Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh

Hiện nay nước ta đã và đang vững bước trên con đường đổi mới với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần .Đồng thời chúng ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới từng ngày. Điều đó, đặt ra sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam, để có thể tồn tại các doanh nghiệp luôn phải thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Điều này, luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một lượng vốn nhất định. vậy doanh nghiệp sử vốn ra sao, như thế nào để đem lại hiệu quả nhất là một vấn đề cấp thiết. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù với quy mô nhỏ hay lớn, dù ở lĩnh vực nào và sản xuất loại hình hàng hoá nào thì phải có loại vốn nhất định phục vụ cho sản xuất. Vốn là điêù kiện tiền đề giúp các doanh nghiệp sản xuất và thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình vì lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn có hiệu quả luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp hướng tới. Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi nhiều hướng đi mới. Doanh nghiệp phải chủ động trong kinh doanh, bù đắp chi phí và có lãi. Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải làm tốt công tác của mình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đó là sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Tôi hiện là sinh viên lớp Tài chính A-K37 trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phan Thị Thu Hà và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ trong công ty tôi muốn bầy tỏ một vài ý kiến của mình trong công tác sử dụng vốn của công ty. Tôi chọn luận văn tốt nghiệp thông qua đề tài: ‘Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh” Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh

doc58 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay nước ta đã và đang vững bước trên con đường đổi mới với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần………….Đồng thời chúng ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới từng ngày. Điều đó, đặt ra sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam, để có thể tồn tại các doanh nghiệp luôn phải thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Điều này, luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một lượng vốn nhất định. vậy doanh nghiệp sử vốn ra sao, như thế nào để đem lại hiệu quả nhất là một vấn đề cấp thiết. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù với quy mô nhỏ hay lớn, dù ở lĩnh vực nào và sản xuất loại hình hàng hoá nào thì phải có loại vốn nhất định phục vụ cho sản xuất. Vốn là điêù kiện tiền đề giúp các doanh nghiệp sản xuất và thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình vì lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn có hiệu quả luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp hướng tới. Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi nhiều hướng đi mới. Doanh nghiệp phải chủ động trong kinh doanh, bù đắp chi phí và có lãi. Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải làm tốt công tác của mình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đó là sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Tôi hiện là sinh viên lớp Tài chính A-K37 trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phan Thị Thu Hà và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ trong công ty tôi muốn bầy tỏ một vài ý kiến của mình trong công tác sử dụng vốn của công ty. Tôi chọn luận văn tốt nghiệp thông qua đề tài: ‘Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh” Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh CHƯƠNG 1 VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Vốn của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm: Luật Doanh nghiệp năm 1999, điều 3 có ghi : " Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục địch thực hiện các hoạt động kinh doanh ". . Chúng ta đã biết vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp và được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời khi đó nó được bổ sung thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh( SXKD). Đây chính là lượng tiền cần thiết ban đầu cho các yếu tố “đầu vào” của quá trình SXKD như mua nguyên vật liệu,... Trong cơ chế thị trường ở nước ta thì mọi doanh nghiệp đều đó là lợi nhuận, tối đa hoá lợi nhuận. Muốn đạt mục tiêu đó ngoài việc xác định chiến lược kinh doanh hiệu quả phù hợp với tình hình doanh nghiệp, doanh nghiệp phải quan tâm đến tình hình vốn của chính doanh nghiệp mình. Vốn là nhân tố cần thiết cho sản xuất. Có nhiều khái niệm khác nhau về vốn doanh nghiệp. Quan điểm của Mac: “ Vốn chính là tư bản, là giá trị đưa lại giá trị thặng dư”, quan điểm này chỉ ra vốn là đại diện cho một lượng giá trị nhất định để tạo ra một lượng giá trị mới. Vì vậy vốn được dùng để đầu tư vào hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận. Theo quan điểm của Samuelson thì “đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hoá là các yếu tố kết quả cuả sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất đó ” Có nhiều khái niệm về vốn có khái niệm cho rằng “ vốn là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp”, khái niệm này cho thấy vốn là yếu tố đầu vào của sản xuất. Một khái niệm khác “ Vốn là toàn bộ các yếu tố đưa vào để sản xuất hàng hoá, dịch vụ nó bao gồm tài sản vật chất và tài sản tài chính cũng như mọi kiến thức mà cá nhân, tổ chức bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời ”. Vậy vốn là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng vào quá trình sản xuất để thu lợi nhuận. Tất cả các nguồn lực này có thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh đó nó có thể tồn tại ở hình thái vật chất ( hoặc hình thái giá trị ). 