Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc

1. Tính cấp thiết của đề tài: Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết cá nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Trong thương mại quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đó là do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra lợi thế cho mình, như phạm vi vận tải biển rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp. và ngay chính ngành vận tải trở thành ngành kinh doanh dịch vụ rất tiềm năng. Việt Nam với những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị trí địa lý có bờ biển dài và có nhiều cảng biển lớn nhỏ. Vì thế trong năm gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam không ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy đã có thành công nhưng tồn tại cần giải quyết không ít để ngành vận tải biển phát triển thuận lợi, đó là những bài toán khó khăn đặt ra cho nhà quản lý. Trong thời gian thực tập vừa qua tại phòng đầu tư đối ngoại của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc, và qua tìm hiểu em thấy rằng kinh doanh vận tải biển là ngành kinh doanh chính của công ty đóng phần lớn doanh thu của công ty. Nhưng trong tình hình mới hiện nay kinh doanh vận tải biển của công ty còn nhiều tồn tại cần giải quyết, đó là thị trường vận tải của công ty còn nhỏ hẹp, đội tàu đi biển của công ty có trọng tải nhỏ và tuổi tàu phần nhiều đã cao, nên chủ yếu đi trong nước và vùng lân cận ít đi xa dẫn tới khai thác kinh doanh vận tải biển của công ty hiệu quả thấp. Không những thế trong tình hình mới hiện nay Việt Nam mở cửa thị trường, cạnh tranh trong ngành vận tải biển ngày càng gay gắt và khốc liệt, đó là sự cạnh tranh của công ty vận tải nước ngoài với vốn mạnh và tàu đi biển được đầu tư hiện đại, kinh doanh vận tải lâu năm đã từng bước chiếm lĩnh thị trường, nên hoạt động kinh doanh vận tải biển của công ty ngày càng cạnh tranh gay gắt. Để có thể đứng vững và mở rộng thị trường kinh doanh vận tải biển công ty cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển để từ đó thu lợi nhuận cao, tái đầu tư, tạo uy tín trên thị trường vận tải . Vì thế để góp phần định hướng kinh doanh vận tải biển cho công ty để công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển em lựa chọn đề tài của chuyên đề là: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc”, nhằm có thể góp phần nhỏ giúp hoạt động kinh doanh vận tải biển của công ty ngày càng phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biẻn của công ty trong những năm gần đây và phương hướng phát triển trong tương lai của công ty nhằm đề xuất giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn công ty. - Để thực hiện mục tiêu này nhiệm vụ của chuyên đề là. Hệ thống hoá lý luận về hoạt động kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty và những tông tại cần khắc phục. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2007 Phạm vi không gian: Kinh doanh vận tải biển của công ty 4. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm ba chương: Chương I. Lý luận chung về kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển. Chương II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển bắc. Chương III. Phương hướng và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển tại công ty cổ phần vận tải Biển Bắc.

doc67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi  là  : Nguyễn Xuân Linh Lớp : Kinh doanh quốc tế 46 A Khoa : Kinh tế và kinh doanh quốc tế Tôi xin cam đoan chuyên đề này được hoàn thành là do sự nghiên cứu của bản thân và được sự giúp đỡ của các anh chị tại công ty cổ phần vận tải Biển Bắc, đặc biệt có sự hướng dẫn của THS. Nguyễn Thị Thanh Hà. Tôi xin cam đoan các số liệu trong sử dụng chuyên đề là trung thực. Tôi không sao chép các chuyên đề tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp từ các khóa trước. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế và với nhà trường.. Sinh viên Nguyễn Xuân Linh MỤC LỤC Danh mục sơ đồ, Bảng biểu Lời Mở Đầu 1 Chương I: Lý luận chung về kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 4 I. Kinh doanh vận tải biển. 4 1. Khái niệm vận tải biển. 4 2. Kinh doanh vận tải biển. 5 II. Hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 7 1.Khái niệm và đặc điểm của hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 7 2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 12 3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 23 Chương II Thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 27 I. Tổng quan về công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 27 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 27 2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh cuả công ty. 28 3. Đặc điểm về lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 30 4. Đặc điểm về tài chính của công ty. 33 5. Đặc điểm tàu biển của công ty 33 II. Hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 34 1. Khái quát về hoạt động kinh doanh vận tải biển của công ty. 34 2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty. 37 3. Các nỗ lực và biện pháp của công ty dã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển trong thời gian qua. 47 III. Đánh giá hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 48 1. Những thành công và nguyên nhân 48 2. Những tồn tại hiệu quả kinh doanh vận tải biển và hạn chế cần khắc phục của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 