Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần muối Khánh Hòa

Xã hội ngày càng phát triển nên đời sống của người dân dần nâng cao. Do vậy, nhu cầu và kỳ vọng của họ về chất lượng, mẫu mã HH ngày một tăng. Vì thế, cần có sự phát triển đồng bộ của các nhà SXKD với người tiêu dùng. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các ngành nghề đều đang gặp phải một số vấn đề nổi cộm. Như ngành muối, có phải Việt Nam thiếu muối nên hàng năm mới phải nhập khẩu muối từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc? Theo thông tư 04/2013/TT-BCT, hạn ngạch thuế quan muối nhập khẩu năm nay là 102.000 tấn với 51.000 tấn là muối công nghiệp. Trong khi đó, số liệu từ Bộ NN & PTNT cho biết trong 10 tháng đầu năm nay, nước ta đã sản xuất 976.171 tấn muối; diện tích sản xuất muối cả nước gần 14.190 ha, trong đó, có 3.394 ha sản xuất muối công nghiệp; lượng muối tồn kho vào khoảng 118.146 tấn. Điều đó khiến chúng ta thắc mắc về hoạt động SXKD của các DN muối - nguyên nhân của vấn đề. Theo Sở NN & PTNT trong 9 tháng đầu năm nay, Khánh Hòa đã sản xuất hơn 35.000 tấn muối, trong đó sản lượng tương ứng của KHASASCO là gần 20.000 tấn, chiếm hơn 57% toàn tỉnh. Vậy nên để đi sâu vào ngành muối Khánh Hòa thì tìm hiểu về KHASASCO là điều thật cần thiết. Trong quá trình SXKD của một DN cần phải đạt được hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Hiệu quả kinh tế từ quá trình SXKD quyết định khả năng vươn lên hay tụt hậu của DN. Do đó, đòi hỏi phải phân tích, đánh giá hoạt động SXKD một cách toàn diện, tìm ra các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động SXKD. Với thực tiễn hoạt động của KHASASCO và tình hình ngành muối hiện nay, em đã thực hiện chuyên đề hẹp: “Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty Cổ phần muối Khánh Hòa” để có thể đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm quản trị hoạt động SXKD hiệu quả hơn.

docx106 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần muối Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ ---˜&™--- Báo cáo Chuyên đề: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MUỐI KHÁNH HÒA THỰC TẬP GIÁO TRÌNH GVHD cô: Mai Thị Linh SVTH: Đỗ Thị Thơ Chuyên ngành: QTKD Lớp: 52KD-2 MSSV: 52131069 Nha Trang, ngày 09 tháng 01 năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập, được sự chỉ đạo, hướng dẫn tận tình của Ban Giám đốc và các cô chú ở Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa cùng với sự hướng dẫn của các giảng viên trường Đại học Nha Trang, đến nay báo cáo thực tập của em đã được hoàn thành. Do đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Kim Yến cùng các cô chú làm việc tại Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Mai Thị Linh đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày 03 tháng 01 năm 2014 Sinh viên thực hiện CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----˜----- ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP Kính gửi: Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa. Em tên là: ĐỖ THỊ THƠ MSSV: 52131069 Sinh viên lớp: 52KD-2 Ngành: Quản trị kinh doanh Khoa: Kinh tế Trường: Đại học Nha Trang Thời gian thực tập: Từ ngày 05/11/2013 đến hết ngày 05/01/2014 Được sự đồng ý của trường Đại học Nha Trang và Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa, em được đón nhận thực tập giáo trình tại đây. Trong quá trình thực tập, nhờ sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Kim Yến nói riêng và các cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung, em đã hoàn thành đợt thực tập giáo trình. Nay em viết đơn này kính mong Ban lãnh đạo Công ty xác nhận việc thực tập của em tại Công ty trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn! Nhận xét của công ty: Xác nhận của Công ty Nha Trang, ngày 03 tháng 01 năm 2014 (ký, ghi rõ học tên và đóng dấu) Sinh viên thực hiện (ký, ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GVHD ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Nha Trang, ngày tháng 01 năm 2014 Xác nhận của cô MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ROI Doanh lợi tổng vốn CBCNV Cán bộ công nhân viên ROS Doanh lợi doanh thu CĐKT Cân đối kế toán