Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Ở bất cứ thời đại nào trong lịch sử ,cái quyết định đến sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng và xã hội nói chung là nhân tố con người .Vì thế coi trọng nhân tố con người và phát triển nguồn lực con người là bí quyết thành công của mỗi quốc gia. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình lớn mạnh hơn, vững vàng hơn tạo tiếng nói riêng cho mình. Thành công hay thất bại của doanh nghiệp phần lớn là do con người, trong tổ chức đó quyết định ,vì người lao động quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm,kết quả sản xuất kinh doanh.Với lí do đó các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho người lao động, để họ thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất hay nói cách khác, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một công việc không thể thiếu trong mọi tổ chức. Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một doanh nghiệp có quy mô lớn.Trong quá trình phát triển Tập đoàn đã có nhiều chuyển đổi quan trọng. Ngoài những thay đổi về nguồn vốn, cơ sở vật chất ,kĩ thuật công nghệ thì chiến lược quản lí nhân sự cũng được quan tâm chú trọng,trong đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ,với mục đích tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu công việc đưa nghành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có những bước đi đột phá trong quá trình hội nhập tập đoàn đã tập trung tiềm lực thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng lao động .Vì thế công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tập đoàn đã đạt những thành quả to lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để công tác đào tạo hiệu quả hơn . Qua một thơi gian thực tập tại tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam,em đã nghiên cứu về quản lí nhân sự nói chung ,đi sâu nghiên cứu chương trình đào tạo công nhân kĩ thuật nói riêng và đã nghiên cứu đề tài : “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.” Mục đích nghiên cứu :Đề tài nhằm hệ thống hoá lí luận về công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật trong các tổ chức .Từ đó vận dụng các lí luận để phân tích làm rõ công tác đào tạo phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàncông nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ,tìm ra các biện pháp có tính khả thi để đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển công nhân kĩ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển nghành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Đối tượng nghiên cứu :công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tập đoàn . Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tạp đoàn. Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào phương pháp phân tích ,so sánh tổng hợp. thông qua các tài liệu Kết cấu chuyên đề gồm: ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chuyên đề gồm 3 phần : Phần I: Tổng quan về Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Phần II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn doanh nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

docx65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu ,em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các Thầy cô giáo và các cán bộ trong ban tổ chức cán bộ lao động của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.Qua đây em xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Trần Thị Phương Hiền là người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình viết đề tài.Em xin cảm ơn anh Phạm Duy Đức là cán bộ trong ban tổ chức cán bộ lao động - Tập đoàn đã giúp đỡ em nghiên cứu, học hỏi trong thời gian thực tập tại Ban. LỜI MỞ ĐẦU Ở bất cứ thời đại nào trong lịch sử ,cái quyết định đến sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng và xã hội nói chung là nhân tố con người .Vì thế coi trọng nhân tố con người và phát triển nguồn lực con người là bí quyết thành công của mỗi quốc gia. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình lớn mạnh hơn, vững vàng hơn tạo tiếng nói riêng cho mình. Thành công hay thất bại của doanh nghiệp phần lớn là do con người, trong tổ chức đó quyết định ,vì người lao động quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm,kết quả sản xuất kinh doanh.Với lí do đó các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho người lao động, để họ thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất hay nói cách khác, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một công việc không thể thiếu trong mọi tổ chức. Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một doanh nghiệp có quy mô lớn.Trong quá trình phát triển Tập đoàn đã có nhiều chuyển đổi quan trọng. Ngoài những thay đổi về nguồn vốn, cơ sở vật chất ,kĩ thuật công nghệ thì chiến lược quản lí nhân sự cũng được quan tâm chú trọng,trong đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ,với mục đích tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu công việc đưa nghành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có những bước đi đột phá trong quá trình hội nhập tập đoàn đã tập trung tiềm lực thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng lao động .Vì thế công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tập đoàn đã đạt những thành quả to lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để công tác đào tạo hiệu quả hơn . Qua một thơi gian thực tập tại tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam,em đã nghiên cứu về quản lí nhân sự nói chung ,đi sâu nghiên cứu chương trình đào tạo công nhân kĩ thuật nói riêng và đã nghiên cứu đề tài : “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.” Mục đích nghiên cứu :Đề tài nhằm hệ thống hoá lí luận về công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật trong các tổ chức .Từ đó vận dụng các lí luận để phân tích làm rõ công tác đào tạo phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàncông nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ,tìm ra các biện pháp có tính khả thi để đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển công nhân kĩ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển nghành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Đối tượng nghiên cứu :công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tập đoàn . Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tạp đoàn. Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào phương pháp phân tích ,so sánh tổng hợp... thông qua các tài liệu Kết cấu chuyên đề gồm: ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chuyên đề gồm 3 phần : Phần I: Tổng quan về Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Phần II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn doanh nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn được thành lập tại quyết định số 69/Q-TTG ngày 31-1-1996 của thủ tướng chính phủ hoạt động theo điều lệ được phê chuẩn tại nghị định số 33/CP ngày 27-5-1996 của chính phủ.Tại thời điểm thành lập tập đoàn có 23 đơ vị thành viên (21 đơn vị thành viên hạch toán độc lập và 2 đơ vị liên doanh với nước ngoài) Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển đến nay đơn vị đã có 87 đơn vị thành viên nằm trải dài trên địa bàn cả nước từ Quảng Ninh đến mũi Cà Mau,trong đó có 37 đơn vị thành viên hạch toán độc lập,17 đơn vị hạch toán phụ thuộc ,26 công ti cổ phần ,7 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 văn phòng đại diện tại Hải Phòng ,Đà Nẵng ,TP Hồ Chí Minh,7 văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Đức,Ba Lan ,úc,Nga,Irac,Hàn Quốc ,Mỹ. Trước năm 1995 nghành công nghiệp tàu thuỷ chưa được quan tâm phát triển nên rơi vào tình trạng khủng hoảng thiếu việc làm .Số lao động tuổi đời tuổi nghề cao chiếm tỉ lệ lớn ,do đó cần phải có một lực lượng mới thay thế. Ngày nay ,tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã có bước phát triển mới ,có những chuyển biến sâu sắc và toàn diện,có thế và có lực mới ,có điểm xuất phát cao hơn để bước vào giai đoạn phát triển nhanh,bền vững hiệu quả góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, khai thác tiềm năng về biển phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế biển .Với tốc độ phát triển trên 30%/năm,tập đoàn phải có đội ngũ lao động đông đảo có trình độ chuyên môn cao đáp ứng cả về số lượng và chất lượng ,đặc biệt là công nhân kĩ thuật với nhu cầu rất lớn. 1.2. Các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu 1.2.1. Các ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn -Xây dựng và phát triển các dự án đầu tư phát triển công nghiệp đóng tầu, các dự án nghiên cứu thiết kế đóng tàu mới và sữa chữa tàu ,các phương tiện vận tải ,phương tiện thi công công trình thuỷ lợi. -Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các đề tài các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học tàu thuỷ và cơ khí giao thông vận tải có liên quan. -Chế tạo các trang thiết bị cơ khí ,phụ kiện ,thiết bị điện và điện tử tàu thuỷ, các loại dầm thép và kết cấu thép. -Khảo sát ,thiết kế xây dựng các nhà máy đóng tàu ,sửa chữa tàu ,các công trình biển ,công trình giao thông trong và ngoài nước . -Phá dỡ tàu cũ và xuất nhập khẩu phế liệu ,sản xuất cung ứng các nguyên vật liệu và các sản phẩm kim loại ,phi kim loại phục vụ công nghiệp đóng tàu và sữa chữa tàu. -Tổ chức khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới sản xuất và vận tải biển. -Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu -Xuất khẩu trực tiếp vật tư ,phụ kiện,trang thiết bị phương tiện vận tải thuỷ và các dịch vụ cho thuyền viên . -Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu kinh doanh của tập đoàn và các đối tác trong và ngoài nước. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Cơ cấu tổ chức quản lí của tập đoàn bao gồm : Hội đồng quản trị :quản lí các hoạt động của tập đoàn đề ra mục tiêu chiến lược phát triển để hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao cho. Ban kiểm soát :giúp đỡ hội đồng quản trị kiểm tra giám sát tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong các hoạt động .Đảm bảo tuân theo pháp luật của nhà nước và các quy riêng của tập đoàn . Tổng giám đốc:chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị ,trước thủ tướng chính phủ ,trước pháp luật về điều hành tập đoàn .Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân và có quyền hành cao nhất trong tập đoàn. Phó tổng giám đốc:thực hiện công việc theo sự phân công của tổng giám đốc,chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các công việc được giao Các đơn vị thành viên của tập đoàn: gồm có các đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị phụ thuộc, các công ti cổ phần, các đơn vị nghiên cứu ,đào tạo thực hiện các hoạt động theo sự chỉ đạo của tổng giám đốc. Sơ đồ 1-1:Cơ cấu tổ chức của tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Nguồn: Ban tổ chức cán bộ lao động - Tập đoàn Mô hình tổ chức tập đoàn đã tạo ra cơ hội thuận lợi hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên ,giữa các lĩnh vực kinh doanh trong tập đoàn ,giảm chi phí giá thành ,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1.2.3. Lao động Khi mới thành lập tập đoàn có 8700 lao động đến nay đã tăng lên 21736 lao động. Bảng 1.1 Phân loại lao động theo chức danh nghề nghiệp (30-6-2006) STT  Loại lao động  Số lưọng (người)  Tuổi đời  Tỉ lệ %   1  Cán bộ lãnh đạo (GĐ,PGĐ trở lên)  282  48  1.3   2  Cán bộ quản lí(trưởng,phó phòng và tương đương)  1626  45  7.5   3  Cán bộ chuyên môn .nghiệp vụ ,nhân viên kinh tế kĩ thuật  3985  41  18.3   4  Lực lượng công nhân kĩ thuật  15843  39  72.9   Nguồn :ban tổ chức cán bộ lao động _Tập đoàn Qua trên ta thấy lực lượng công nhân kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn nhất với tỉ lệ tới 72.9%.