Chuyên đề Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh

Ngày nay, trong đời sống xã hội và giao lưu kinh tế quốc tế, chất lượng hàng hoá và dịch vụ có một vài trò quan trọng và đang trở thành một thách thức lớn đối với tất cả các nước nhất là đối với các nước đang phát triển trên con đường hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế. Sự thành bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào mức chất lượng của hàng hoá và dịch vụ, giá cả hợp lý và điều kiện giao nhận. Vì vậy muốn cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng có hiệu quả cũng như đạt mức lợi nhuận hợp lý, chính đáng và lâu dài thì điều kiện đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm đó phải là vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng. Có thể nói, chất lượng và quản lý chất lượng chính là chìa khoá vàng đem lại sự phồn vinh cho các doanh nghiệp, các quốc gia thông qua việc chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần và phát triển kinh tế. Dưới tác động của tiến bộ khoa học – công nghệ, của nền kinh tế thị trường và của hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong các doanh nghiệp tự đánh giá các hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị để có những cải tiến, thay đổi cho phù hợp với môi trường cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường. HTQL chất lượng ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý của các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược kinh doanh, không theo kiểu trước mắt. Tuy nhiên, cũng có các doanh nghiệp đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO ở việt nam, có không ít doanh nghiệp làm theo kiểu phong trào. Khoáng sản là nguồn tài nguyên quý giá, cần được khai thác theo hướng “tiết kiệm” khoáng sản bởi nguồn tài nguyên này không phải là vô hạn và chú trọng vào sản xuất tinh hơn là xuất thô. Luật khoáng sản quy định là phải có quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, khoáng sản Quốc gia (do Bộ xây dựng và Bộ Công nghiệp xây dựng ). Bên cạnh đó, các loại khoáng sản cần phải được điều tra khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng để có hướng quản lý hiệu quả. Đảm bảo, cải tiến chất lượng và tăng cương, đổi mới thực hiện ở các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Chính vì lý do trên, trong thời gian thực tập cuối khoá học ở Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh em đã chọn đề tài: "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO9001: 2000 tại Tổng công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm có bốn chương. Chương I: Các đặc điẻm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Chương II: Thực trạng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001 tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh . Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng vào hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001 Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Chương IV: Kết luận.

docx100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, trong đời sống xã hội và giao lưu kinh tế quốc tế, chất lượng hàng hoá và dịch vụ có một vài trò quan trọng và đang trở thành một thách thức lớn đối với tất cả các nước nhất là đối với các nước đang phát triển trên con đường hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế. Sự thành bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào mức chất lượng của hàng hoá và dịch vụ, giá cả hợp lý và điều kiện giao nhận. Vì vậy muốn cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng có hiệu quả cũng như đạt mức lợi nhuận hợp lý, chính đáng và lâu dài thì điều kiện đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm đó phải là vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng. Có thể nói, chất lượng và quản lý chất lượng chính là chìa khoá vàng đem lại sự phồn vinh cho các doanh nghiệp, các quốc gia thông qua việc chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần và phát triển kinh tế. Dưới tác động của tiến bộ khoa học – công nghệ, của nền kinh tế thị trường và của hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong các doanh nghiệp tự đánh giá các hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị để có những cải tiến, thay đổi cho phù hợp với môi trường cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường. HTQL chất lượng ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý của các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược kinh doanh, không theo kiểu trước mắt. Tuy nhiên, cũng có các doanh nghiệp đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO ở việt nam, có không ít doanh nghiệp làm theo kiểu phong trào. Khoáng sản là nguồn tài nguyên quý giá, cần được khai thác theo hướng “tiết kiệm” khoáng sản bởi nguồn tài nguyên này không phải là vô hạn và chú trọng vào sản xuất tinh hơn là xuất thô. Luật khoáng sản quy định là phải có quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, khoáng sản Quốc gia (do Bộ xây dựng và Bộ Công nghiệp xây dựng ). Bên cạnh đó, các loại khoáng sản cần phải được điều tra khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng để có hướng quản lý hiệu quả. Đảm bảo, cải tiến chất lượng và tăng cương, đổi mới thực hiện ở các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Chính vì lý do trên, trong thời gian thực tập cuối khoá học ở Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh em đã chọn đề tài: "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO9001: 2000 tại Tổng công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm có bốn chương. Chương I: Các đặc điẻm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Chương II: Thực trạng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001 tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh . Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng vào hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001 Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Chương IV: Kết luận. Thông qua thực hiện đề tài, em mong được đóng góp phần nào vào sự thành công của các doanh nghiệp trong duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là sự thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, từ đó các thành viên chủ lực của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn Tổng công ty thực sự có hiệu lực và hiệu quả góp phần giúp cho Tổng công ty tạo được niềm tin với bạn hàng quốc tế rằng: Chất lượng là một tố chất chính của chiến lược kinh doanh của Tổng công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, là cơ sở để Tổng công ty thực hiện chiến lược phát triển an toàn và bền vững. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn TS. Trương Đoàn Thể và Ban lãnh đạo Tổng công ty, Cán bộ công nhân viên Tổng công ty đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành đề án thực tập. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ nhận thức và thời gian nghiên cứu của bản thân tác giả, chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và của các bạn quan tâm để Đề án được hoàn thiện hơn. Chương I CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY. I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH. 1.1 Tổng quan về Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Quyết định số 1150QĐ/UB-CN, ngày 06/8/1996 của UBND tỉnh Hà Tĩnh thành lập “Công ty khai thác, chế biến và xuất khẩu Titan Hà Tĩnh”. Quyết định 2924 QĐ/UB-TCCQ, ngày16/12/2000 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc đổi tên thành “Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh” và Quyết định số 61/2003/QĐ-TTg về việc thành lập"Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh” thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con". Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh là Doanh nghiệp Nhà Nước, có tất cả 23 đơn vị trực thuộc và thành viên, trong đó có 10 Công ty Xí nghiệp trực thuộc, 8 công ty cổ phần và Trách nhiệm hữu hạn và 5 Công ty liên doanh với hơn 3000 cán bộ, Công nhân viên, với hàng trăm kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và hàng ngàn công nhân lành nghề được chuyên môn hoá với trình độ khoa học kỹ thuật cao. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là khai thác, chế biến và kinh doanh các loại Khoáng sản, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh Thương mại, dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê; Nhập khẩu MMTB, sản xuất kinh doanh các nghành nghề khác nhau phù hợp với năng lực và pháp luật cho phép. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của TCT là: Tăng cường năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh, để hình thành một TCT mạnh, đa sở hữu, kinh doanh đa nghành trong đó nghành chính là khai thác, chế biến sâu, kinh doanh và xuất khẩu các loại Khoáng sản. Lịch sử khai khoáng Hà Tĩnh đã trãi qua nhiều gian nan, sóng gió, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu. Từ 3 doanh nghiệp, gần 300 công nhân năm 1987, đến 24 đơn vị với hàng nghìn lao động năm 1992 đã cho thấy những bước tiến nhanh về quy mô. Năm 1993, Công ty AUSTINH (liên doanh với Ôxtraylia) ra đời, nhưng hoạt động không hiệu quả, để lại nhiều sản nghiệp cùng trách nhiệm nặng nề cho Công ty khai thác và chế biến Titan Hà Tĩnh (đơn vị tiền thân của TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh). Trong một số năm đầu khởi nghiệp TCTđã đối mặt với bao thử thách với cơ sở vật chất kỹ thuật kém, vốn ban đầu gần như không có, nguồn lao động lớn với trên 1.000 công nhân, địa bàn phân bố rộng ở 9/11 huyện, thị trong tỉnh và các chi nhánh ngoài tỉnh. Nghề khai thác mỏ lại đồi hỏi đầu tư kết cấu hạ tầng và MMTB lớn, rủi ro cao. Trong khi đó, thị trường nước ngoài biến động, sự cạnh tranh gay gắt về khai thác, chế biến, tiêu thụ ngay giữa các doanh nghiệp trong nước, sự bất ổn về an ninh, chính trị, kinh tế... Nhưng sau chặng đường 10 năm, doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể, một sắc diện và một bản lĩnh mới dần được khẳng định. TCT đã thay đổi không ngừng, đặc biệt trong những năm gần đây sự phát trển ngày càng vững chắc, có nhịp độ tăng trưởng khá cao. Từ nhiệm vụ ban đầu chỉ khai thác chế biến, xuất khẩu Titan, đến nay đã mở rộng sang các loại Khoáng sản khác. Ngoài Khoáng sản hiện TCT đang đầu tư mở rộng các nghành nghề các lĩnh vực khác như Thương mại, khách sạn, du lịch và Công ty đã đầu tư nhiều dự án hướng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Bằng việc liên tục mở rộng quy mô hoạt động, TCT đã phát triển mạnh, bền vững, thể hiện được tầm vóc của doanh nghiệp lớn. TCT là Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đầu tiên tại Hà Tĩnh, với mô hình này đã giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đa dạng hoá hình thức hoạt động, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu, hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao sức cạnh tranh của TCT, từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh xứng đáng là “con chim đầu đàn” trong các doanh nghiệp Hà Tĩnh, là đơn vị tiên phong trong việc thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực để tiếp tục xây dựng một TCT phát triển ngày càng an toàn, bền vững, đóng góp một phần quan trợng vào công cuộc CNH-HĐH tỉnh Hà Tĩnh. 1.2 Hoạt động khai thác, chế bién khoáng sản của Tổng công ty. 1.2.1 Giới thiệu về các Xí nghiệp khai thác và chế biến Khoáng sản. TCT là thành viên cuả hiệp hội Titan Việt Nam, với mức sản lượng chiếm 60% tổng sản lượng của hiệp hội và là thành viên của hiệp hội Titan thế giới.Toàn bộ hệ thống SXKD của TCT đều được áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO9000:2000, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, có phòng phân tích thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAT 17025. TCT là doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân là đơn vị hoạch toán độc lập được nhà nước giao quyền quản lý vốn và các nguồn thực lực khác để thực hiện nhiệm vụ khai thác, chế biến và xuất khẩu Khoáng sản Titan trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Dưới Công ty có các xí nghiệp trực thuộc hoạch toán định mức, đội kho cảng, đội tái tạo môi trường. Mục đích kinh doanh của TCT trong lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng Titan: - Khai thác triệt để Khoáng sản theo quy mô lớn và tuân thủ quy định pháp luật Khoáng sản và Nghị định 68/CP. - Sử dụng và phát huy tài sản, thiết bị Công nghệ, đội ngũ cán bộ công nhân viên. - Duy trì và mở rộng thị trường . - Phát huy thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng tỷ trợng công nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân. - Kết hợp hài hoà, đảm bảo lợi ích cộng đồng cho địa phương có mỏ, đầu tư xây dựng cơ cấu hạ tầng, đảm bảo môi sinh, tái tạo môi trường, tăng cường an ninh và trật tự vùng mỏ. - Đầu tư để khai thác công nghiệp và hiện địa hoá chế biến tăng tuổi thọ mỏ, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. - Để thực hiện đường lối xây dựng kinh tế nhà nước do trong thời gian trước đây. không đủ điều kiện để xây dựng nhà máy Pigmen nên tiến hành xuất khẩu Ilmenite, Zircon, Rutin. Hiện nay TCTđang hạn chế dần việc xuất khẩu nguyên liệu thô và sự dụng các sản phẩm này làm nguyên liệu cho nhà máy Pigmen và xuất sản phẩm của Titan. TCT luôn biểu dương mô hình mới, những điển hình tập thể và cá nhân tiên tiến, những cá nhân xuất sắc trong lao động sản xuất cũng như trong nghiên cứu khoa học, nhằm khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, phát huy truyền thống tốt đẹp, để thực hiện khẩu hiệu chiến lược: “Phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục lao động sáng tạo, xây dựng TCT ngày càng phát triển an toàn bền vững”. Với