Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA trong xuất khẩu hàng hóa

1. Tính tất yếu Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của thời đại. Đó là một quy luật mà bất cứ quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế cũng phải tuân theo bởi chống lại điều đó chính là đã tự gạt mình ra khỏi thị trường kinh tế thế giới rộng lớn, gạt bỏ mọi cơ hội của thời đại và tự gây khó khăn, rào cản cho chính mình. Hội nhập kinh tế sẽ giúp các khoảng cách, rào cản giữa các quốc gia được san bằng. Các biện pháp cản trở sự xâm nhập của hàng hoá sẽ bị xoá bỏ biến thế giới trở thành một thị trường chung rộng lớn cho tất cả các quốc gia có thể tham gia. Trong thị trường chung này, các quốc gia nhỏ, có nền kinh tế chưa phát triển cũng sẽ có tiếng nói chung đóng góp vào sự phát triển của kinh tế thế giới. Mọi chủ thể tham gia sẽ có quyền bình đẳng với nhau. Các mâu thuẫn xung đột sẽ được giải quyết thông qua quá trình đàm phán, thoả thuận giữa các bên nhằm hạn chế các xung đột. Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi mới vào cuối những năm 80, kể từ đó, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành một bánh răng trong cỗ máy khổng lồ là nền kinh tế chung của nhân loại. Quá trình hội nhập đó được đánh dấu bằng những điểm nhấn như việc Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC và mới đây nhất chính là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006. Quá trình Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế đã đem đến nhiều cơ hội đên cho các doanh nghiệp, công ty trong nước. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn thách thức được đặt ra khi đối thủ cạnh tranh của chúng ta là những công ty, tập đoàn nước ngoài với quy mô lớn, tác phong chuyên nghiệp. Để có thể tìm cách nắm bắt những cơ hội ấy và vượt qua mọi khó khăn thách thức thì các công ty của Việt Nam cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong một thế giới ngày càng phát triển hiện nay nếu chúng ta dừng lại đồng nghĩa với sự thụt lùi so với các công ty khác. Bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp, công ty của Việt Nam nói chung và những công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá nói riêng là phải tiến hành những công việc gì để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh của mình. Vì vậy em chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA trong xuất khẩu hàng hoá” làm đề tài cho chuyên đề của mình sau một thời gian thực tập tại Công ty. 2. Mục đích − Tìm hiểu những lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các chỉ tiêu, phương thức đánh giá năng lực cạnh tranh. − Tìm hiểu thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA. − Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: lĩnh vực XK hàng hóa của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA. Phạm vi: chuyên đề chỉ đề cập đến lĩnh vực hoạt động XK hàng hoá của Công ty, và trong khoảng thời gian 2005-2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu để giải quyết vấn đề đặt ra Nguồn tư liệu được sử dụng trong đề tài được láy từ thư viện trường, các phòng của Công ty SONA và các trang thông tin điện tử. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong xuất khẩu hàng hoá. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong xuất khẩu hàng hoá

doc74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA trong xuất khẩu hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Danh mục bảng, hình 3 Danh mục từ viết tắt 4 Lời mở đầu 5 Chương 1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8 1.1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh 8 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 8 1.1.2 Các loại hình cạnh tranh 8 1.1.3 Các công cụ cạnh tranh 10 1.2 Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh 14 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 14 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 18 1.2.3.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp 18 1.2.3.