Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), cho vay là hoạt động chủ yếu. Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn luôn là hoạt động chủ đạo, đặc biệt là đối với thị trường ngân hàng – tài chính Việt Nam. Trong cho vay ngắn hạn, việc mở rộng quy mô cho vay không thể tách rời việc nâng cao chất lượng cho vay. Do đó, nâng cao chất lượng cho vay là yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM, là yêu cầu của nền kinh tế. Tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ, do đặc trưng là ngân hàng phục vụ cho công nghiệp và thương mại nên cho vay ngắn hạn nói chung và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói riêng là khoản mục cho vay có tỉ trọng lớn nhất. Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là làm rõ lí luận về chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, bước đầu đưa lí luận kiểm nghiệm, áp dụng trong thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu hoạt động cho vay của NHTM về khía cạnh chất lượng và chỉ giới hạn ở hình thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Chuyên đề chọn điểm nghiên cứu thực tiễn tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ, thời gian nghiên cứu là từ năm 2006 đến 2008. 4. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHTM Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ.

doc102 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3 1.1.1. Khái niệm cho vay: 5 1.1.2. Phân loại cho vay: 6 1.1.2.1. Theo đối tượng khách hàng: 6 1.1.2.2. Theo mục đích sử dụng vốn vay: 6 1.1.2.3. Theo phương thức cho vay: 7 1.1.2.4. Theo thời hạn 8 1.1.2.5. Các căn cứ khác 9 1.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM: 10 1.2.1. Khái niệm và phân biệt với cho vay trung –dài hạn: 10 1.2.2. Các hình thức cho vay ngắn hạn chủ yếu: 16 1.2.2.1. Cho vay thấu chi 16 1.2.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần 17 1.2.2.3. Cho vay theo hạn mức 18 1.2.2.4. Cho vay luân chuyển 19 1.3. Chất lượng cho vay ngắn hạn 20 1.3.1. Quan niệm về chất lượng cho vay ngắn hạn 20 1.3.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn 21 1.3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính 21 1.3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng 23 1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của NHTM 25 1.3.4. Các điều kiện để một khoản vay ngắn hạn có chất lượng 30 1.3.4.1. Các điều kiện về phía NHTM 30 1.3.4.2. Các điều kiện về phía doanh nghiệp 32 1.3.4.3. Các điều kiện khác 33 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ 35 2.1. Giới thiệu về ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ: 35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 35 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của chi nhánh NHCT Phú Thọ: 38 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Phú Thọ trong một vài năm gần đây: 41 2.1.3.1. Huy động vốn 41 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn: 44 2.1.3. Hoạt động tài trợ thương mại và kinh doanh mua bán ngoại tệ: 48 2.1.3.4. Các hoạt động khác: 50 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 50 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ 51 2.2.1. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng 51 2.2.2. Cho vay ngắn hạn đối với khối doanh nghiệp quốc doanh tại NHCT Phú Thọ: 53 2.2.3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 56 2.3. Chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp: 59 2.3.1. Chỉ tiêu định lượng: 59 2.3.1.1. Tăng trưởng dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp: 59 2.3.1.2. Vòng quay vốn ngắn hạn 61 2.3.1.3. Trạng thái các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng: 61 2.3.2. Các chỉ tiêu định tính: 64 2.3.3. Đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ: 65 2.3.3.1. Những kết quả đạt được 65 2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 65 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ........................................................73 3.1. Định hướng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ 73 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng công thương Phú Thọ 74 3.2.1. Tạo nguồn vốn ổn định 74 3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 77 3.2.4. Đảm bảo thực hiện tốt hơn quy trình cho vay 80 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý tín dụng 81 3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ 84 3.2.7. Thực hiện marketing ngân hàng hiệu quả 85 3.3. Một số kiến nghị: 87 3.3.1. Đối với NHCT Việt Nam 88 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 89 3.3.3. Đối với Nhà nước 90 KẾT LUẬN 91 CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHCT: Ngân hàng Công thương TSCĐ: Tài sản cố định TSNH: Tài sản ngắn hạn TSDH: Tài sản dài hạn TSĐB: Tài sản đảm bảo TG: Tiền gửi TGTK: Tiền gửi tiết kiệm TCKT: Tổ chức kinh tế CV: Cho vay DNQD: Doanh nghiệp quốc doanh DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNNN: Doanh nghiệp nhà nước XLRR: Xử lý rủi ro TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNHH NN: Trách nhiệm hữu hạn nhà nước TNHH TN: Trách nhiệm hữu hạn tư nhân CP: Cổ phần CP NN: Cổ phần Nhà nước DNTN: Doanh nghiệp tư nhân Cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Chi nhánh/ Ngân hàng: chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU 1. Sơ đồ Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh NHCT Phú Thọ Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức NHCT Phú Thọ 2. Biểu đồ Biểu đồ 1: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Biểu đồ 2: So sánh cơ cấu tỷ trọng các thành phần trong khối DNQD Biểu đồ 3: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn của các DNNQD theo thành phần Biểu đồ 4: So sánh tốc độ gia tăng của nợ xấu ngắn hạn với tổng dư nợ cho vay 3. Bảng biểu Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT Phú Thọ giai đoạn 2006-2008 Bảng 2: So sánh tăng trưởng vốn huy động giữa các năm Bảng 3: Tình hình cho vay của NHCT Phú Thọ giai đoạn 2006-2008 Bảng 4: Trạng thái các khoản vay Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm Bảng 6: Dư nợ ngắn hạn đối với DNQD và DNNQD Bảng 7: Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với thành phần DNQD Bảng 8: Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD Bảng 9: So sánh cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp giữa các năm Bảng 10: Vòng quay vốn ngắn hạn của ngân hàng Bảng 11: Dư nợ ngắn hạn quá hạn đối với doanh nghiệp từ 2006 – 2008 Bảng 12: Nợ xấu cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp năm 2006-2008 Bảng 13: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp từ 2006 – 2008 Bảng 14: Tỷ lệ thu nhập tư cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp so với tổng thu nhập của ngân hàng từ 2006 – 2008. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), cho vay là hoạt động chủ yếu. Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn luôn là hoạt động chủ đạo, đặc biệt là đối với thị trường ngân hàng – tài chính Việt Nam. Trong cho vay ngắn hạn, việc mở rộng quy mô cho vay không thể tách rời việc nâng cao chất lượng cho vay. Do đó, nâng cao chất lượng cho vay là yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM, là yêu cầu của nền kinh tế. Tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ, do đặc trưng là ngân hàng phục vụ cho công nghiệp và thương mại nên cho vay ngắn hạn nói chung và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói riêng là khoản mục cho vay có tỉ trọng lớn nhất. Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là làm rõ lí luận về chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, bước đầu đưa lí luận kiểm nghiệm, áp dụng trong thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu hoạt động cho vay của NHTM về khía cạnh chất lượng và chỉ giới hạn ở hình thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Chuyên đề chọn điểm nghiên cứu thực tiễn tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ, thời gian nghiên cứu là từ năm 2006 đến 2008. 4. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHTM Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Đức Hiển, cùng sự giúp đỡ của Ban Giám đốc và các cô chú, các anh chị trong phòng Khách hàng doanh nghiệp ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Trong bài viết, không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong có được ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các thấy cô để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô! CHƯƠNG I CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là tổ chức tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn vốn đến những người vay tiền có các cơ hội đầu tư sinh lời, đảm bảo cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng hữu hiệu. Để hiểu được hoạt động của ngân hàng trước hết cần xem xét “Bản quyết toán tài sản của ngân hàng” –đó là bản kê các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng và đặc trưng của nó là: “Tổng tài sản có =Tài sản nợ +Vốn” Tài sản nợ bao gồm: *Các khoản tiền gửi có thể phát séc: là loại tiền gửi có thể được thanh toán theo yêu cầu. *Các khoản tiền gửi phi giao dịch: bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn, đây có thể nói là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng, những người sở hữu chúng không được quyền phát séc và cũng không được hưởng nhiều dịch vụ như tiền gửi phát séc, nhưng được hưởng mức lãi suất cao hơn. *Các khoản tiền ngân hàng đi vay từ NHNN, từ dân cư, từ các doanh nghiệp, từ các tổ chức tín dụng khác, vay Chính phủ và vay nước ngoài… Vốn của ngân hàng là của cải thực có của ngân hàng đó. Vốn hình thành ban đầu của ngân hàng chính là vốn do NSNN cấp (đối với NNTM thuộc sở hữu của Nhà nước); hoặc góp vốn cổ phần (đối với NHTM cổ phần)… Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn theo nhiều phương thức khác nhau như: phát hành cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại, thặng dư vốn, dự phòng rủi ro. Khi nói tới hoạt động sinh lời của NHTM là nói tới tài sản có của ngân hàng. Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng đó, nhờ chúng mà ngân hàng thu được tiền trả lãi, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Các tài sản có bao gồm: *Tiền dự trữ: bao gồm tiền gửi ở NHNN và tiền mặt mà ngân hàng cất giữ. *Tiền mặt: bao gồm tiền mặt trong quá trình thu – đó là các tờ séc được phát hành bởi các ngân hàng A được gửi vào ngân hàng B nhưng chưa tới B, nó sẽ được coi như tài sản có của B; và tiền gửi ở các ngân hàng khác. *Các chứng khoán: đối với các NHTM, các chứng khoán chỉ bao gồm những công cụ vay nợ, tuy nhiên chúng là nguồn thu nhập quan trọng của ngân hàng. *Tiền cho vay: đây là loại tài sản có mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản có của ngân hàng. Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khác. Tiền cho vay kém lỏng hơn và rủi ro vỡ nợ so với các loại tài sản có khác vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đến hạn, do vậy ngân hàng thu được lợi tức cao nhất nhờ vào chúng. *Tài sản có khác: bao gồm các TSCĐ như nhà cửa, trang thiết bị của ngân hàng v.v Như vậy, cho vay là hoạt động quan trọng nhất trong việc thu lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này không thuộc về độc quyền của ngân hàng, hiện nay, các ngân hàng cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính khách như các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm… Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ mà bắt nguồn từ sự sụp đổ của một số tổ chức tài chính lớn của Mỹ, câu hỏi được đặt ra cho mỗi chúng ta là phải hiểu thế nào về hoạt động và chất lượng cho vay của các NHTM. 1.1.1. Khái niệm cho vay Theo quan điểm của Frederici S.Mishkin trong cuốn “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán tài sản nợ có một số đặc tính (một kết hợp riêng về tính lỏng, rủi ro và lợi tức) và dùng tiền mua được để mua những tài sản có một số đặc tính khác, và trong hoạt động cho vay, tài sản có này chính là tiền cho vay. Như vậy, các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ chuyển một loại tài sản thành một loại tài sản khác cho công chúng, và cho vay là một trong những sản phẩm dịch vụ đó. Theo các văn bản hiện hành liên quan tới hoạt động tín dụng của các NHTM, cho vay là một nghiệp vụ tín dụng, theo đó, ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất đình theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay là hoạt động thông qua sự thỏa thuận giữa bên đi vay và bên cho vay dựa trên các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án kinh doanh do bên đi vay trình cho bên cho vay, bên cạnh đó các khoản vay còn được đảm bảo bằng tài sản của bên đi vay. Các khoản vay này chứa đựng những rủi ro vì chúng xuất hiện trước khi diễn ra các hành vi thương mại của bên đi vay, vì thế chúng phải đảm bảo theo 3 nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi. Thứ hai, khoản vay phải được bên đi vay sử dụng đúng mục đích. Thứ ba, các khoản vay phải được đảm bảo bởi các tài sản của bên đi vay. Như vậy, có thể khái quát khái niệm cho vay như sau: cho vay là hoạt động cơ bản của NHTM, đó là một giao dịch về tiền giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các cá nhân và tổ chức, trong đó, bên cho vay chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng cho một mục đích nào đó trong một thời hạn nhất định như đã thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.1.2. Phân loại cho vay Cho vay có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức sao cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của nhu cầu vay và việc quản lý cho vay của ngân hàng. Có một số cách chủ yếu để phân loại cho vay như sau: 1.1.2.1. Theo đối tượng khách hàng Theo đối tượng khách hàng, cho vay được phân chia thành: - Cho vay Chính phủ: Là hoạt động cho vay đối với Nhà nước để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Cho vay Chính phủ thường thể hiện bằng việc Ngân hàng mua trái phiếu do Kho bạc phát hành. - Cho vay các tổ chức kinh tế: Là hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp, công ty nhằm tài trợ cho các nhu cầu vốn để kinh doanh. Cho vay tổ chức kinh tế được thực hiện với nhiều phương thức khác nhau phù hợp với từng nhu cầu vốn cụ thể. - Cho vay các tổ chức tài chính khác (ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng…): Là hoạt động cho vay chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc thanh toán liên ngân hàng. - Cho vay cá nhân: Là hoạt động cho vay đối với khách hàng là các cá nhân – người tiêu dùng với các mục đích mua sắm tài sản, tiêu dùng hoặc kinh doanh. 1.1.2.2. Theo mục đích sử dụng vốn vay Theo mục đích vốn vay được sử dụng, cho vay bao gồm: - Cho vay kinh doanh: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Đối tượng khách hàng vay kinh doanh có thể là cá nhân, các hộ gia đình hoặc các tổ chức kinh tế, trong đó chủ yếu là các tổ chức kinh tế. - Cho vay tiêu dùng: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Đối tượng chủ yếu vay tiêu dùng là các cá nhân (vay để mua tài sản) và Chính phủ (vay cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên). 