1.1.2. Phân loại vốn Theo tính chất sở hữu +, Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu: được định nghĩa là số tiền vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp, số vốn này không phải là một khoản nợ. Doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phải trả lãi suất. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn góp: được hiểu là số vốn đóng góp của các thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh của mình. Lãi chưa phân phối : được hiểu là vốn có từ nguồn gốc lợi nhuận thu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi chưa phân phối (hoặc trích quỹ ). +, Vốn vay Vốn vay: được định nghĩa là khoản đầu tư ngoài vốn vay pháp định, được hình thành từ nguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong một thời gian nhất định và doanh nghiệp phải hoàn trả gốc, lẫn lãi. Khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay thì có thể giảm được nhiều rủi ro do chia sẻ bớt cho các chủ nợ, tuy vậy khoản trả lãi sẽ giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp nhưng đây vẫn là nguồn huy động lớn. Trong kinh doanh,doanh nghiệp phải phối hợp sử dụng 2 nguồn vốn trên để bảo đảm nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Kết cấu hợp lý giữa 2 nguồn vốn phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Theo kỳ hạn +, Vốn dài hạn. Vốn dài hạn là nguồn vốn mang tính chất ổn định, lâu dài đối với doanh nghiệp. Nguồn vốn này doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này gồm có vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp. +, Vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường và phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo phạm vi nguồn vốn hình thành: +, Nguồn vốn bên trong nội bộ doanh nghiệp Đây là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt động của bản thân doanh nghiệp gồm có khấu hao tài sản, lợi nhuận để lại các khoản dự trữ, dự phòng, các khoản thu từ nhượng bán và thanh lý tài sản cố định. +, Nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm: Vay vốn của các ngân hàng Thương Mại. Tín dụng thuê mua ngoài. Vốn liên doanh liên kết. Theo nội dung kinh tế *, Vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận giá trị ứng ra ban đầu để đầu tư hình thành nên tài sản cố định nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nên muốn sử dụng tốt vốn cố định thì phaỉ quản trị, sử dụng tài sản cố định một cách hiệu quả. Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì sản xuất, luôn chuyển dần từng phần vào sản phẩm khấu hao. Vốn cố định là bộ phận quan trọng của doqanh nghiệp, quy mô và trình độ sử dụng vốn cố định là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của doanh nghiệp. *, Vốn lưu động Vốn lưu động là bộ phận sản xuất kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó tham gia ngay vào giá trị sản phẩm mới. Vốn lưu động tham gia một lần vào chu trình sản xuất. Trình tự vận động của vốn lưu động: T – H – SX – H’ – T’ Kết thúc vòng tuần hoàn, vốn lưu động trở về hình thái tiền tệ. Do quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng. Do vậy vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại dưới hình thức khác nhau 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn Như ta đã biết hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá thông qua mối quan hệ với kết quả để tạo ra, để xem xét. Với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào, do vậy có thể mô tả hiệu quả sử dụng vốn bằng công thức chung nhất: H=K C Trong đó : H: Là hiệu qủa sử dụng vốn K: Là kết quả đạt được C: Là hao phí vốn cần thiết gắn với kết quả đó Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn phản ánh mặt chất lượng của hoạt động vốn. Chỉ tiêu trên xác định một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng. 1.2.2.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.2.2.1.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DN. . - Chỉ tiêu vòng quay tổng số vốn kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần với vốn sản xuất kinh doanh bình quân. Doanh thu thuần Vòng quay tổng số VKD = Vốn sản xuất KD bình quân Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ số vốn sản xuất kinh doanh của DN trong kỳ luân chuyển được bao nhiêu vòng, từ đó có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của DN. - Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. LNTT hoặc LNST Tỷ suất lợi nhuận VKD = Vốn kinh doanh bình quân Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn trong sản xuất kinh doanh, phản ánh một đồng vốn kinh doanh luân chuyển trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận VCSH = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho thấy vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 1.2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ của DN. Thông thường gồm các chỉ tiêu là chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu phân tích. Chỉ tiêu tổng hợp. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định : là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần với số vốn cố định bình quân trong kỳ. Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ Trong đó : VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ VCĐ bình quân trong kỳ = 2 VCĐ đầu kỳ = NG TSCĐ đầu kỳ - KH lũy kế đầu kỳ VCĐ cuối kỳ = NG TSCĐ cuối kỳ - KH lũy kế cuối kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. - Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định : là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định. VCĐ bình quân trong kỳ Hàm lượng VCĐ = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định. - Hệ số huy động vốn cố định : là mối quan hệ giữa số vốn đang dùng cho hoạt động kinh doanh với số vốn hiện có của DN. VCĐ đang sử dụng trong kỳ Hệ số huy động VCĐ = VCĐ hiện có của DN - Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động kinhdoanh của DN, mức độ càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định : là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế với vốn cố định bình quân trong kỳ. LNTT ( LNST ) Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = x 100% VCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Chỉ tiêu phân tích. - Hệ số hao mòn TSCĐ : là quan hệ tỷ lệ giữa số tiền khấu hao lũy kế TSCĐ ở thời điểm đánh giá với nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đó. Số tiền KHLK ở thời điểm đánh giá Hệ số hao mòn TSCĐ = NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ so với thời điểm ban đầu hay năng lực sản xuất còn lại của TSCĐ. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ : là quan hệ tỷ suất giữa doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ sử dụng trong kỳ: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = NG TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất : phản ánh giá trị TSCĐ sản xuất bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. NG TSCĐ bình quân trong kỳ Hệ số trang bị TSCĐ = SL công nhân trực tiếp sx NG TSCĐ đầu kỳ + NG TSCĐ cuối kỳ NG TSCĐ bình quân = 2 Hệ số này phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất. - Kết cấu TSCĐ của DN : phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ của DN tại thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp DN đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở DN. 1.2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Số lần luân chuyển vốn lưu động : là mối quan hệ giữa tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ với số dư bình quân vốn lưu động trong kỳ. Tổng mức luân chuyển VLĐ Số lần luân chuyển VLĐ = Số dư bình quân VLĐ Trong đó : Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ = Doanh thu thuần VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ Số dư VLĐ bình quân = 2 Vq1 + Vq2 + Vq3 + Vq4 = 4 Vđq1/2 + Vcq1 + Vcq2 + Vcq3 + Vcq4/2 = 4 Trong đó : Vq1, Vq2, Vq3, Vq4 là VLĐ bình quân các quý 1, 2, 3, 4 Vđq1 là số dư VLĐ đầu quý Vcq1, Vcq2, Vcq3, Vcq4 là số dư VLĐ cuối quý1, 2, 3, 4 - Kỳ luân chuyển VLĐ : thể hiện số vòng quay VLĐ được thực hiện trong một kỳ nhất định 360 ngày Kỳ luân chuyển VLĐ = Số vòng quay VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay VLĐ hết bao nhiêu ngày - Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn. + Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối = VLĐ năm KH – VLĐ năm BC Để có mức tiết kiệm tuyệt đối thì kết quả trên phải là số âm. ( DTBH–thuế) KH - ( DTBH–thuế) BC + Mức tiêt kiệm tương đối = Vòng quay VLĐBC - Hàm lượng VLĐ : là quan hệ tỷ lệ giữa VLĐ bình quân trong kỳ với doanh thu thuần đạt được trong kỳ. VLĐ bình quân Hàm lượng VLĐ = Doanh thu thuần - Tỷ suất lợi nhuận VLĐ : phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế. LNTT ( LNST ) Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Số dư VLĐ bình quân trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao chứng tỏ việc sử dụng VLĐ càng có hiệu quả. 1.2.3. Các yếu tố tác động đến hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp. *) Nhóm nhân tố khách quan : Đây là các yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó, nó có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngoài ra doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với sự biến động của nó. Môi trường kinh tế : Là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sử dung vốn doanh nghiệp. Bao gồm rất nhiều yếu tố : Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát lãi suất tiền vay, mức độ thất nghiệp, chính sách Nhà nước, .....các yêu tố này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng nghành, vùng kinh tế do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các vùng kinh tế nhất định. Muốn tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý về kinh tế cần làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn mọi hoạt động đầu tư, thực hiện tốt sự hạn chế phát triển độc quyền, kiểm soát độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng;.... là những vấn đề hết sức quan trọng, cần thiết, tác động rất mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất. Môi trường pháp lý Đây là môi trường bao gồm luật, các văn bản dưới luật,...do nhà nước đặt ra để điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mọi luật định đưa ra đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh, tận dụng cơ hội kinh doanh, để nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiêp. Môi trường pháp lý là hành lang hợp pháp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường công nghệ : Đi lên cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại. Sự ra đời của nhiều công nghệ tiên tiến tạo ra các cơ hội cũng như sự cạnh tranh với các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đầu tư vốn vào máy móc thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến thay thế các công nghệ cũ, thì sẽ nâng cao năng suất, tạo sản phẩm chất lượng tốt hơn và đặc biệt giảm được chi phí từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của chính doanh nghiệp, đồng thời tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Luận văn liên quan