49 Chương III: Phương hướng và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển tại công ty cổ Phần Vận tải Biển Bắc. 52 I. Phương hướng phát triển kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 52 1. Định hướng chiến lược kinh doanh vận tải biển của công ty. 52 2. Các kế hoạch phát triển kinh doanh vận tải biển. 55 II. Các giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty. 56 1. Các giải pháp khắc phục khó khăn phát triển kinh doanh vận tải biển của công ty. 56 2. Các kiến nghị với cơ quan nhà nước để công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 59 Kết luận 61 Tài liệu tham khảo 62 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý -Điều Hành Công Ty 32 Bảng 1. Bảng số liệu sản lượng và doanh thu kinh doanh vận tải biển của công ty. 35 Bảng 2. Bảng số liệu lợi nhuận kinh doanh vận tải biển của công ty. 38 Bảng 3. Bảng số liệu tỷ suất lợi nhuận của công ty. 39 Bảng 4. Bảng số liệu tỷ suất lợi nhuận của công ty. 40 Bảng 5: Bảng số liệu suất hao phí vốn đầu tư cho vận tải biển của công ty. 41 Bảng 6: Suất hao phí vốn cố định cho vận tải biển của công ty. 42 Bảng 7: suất hao phí vốn lưu động cho vận tải biển của công ty. 43 Bảng 8: Thời hạn thu hồi vốn của kinh doanh vận tải biển của công ty. 44 Bảng 9 : Suất phí lao động sốngkinh doanh vận tải biển của công ty. 45 Bảng 10 : Năng suất lao động kinh doanh vận tải biển của công ty. 46 Lời Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết cá nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Trong thương mại quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đó là do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra lợi thế cho mình, như phạm vi vận tải biển rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp. và ngay chính ngành vận tải trở thành ngành kinh doanh dịch vụ rất tiềm năng. Việt Nam với những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị trí địa lý có bờ biển dài và có nhiều cảng biển lớn nhỏ. Vì thế trong năm gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam không ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy đã có thành công nhưng tồn tại cần giải quyết không ít để ngành vận tải biển phát triển thuận lợi, đó là những bài toán khó khăn đặt ra cho nhà quản lý. Trong thời gian thực tập vừa qua tại phòng đầu tư đối ngoại của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc, và qua tìm hiểu em thấy rằng kinh doanh vận tải biển là ngành kinh doanh chính của công ty đóng phần lớn doanh thu của công ty. Nhưng trong tình hình mới hiện nay kinh doanh vận tải biển của công ty còn nhiều tồn tại cần giải quyết, đó là thị trường vận tải của công ty còn nhỏ hẹp, đội tàu đi biển của công ty có trọng tải nhỏ và tuổi tàu phần nhiều đã cao, nên chủ yếu đi trong nước và vùng lân cận ít đi xa dẫn tới khai thác kinh doanh vận tải biển của công ty hiệu quả thấp. Không những thế trong tình hình mới hiện nay Việt Nam mở cửa thị trường, cạnh tranh trong ngành vận tải biển ngày càng gay gắt và khốc liệt, đó là sự cạnh tranh của công ty vận tải nước ngoài với vốn mạnh và tàu đi biển được đầu tư hiện đại, kinh doanh vận tải lâu năm … đã từng bước chiếm lĩnh thị trường, nên hoạt động kinh doanh vận tải biển của công ty ngày càng cạnh tranh gay gắt. Để có thể đứng vững và mở rộng thị trường kinh doanh vận tải biển công ty cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển để từ đó thu lợi nhuận cao, tái đầu tư, tạo uy tín trên thị trường vận tải . Vì thế để góp phần định hướng kinh doanh vận tải biển cho công ty để công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển em lựa chọn đề tài của chuyên đề là: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc”, nhằm có thể góp phần nhỏ giúp hoạt động kinh doanh vận tải biển của công ty ngày càng phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biẻn của công ty trong những năm gần đây và phương hướng phát triển trong tương lai của công ty nhằm đề xuất giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn công ty. - Để thực hiện mục tiêu này nhiệm vụ của chuyên đề là. Hệ thống hoá lý luận về hoạt động kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty và những tông tại cần khắc phục. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2007 Phạm vi không gian: Kinh doanh vận tải biển của công ty 4. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm ba chương: Chương I. Lý luận chung về kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển. Chương II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển bắc. Chương III. Phương hướng và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển tại công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. Chương I: Lý luận chung về kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển. I. Kinh doanh vận tải biển. 1. Khái niệm vận tải biển. Vận tải biển là ngành đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Vận tải biển xuất hiện rất sớm và ngày càng phát triển mạnh do nó có những ưu thế mà các ngành vận tải khác không có được. Đó là phạm vi hoạt động của nó rộng với sức chuyên trở lớn không hạn chế, và do tuyến đường vận tải là tuyến đường giao thông tự nhiên nên chi phí vận tải biển rẻ, vận tải biển có thể chuyên chở nhiều loại hàng khác nhau, với đặc điểm hàng hoá khác biệt...Do vậy theo thống kê trên thế giới 85% tổng khối lượng hàng hoá buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển, ở