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 19 1.2.3.3 Năng suất các yếu tố sản xuất 20 1.2.3.4 Một số chỉ tiêu khác 21 1.3 Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh 23 1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp 23 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 26 1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty trong xuất khẩu hàng hoá và bài học đối với Công ty SONA 29 1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty trong xuất khẩu hàng hoá 29 1.4.2 Bài học đối với Công ty SONA 31 Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong xuất khẩu hàng hoá 32 2.1 Sơ lược về Công ty SONA 32 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 34 2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động 38 2.2 Thực trạng kinh doanh XK hàng hoá của Công ty SONA giai đoạn 2005-2008 42 2.3 Phân tích năng lực cạnh tranhcủa Công ty SONA trong XK 44 2.3.1 Đánh giá các đối thủ cạnh tranh 44 2.3.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty SONA trong XK 45 2.3.3 Đánh giá 47 2.3.3.1 Những thành tựu 47 2.3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 48 Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong xuất khẩu hàng hoá 51 3.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 51 3.2 Quy định của WTO tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 52 3.3 Các giải pháp của Công ty SONA 55 3.3.1 Thu hút và sử dụng vốn hiệu quả 55 3.3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn 57 3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực 57 3.3.4 Xây dựng chương trình phát triển thị trường hợp lý 59 3.3.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 60 3.3.6 Tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ 62 3.4 Một số kiến nghị với chính phủ 63 Kết luận 67 Danh mục tài liệu tham khảo 68 Phụ lục 69 Danh mục bảng, hình Hình 1.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp...............13 Hình 1.2 Mô hình kim cương của Porter……………………………..16 Hình 1.3 Mô hình SWOT…………………………………………….17 Bảng 2.1 Cơ cấu cán bộ công nhân viên công ty SONA......................35 Hình 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty………………………….....32 Bảng 2.2 Thực trạng XK của công ty SONA giai đoạn 2005-2008....42 Đồ thị 2.1 Doanh thu và lợi nhuận thuần giai đoạn 2005-2008……....43 Bảng 2.3 Khối lượng các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2005-2008…43 Bảng 2.4 So sánh chỉ tiêu năng lực cạnh tranh …………………………...46 Hộp 2.1 Logistics vẫn thiếu và yếu …………………………………..49 Hộp 3.1 Chim gỗ Việt Nam bay sang trung đông ……………………62 Danh mục từ viết tắt TT  Ký hiệu  Nghĩa đầy đủ     Tiếng Anh  Tiếng việt   1  APEC  Asia-Pacific Economic Cooperation  Diễn đàn kinh tế hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình dương   2  ASEAN  Association of Southeast Asian Nations  Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á   3  CĐ   Cao đẳng   4  C.ty   Công ty   5  CNKT   Công nhân kỹ thuật   6  ĐD   Đại diện   7  ĐH   Đại học   8  ĐT   Đầu tư   9  GENERALEXIM   Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam   10  LĐTB&XH   Lao động thương binh và xã hội   11  PGĐ   Phó giám đốc   12  SONA  International manpower supply and trade company  Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại   13  TĐCM   Trình độ chuyên môn   14  T.cấp   Trung cấp   15  TVDH   Tư vấn du học   16  UBND   Uỷ ban nhân dân   17  VNĐ   Đơn vị tiền tệ việt nam (đồng )   18  VPĐD   Văn phòng đại diện   19  WTO  World Trade Organization  Tổ chức thương mại thế giới   20  XKLĐ   Xuất khẩu lao động   21  XNK   Xuất nhập khẩu   Lời mở đầu Tính tất yếu Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của thời đại. Đó là một quy luật mà bất cứ quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế cũng phải tuân theo bởi chống lại điều đó chính là đã tự gạt mình ra khỏi thị trường kinh tế thế giới rộng lớn, gạt bỏ mọi cơ hội của thời đại và tự gây khó khăn, rào cản cho chính mình. Hội nhập kinh tế sẽ giúp các khoảng cách, rào cản giữa các quốc gia được san bằng. Các biện pháp cản trở sự xâm nhập của hàng hoá sẽ bị xoá bỏ biến thế giới trở thành một thị trường chung rộng lớn cho tất cả các quốc gia có thể tham gia. Trong thị trường chung này, các quốc gia nhỏ, có nền kinh tế chưa phát triển cũng sẽ có tiếng nói chung đóng góp vào sự phát triển của kinh tế thế giới. Mọi chủ thể tham gia sẽ có quyền bình đẳng với nhau. Các mâu thuẫn xung đột sẽ được giải quyết thông qua quá trình đàm phán, thoả thuận giữa các bên nhằm hạn chế các xung đột. Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi mới vào cuối những năm 80, kể từ đó, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành một bánh răng trong cỗ máy khổng lồ là nền kinh tế chung của nhân loại. Quá trình hội nhập đó được đánh dấu bằng những điểm nhấn như việc Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC… và mới đây nhất chính là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006. Quá trình Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế đã đem đến nhiều cơ hội đên cho các doanh nghiệp, công ty trong nước. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn thách thức được đặt ra khi đối thủ cạnh tranh của chúng ta là những công ty, tập đoàn nước ngoài với quy mô lớn, tác phong chuyên nghiệp. Để có thể tìm cách nắm bắt những cơ hội ấy và vượt qua mọi khó khăn thách thức thì các công ty của Việt Nam cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong một thế giới ngày càng phát triển hiện nay nếu chúng ta dừng lại đồng nghĩa với sự thụt lùi so với các công ty khác. Bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp, công ty của Việt Nam nói chung và những công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá nói riêng là phải tiến hành những công việc gì để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh của mình. Vì vậy em chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA trong xuất khẩu hàng hoá” làm đề tài cho chuyên đề của mình sau một thời gian thực tập tại Công ty. 2. Mục đích − Tìm hiểu những lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các chỉ tiêu, phương thức đánh giá năng lực cạnh tranh. − Tìm hiểu thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA. − Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: lĩnh vực XK hàng hóa của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA. Phạm vi: chuyên đề chỉ đề cập đến lĩnh vực hoạt động XK hàng hoá của Công ty, và trong khoảng thời gian 2005-2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu để giải quyết vấn đề đặt ra Nguồn tư liệu được sử dụng trong đề tài được láy từ thư viện trường, các phòng của Công ty SONA và các trang thông tin điện tử. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong xuất khẩu hàng hoá. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong xuất khẩu hàng hoá Chương 1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Hiện nay, cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến, bao gồm cả cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng. Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, ngành, một quốc gia hay một khu vực, một nhóm liên quốc gia; sự khác biệt đó là đối với đối tượng sử dụng khác nhau thì mục tiêu khác nhau. Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu của cạnh tranh chính là tìm kiếm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường còn với quốc gia đó chính là sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao mức sống của người dân và gia tăng phúc lợi xã hội. Trong các hoạt động kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh với nhau nhằm giành được điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ nhằm thu được nhiều lợi ích nhất cho mình” 1.1.2 Các loại hình cạnh tranh Cạnh tranh có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu thức sau: ♦ Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường Cạnh tranh giữa người mua và người bán: loại hình cạnh tranh này hình thành dựa trên cở sơ thoả thuận giá cả của hàng hoá. Trong đó, người mua muốn mua được hàng hoá với giá thấp nhất, còn người bán thì mong muốn có thể bán với giá cao nhất. Cạnh tranh giữa người mua với nhau: loại hình cạnh tranh này được hình thành dựa vào quan hệ cung-cầu trên thị trường. Trong trường hợp khi cung thấp hơn cầu rất nhiều thì cạnh tranh diễn ra càng gay gắt, giá hàng hoá sẽ tăng cao do người mua phải chấp nhận giá để có thể mua được hàng. Cạnh tranh giữa người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh giữa những người cung cấp hàng hoá nhằm giành được khách hàng và thị trường. Cuộc cạnh tranh này sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá hạ xuống và chất lượng, mẫu mã của hàng hoá không ngừng được cải tiến theo thị hiếu của người tiêu dùng. Người bán nào không đủ năng lực sẽ bị đào thải khỏi thị trường. ♦ Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp, công ty trong một ngành. Các doanh nghiệp này cùng sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau, và kết quả của cạnh tranh sẽ dẫn đến sự phát triển của kỹ thuật sản xuất