Đây chính là đội ngũ nòng cốt tạo ra giá trị sản lượng và doanh thu cho tập đoàn ,do đó cần duy trì và đảm bảo về mặt chất lượng .Hiên nay tập đoàn có tới hơn 30 nghành nghề dành cho công nhân kĩ thuật ,mỗi nghành nghề đòi hỏi những yêu cầu là khác nhau ,do đó nội dung đào tạo cũng rấ phong phú và đa dạng. Bảng 1.2: Phân loại lao động theo trình độ(30-6-2006) Đơn vị tính:Người Năm Chỉ tiêu  2004  2005  2006   Trên đại học  40  46  65   Đại học cao đẳng  2246  3167  4500   Trung cấp  846  871  915   Công nhân kĩ thuật  9337  13646  15843   Tổng cộng  12469  17730  21323   Nguồn :Ban tổ chức cán bộ lao động tập đoàn * Cán bộ lãnh đạo :282 người chiếm 1.3%.Đại đa số cán bộ lãnh đạo quản lí biết tổ chức bộ máy quản lí phù hợp với cơ chế quản lí mới ,được đaò tạo có hệ thống về khoa học kĩ thuật chuyên nghành ,được trưởng thành từ thực tế sản xuất .Ngoài trình độ chuyên môn còn được trang bị kiến thức về ngoại ngữ và tin học.Số người thông thạo một thứ tiếng thông dụng như Nga, Anh, Trung, Ba Lan…chiếm 29.5%số sử dụng ngoại ngữ được trong chuyên môn chiếm 45%.Về tin học thì số sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc hằng ngày khoảng 50%.Hầu hết các nhà lãnh đạo quản lí đã biết phát hiện những khâu trọng tâm lãnh đạo trong tong thời kì,góp phần tạo ra những kết quả to lớn trong sản xuất kinh doanh.Bên cạnh những mặt mạnh đó thì cũng còn một số tồn tại .So với yêu cầu phát triển thì đội ngũ này vẫn còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng ,số người thông thạo tiếng Anh không nhiều, khả năng ứng dụng tin học trong quản lí còn hạn chế .Vì vậy khả năng đọc tham khảo tài liệu nước ngoài bị hạn chế ,nhất là khả năng giao tiếp trực tiếp với các đối tác nước ngoài trong điều kiện kinh tế mở như hiện nay. *Cán bộ quản lí (trưởng ,phó phòng ban và tương đương)có 1626 người chiếm 7.5%. Đây là nguồn cán bộ kế cận rất quý được trưởng thành trong thực tiễn sản xuất kinh doanh,có kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp .Hầu hết cán bộ cấp trưởng phòng ban phân xưởng đều tốt nghiệp các trường ĐH Kinh tế ,kĩ thuật trong nước ,ngoài nước ,phần lớn phát huy được tác dụng trong lãnh đạo chỉ huy sản xuất nghiệp vụ và chuyên môn .Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như:chưa được trang bị kĩ thuật ,dây chuyền công nghệ hiện đại .Do đó khi đẩy mạnh đầu tư công nghệ mới tiên tiến phảI đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ này mới đáp ứng được nhu cầu phát triển .Mặt khác số người giỏi ngoại ngữ ,không nhiều nên khả năng giao dịch và làm việc còn hạn chế . *Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên kinh tế kĩ thuật tổng số 3985 người .tuổi đời bình quân 41,trình độ trên đại học chiếm 2.7%,Đại học chiếm 88.9%,trung cấp chiếm 8.4% được phân bố vào các nghành chủ yếu là vỏ tàu thuỷ ,máy tàu thủy.điện tàu thuỷ ,cơ khí xây dựng kinh tế . Nhìn chung cán bộ kĩ thuật chuyên môn nghiệp vụ đang công tác trong tập đoàn được đào tạo cơ bản có hệ thống tại các trường đại học ,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ,nhiệt tình hăng say trong công việc ,tự học tập rèn luyện vươn lên trong thực tế sản xuất .Tuy nhiên một số bộ phận do chủ quan và khách quan chưa được đào tạo lại ,bổ sung kiến thức mới ,trình độ ngoại ngữ và tin học còn hạn chế ,ít được giao lưu tiếp xúc làm quen với trình độ công nghiệp tàu thuỷ trong khu vực và thế giới. * Lực lượng công nhân kĩ thuật :tổng số 15843 người trong đó nữ có 2015 người chiếm 12.7%,lao động