Việt Nam thì hàng hoá buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển lên tới 95%. Vào năm 60 của thế kỉ XX xuất hiện nhóm tàu chở hàng bằng container đã tạo nên cuộc cách mạng trong ngành vận tải biển, đó là giảm được thời gian neo đậu tàu tải cảng từ 60% xuống còn 40% (báo cáo tình hình vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam). Tuy nhiên vận tải biển cũng có hạn chế nhất định, đó là vận tải biển gặp nhiều rủi ro trên đường đi do tuyến đường vận tải là tuyến đường giao thông tự nhiên, tốc độ vận chuyển chậm và do đi qua rất nhiều nơi có thể chế chính trị và tập quán khác nhau nên bị chi phối nhiều luật lệ và tập quán khác nhau. Từ tất cả những đặc điểm và vai trò của vận tải biển ta có thể khái quát nên khái niệm về vận tải biển: Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổI vị trí của con người hay hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Vận tải biển là loại hình vận tải nhằm thay đổi vị trí của con người hay hàng hoá từ nơi này đến khác bằng phương tiện vận tải là tàu biển. 2. Kinh doanh vận tải biển. Kinh doanh vận tải biển là việc khai thác tàu biển của doanh nghiệp để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý trên các tuyến vận tải biển. Có nhiều cách phân chia các loại hình kinh doanh vận tải biển cách phân chia phổ biến nhất là phân chia theo đối tượng vận chuyển: Đó là Loại hình kinh doanh vân tải biển chở khách Loại hình kinh doanh vận tải chở hàng hoá Trong loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá chia nhỏ thành hai loại hình kinh doanh vận tải biển là loại hình kinh doanh vận tải biển chở hàng bằng container và loại hình kinh doanh vận tải biển chở hàng rời. Cùng đặc điểm của ngành vận tải biển chứa đựng nhiều rủi ro thì lợi nhuận thu về rất lớn, do đó chúng ta tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải để tìm ra các giải pháp khắc phục tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành kinh doanh vận tải biển. Yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh vận tải biển đầu tiên phải nhắc tới là chính sách của nhà nước. Bao gồm luật hàng hải, các thông tư, nghị định, các chính sách khác điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải biển, những chính sách nay ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả kinh doanh vận tải biển. Chính sách nhà nước có thể khuyến khích hoặc hạn chế phát triển một ngành, một lĩnh vực, mà ngành vận tải biển không phải ngoại lệ. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải biển chính là các điều ước quốc tế về vận tải biển mà Việt Nam là thành viên, và các tập quán quốc tế. Đó là những nguồn luật điều chỉnh hoạt động vận tải biển, do đó nó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh vận tải biển. Yếu tố thứ ba mà ta cần nhắc tới đó chính là cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành vận tải biển của nhà nước đó là hệ thống cảng biển. Hệ thống cảng biển rất quan trọng ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải biển, cảng biển lớn sẽ đón được các tàu có trọng tải lớn do đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải có thể khai thác được các tàu có trọng tải lớn. Không những thế rủi ro, tai nạn khi nhập cảng sẽ được hạn chế, thủ tục nhập cảng của tàu nhanh chóng hiệu quả giúp doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển giảm thời gian tàu neo đậu tại cảng từ đó hiệu quả kinh doanh vận tải biển của doanh nghiệp sẽ tăng, vấn đề này phụ thuộc vào trình độ hệ thống nhân sự của cảng biển và hệ thống pháp luật của nước có cảng. Yếu tố thứ tư ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải biển chính là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, đó chính là đội tàu mà doanh nghiệp khai thác kinh doanh và đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cả trên bờ lẫn các sỹ quan thuỷ thủ trên tàu. Doanh nghiệp có tàu lớn và có nhiều tàu có chất lượng, khai thác các tuyến đường biển dài sẽ làm tăng lợi thế của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp khai thác tàu hiệu quả hơn mang lại nhiều lợi nhuân hơn. Đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh vận tải biển của doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên trên bờ luân tìm kiếm hợp đồng vận tải về cho doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả khai thác tàu của doanh nghiêp. Đội ngũ nhân sự trên tàu là các sỹ quan và thuỷ thủ, nếu các sỹ quan và thuỷ thuỷ có trình độ tốt có kinh nghiệm đi biển thì tránh được rủi ro không đáng có xảy ra và khai thác tàu tốt hơn rất nhiều từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh vận tải của doanh nghiệp. II. Hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 1.Khái niệm và đặc điểm của hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh - Khái niệm kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là phạm trù rất trìu tượng vậy nên để hiểu được khái niệm hiệu quả kinh doanh thì trước hết ta phải hiểu được kinh doanh là gì? Có rất nhiều quan niệm về kinh doanh như kinh doanh là việc dùng công sức và tiền của tổ chức để thực hiện những hoạt động nhất định nhằm mục đích sinh lời. Cũng có quan niệm cho rằng kinh doanh là việc bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạt động buôn bán trên thị trường để thu lại lượng tiền lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu sau một khoảng thời gian nào đó. Khái niệm về kinh doanh như sau: “kinh doanh là việc thưc hiện một số hoạc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phản phẩm họăc thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.