Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, do vậy các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm nguồn hàng, tự tổ chức quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá để làm sao đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình.
Thực tế những năm qua cho thấy, không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đi đến phá sản trong khi các doanh nghiệp khác không ngừng phát triển. Lý do đơn giản là vì các doanh nghiệp này đã xác định được nhu cầu của xã hội biết sản xuất kinh doanh cái gì? Và kinh doanh phục vụ ai ?.Chính vì thế mà doanh nghiệp đó sẽ bán được nhiều thành phẩm hàng hoá với doanh số bù đắp được các khoản chi phí bỏ ra và có lãi, từ đó mới có thể tồn tại đứng vững trên thị trường và chiến thắng trong cạnh tranh.
Hiểu được cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi và muốn trở thành một trong những công ty có chỗ đứng trong thị trường thì các công ty bắt buộc phải nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á ”
Kết cấu chính của bài chuyên đề này gồm có 3 chương :
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á 2
1. Sự hình thành và quá trình phát triển của công ty 2
1.1. Sự hình thành và quá trình phát triển của công ty 2
1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 4
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 6
2.1. Sơ đồ khối về bộ máy quản lý của công ty và mối quan hệ giữa các bộ phận 6
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của từng bộ phận 8
2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty 9
3. Kết quả sản xuất kinh doanh 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á 12
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty 12
1.1. Khả năng tài chính 12
1.2. Lực lượng lao động 13
1.3. Marketing và hệ thống phân phối 15
1.4. Nhà cung ứng 16
1.5. Đối thủ cạnh tranh chính 16
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty 17
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 17
2.1.1. Sản phẩm của công ty 17
2.1.2. Giá bán sản phẩm 19
2.1.3. Công nghệ sản xuất 19
2.1.4. Năng suất lao động 20
2.1.5. Thương hiệu 21
2.1.6. Thị phần 22
2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 25
2.2.1 Kết quả đạt được 25
2.2.2 Những mặt còn tồn tại 26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á 28
1. Định hướng phát triển của công ty 28
1.1. Mục tiêu chủ yếu 28
1.2. Mục tiêu cụ thể 28
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á 30
2.1. Giải pháp về đa dạng hoá sản phẩm 30
2.2. Giải pháp về chi phí và giá bán sản phẩm 31
2.3. Giải pháp về công nghệ 32
2.4. Giải pháp về thiết lập mối quan hệ bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu thân thiết 33
2.5. Giải pháp về phát triển thương hiệu 33
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy của công ty 7
Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất 10
Bảng 1: Các thành tích của công ty 4
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh 10
Bảng 3: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty 12
Bảng 4: Đặc điểm lao động của công ty 13
Bảng 5: Trình độ lao động trong công ty 14
Bảng 6: Bảng tiền lương qua các năm 2004~2009 14
Bảng 7: Cơ cấu sản phẩm của Công ty 17
Bảng 8: Tỷ trọng sản phẩm 18
Bảng 9: Giá của công ty so với đối thủ cạnh tranh. 19
Bảng 10: Năng suất lao động của các công ty qua các năm 20
Bảng 11: Doanh thu và sản lượng của công ty Tân Á so với đối thủ cạnh tranh 23
Bảng 12: Tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty Tân Á và các công ty khác 24
Biểu đồ 1: Thị phần của các công ty qua các năm 22
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, do vậy các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm nguồn hàng, tự tổ chức quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá để làm sao đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình.
Thực tế những năm qua cho thấy, không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đi đến phá sản trong khi các doanh nghiệp khác không ngừng phát triển. Lý do đơn giản là vì các doanh nghiệp này đã xác định được nhu cầu của xã hội biết sản xuất kinh doanh cái gì? Và kinh doanh phục vụ ai ?...Chính vì thế mà doanh nghiệp đó sẽ bán được nhiều thành phẩm hàng hoá với doanh số bù đắp được các khoản chi phí bỏ ra và có lãi, từ đó mới có thể tồn tại đứng vững trên thị trường và chiến thắng trong cạnh tranh.