nữ chiếm tỉ lên rất thấp vì đây là nghành công nghiệp đóng tàu nặng nhọc độc hại ,ít thích nghi với lao động nữ. *Trong đó những năm gần đây nhu cầu về công nhân kĩ thuật là rất lớn ,đây là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vì thế bên cạnh đáp ứng về số lượng thì cần đảm bảo về mặt chất lượng . Bảng1.3:Phân loại công nhân kĩ thuật theo độ tuổi (30-6-2006) Độ tuổi  Số lượng người  Tỉ lệ %   <30 tuổi  3961  25   31-40 tuổi  5228  33   41-50 tuổi  4673  29.5   51-55 tuổi  1189  7.5   >55 tuổi  792  5   Nguồn :ban tổ chức cán bộ lao động tập đoàn. Tuổi đời bình quân của lực lượng công nhân kĩ thuật là 39 tuổi .Số người nằm trong độ tuổi 31-40 chiếm tỉ lệ cao nhất.Hiện nay đội ngũ này đang có xu thế trẻ hoá ,hàng năm bổ xung gần 3000 người có sức khoẻ có tay nghề từ các trung tâm dạy nghề và trường nghề.Trong thực tế sản xuất ngày càng mở rộng ,cùng vơí quy trình công nghệ hiện đại thì đội ngũ này cần được đào tạo một cách chuyên sâu và thực tế hơn ,tạo điều kiện cho người lao động được sử dụng điều khiển các thiết bị công nghệ mới ,tiên tiến ,tham gia đóng và sửa chữa những con tàu có trọng tảI lớn đạt tiêu chuẩn quốcb tế. 1.2.4. Sản phẩm dịch vụ của tập đoàn Sản phẩm của tập đoàn là các con tàu có trọng tải từ nhỏ đến lớn.Từ trăm tấn đến hàng ngàn tấn.Đóng mới và lắp ráp được cácloại tàu công trình, tàu cá, tàu khách cao tốc,tàu cứu hộ ,tàu đảm bảo hàng hải ,tàu nghiên cứu biển, tàu tuần tra cao tốc, vỏ hộp kim nhôm V59,tàu chở khí hoá lỏng LPG,tàu chở hàng trường sa 1000T,tàu khách côn đảo ...chế tạo và lắp ráp một số thiết bị ,vật tư phục vụ đóng sửa chữa tàu .Ngoài những con tàu ,sản phẩm của tập đoàn còn là các công trình hàng hải như các dàn khoan dầu ,các bến cảng ,cầu hàng....... - Dịch vụ của tập đoàn ngày càng được mở rộng ,các doang nghiệp được thành lập ở trong và ngoài nước ,tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh mua bán ,xuất nhập khẩu các mặt hàng ,dịch vụ cung ứng tài chính nhằm mở rộng kinh doanh đa nghành ,tăng thị phần trong khu vực và quốc tế .Ngoài ra các con tàu của tập đoàn còn tham gia vận chuyển hành khác phục vụ đời sống dân sinh ở các địa phương trong cả nước -Nói chung các sản phẩm dịch vụ của tập đoàn rất phong phú và đa dạng .Hiện nay tập đoàn kí nhiều hợp đồng đóng tàu xuất khẩu sang Anh,Bỉ, Nhật Bản,Hà Lan....uy tín và trình độ của nghành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đang được nâng cao, do đó đào tạo phải đáp ứng yêu cầu chất lượng công nhân kĩ thuật thì mới tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu điều này sẽ ảnh hưởng đến phương pháp và cách thức trong đào taọ 1.3. Đặc điểm kết quả sản xuât kinh doanh của tập đoàn một số năm gần đây Với sự nỗ lực cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách của toàn thể cán bộ lao động trong tập đoàn cùng với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ, sự chỉ đạo đúng đắn của các bộ ngành, cơ quan và sự ủng hộ kết hợp của các địa phương ,tập đoàn đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh,đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật ,công nghệ ,cảI tiến đổi mói tổ chức quản lí ,tăng cường đào tạo bồi dưỡng năng lực đội ngũ lao động. Bảng 1.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu(30-6-2006) Năm Chỉ tiêu  Đơn vị tính  2001  2002  2003  2004  2005  2006   1.Tổng sản lượng. Tốc độ tăng trưởng  Tỷ đồng %  1895 149  3251 172  5330 164  7525 142  11024 147  13500 130   2.Doanh thu Tốc độ tăng trưởng  Tỷ đồng %  1303 129  2515 193  3815 152  5660 150  7834 138  10500 136   3.Giá trị xuất khẩu  Triệu USD  23.8  51.5  15  23.5  48  300   Qua bảng trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước .So với năm 1996 thì giá trị tổng sản lượng năm 2006 gấp hơn 29 lần ,giá trị doanh thu gấp 25 lần. Về đầu tư phát triển : Để mở rộng sản xuất kinh doanh ,tăng năng lực sản xuất ,tập đoàn đã huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển . Bảng 1.5:Cơ cấu nguồn vốn của tập đoàn (30-6-2006) Năm  2004  2005  2006   Tổng số  139955  194870  234815   Vốn ngân sách  7600  9300  10100   Vốn quỹ tín dụng ưu đãi  46425  65570  74715   Vốn thương mại  85930  120000  150000   Nguồn :ban tổ chức cán bộ lao động -tập đoàn Ngoài vốn đầu tư do ngân sách nhà nước cấp ,tập đoàn đã mạnh dạn vay vốn đâu tư nâng cao năng lực ,chất lượng đóng mới và sửa chữa các loại tàu.