1.1.2.3. Theo phương thức cho vay Về phương thức, cho vay có thể bao gồm các loại chính như sau: - Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, chỉ khi vào thời vụ kinh doanh hay mở rộng sản xuất mới xin vay. Mỗi lần vay vốn, ngân hàng và khách hàng lại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng thoả thuận một hạn mức về số dư trong suốt kỳ hoặc số dư cuối kỳ. Đây là hình thức cho vay phù hợp đối với khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Cho vay luân chuyển: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thoả thuận tài trợ dựa trên kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và ngân quỹ của khách hàng. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp thương mại hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có chu kỳ tiêu thụ sản phẩm ngắn. - Cho vay trả góp: Là phương thức cho vay trong đó ngân hàng trả gốc thành nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận. Phương thức này thường được áp dụng đối với vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định. - Cho vay thấu chi: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của mình trong một thời hạn nhất định (gọi là hạn mức thấu chi) và trong một khoảng thời gian xác định. Ngoài ra, còn có nhiều phương thức cho vay khác như: cho vay theo dự án đầu tư, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay hợp vốn, cho vay qua việc phát hành thẻ tín dụng… 1.1.2.4. Theo thời hạn Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào nhu cầu vốn, chu kỳ sản xuất – kinh doanh của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn của dự án/phương án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn vay của ngân hàng. Theo thời hạn, cho vay được phân loại thành: - Cho vay không có thời hạn: Là hình thức cho vay mà việc vay – hoàn trả của khách hàng là thường xuyên, theo kế hoạch luân chuyển hàng hoá và kế hoạch doanh thu của khách hàng, không xác định cụ thể thời điểm trả nợ trên hợp đồng tín dụng. - Cho vay có thời hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn thu hồi nợ được xác định cụ thẻ trong hợp đồng tín dụng. Cho vay có thời hạn được phân chia thành: + Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay dưới 12 tháng + Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến dưới 60 tháng. + Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Thông thường, hai hình thức cho vay trung hạn và dài hạn được ghép thành cho vay trung và dài hạn. Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là hình thức cho vay ngắn hạn. 1.1.2.5. Các căn cứ khác - Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: + Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là việc cho vay mà ngân hàng yêu cầu người vay phải có tài sản hợp pháp đảm bảo cho khoản vay. Tài sản này chính là nguồn thu nợ cuối cùng của ngân hàng. Đó có thể là tài sản để thế chấp hoặc cầm cố. + Cho vay không có tài sản đảm bảo: là việc cho vay mà ngân hàng không yêu cầu người vay phải có tài sản làm vật đảm bảo. Đây chính là hình thức cho vay đảm bảo bằng uy tín, chủ yếu chỉ áp dụng cho các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn có lãi. Cũng có thể đó là các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ, các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn trong thời hạn ngắn mà ngân hàng có thể giám sát việc sinh lợi và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. - Theo phương thức trả nợ, đồng tiền vay Sự phân loại cho vay trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế, bao hàm trong loại cho vay này có thể là các loại cho vay khác. Chẳng hạn, cho vay theo thời hạn ngắn (ngắn hạn) có thể theo phương thức cho vay từng lần, hoặc có thể là cho vay theo hạn mức. 1.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM 1.2.1. Khái niệm cho vay ngắn hạn Xét về thời hạn, theo các văn bản liên quan tới hoạt động tín dụng của NHTM, cho vay ngắn hạn là ngân hàng cho khách hàng vay một khoản tiền với mục đích đã được thỏa thuận trong thời hạn không quá 12 tháng. Khác với cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn là các khoản cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng và cho vay dài hạn là các khoản cho vay trên 60 tháng. Xét về tính chất của cho vay ngắn hạn, không chỉ đơn thuần là các khoản cho vay của ngân hàng đối với khách hàng trong khoảng thời gian không quá 12 tháng. Đối ứng với việc ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp là việc doanh nghiệp huy động vốn để tài trợ cho tài sản của mình phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh. Như vậy, để hiểu rõ về việc ngân hàng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp và phân biệt được với cho vay trung – dài hạn, chúng ta sẽ xem xét về khái niệm “vốn ngắn hạn” và “vốn trung – dài hạn” của doanh nghiệp. Trước hết, vốn của doanh nghiệp được biểu hiện là giá trị của toà
Luận văn liên quan