Hiểu được cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi và muốn trở thành một trong những công ty có chỗ đứng trong thị trường thì các công ty bắt buộc phải nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á ”
Kết cấu chính của bài chuyên đề này gồm có 3 chương :
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của THS Ngô Thị Việt Nga đã giúp đỡ em hoàn thành bài này. Đồng thời em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty Tân Á đã giúp em có những kiến thức thực tế quý báu.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á
1. Sự hình thành và quá trình phát triển của công ty
1.1. Sự hình thành và quá trình phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH SX & TM TÂN Á
Tên giao dịch : Tan A Trade and Production Co.,Ltd
Địa chỉ trụ sở: Số 4 Bích Cầu, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Hội
Điện thoại: 04.7322644 ; 04.7322655
Fax: 04.7321668
Email: tanagroup@hn.vnn.vn
Webside: http:/www. Tanagroup.com.vn
Mã số thuế : 01 00366248-1.
Do công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất mặt hàng gia dụng phục vụ cho sinh hoạt nên sản phẩm chủ yếu là bồn chứa nước, vòi sen, chậu rửa, bình Inoxc, chân kê bồn chứa nước……
Có thể nói Công ty TNHH SX & TM TÂN Á ra đời gắn liền với tên tuổi của nữ giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai Phương. Chị Nguyễn Thị Mai Phương là một kỹ sư kinh tế giao thông vận tải đã xung phong giảm biên chế và quyết tâm làm giàu bằng chính năng lực của mình.Với sức trẻ và niềm đam mê,sự khát khao làm giàu bằng chính đôi bàn tay của mình chị đã không ngừng học tập rèn luyện để thực hiện ý tưởng của mình. Năm 1995, sau khi nghiên cứu thị trường và các sản phẩm được bày bán trên thị trường chị đã quyết định dồn toàn bộ số vốn ít ỏi của mình để đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng nhà máy trên phần diện tích thuê tại Xí nghiệp Đay Hà Nội (1200m2). Nhà máy Tân Á được xây dựng và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 5 năm 1996.
Với sự thông minh và năng lực của mình chị Nguyễn Thị Mai Phương cảm thấy sản phẩm được ưa chuộng hiện nay là bình chứa nước, chậu rửa…. Vì vậy sản phẩm đầu tiên là bồn chứa nước bằng Nhựa và bồn chứa nước bằng Inox với sản lượng 500 sản phẩm /tháng.
Với sự cần mẫn, quyết tâm với mục đích luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đạt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, công ty Tân Á và thương hiệu Tân Á đã dần được chiếm lĩnh trên thị trường và ngày càng lớn mạnh. Hiện nay công ty đã có rất nhiều chi nhánh mở ra ở khắp các khu vực trên cả nước như Hưng Yên, Đà Nẵng, Quảng Trị,……
Năm 1999 Công ty Tân Á đã đầu tư mở rộng nhà xưởng đầu tư dây truyền sản xuất đồng bộ cho sản phẩm bồn chứa bằng Inox và Nhựa với công suất lên tới 6500 sản phẩm / tháng.
Năm 2001, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy Tân Á tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Quận Hoàng Mai, Hà Nội với diện tích nhà máy 500m2 để mở rộng sản xuất.
Năm 2002- 2003 Công ty Tân Á đã nghiên cứu và đầu tư 07 dây chuyền sản xuất đồng bộ sản phẩm ống Inox trang trí phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp công xuất 200 tấn / tháng.
Từ năm 2005 đến năm 2006 đầu tư nhà máy Tân Á tại Đà nẵng với tổng diện tích 10.000 m2, đầu tư dây truyền sản xuất sản phẩm bồn chứa nước bằng Inox, bồn chứa nước bằng Nhựa và đồ gia dụng vào hoạt động chính thức tháng 7 năm 2006.
Khởi nghiệp nữ tổng giám đốc chỉ với số vốn ít ỏi khoảng 100 triệu đồng nhưng đến nay tổng giá trị tài sản sau hơn mười năm xây dựng và phát triển lên tới 250 tỷ đồng, có 3 công ty thành viên ( công ty SX & TM Việt Thắng thành lập năm 2003; công ty SX & TM Tân Á - Hưng Yên thành lập năm 2004; công ty SX & TM Tân Á- Đà Nẵng thành lập năm 2005 ). Doanh thu hàng năm đạt gần 100 tỷ đồng, thương hiệu Tân Á đang ngày càng trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
Hiện nay các sản phẩm của công ty Tân Á được công ty sản xuất và phân phối trực tiếp trên thị trường thông qua trên 1200 nhà phân phối, cửa hàng tại tất cả các tỉnh trong thành phố trong cả nước chiếm thị phần khoảng 20% . Với các sự nỗ lực của công nhân viên.
Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể :
Bảng 1: Các thành tích của công ty
STT
Nội dung thành tích
Năm
Đơn vị khen
1
Huy chương vàng Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam chất lượng cao
Từ 98 đến 2004
Bộ công nghiệp
2
Cúp vàng thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế
2003
Bộ Công nghiệp
3
Giải thưởng Sao Vàng Đất việt cho các sp mang thương hiệu Tân Á
2004
UBTƯ Hội DN trẻ Việt Nam
4
Bằng khen của Uỷ ban hợp tác kinh tế quốc tế
2004
Uỷ ban hợp tác kinh tế quốc tế
5
Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ
2005
Thủ Tướng Chính Phủ
6
Bằng khen “ Doanh nghiệp tiêu biểu, thực hiện tốt theo Luật Doanh Nghiệp
2005
UBND Thành phố Hà Nội
7
Cúp vàng “ Thương hiệu và Nhãn hiệu”
2006
TTVHDN trao tặng
8
Doanh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”
2001-2006
Báo tiếp thị Sài Gòn
1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cơ khí tiêu dùng và công nghiệp như: Bồn chứa nước bằng INOX, ống thép các loại, chậu rửa bằng Inox. - Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nhựa dân dụng và công nghiệp như: Bồn chứa nước bằng nhựa, đồ gia dụng bằng nhựa. - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Bồn tắm, bình nước nóng, sen vòi và thiết bị phòng tắm. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu sơn trang trí nội thất, ngoại thất. với những sản phẩm kỹ thuật cao và đồng bộ để phục vụ cho các ngành xây dựng, các ngành công nghiệp, và trang trí nội thất chung cư nhà ở....được trang bị những dây truyền sản xuất hiện đại cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý luôn được người tiêu dung bình chọn là sản phẩm có chất lượng cao. Hoạt động của công ty không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng.
Các loại bồn nước INOX, bồn nhựa cao cấp, các loại ống hộp Inox, bình nước nóng chạy bằng năng lượng mặt trời mang nhãn hiệu Sunflower, bình nước nóng Rossi, chậu rửa Rossi inox cao cấp.
Mới đây để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để đa dạng hoá sản phẩm. công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tân Á vừa đưa ra thị trường các mặt hàng sơn nước cao cấp dùng trong trang trí nội thất trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. sơn trong nhà và sơn ngoài trời mang nhãn hiệu Ipaint.
Các loại sơn của công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tân Á có ưu điểm chống kiềm cao, tạo độ dính tốt, nhanh, chống che kín vết nứt rạn, màu sắc, độ bền độ búng đẹp, chống thấm hữu hiệu, chống rêu chống mốc bong tróc, độ bền bảo vệ trên 7 năm.
Các loại vòi sen van nước Inox, các loại bồn tắm đứng, nằm, bồn tắm xông hơi, bồn tắm Massage các loại bồn tắm đứng để tiện trang bị cho các công trình nhà ở, khách sạn, nhà cao tầng, biệt thự cao cấp....Các loại máy nước nóng mang nhãn hiệu Rossi được sản xuất trên dây truyền công nghệ của Ý có thiết bị chống điện giật có nhiều kiểu dáng phù hợp cho nhu cầu của người sử dụng.
Qua gần 20 năm đi vào sản xuất kinh doanh và phát triển. công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tân Á đã cho ra thị trường nhiều sản phẩm mang tính xã hội cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tạo được uy tín cho thương hiệu cũng như áp dụng quy trình ISO trong sản xuất và kinh doanh đã được nhiều bằng khen của Nhà nước và các tổ chức quốc tế công trình nước sạch của Liên Hiệp Quốc, huy chương nhãn hiệu Việt nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia, được nhiều người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liên tục cho đến năm 2007.
