Chuyên đề Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày càng cao độ hiện nay, Việt Nam đang hòa nhập, phát triển kinh tế gắn liền với kinh tế khu vực và trên thế giới. Xu thế toàn cầu hóa và tự do thương mại diễn ra nhanh chóng đã giúp cho quan hệ thương mại và hợp tác quốc tế của Việt Nam với thế giới ngày càng phát triển, điều này đòi hỏi các hoạt động thanh toán quốc tế cũng phải được hoàn thiện và phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ cao, với mức tăng trưởng bình quân trên 7%/năm, quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa dịch vụ với thế giới ngày càng cao. Cùng với đó là việc hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, Mỹ đã áp dụng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam và Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Với hơn 30 năm phát triển và trưởng thành trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, việc nâng cao và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng càng có ý nghĩa quan trọng. Chi nhánh đã khẳng định được vai trò chủ đạo và ưu thế lớn của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng với sự có mặt của hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần lớn và các chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giữ gìn thị phần đang có và mở rộng thêm khách hàng dẫn đến hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng cũng chịu những tác động không nhỏ. Do đó nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng là yêu cầu khách quan, cần thiết Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng” Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, quý báu của cô giáo – Tiến sĩ Cao Ý Nhi và các cô, bác, anh, chị Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Chuyên đề trình bày theo 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng.

docx65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Nội dung  Trang   LỜI MỞ ĐẦU  3   Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  5   1.1  Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM  5   1.1.1  Khái niệm thanh toán quốc tế của NHTM  5   1.1.2  Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được áp ụng tại NHTM  7   1.2  Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM  10   1.2.1  Khái niệm  10   1.2.2  Các loại thư tín dụng  11   1.2.3  Đặc điểm của thư tín dụng  14   1.2.4  Quy trình nghiệp vụ của phương thức tín dụng chứng từ  15   1.3  Chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM  16   1.3.1  Khái niệm chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM  16   1.3.2  Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM  16   1.4  Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM  19   1.4.1  Các nhân tố chủ quan  19   1.4.2  Các nhân tố khách quan  21   Chương II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG  24   2.1.  Giới thiệu khái quát về Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng  24   2.1.1  Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng  24   2.1.2  Cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải phòng  25   2.1.3  Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng  32   2.2  Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng  36   2.2.1  Khái quát về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng  36   2.2.2  Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng  40   2.3  Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng  49   2.3.1  Những kết quả đạt được  49   2.3.2  Hạn chế và nguyên nhân  50   Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG  55   3.1  Định hướng hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng trong thời gian tới.  55   3.2  Một số giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng  57   3.2.1  Nâng cao năng lực của thanh toán viên  57   3.2.2  Hoàn thiện, đổi mới công nghệ thanh toán  58   3.2.3  Tăng cường sự phối kết hợp giữa các phòng chức năng.  59   3.2.4  Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng.  59   3.2.5  Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ  60   3.2.6  Tăng cường mối quan hệ đại lý  60   3.2.7  Nâng cao năng lực của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán  61   3.3  Một số kiến nghị  61   3.3.1  Kiến nghị đối với chính phủ  61   3.3.2  Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam  62   3.3.3  Kiến nghị đối với khách hàng  63   KẾT LUẬN  64    Trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày càng cao độ hiện nay, Việt Nam đang hòa nhập, phát triển kinh tế gắn liền với kinh tế khu vực và trên thế giới. Xu thế toàn cầu hóa và tự do thương mại diễn ra nhanh chóng đã giúp cho quan hệ thương mại và hợp tác quốc tế của Việt Nam với thế giới ngày càng phát triển, điều này đòi hỏi các hoạt động thanh toán quốc tế cũng phải được hoàn thiện và phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ cao, với mức tăng trưởng bình quân trên 7%/năm, quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa dịch vụ với thế giới ngày càng cao. Cùng với đó là việc hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, Mỹ đã áp dụng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam và Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Với hơn 30 năm phát triển và trưởng thành trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, việc nâng cao và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng càng có ý nghĩa quan trọng. Chi nhánh đã khẳng định được vai trò chủ đạo và ưu thế lớn của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng với sự có mặt của hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần lớn và các chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài… tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giữ gìn thị phần đang có và mở rộng thêm khách hàng… dẫn đến hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng cũng chịu những tác động không nhỏ. Do đó nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng là yêu cầu khách quan, cần thiết Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng” Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, quý báu của cô giáo – Tiến sĩ Cao Ý Nhi và các cô, bác, anh, chị Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Chuyên đề trình bày theo 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng.  NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khái niệm thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Khái niệm về thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do thương mại đang diễn ra nhanh chóng và là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại cũng như các bên tham gia phải hiểu rõ bản chất của thanh toán quốc tế, đồng thời tuân thủ một cách nghiêm túc trên nguyên tắc “bình đảng – cùng có lợi” Như vậy: “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế, thông qua hệ thống ngân hàng ở các nước khác nhau để thúc đẩy một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại ” Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế quốc dân Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển ngoại thương, là công cụ thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế giữa các nước với nhau. Khi hoạt động thanh toán giữa hai quốc gia được thực hiện nhanh chóng, chính xác, sẽ giảm được thời gian chu chuyển vốn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa. Như vậy, có thể nói thanh toán quốc tế đã góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, giúp cho hoạt động ngoại thương thực hiện tốt chức năng của mình là mở rộng lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước. Ở một khía cạnh khác, những lợi thế do hoạt động ngoại thương mang lại không chỉ còn đơn giản là gắn liền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới mà cao hơn nữa là sự thắt chặt quan hệ ngoại giao đưa các quốc gia tới một tiếng nói chung trên nhiều lĩnh vực như: chính trị, ngoại giao, văn hóa …Khẳng định uy tín và vị trí của đất nước trên trường quốc tế. Trong phạm vi của một quốc gia, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu còn được ghi chép, phản ánh trên cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia đó. Thông qua đó tất cả các chỉ tiêu như tình hình ngoại thương đang nhập siêu hay xuất siêu, những mặt hàng được xuất khẩu chủ lực, giá trị xuất nhập khẩu,… sẽ được phản ánh một cách rõ nét. Qua đó nhà nước có những quyết định điều chỉnh hợp lý trong hệ thống pháp luật, đề ra các chính sách thích hợp cho người dân và các doanh nghiệp trong nước như khuyến khích đầu tư, sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu, ưu tiên tài trợ nhập khẩu các mặt hàng chiến lược, thiết yếu.. Thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế là đồng nghĩa với việc thúc đẩy hoạt đông xuất nhập khẩu tạo cầu nối kinh tế trong và ngoài nước, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước như: sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, sử dụng tài nguyên hợp lý, nâng cao năng lực sản xuất trong nước… đảm bảo sự phát triển nhanh chóng, ổn định của nền kinh tế quốc dân. Các công cụ dùng trong thanh toán quốc tế Khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế các bên tham gia phải lựa chọn và sử dụng một trong các phương tiện thanh toán như: Séc, Hối phiếu, Kỳ phiếu, … để đem lại sự thuận tiện và hiệu quả. Hối phiếu: là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhận hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hối phiếu phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu. Séc: là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hang trích từ tài khoản của mình trả cho người được chỉ thị có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc một số tiền nhất định. Kỳ phiếu: Là một chúng từ cam kết trả tiền do người lập hối phiếu ký phát để trả tiền cho người hưởng lợi một số tiền nhất định vào một ngày nhất đinh. Với tính chất thụ động như vậy nên kỳ phiếu ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Thẻ thanh toán: là một công cụ thanh toán không dung tiền mặt hiện đại và tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Ngân hang phát hành và cung cấp thẻ cho khách hang sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các quầy tự động.. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được áp dụng tại Ngân hàng thương mại Trong thanh toán quốc tế người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bên tham gia sẽ đàm phán, thỏa thuận sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi. Sau đây là một số phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu tại các ngân hàng thương mại hiện nay: * Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance). Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán qua đó người trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Các bên tham gia thanh toán gồm: - Người yêu cầu chuyển tiền - Người thụ hưởng - Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền - Ngân hàng trả tiền Các hình thức chuyển tiền bao gồm: Chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền mà trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện và được gửi cho Ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT. Chuyển tiền bằng thư: là hình thức chuyển tiền mà trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư và được gửi cho Ngân hàng thanh toán. Ưu điểm: Đây là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn, phí thanh toán thấp, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian Nhược điểm: Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiên chí của người bán do đó dễ bị người mua chiếm dụng vốn trong thanh toán. Tuy nhiên người mua cũng có thể gặp rủi ro trong trường hợp thanh toán trả tiền trước cho người bán mà không nhận được hàng như trong hợp đồng. * Phương thức nhờ thu (Collection of Payment) Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán, theo đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên cớ sở hối phiếu lập ra. Các bên tham gia thanh toán gồm: - Người yêu cầu uỷ nhiệm thu - Ngân hàng nhận uỷ thác thu - Ngân hàng xuất trình - Người trả tiền Phân loại: - Nhờ thu trơn (Clean Collection): Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người mua không qua ngân hàng. - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. Điều kiện thanh toán của phương thức thanh toán nhờ thu: Khách hàng cần chỉ rõ với Ngân hàng về yêu cầu thanh toán của mình, củ thể trả tiền theo điều kiện D/P hay D/A. - Nếu theo điều kiện D/P thì người mua phải thanh toán tiền trên hối phiếu mới nhận được chứng từ để nhận hàng - Nếu theo điều kiện D/A thì người mua nhận được bộ chứng từ khi họ đã ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu kỳ hạn. - Ưu, nhược điểm của phương thức nhờ thu: Ưu điểm: So với phương thức nhờ thu phiếu trơn phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo hơn vì ngân hàng thay mặt cho người bán không chế bộ chúng từ hàng hóa đối với người mua. Nhược điểm: Người bán thông qua ngân hàng giữ bộ hồ sơ hàng hóa mới chỉ đảm bảo quyền sở hữu hàng hóa chứ chưa khống chế việc trả tiền của người mua. Trong phương thức này ngân hàng chỉ đứng vị trí trung gian thu tiền hộ người bán, ngân hàng không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua * Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary of Credit) Phương thức tín dụng chứng từ là một cam kết trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tin dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó bảo vệ được quyền lợi của cả người mua lẫn người bán. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chúng từ - UCP”. THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM Khái niệm: Thư tín dụng ((Letter of Credit - L/C) là một cam kết thanh toán của Ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện của L/C. Các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ gồm có: - Người yêu cầu mở thư tín dụng (The Applicant for The Credit): là người mua, người nhập khẩu hàng hoá. - Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu. - Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. - Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng nhận L/C và thông báo cho người hưởng. - Ngoài ra, trong từng trường hợp còn có thể có các ngân hàng khác tham gia vào phương thức này như ngân hàng xác nhận, ngân hàng chỉ định, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng hoàn trả… Các loại thư tín dụng Theo công dụng của thư tín dụng người ta phân ra: L/C có thể huỷ ngang ( Revocable letter of Credit). Là loại L/C có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi nhưng việc sửa đổi hay hủy bỏ phải được tiến hàng trước khi người bán giao hàng hay xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo L/C không huỷ ngang (Irrevocable letter of Credit) Là loại L/C sau khi đã được mở và người xuất khẩu thừa nhận thì trong thời gian hiệu lực không được sửa đổi, bổ xung hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của nhà xuất khẩu và các bên tham gia. L/C xác nhận (Confirming L/C) Là loại L/C không huỷ ngang được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán cho L/C trong trường hợp hợp ngân hàng mở L/C không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các quy định của L/C. Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) Là loại L/C không huỷ ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng trả tiền rồi, nếu về sau có sự tranh chấp về chứng từ thanh toán thì người bán không phải hoàn trả số tiền họ đã nhận được trong bất cứ trường hợp nào. Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu và L/C: "Without recourse to drawers" Theo thời hạn thanh toán của thư tín dụng,: L/c trả ngay (Draft at sight L/C) Là loại L/C không thể huỷ ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất trình. Rủi ro trong loại thư tín dụng này là thường phải thanh toán trước khi nhận hàng vì hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng cập cảng. L/C trả chậm (Deferred Payment L/C). Là loại L/C không huỷ ngang, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền của L/C sau một thời gian khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng. L/C chấp nhận (L/C Available by Acceptance) Là loại L/C, trong đó ngân hàng mở L/C thực hiện chấp nhận hối phiếu hoặc chỉ định bên thứ ba chấp nhận hối phiếu với điều kiện người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C. Ngân hàng mở L/C trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thanh toán hối phiếu đã chấp nhận khi các điều kiện của L/C được đáp ứng đầy đủ. Theo quan hệ đối tác: L/C trực tiếp(Straight L/C) Là loại L/C trong đó nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành L/C chỉ giới hạn duy nhất đối với người thụ hưởng L/C. Loại L/C này thường yêu cầu người thụ hưởng xuất trình chứng từ trực tiếp cho ngân hàng phát hành L/C. L/C cho phép chiết khấu (l/C Available by Negotiation) Là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành L/C uỷ quyền cho một ngân hàng khác hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ hưởng xuất trình. Một số loại L/C đặc biệt: L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C) Là loại L/C trong đó có một điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo để thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng. Thông thường số tiền này được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quy định. L/C chuyển nhượng (Transferable L/C). Là loại L/C không huỷ ngang trong đó người hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai Mỗi L/C chỉ được quyền chuyển nhượng một lần và chi phí phát sinh trong việc chuyển nhượng sẽ do người hưởng lợi đầu tiên L/C tuần hoàn (Revolving L/C). Là loại L/C không huỷ ngang mà sau khi sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũxong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và thông tin được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiên. Có hai L/C tuần hoàn: - L/C tuần hoàn có tích lũy – Cummulative revolving L/C - L/C tuần hoàn không có
Luận văn liên quan