Đồng thời tập đoàn đã tổ chức triển khai ứng dụng các biện pháp công nghệ mới,trang bị thêm thiết bị cà công cụ tiên tiến nhằm nâng cao năng suet lao động ,chất lượng sản phẩm ,hiệu quả quản lí và điều hành .Phần lớn các đơn vị thành viên được trang bị và sử dụng phổ biến công nghệ tin học,sử dụng phần mềm Autoship phấn đấu tiến tới tự động hoá thiết kế đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tập đoàn đã thực hiện có kết quả 12 đề tài và 2 dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước, 21 đề tài và một dự án cấp bộ ,tập trung vào những vấn đề mấu chốt của nghành và góp phần tạo ra các sản phẩm tiêu biểu mang tính chất đột phá như tàu hàng 6500T,ụ nổi 8500T,tàu khách cao tốc K99-100 chỗ, tàu hải quan vỏ hợp kim nhôm cao tốc V59,tàu tuần tra cao tốc ,tàu chở khí hoá lỏng LPCtừ 1200-2500… Để hội nhập thị trường khu vực và quốc tế ngoài việc mở rộng và hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các đối tác Hàn Quốc ,Nhật Bản ,Singapore,Ba Lan…tập đoàn còn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các nước có công nghiệp đóng tàu phát triển Tây Bắc âu và Đông á như Thuỵ điển ,CHLB Đức,Đan mạch ,TRung quốc…Để tranh thủ các nguồn vốn ,kĩ thuật công nghệ và đào tạo đội ngũ lao động tập đoàn đã có sản phẩm thương mại cho các nước Nga,Pháp ,Lào,Campuchia,Trung Quốc ,Nhật .Irac…. Các sản phẩm công nghiệp của tập đoàn được đánh gía cao ,có uy tín và có khả năng cạnh tranh tốt ,qua đó có thể khẳng định được sự phát triển của nghành công nghiệp tàu thuỷ ,khả năng vươn ra thị trường khu vực và quốc tế. Như vậy với những đặc điểm kết quả sản xuất kinh doanh như trên thì công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật càng phảI chú trọng, quan tâm hơn nữa để chất lượng sản phẩm làm ra ngày càng cao giúp tăng trưởng vững mạnh. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRI ỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật trong tổ chức . 2.1.1. Nhân tố khách quan -Tình hình kinh tế chính trị của đất nước :Đây chính là xu hướng phát triển của các nghành nghề sản xuất kinh doanh .Liệu các nghề đào tạo cho công nhân kĩ thuật có phù hợp với sự phát triển của xã hội không ? Một nền kinh tế biến động ,luôn có sự thay đổi đột xuất sẽ khó khăn cho việc xác định nhu cầu đào tạo công nhân kĩ thuật .Ngược lại một nền kinh tế ổn định ,có thể dự báo xu thế phát triển trong tương lai thì việc xác định nhu cầu sẽ sát với thực tế và đem lại hiệu quả cao. -Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật sẽ tác động đến mục tiêu ,chất lượng đào tạo .Khoa học kĩ thuật càng phát triển thì càng đòi hỏi cao đối với người lao động,do đó nội dung đào tạo và các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo cũng phải có những yêu cầu cao .Trong khi học thực hành công nhân không được tiếp xúc với công nghệ hiện đại thì khi làm việc thực tế sản xuất họ sẽ trở nên chậm chạp ,lúng túng khi doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ mới .Do đó việ đào tạo phảI theo kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì mới đảm bảo về mặt chất lượng . -Tính cạnh tranh trên thị trường :Xu hướng của con người là tạo ra các sản phẩm ,dịch vụ với hàm lượng chẩt xám ngày càng cao,do vậy nền kinh tế sôI động như hiện nay tính
Luận văn liên quan