Với những thành quả và cung cách sản xuất phục vụ khách hàng. Công ty TNHH SX & TM Tân Á sản xuất nhiều mặt hàng đạt chất lượng vượt trội để phục vụ người tiêu dùng ngày càng tốt hơn nhất là thị trường có nhu cầu chất lượng càng cao như hiện nay.
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
2.1. Sơ đồ khối về bộ máy quản lý của công ty và mối quan hệ giữa các bộ phận
Cơ cấu bộ máy công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định bố chí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của công ty.
Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành : Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Các chi nhánh, các Công ty thành viên, Các phòng ban. Các phòng ban này tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ khác nhau mà có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Qua sơ đồ sau chúng ta có thể phần nào nhìn thấy được hình thức hoạt động của công ty.
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy của công ty
Ghi chú : Quan hệ chỉ đạo
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của từng bộ phận
Bộ máy quản lý của công ty luôn được kiện toàn và hoàn thiện để đạt được một cơ cấu khoa học, ổn định và có hiệu quả. Bộ máy quản lý của công ty được quản lý từ trên xuống dưới và thực hiện các chức năng sau:
+ Hội đồng thành viên :
- Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty : Thảo luận và thông qua điều lệ, thông qua phương án sản xuất kinh doanh, quyết định bộ máy quản lý của công ty.
- Quyết định xử lý các vấn đề bất thường hoặc tranh chấp, tố tụng nghiêm trọng, bãi nhiệm và bầu bổ sung, thay thế các thành viên trong hội đồng quản trị, giải thể chi nhánh, các văn phòng đại diện và sử lý các vấn đề khẩn cấp khác.
+ Tổng giám đốc: xác nhận và trình hội đồng thành viên cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc và quy chế quản lý nội bộ, quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo tiếp thị, khen thưởng đối với những người lao động. Ký kết các hợp đồng kinh tế, đại diện cho công ty khởi kiện liên quan đến quyền lợi của công ty.
+ Các chi nhánh: Các chi nhánh này chịu sự quản lý của Tổng giám đốc các chi nhánh sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận các sản phẩm đã sản xuất ra để mang bán trên thị trường.
+ Công ty thành viên: Các công ty này cũng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chịu sự chỉ đạo của hội đồng thành viên của công ty chính nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc.
+ Các phòng ban
- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật khi gặp các sự cố trong sản xuấtcần sử ký. Thương xuyên hướng dẫn kỹ thuật phổ biến cho công nhân, xây dựng các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụvà tay nghè cho công nhân. Thu thập các tài liệu kỹ thuật, phổ biến sáng kiến cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời nghiên cưứ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đưa sáng kiến hợp lý hóa vào sản xuất.
- Phòng xuất nhập khẩu: Xây dựng kế hoạch nhập khẩu, nghiên cưú đề xuất lựa chọn các cung cấp vật tư hàng háo trình lãnh đạo công ty. Triển khai kế hoạch xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh, tổ chức và chủ trì các cuộc đàm phán về xuất nhập khẩu.
- Phòng kế toán : Tổ chức công tác tài chính kế toán theo chính sách của nhà nước, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh và yêu cầu phát triển của công ty. Phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo họat động của công ty có hiệu quả.
- Phòng tổ chức : tham mưu cho giám đốc về mật tổ chức, lao động chế độ chính sách đối với người lao động, công tác chính trị và công tác quản lý hành chính của công ty. Xây dựng cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ chủ chốt đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn.
+ Các ban giám đốc:
- Giám đốc chi nhánh: Các giám đốc này thay mặt tổng giám đốc giải quyết nhiều công việc mà tổng giám đốc này không trực tiếp điều hành dưới chi nhánh được.
- Giám đốc: Người trợ thủ đắc lực cho Tổng giám đốc trong nhiều lĩnh vực như : sản xuất kinh doanh, marketing.......
*.Giám đốc kinh doanh và marketing: xây dựng kế hoạch kinh doanh tìm kiếm hợp đồng sản xuất và cung cấp dịch vụ. Chỉ đạo điều hành việc sản xuất, đề ra các phương hướng mục tiêu ngắn hạn hàng năm của công ty. Quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao hình ảnh công ty, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
*.Giám đốc sản xuất: là người phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm đảm bảo về chất lượng sản phẩm và dịch vụ đồng thời phụ trách về vấn đề an toàn lao động.