( Luật kinh doanh của Việt Nam) Như vậy ta có thể hiểu rằng kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích sinh lời của chủ thể kinh tế trên thị trường. -Khái niệm hiệu quả kinh doanh Mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều có mục tiêu chung là giống nhau là kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vậy vấn đề đặt ra hiệu quả kinh doanh là gì? Có rất nhiều quan niệm về hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên chúng ta có thể chia các quan niệm nay thành nhóm cơ bản sau. Nhóm thứ nhất quan niệm rằng hiệu quả kinh doanh đồng nhất kết quả kinh doanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Quan điểm này không đề cập đến chi phí kết quả kinh doanh, nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì có cùng hiệu quả, mặc dù hoạt động kinh doanh đó có hai mức chi phí khác nhau.( Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Hường) Nhóm thứ hai quan niệm rằng hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Quan điểm nay nêu ra được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh, nó gắn liền quan hệ chi phí và kết quả đạt được, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dung chi phí. Tuy nhiên kết quả và chi phí luân vận động, nên quan điểm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. ( Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Hường) Nhóm thứ ba cho rằng hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Quan điểm này đã nói lên quan hệ so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó, nhưng lại chỉ xét tới kết quả và chi phí bổ sung. Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Hường) Nhóm thứ tư quan niệm rằng hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết qủa đó, đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Quan niệm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh nghiệp. ( Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Hường) 1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh Từ quan điểm ta có thể thấy được bản chất của hiệu quả kinh doanh đó là hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp gắn chặt hiệu quả kinh tế của toàn xã hội, vì thế ta cần xem xét một cách toàn diện cả về định tính và định luợng, không gian và thời gian. Về mặt định tính thì mức độ hiệu quả kinh doanh là những nỗ lực của doanh nghiệp và phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp đồng thời gắn những nỗ lực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của xã hội về kinh tế, chính trị. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện tương quan so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh chỉ có được khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra. Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Cả hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, trong đó hiệu quả về mặt định lượng gắn với mục tiêu chính trị xã hội và môi trường nhất định. Do đó chúng ta không thể chấp nhận việc nhà kinh doanh bất chấp mọi cách để đạt mục tiêu kinh tế hoặc thậm chí đánh đổi các mục tiêu chính trị, xã hội và môi trường để đạt mục tiêu kinhh tế. Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp mà đạt được trong từng thời kì, từng giai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn các thời kì kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài. 1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh, nhưng để tiện cho quản lý thì người ta phân loại hiệu quả theo tiêu thức sau. - Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả kinh doanh thi chia hai loại: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Đây chính là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương án kinh doanh, từng thợi kì kinh doanh, từng doanh nghiệp. Nó được tính toán bằng công thức: H = Tổng kết quả - Tổng chi phí (1) Hiệu quả kinh doanh tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất cảu doanh nghiệp. Nó tính bằng công thức H1 = KQ/CP (2) H2 = CP/KQ (3) Công thức (2) cho biết lượng hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được từ một phương án kinh doanh, từng thời kì kinh doanh. Công thức (3) cho biết một đơn vị chi phí thì tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả hoặc một đơn vị kết quả thì tạo ra từ bao nhiêu đơn vị chi phí. - Căn cứ vào phạm vi tính hiệu quả kinh doanh thì chia thành hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận. + Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh tính chung cho toàn doanh nghiệp, cho các bộ phận trong doanh nghiệp. + Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng bộ phận của doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất. - Căn cứ vào thời gian có hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. - Căn cứ vào đối tương xem xét hiệu quả kinh doanh có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Căn cứ vào khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh có hiệu quả tài chính và hiệu quả chính trị, xã hội. + Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kinh tế được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu chi trực tiếp của doanh nghiệp. + Hiệu quả chính trị xã hội là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt chính trị xã hội và mô
Luận văn liên quan