cơ cấu đa nghành nghề, tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh, mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả lượng và chất, nó được kết tinh từ bao công sức, trí tuệ, tâm huyết của CBCNV của TCT đặc biệt là Ban lãnh đạo Tổng công ty. Dưới tác động của khoa học - công nghệ, của nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới, Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời bảo vệ môi trường, tài nguyên khác có liên quan, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khoáng sản. TCT đã không ngừng đa dạng hoá sản phẩm của mình. Ngoài khai thác và xuất khẩu quặng thô, TCTđã xây dựng và phát triển các dự án khai thác và chế biến sâu quặng Titan, đặc biệt TCTđã hình thành các Công ty con nhằm phục vụ cho việc chế biến sâu quặng Titan như: Công ty chế biến Zircon, Công ty chế biến Zircon siêu mịn, Công ty khoáng sản Cẩm Xuyên, Công ty khoáng sản Thạch Hà, Công ty khoáng sản Kỳ Anh, Công ty Gạch không nung. Đây là những Công ty trực thuộc của TCT trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản nhằm hạn chế xuất khẩu thô quặng Titan. Hiện tại TCT đang xây dựng 2 dự án lớn đó là dự án pigmen Titan và dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, 2 dự án này đã tạo cơ hội để TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tinh tự khẳng định được mình và từng bước nâng cao hơn nữa vị thế của TCT ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới. 1.2.2 Các khái niệm liên quan đến quặng Titan. Titan (TiO2) là hợp chất có các tính chất: nhẹ, độ nóng chảy cao (bền nhiệt), ít chịu tác dụng hoá học (bền hoá), độ che phủ lớn, chịu màu hao mòn, độ cứng lớn nhưng vẫn giữ được độ dẻo tốt, ít nứt gãy, dù ở dạng bột màu hay dạng kim loại vẫn là nguyên liệu quý để chế tạo ra các sản phẩm cao cấp mang tính chất tốt đặc biệt không thể tổng họp từ nhiều nguyên liệu kim lạo khác lại: nhẹ của nhôm, bền hóa của vàng, cứng của thép, chịu nhiệt của zircon .v..v... Bột màu TiO2 chất lượng hơn hẳn các loại bột màu khác như ZnO, Lithopon ( ZnO, BaSO4 ). TiO2 có độ che phủ cao, hạt mịn đều, độ thấm dầu tốt và rất bền dưới tác dụng của không khí ẩm, nước biển, khí H2S, SO2 và không độc. Mặt khác, TiO2 có tỷ trợng nhỏ 3,5-4,2Mm. Có ưu điểm là rất bền hoá học đối với các hợp chất hữu cơ, sản phẩm không bị biến tính theo thời gian. Công dụng của Titan và các sản phẩm của nó. Tỷ lệ sử dụng TiO2 trong các nghành: 100% Sơn, mực in: 60% Nhựa tổng hợp, cao su, vải bạt: 20% Giấy: 9% Sứ men các loại: 4% Mỹ phẩm và các nghành khác: 7% Các chỉ tiêu chất lượng và thành phần của quặng Titan: TT  Loại  Tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo (%)   I  Ilmenite  TiO2  FEO  FE203  CR2O3  P2O3  V2O5  U+Th   1 2 3  KK HT CH  54,5-55,5 53-54 53-55  20-22 24-25 28-30  15-17 10-14 9-10  0,08-0,10 0,05-0,07 0,03-0,05  0,08-0,01 0,08-0,09 0,04-0,06  0,09-0,11 85-89 0,08-0,09  110-130 65-80   II  Zircon  ZrO2+HFO2  SIO2  FE2O3  TiO2  U+Th (ppm)     1 2  Loại 1 Loại 2  63-65 50-52  31,5-33  0,4-0,5  0,5-0,7  200-300     III  Rutile  TiO2  TFE  ZrO2  SIO2  P  S  U+Th (ppm)   1 2 3  Loại 1 Loại 2 Loại 3  93-95 83-85 73-75  0,5-2  0,5-1  1,0-1,5  0,05-0,1  0,01-0,03  100-150   IV  Monazite  Tr203           50-54         TCTcó tất cả 8 nhà máy tuyển tinh và chế biến khoáng sản như: ILmenite, Rutile, Zircon... Trong tổng số 8 nhà máy có 5 nhà máy tuyển tinh và chế biến sa khoáng với tổng công suất 200.000-250.000 tấn/năm. Sản phẩm công ty bán cho các nhà máy sản xuất trong nước và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng như: - Zircon bán cho nhà máy sản xuất gạch chịu lửa. - Zircon siêu mịn bán cho các nhà sản xuất kính, các nhà máy sản xuất gạch men, sứ, thuỷ tinh ... - Ilmenite bán cho các nhà máy luyện thép. - Rutile bán cho các nhà máy sản xuất que hàn. Thị trường tiêu thụ trong nước khoảng 40% sản phẩm của Công ty. 60% sản phẩm còn lại của TCT được xuất khẩu sang các nước như; Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Thái lan, Nga, Đức ...Tổng công cũng đã ký kết nhiều hợp đồng dài hạn từ 5-7 năm với các tập đoàn lớn của các nước thuộc nhóm G7. TCT luôn được các bạn hàng đánh giá cao về chất lượng, khối lượng cũng như tiến độ giao hàng. Khối lượng của các loại sản phẩm của TCT phụ thuộc vào khối lượng khai thác, từ quặng được khai thác từ các mỏ Tổng công ty sẽ phân loại quặng thành các sản phẩm khác nhau theo tỷ lệ thành phần hoá học của các chất. Đối với từng loại khách hàng sẽ có yêu cầu về tỷ lệ Khoáng vật nặng trong sản phẩm khác nhau, với các mức giá khác nhau. Hầu hết quặng xuất khẩu là chưa được qua chế biến mà chỉ phân loại nên khách hàng không có đồi hỏi hoặc yêu cầu về chất lượng sản phẩm.Ngoài ra, Quặng Titan là loại khoáng sản quý đựơc sử dụng trong rất nhiều nghành nghề nên quặng sau khi khai thác, chế biến được xuất khẩu hết cho khách hàng truyền thống trên thế giới và khu vực. II. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY. 2.1 Lực lượng lao động trong Tổng công ty. TCTđến nay có 2.955 người lao động trong đó có: 1.814 nam, 1.141 nữ.Trình độ trên đại học 03 người; Đại học 192 người; Cao đẳng 84 người; Trung cấo 49 người; Sơ cấp 49 người;Công nhân kỹ thuật 216 người; 104 người lái máy; 123 người lái xe. Địa bàn hoạt động 10/11 huyện thị kể cả Nghệ An, Hà Nội, Nhật Bản và nước bạn Lào. Lực lượng lao động tập trung vào khai thác, chế biến khoáng sản được thể hiện trong bảng sau: TT  Loại sản phẩm  Công nhân (người)  Phụ trợ (người)  Gián tiếp (người)  Tổng cộng   I  Khai thác mỏ:  682  186  48  916   1  Khai thác QT = vít tuyển  605  165  42  812   2  Khai thác dây chuyền 120T/h  77  21  6  104   II  Sản xuất sản phẩm:  983  263  97  1.343   1  Ilmenite tuyển đầu  540  144  53  737   2  Zircon 65% Zr02  158  42  16  216   3  Rutile 83 % Zr02  94  25  9  128   4  Zircon siêu mịn  68  18  7  93    Tổng  1665  449  145  2.259   Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chiến lược phát triển bền vững của TCTkể các trước mắt và lâu dài, đồi hỏi Đội ngũ quản lý phải có đủ trình độ, năng lực toàn diện, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. TCT có chiến lược đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn, đào tạo mới và đào tạo lạo đội ngũ CBCNV, Do vậy chất lượng CBCNV từng bước đáp ứng nhiệm vụ phải đảm nhiệm. Bằng việc tổ chức, đánh giá, phân loại lao động hàng tuần, hàng tháng đảm bảo khách quan, chính xác, có phương án bố trí dụng phù hợp với năng lực trình độ, sở trường của từng người đối với công việc đựơc giao. Từ đó có sự điều chuyển cán bộ, công nhân viên giữa các đội, các ca sản xuất. Đi đôi với đánh giá, phân loại, quy hoạch, bố trí sắp xếp CBCNV là công tác tổ chức bộ máy và quản lý lao động, các đơn vị đã chủ động sắp xếp bố trí lại lao động gián tiếp ở đơn vị mình, Ca trưởng tại đơn vị chuyển sang làm công nhân trực tiếp, trả lương theo sản phẩm, hưởng phụ cấp theo trách nhiệm ca Trưởng, xưởng trưởng, đội trưởng thường xuyên bám sát hiện trường nhân viên văn phòng của các đơn vị, thường xuyên bám sát cơ sở để tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý lao động và giải quyết ách tác trong sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý lao động được kiểm tra và quản lý chặt chẻ số giờ công, số ngày công, quân số cao hơn, chấp hành nội quy và quy chế của đơn vị. Số cán bộ công nhân vi phạm kỷ luật Giảm đáng kể, công tác khen thưởng những tập thể cá nhân lao động xuất sắc, động viên khuyến khích những cá nhân lao động tích cực tham gia vào phong trào lao động sáng tạo đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồ tại như: - Tính chủ động trong tổ chức và sản xuất còn hạn chế, việc bố trí lao động sản xuất gián tiếp còn chung chung, năng suất lao động vẫn còn thấp, phong trào xây dựng văn hoá Doanh nghiệp – văn minh công sở, tác phong làm việc và sinh hoạt còn chậm. - Một số CBCNV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm tổ chức, quản lý điều hành sản xuất còn hạn chế, tư duy về thị trường còn yếu chưa nhạy bén, một số chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp và chưa chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chưa ngang tầm với đồi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. 2.2 Khả năng MMTB hiện có của Tổng công ty. Chất lượng Ilmenite của Việt Nam rất phù hợp cho việc chế biến pigmen Titan, nhu cầu Pigmen Titan trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng. Nhu cầu hiện của Việt Nam là 15.000 tấn pigmen Titan/năm và mức tăng hàng năm khoảng 10%. Công nghệ sử dụng trực tiếp nguồn Ilmenite tự nhiên có hàm lượng trung bình 51% TiO2, suất đầu tư thấp, chi phí vận hành thấp, các hoá chất được sử dụng trong quá trình chế biến được tái sử dụng tuần hoàn để Giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Các giai đoạn khai thác, chế biến quặng Titan: Giai đoạn 1: Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản: việc đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm đồ. Giai đoạn 2: Khảo sát khoáng sản: hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm đồ. Giai đoạn 3: Thăm đồ khoáng sản: hoạt động nhằm tìm kiếm, phá
Luận văn liên quan