SCIC Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước DN Doanh nghiệp SP Sản phẩm DTT Doanh thu thuần SXKD Sản xuất kinh doanh DTTC Doanh thu tài chính TN khác Thu nhập khác HĐQT Hội đồng quản trị TNHH Trách nhiệm hữu hạn HH Hàng hóa TSCĐ Tài sản cố định KHASASCO Khanh Hoa Salt Joint Stock Company – Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa TSDH Tài sản dài hạn KQKD Kết quả kinh doanh TSNH tài sản ngắn hạn LĐ Lao động UBND Ủy ban nhân dân LNST Lợi nhuận sau thuế UPCOM Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn NMCB Nhà máy chế biến VCSH Vốn chủ sở hữu ROE Doanh lợi vốn chủ sở hữu XN Xí nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của bài báo cáo Xã hội ngày càng phát triển nên đời sống của người dân dần nâng cao. Do vậy, nhu cầu và kỳ vọng của họ về chất lượng, mẫu mã HH ngày một tăng. Vì thế, cần có sự phát triển đồng bộ của các nhà SXKD với người tiêu dùng. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các ngành nghề đều đang gặp phải một số vấn đề nổi cộm. Như ngành muối, có phải Việt Nam thiếu muối nên hàng năm mới phải nhập khẩu muối từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc? Theo thông tư 04/2013/TT-BCT, hạn ngạch thuế quan muối nhập khẩu năm nay là 102.000 tấn với 51.000 tấn là muối công nghiệp. Trong khi đó, số liệu từ Bộ NN & PTNT cho biết trong 10 tháng đầu năm nay, nước ta đã sản xuất 976.171 tấn muối; diện tích sản xuất muối cả nước gần 14.190 ha, trong đó, có 3.394 ha sản xuất muối công nghiệp; lượng muối tồn kho vào khoảng 118.146 tấn. Điều đó khiến chúng ta thắc mắc về hoạt động SXKD của các DN muối - nguyên nhân của vấn đề. Theo Sở NN & PTNT trong 9 tháng đầu năm nay, Khánh Hòa đã sản xuất hơn 35.000 tấn muối, trong đó sản lượng tương ứng của KHASASCO là gần 20.000 tấn, chiếm hơn 57% toàn tỉnh. Vậy nên để đi sâu vào ngành muối Khánh Hòa thì tìm hiểu về KHASASCO là điều thật cần thiết. Trong quá trình SXKD của một DN cần phải đạt được hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Hiệu quả kinh tế từ quá trình SXKD quyết định khả năng vươn lên hay tụt hậu của DN. Do đó, đòi hỏi phải phân tích, đánh giá hoạt động SXKD một cách toàn diện, tìm ra các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động SXKD. Với thực tiễn hoạt động của KHASASCO và tình hình ngành muối hiện nay, em đã thực hiện chuyên đề hẹp: “Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty Cổ phần muối Khánh Hòa” để có thể đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm quản trị hoạt động SXKD hiệu quả hơn. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức đã học. Hệ thống hóa những nội dung cơ bản về hoạt động và hiệu quả SXKD. Phân tích, đánh giá chung tình hình SXKD và cụ thể đối với hiệu quả hoạt động SXKD tại KHASASCO, các nhân tố ảnh hưởng; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện báo cáo là nghiên cứu tình hình hoạt động SXKD của KHASASCO nói chung và của các đơn vị trực thuộc KHASASCO nói riêng như: XN muối Hòn Khói, XN muối Cam Ranh, NMCB muối Hòn Khói, cảng Hòn Khói và trạm muối 2/4 Ngọc Diêm. Phạm vi nghiên cứu: Tổng hợp và nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê. Phương pháp khảo sát thực tế. Phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp so sánh. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu Ý nghĩa về mặt lý thuyết: bài báo cáo góp phần tổng hợp, phân tích những khía cạnh cơ bản trong hoạt động SXKD của một công ty cụ thể; góp phần hoàn thiện những kiến thức cơ bản về hoạt động SXKD và hiệu quả hoạt động SXKD. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: cung cấp thông tin khái quát, thực trạng hoạt động SXKD của KHASASCO. Phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động SXKD của KHASASCO; từ đó, đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả SXKD của công ty. Kết cấu của báo cáo Ngoài các phần như mục lục; danh mục các hình vẽ, sơ đồ; danh mục các chữ viết tắt; lời mở đầu; tài liệu tham khảo; phụ lục thì báo cáo được kết thành bởi 2 chương như sau: Phần I: Báo cáo tổng hợp Phần II: Báo cáo chuyên đề hẹp Phần I BÁO CÁO TỔNG HỢP Giới thiệu khái quát về KHASASCO Quá trình hình thành và phát triển Sơ lược Công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa. Tên giao dịch: Khanh Hoa Salt Joint Stock Company. Tên viết tắt: KHASASCO. Logo: Vốn điều lệ: 37.398.230.000 đồng (Ba mươi bảy tỷ ba trăm chín mươi tám triệu hai trăm ba mươi nghìn đồng). Trụ sở chính: 108 đường 2/4, phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, Khánh Hòa. Điện thoại: (058)3832778 - 3831066 – 3831063. Fax: (058)3831065. Website: Khasasco.com.vn Email: ctcpmuoikh@vnn.vn; ctcpmuoikh@gmail.com Mã cổphiếu: KSC Giấy chứng nhận ĐKKD số4200476869 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu ngày 22/01/2002, đăng ký thay đổi lần 4 ngày17/11/2009. Hình 1: Hình ảnh văn phòng đại diện của KHASASCO Các đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp Muối XK Hòn Khói Địa chỉ: Ninh Diêm, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Điện thoại: (058)3849145. Fax: (058)3849491 Xí nghiệp Muối Cam Ranh Địa chỉ: Cam Thịnh Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa. Điện thoại: (058)3978052 Fax: (058)3978052. Nhà máy Chếbiến Muối Hòn Khói Địa chỉ: Ninh Diêm, Ninh Hòa, Khánh Hòa Điện thoại: (058)3849159. Fax: (058)3849159. Cảng Hòn Khói Địa chỉ: Ninh Hải, Ninh Hòa, Khánh Hòa Điện thoại: (058)3849189. Fax: (058)3670610. Trạm Muối 2/4 Ngọc Diêm Địa chỉ: Ninh Ích, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Điện thoại: (058)3624005. Quá trình hình thành và phát triển Giai đoạn 1979 đến hết 1991 Tiền thân của KHASASCO là Công ty Muối Phú Khánh, được thành lập theo quyết định số 1616/QĐ-UB ngày 25/09/1979 của UBND tỉnh Phú Khánh là một DN Nhà nước với nhiệm vụ SXKD các loại muối và các SP sau muối, trực thuộc Sở Thủy sản Phú Khánh quản lý. Đây là thời kỳ hành chính còn nhiều quan liêu bao cấp. Trong giai đoạn này, Công ty đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do mới thành lập và tư tưởng bao cấp ảnh hưởng nên Công ty cũng chỉ có thể hoạt động một cách thụ động. Giai đoạn 1992 đến nửa đầu 2001 Sau khi chia tách tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, Công ty được chuyển thành Công ty Muối Khánh Hòa theo quyết định số1469/QĐ-UB ngày 23/12/1992, trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý. Sự vận động chuyển mình của nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, cả nước từng bước đi lên. Trong tình hình mới này, Công ty đã tập trung củng cố công tác tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, bố trí lại LĐ, rà soát và điều chỉnh các định mức kinh tế, kỹ thuật lạc hậu, đảm bảo tính khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Cố gắng tìm kiếm và mở rộng thị trường, luôn chú trọng đến chất lượng, mẫu mã SP, phấn đấu tiết kiệm những chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành SP, tăng khả năng cạnh tranh. Giai đoạn cuối 2001 đến nửa đầu 2013 Thực hiện chủ trương cổ phần hóa DN Nhà nước, Công ty đã thực hiện việc cổ phần hóa theo quyết định 1366/QĐ-TT ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ thành Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa với vốn điều lệ ban đầu là 16,05 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 30% (do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC), 66,71% vốn là của CBCNV trong Công ty và còn lại 3,29% là vốn cổ đông ngoài. Công ty là một tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân theo luật định, có tài sản riêng và tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, có quyền tự quyết định một cách độc lập trong quá trình hoạt động của Công ty, có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật. Đến năm 2004 được sự đồng ý của UBND tỉnh Khánh Hòa (Quyết định số 706/QĐ-UB ngày 29/3/2004) cho phép tiến hành đưa giá trị của Cảng Hòn Khói (đơn vị trực thuộc Công ty) vào giá trị của Công ty bằng cách ghi tăng giá trị phần vốn Nhà nước tại DN. Vốn điều lệ của Công ty sau khi đã bao gồm giá trị của cảng Hòn Khói là 17.111.700.000 đồng. Tháng 05/2009 Công ty đã thực hiện thưởng 633.133 cổ phần từ nguồn quỹ Đầu tư Phát triển; Vốn điều lệ của Công ty: 23.443.030.000 đồng. Tháng 10/2009 Công ty đã thực hiện việc phát hành cổ phiếu ra công chúng tăng Vốn điều lệ của Công ty lên thành 37.398.230.000 đồng. Từ tháng 7/2013 đến nay Thực hiện chủ trương thoái vốn Nhà nước của SCIC, 30% vốn Nhà nước đã được thoái cho cổ đông là CBCNV trong Công ty và cổ đông ngoài công ty. Thủ tục thoái vốn đã được hoàn tất vào tháng 7 năm 2013. Tóm lại: Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa là một DN chuyên sản xuất các mặt hàng muối thô, muối chế biến, muối I ôt, hóa chất, … Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển Công ty luôn là một đơn vị sản xuất muối trọng yếu của tỉnh Khánh Hòa – một trong 3 điểm sản xuất muối của khu vực miền trung. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu Theo như Điều lệ công ty đã được thông qua và thống nhất lại tại Đại hội cổ đông vào ngày 29 tháng 7 năm 2013 và quá trình thực tập, quan sát và ghi nhận tại công ty thì: Chức năng KHASASCO là một trong những công ty lớn thuộc tỉnh Khánh Hòa với chức năng chủ yếu là khai thác – chế biến muối trong tỉnh mà cụ thể là tại huyện Ninh Hòa và Cam Ranh. Công ty được quyền nhập khẩu vật tư, thiết bị và phương tiện vận tải,…nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động SXKD, tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên và không ngừng nâng cao đời sống của họ. Công ty còn thực hiện khảo sát, thiết kế, lập dự án xây dựng đồng muối cùng với sự hợp tác của đối tác Nhật nhằm tạo nguồn vốn, vật tư cũng như học hỏi kinh nghiêm quản lý và kỹ thuật nhất là trong quá trình sản xuất. ngoài ra, gần đây công ty còn phát triển kinh doanh dịch vụ cảng biển, kho bãi và bốc xếp hàng hóa phục vụ nhu cầu của chính Công ty và các khách hàng khác có nhu cầu. Nhiệm vụ Sử dụng nguốn vốn, khả năng quản lý, LĐ và uy tín của các cổ đông để tối đa hóa các nguồn lợi nhuận của công ty nhằm gia tăng cổ tức cho các cổ đông và phát triển công ty. Thông qua quá trình hoạt động, công ty góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người LĐ, phát triển kinh tế địa phương, đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước. Phạm vi kinh doanh và hoạt động Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký DN và Điều lệ này, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty. Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh khác được pháp luật cho phép và được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Lĩnh vực hoạt động Sản xuất các loại muối hạt, muối chế biến, muối iốt và các SP sau muối. Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại muối hạt, muối chế biến, muối iốt và các SP sau muối. Nhập khẩu vật tư, thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ ngành muối. Khảo sát, thiết kế, lập dự án xây dựng đồng muối. Công nghiệp hóa chất. Kinh doanh dịch vụ cảng biển, kho bãi và bốc xếp hàng hóa. Vận chuyển hàng hóa. Cơ cấu tổ chức quản lý KD Cơ cấu tổ chức quản lý KHASASCO được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Đại hội đồng cổ đông Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban Tổng Giám đốc Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng Tổ chức – Hành chính XN muối Hòn Khói XN muối Cam Ranh NMCB muối Hòn Khói Cảng Hòn Khói Trạm muối 2/4 Ngọc Diêm Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của KHASASCO Cơ cấu bộ máy Cơ cấu bộ máy của Công ty hiện nay theo mô hình trực tuyết cức năng. Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng. Trong cơ cấu này người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh duy nhất từ người lãnh đạo trực tiếp của mình. Các đơn vị chức năng lúc này trở thành bộ tham mưu, đóng vai trò trợ lý và cố vấn cho người lãnh đạo. Loại hình cơ cấu này một mặt đảm bảo cho người lãnh đạo toàn quyền quản lý các chức năng và quyết định các vấn đề đặt ra trước đơn vị mình; mặt khác vừa phát huy được khả năng chuyên môn của các đơn vị chức năng. Vì vậy loại hình này được xem là hợp lý đối với công ty có sản xuất như KHASASCO. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm 1 lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết húc năm tài chính. Dưới đây là quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng thường niên có quyền thảo luận và thông qua: Báo cáo tài chính năm được kiểm toán, Báo các của HĐQT, Báo cáo của Ban kiểm soát, Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường thông qua quyết định về các vấn đề: thông qua các báo cáo tài chính năm; mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật doanh nghiệp và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó; số lượng thành viên của HĐQT; lựa chọn công ty kiểm toán; bầu, miễn nhiệm và thay thế thành viên HĐQT và Ban kiểm soát; tổng số tiền thù lao của các thành viên HĐQT và Báo cáo tiền thù lao của HĐQT; bổ sug và sửa đổi điều lệ Công ty; loại cổ phần và số lượng cổ phần mới được phát hành đối với mỗi loại cổ phần và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng 3 năm đầu tiên kể từ ngày thành lập; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi công ty; tổ chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý; kiểm tra và xử lý các vi phạm của HĐQT hoặc Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty; quyết định giao bán tài sản Công ty hoặc chi nhánh hoặc giao dịch mua có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của Công ty và các chi nhánh của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán; Công ty mua lại hơn 10% một loại cổ phần phát hành; việc Tổng Giám đốc điều hành đồng thời làm Chủ tịch HĐQT; Công ty hoặc các chi nhánh của Công ty ký kết hợp đồng với những người được quy định tại khoản 1 điều 120 Luật doanh nghiệp với giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tào sản của Công ty và các chi nhánh của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán. Tất cả các nghị quyết và các vấn đề đã được đưa vào chương trình họp phải đưa ra thảo luận và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị Gồm có 5 thành viên, trong đó: 1 Chủ tịch HĐQT (Văn Hiền Đức). 1 Phó Chủ tịch HĐQT (Lê Văn Tâm). 3 ủy viên HĐQT (Vũ Mạnh Kiên, Trương Việt Hùng và Nguyễn Bá Hùng). HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất trong Công ty. Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT được xác định thông qua Điều lệ công ty như sau: Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự giám sát và chỉ đạo của HĐQT. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám Đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp và Điều lệ Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định. Cụ thể: quyết định kế hoạch phát triển SXKD và ngân sách hàng năm; xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua; bổ nhiệm và bãi nhiệm các vị trí quản lý trong Công ty mà HĐQT phê chuẩn theo đề nghị của Tổng Giám đốc điều hành và quyết định mức lương của họ; quyết định cơ cấu tổ chức của công ty; giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý đối với cán bộ quản lý đó; đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành theo từng loại; quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền; báo cáo Đại hội đồng cổ đông việc HĐQT bổ nhiệm Tổng Giám đốc điều hành; đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm ứng, tổ chức việc chi trả cổ tức; đề xuất việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty. Phê chuẩn việc thành lập chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện,công ty con của Công ty; việc vay nợ và việc thực hiện các khoản thế chấp, bảo đảm, bảo lãnh và bồi thường của Công ty; các khoản đầu tư không thuộc kế hoạch kinh doanh và ngân sách vượt quá 10% giá trị kế hoạch và ngân sách kinh doanh hàng năm; việc mua hoặc bán cổ phần, phần vốn góp tại các công ty khác được thành lập ở Việt Nam hay nước ngoài;việc định giá các tài sản góp vào Công ty không phải bằng tiền liên quan đến việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu của Công ty; việc công ty mua hoặc thu hồi không quá 10% mỗi loại cổ phần; quyết định mức giá mua hoặc thu hồi cổ phần của Công ty; các vấn đề kinh doanh hoặc giao dịch mà Hội đồng quyết định cần phải có sự chấp thuận trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. HĐQT phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông về hoạt động của mình, cụ thể là về việc giám sát của HĐQT đối với Tổng Giám Đốc điều hành và những cán bộ quản lý khác trong năm tài chính. Trường hợp HĐQT không trình báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông, báo cáo tài chính
Luận văn liên quan