63,3% trong năm 2006 và 57,5% trong năm 2009; tỉ trọng của thị trường Châu Phi tăng từ 2% lên
3,9% và 7,1% trong thời gian tương ứng.
6
hai động lực chính là đầu tư và xuất siêu; trong thời kỳ tới, tăng trưởng c ủa Trung
Quốc sẽ chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ và tiêu dùng.
2. Vị thế những thách thức đối với Việt Nam trong phát triển xuất nhập
khẩu thời kỳ tới năm 2020
1. Tình hình chính trị - xã hội mang tính ổn định cao, vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế đang ngày càng được nâng lên cùng với tiến trình hội
nhập quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
xuất nhập khẩu trong thời kỳ tới
Diện mạo của đất nước đang có nhiều thay đổi, thế là lực của đất nước đang
ngày càng vững mạnh thêm; độc lập dân tộc, chủ quyền và quyền lợi quốc gia
trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế được đảm bảo. Việt Nam đang
hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng trong Liên Hợp Quốc, trong ASEAN
và các tổ chức quốc tế khác, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của đất nước trên
trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã ký kết, tham gia gần 12 nghìn điều ước
quốc tế song phương và đa phương, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 170
nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ thương mại với trên 170 nước và vùng lãnh
thổ, đã ký kết 88 Hiệp định thương mại song phương , 54 Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần, 52 Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư; thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của trên 800 công ty từ trên 70 nước và vùng lãnh thổ; tranh thủ ODA
của trên 45 nước và tổ chức tài chính quốc tế, của trên 350 tổ chức phi Chính
phủ… Hiện Việt Nam đang đảm nhận chức trách chủ tịch ASEAN và chủ tích
HĐBALHQ.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011 – đang dự thảo) đã đề ra mục tiêu: “từ nay đến giữa thế
kỷ XXI, xây dựng đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định
hướng XHCN”. Một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện mục tiêu này
là tiếp tục: “thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và
phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; trong quá trình đó, phải giải
quyết tốt “mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế…”
2. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm đang
phát triển có thu nhập trung bình nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp trên cả
7
cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, tiếp tục là điểm bất lợi trong tham
gia FTA thời kỳ tới
Đến năm 2010 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1200
USD. Hệ số co dãn giảm nghèo đang tiếp tục có xu hướng giảm xuống (từ 0,28
trong các năm 2000 – 2004 xuống 0,14 trong các năm 2007-2008 và khoảng 0,12
năm 2010). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (dự thảo) đã đề ra
mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3000 – 3200 USD,
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm
khoảng 85% trong GDP, giá rị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong
GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất
công nghiệp, chỉ số phát triển con người (HID) đạt nhóm trung bình cao của thế
giới, lao động qua đào tạo chiếm 70% tổng số lao động, thu nhập thực tế của dân
cư gấp 3,5 lần so với năm 2010, với tốc độ tăng dân số cố định 1,1%.
3. Qui mô và vị trí, vai trò của nền kinh tế Việt Nam trong kinh tế toàn
cầu đang ngày càng nâng lên, nhưng khả năng giành lợi thế cạnh tranh theo
qui mô kinh tế khi mở rộng xuất nhập khẩu trong thời kỳ tới vẫn còn nhiều
hạn chế
Đến năm 2010, GDP của Việt Nam đã đạt khoảng 108 tỉ USD, với tốc độ
tăng trưởng bình quân 7-8%/năm, đến năm 2020, GDP của nền kinh tế sẽ đạt
khoảng 225 – 230 tỉ USD, nâng tỉ lệ đóng góp của Việt Nam trong GDP toàn cầu
từ mức 0,25% trong giai đoạn 1996 – 2000 và 0,32% trong thời kỳ 2001 – 2010
lên khoảng 0,38 – 0,40% vào năm 2020. Điều đó phản ánh qui mô và đóng góp
của Việt Nam vào qui mô kinh tế toàn cầu có xu hướng ngày càng tăng. Mặt khác,
Việt Nam có vị trí ngày càng lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi thứ hạng
về tăng trưởng GDP của ta trong Bảng xếp hạng tăng trưởng GDP toàn cầu có xu
hướng ngày càng cao (theo WB và UNIDO, trong bảng xếp hạng các nền kinh tế
thế giới, trong thời kỳ 1986-2006, Việt Nam đã thay đổi được 17 bậc, từ vị trí thứ
95 lên vị trí thứ 78).
Việt Nam có vai trò đóng góp ngày càng tăng đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (tỉ
8
trọng giá trị tăng toàn ngành công nghiệp (MVA) của Việt Nam trong tổng MVA
của toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã tăng từ 0,4% năm 1995 lên 0,7%
năm 2005 và ước khoảng 0,9% năm 2010). Tuy thu nhập của người dân Việt Nam
từ tăng trưởng công nghiệp còn khá thấp so với mức trung bình của các nước đang
phát triển nhưng đang dần được nâng lên. Năm 2006, chỉ số MVA/ đầu người của
Việt Nam đã đạt 113 USD, bằng 24,7% mức trung bình của các nước đang phát
triển (456 USD), dự ước, đến năm 2020, chỉ số MVA/ đầu người của Việt Nam sẽ
đạt khoảng 135 USD (công nghiệp chiếm khoảng 55% GDP, dân số khoảng gần
97 triệu người).