Cạnh tranh giữa các ngành: diễn ra giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Quá trình này sẽ dẫn đến sự phân bổ lại vốn đầu tư giữa các ngành, các dòng vốn sẽ di chuyển từ những ngành có lợi nhuận thấp sang những ngành có lợi nhuận cao. ♦ Căn cứ vào tình chất cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo: là cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người bán khác nhau, trong đó không có người bán nào có đủ sức mạnh để khống chế giá cả của thị trường. Các sản phẩm được bán ra tương đồng với nhau. Do đó để cạnh tranh với các đối thủ khác thì người bán phải tìm cách giảm chi phí, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, tạo ra được sự khác biệt so với những người bán khác nhằm chiếm lĩnh thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm sẽ gắn liền với hình ảnh và tên tuổi công ty. Do đó để có thể tiêu thụ được sản phẩm thì nguời bán cần phải tiến hành các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ kèm theo, ưa đãi về giá cả. Cạnh tranh độc quyền: trong trưòng hợp này giá cả trên thị trường sẽ không được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Sản phẩm sẽ chỉ do một hoặc một ít người bán và họ sẽ khống chế giá cả. ♦ Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh Cạnh tranh lành mạnh: là cạnh tranh phù hợp với luật pháp, với đạo đức kinh doanh, với các chuẩn mực xã hội. Các biện pháp cạnh tranh được xã hội chấp nhận và tiến hành công khai. Cạnh tranh không lành mạnh: là cạnh tranh dựa vào các hoạt động vi phạm pháp luật ( như buôn lậu hay trốn thuế). Đây là loại hình cạnh tranh vi phạm vào đạo đức kinh doanh và bị lên án. 1.1.3 Các công cụ cạnh tranh ♦ Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm chính là một công cụ rất quan trọng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nó phản ánh sự thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, dẫn tới việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh khác. Trong điều kiện hiện nay, khi mà thu nhập và mức sống của người dân càng ngày càng được nâng cao thì giá cả đã không còn là yếu tố hàng đầu nữa mà chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Do đó để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác thì doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi, phát triển kỹ thuật và công nghệ của mình. Trường hợp này dẫn đến sự phát triển chung của cả ngành sản xuất và đem đến lợi ích cho người tiêu dùng khi ngày càng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. ♦ Cạnh tranh bằng giá sản phẩm Giá cả chính là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm, nó phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Các yếu tố có thể kiểm soát: là các yếu tố có thể tính được bằng tiền như các yếu tố đầu vào, giá thành nguyên, nhiên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí lưu động, tiền lương công nhân … • Các yếu tố không thể kiểm soát: là các yếu tố như quan hệ cung cầu trên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước. Giá cả của hàng hoá được các doanh nghiệp sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bán hàng hoá của mình trên thị trường. Các chính sách định giá mà một doanh nghiệp có thể áp dụng như sau: – Chính sách định giá thấp Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ đưa ra giá bán hàng hoá thấp hơn so với giá thị trường. Tuỳ thuộc vào mục tiêu, tình hình sản xuất và các biến động của thị trường mà có thể chia thành các cách sau: • Định giá bán thấp hơn giá thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanh nghiệp chấp nhận một mức lãi thấp hơn. Phương pháp này thường được áp dụng khi doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường hoặc trong các chiến dịch cạnh tranh với đối thủ. • Định giá bán thấp hơn giá thị trường và thấp hơn cả giá trị sản phẩm, doanh nghiệp chấp nhận bị lỗ. Cách này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mới khai trương hoặc nhân dịp khuyến mại. Tuy nhiên, nếu sử dụng không thích hợp sẽ dễ dẫn đến bị kiện do bán phá giá. – Chính sách định giá cao Đây là mức giá cao hơn mức cân bằng trên thị trưòng và cao hơn rất nhiều so với giá trị sản phẩm. Thường được áp dụng trong các trường hợp: • Đây là một sản phẩm mới vừa được tung ra thị trường, chưa có sự phản hồi từ phía khách hàng, do đó có thể áp dụng giá cao và điều chỉnh