2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Để đáp ứng chuyên môn hoá sản xuất, thuận tiện cho việc sản tổ chức hạch toán kế toán nôi bộ và để quản lý chặt chẽ, hoạt động của công ty chia thành 2 phân xưởng ( Phân xưởng Nhựa- 4PX002 và phân xưởng Inox- PX001)
Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất
3. Kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 2 : Kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị : 1000 vnđ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Vốn chủ sở hữu
140.928.299
140.997.842
150.255.752
150.831.213
180.005.652
Vốn vay
100.578.632
90.367.478
80.976.473
80.376.598
70.895.147
Doanh thu
393.869.023
495.561.579
597.239.144
650.042.858
720.682.400
Lợi nhuận trước thuế
105.215.182
192.259.464
358.208.572
438.473.510
540.069.670
Nộp ngân sách
48.068.858
61.523.028
114.626.743
135.908.295
295.204.551
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
Doanh thu các năm đều tăng, doanh thu năm 2009 tăng 10,8% so với năm 2010. Sở dĩ doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là vì Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ, phương thức bán hàng cũng đa dạng hơn.
Tổng tài sản năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6,9 % chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty tăng là do năm 2009 công ty mở rộng quy mô sản xuất và công ty mới nhập dây truyền sản xuất bồn của ITALIA và nhập dây truyền sản xuất sơn của Nhật do đó tài sản của công ty tăng.
Lợi nhuận năm 2009 tăng 23,1% so với năm 2008. Tuy năm 2008 có khủng hoảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nhưng Công ty vẫn vượt qua được khủng hoảng và tăng trưởng ở mức khá.
Hệ số tài trợ VCSH = Vốn chủ sở hữu = 150.831.213.000 = 0,65
năm 2008 Tổng nguồn vốn 231317811000
Hệ số tài trợ VCSH = 180.005.652.000 = 0,69
năm 2009 250.900.799.000
Hệ số tài trợ VCSH năm 2009 tăng so vơí năm 2007, chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của Công ty tăng nhung tốc độ tăng chậm.
Khả năng thanh toán = Tổng TS = 231317811000= 2.88
Năm 2008 Tổng nợ phải trả 80.376.598.000
Khả năng thanh toán = 250900799000 = 3,28
Năm 2009 70.895.147.000
Khả năng thanh toán của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2008. Như vâỵ Công ty rất tự chủ trong việc thanh toán các khoản nợ.
Hệ số LN/DT = LN sau thuế = 302565215000 = 0,046
Năm 2008 Doanh thu thuần 650.042.858.000
Hệ số LN/DT = 244.865.119.000 = 0,33
Năm 2009 720.682.400.000
Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,284.Chứng tỏ xu hướng phát triển ngành hàng và chiến lược kinh doanh của Công ty trong năm là rất tốt.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty
1.1. Khả năng tài chính
Với thời gian hoạt động lâu dài, có hiệu quả của mình, công ty đã tạo ra được một nguồn vốn lớn, ổn định trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn của công ty bao gồm : vốn tự có hoặc vốn vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng..
Bảng 3: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: Ngìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Vốn chủ sở hữu
140.928.299
140.997.842
150.255.752
150.831.213
180.005.652
Vốn vay
100.578.632
90.367.478
80.976.473
80.376.598
70.895.147
Tổng vốn
241506931
231365320
231232225
231207811
250900799
Vốn vay / tổng vốn
0.416462714
0.390583507
0.35019545
0.347637901
0.28256246
Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của một công ty, bởi vì với nguồn lực tài chính mạnh, công ty sẽ có nhiều lợi thế trong việc đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại, tài trợ cho các chương trình quảng bá , khuếch trương thương hiệu, hay đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm… Và tất cả các điều này sẽ giúp công ty có được năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, thương hiệu trở lên nổi tiếng…Qua bảng trên ta có thể thấy nguồn vốn của công ty Tân Á không ngừng tăng mạnh qua các năm , đến năm 2009 tổng số vốn đ