Việt Nam có vị thế ngày càng cao trong việc cung cấp các sản phẩm thiết
yếu cho thị trường thế giới, đóng góp ngày càng lớn vào đảm bảo an ninh lương
thực và an ninh năng lượng toàn cầu. Đến nay, nhóm hàng chế biến XK của ta đã
chiếm 0,28% thị phần toàn cầu, các nhóm hàng thô và sơ chế chiếm 0,72% (riêng
điều nhân chiếm khoảng 50%, hồ tiêu chiếm 45%, cà phê chiếm 16-18%, cao su
thiên nhiên chiếm 8-10%, chè chiếm 5-6%, thuỷ sản chiếm 4-5%, đồ gỗ chiếm 2-
3%). Cùng với việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thị phần của ta trong
tổng khối lượng XK lương thực (gạo) toàn cầu có xu hướng ngày càng cao, thời
kỳ 2001 – 2010 chiếm khoảng 16-18%, phản ánh mức độ đóng góp của Việt Nam
vào việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu rất lớn (chỉ sau Thái Lan). An ninh
năng lượng được đảm bảo và mức độ đóng góp của Việt Nam vào việc đảm bảo
an ninh năng lượng toàn cầu đang ngày một nâng lên (thời kỳ 1996 – 2005 ta
chiếm tỉ trọng 0,19% giá trị tổng sản lượng điện toàn cầu, giai đoạn 2006 – 2010
chỉ số này là khoảng 0,30%). Thị phần của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
trên thị trường vận tải hàng không toàn cầu cũng ngày càng tăng, từ 0,67% năm
2007 lên chiếm khoảng 0,85% năm 2010 và dự báo sẽ chiếm trên 1% sau năm
2015 (đến nay, so với mức bình quân trong khu vực, năng suất lao động bằng
42%, qui mô đội bay bằng 46%, thị phần chiếm 3,6% các nước đang phát triển).
Tỉ trọng kim ngạch XK dịch vụ du lịch của ta trong tổng kim ngạch XK dịch vụ
du lịch toàn cầu tăng dần từ 0,21% năm 2006 lên 0,27% năm 2010 và dự ước sẽ
đạt khoảng 0,60% vào năm 2020.
Qui mô thị trường bán lẻ Việt Nam đang tăng nhanh từ khoảng 20 tỉ USD
năm 2001 lên 37 tỉ USD năm 2006 và khoảng 49 tỉ USD năm 2009. Dự ước, qui
9
mô thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ đạt khoảng 55 – 56 tỉ USD trong năm 2010 và
sẽ đạt trên 110 tỉ USD vào năm 2020 (tăng trưởng khoảng 20%/năm). Qui mô thị
trường bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh do nhiều yếu tố, trước hết là do qui
mô dân số (đến nay tổng dân số đạt 87 triệu người, xếp thứ 13 trong 208 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới, dự thảo chiến lược phát triển KT-XH thời kỳ 2011 –
2020 đề ra mục tiêu tăng dân số bình quân 1,1%/năm, đến năm 2020 qui mô dân
số của Việt Nam sẽ ở mức 97 triệu người). Thu nhập của dân cư đang tăng lên và
tỉ lệ quĩ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các
nước trong khu vực (trên 70% của Việt Nam so với 55,9% của Singapore , 58,2%
của Maylayxia, 67,7% của Thái Lan…), tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần
so với tốc độ tăng dân số (tỉ lệ này thời kỳ 2001 – 2009 là 7,7% so với 1,4%; dự
ước thời kỳ 2011 – 2020 là 7,4% so với 1,1%), tốc độ tiêu dùng của dân cư tăng
cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP (thời kỳ 2001 – 2009 là 7,7% so với 7,4%, dự
ước thời kỳ 2011 – 2020 là 7,4% so với 7,0%)… cũng là nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng nhanh. Mức độ hấp dẫn và nhu
cầu đầu tư về phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ở Việt Nam đang đứng hàng đầu
thế giới.
4. Mức độ thâm dụng tài nguyên thiên nhiên và tác động đến môi trường
sinh thái của kinh tế còn cao, tiếp tục đặt ra những thách thức lớn đối với phát
triển xuất khẩu bền vững của Việt Nam trong dài hạn.
Tỉ lệ khai thác năng lượng/GNP của Việt Nam đang có xu hướng tăng
nhanh từ 4-8% trong giai đoạn 1990-1998 lên 9-12% trong giai đoạn 2000 -2004
và 15-22% trong giai đoạn 2005 - 20103 (chỉ số này của Ấn Độ trong thời kỳ 1990
– 2008 chỉ dao động ở mức 3-4%). Tỉ lệ mức tiết kiệm năng lượng của Việt Nam4