dần. • Doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường độc quyền ( có một hoặc một ít nhà cung cấp), áp dụng mức giá cao để thu được lợi nhuận độc quyền siêu ngạch. • Sản phẩm được tung ra nhằm mục đích phục vụ cho tầng lớp thượng lưu, có nhiều đặc điểm tốt hơn so với các sản phẩm cùng loại. • Sản phẩm không được chế tạo hàng loạt mà chỉ có số lượng rất ít hoặc duy nhất, chỉ có thể cung cấp thông qua đặt hàng trước. • Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng ( ví dụ thuốc lá), do đó áp dụng giá cao để giảm số người sử dụng và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế. – Chính sách định giá theo giá thị trường Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào quan hệ cung cầu của thị trường và giá cả của các doanh nghiệp khác mà quy định giá bán sản phẩm của mình. Do không có sự hấp dẫn về giá nên trong trường hợp này các doanh nghiệp cần phải xúc tiến hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. – Chính sách giá phân biệt Cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp sẽ áp dụng các mức giá khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau: • Phân biệt theo lượng mua: khi khách hàng mua sản phẩm với số lượng càng lớn thì giá càng giảm hoặc mức chiết khẩu tăng. • Phân biệt theo chất lượng sản phẩm: cùng một loại sản phẩm sẽ được chia thành các mức chất lượng khác nhau nhằm phục vụ các tầng lớp khách hàng khác nhau. • Phân biệt theo phương thức thanh toán: với phương thức thanh toán ngay giá cả sẽ thấp hơn so với trả chậm. Giữa phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản, trả bằng hàng hoá cũng sẽ có sự khác biệt về giá. • Phân biệt theo thời gian: đối với thời gian khác nhau, giá cả áp dụng cho sản phẩm sẽ thay đổi. ♦ Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm Để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng của mình doanh nghiệp có thể tiến hành một số hoạt động như: tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia vào các liên kết kinh tế… Trong môi trường kinh tế hiện nay, mỗi một doanh nghiệp không những cần sản xuất tốt mà còn phải biết phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng. Có thể phát triển tốt mạng lưới này thị khả năng tiêu thụ sản phẩm mới có thể gia tăng. Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp được chia thành 4 loại như sau: Hình 1.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp (A) (B) (C) (D) Nguồn: www.santhuongmai.com (A): Kênh trực tiếp ngắn, từ tay người sản xuất đến thẳng tay ngưòi tiêu dùng. (B): Kênh trực tiếp dài, hàng hoá qua tay người bán lẻ. (C): Kênh gián tiếp ngắn, hàng hoá phân phối qua đại lý của doanh nghiệp sau đó mới đến tay những người bán lẻ. (D): Kênh gián tiếp dài, hàng hoá thông hệ thống đại lý, qua tay hệ thống những người bán buôn rồi mới đến hệ thống bán lẻ, phân phối tới tay người tiêu dùng. 1.2 Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là một khái niệm còn khá mới mẻ, lần đầu tiên được đề cập đến là ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985):”Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh được ra đời; tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm thống nhất được sử dụng. Mặc dù vậy, có thể thấy rằng các khái niệm này gắn kết với các quan niệm sau: • Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Đây là một quan niệm rất phổ biến và được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu sử dụng. Quan niệm này có sự hạn chế là chưa bao hàm các phương thức, các yếu tố duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp. • Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác. Quan niệm này mang tính định tính, không thể lượng hoá các yếu tố làm thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. • Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Michael Porter, năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hạn chế của quan niệm này là chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. • Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Quan điểm này được khá nhiều tác giả của Việt Nam sử dụng. Trong cuốn sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, tác giả Nguyễn Hữu Thắng đưa ra khái niệm: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững”. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh không chỉ là một chỉ tiêu đơn lẻ, duy nhất mà mang tính tổng hợp, bao g
Luận văn liên quan