Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam

Dược phẩm là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người, không chỉ được sử dụng phục vụ cho người tiêu dùng là dân cư mà còn là hàng hóa thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là vô cùng lớn. Việt Nam là nước có dân số khá đông 86 triệu người, khí hậu nóng ẩm dẫn đến nhiều dịch bệnh. Một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng nhưng ngành dược nước ta vẫn chưa khai thác được. Phần lớn dược phẩm phải nhập khẩu, Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thuốc thông thường. Vậy công nghiệp dược Việt Nam đang đứng ở vị trí nào? Theo cách đánh giá của WHO (World Health Organization) công nghiệp dược các nước được chia ra thành 4 cấp độ: cấp độ 1 (hoàn toàn nhập khẩu), cấp độ 2 (sản xuất được một số generic, đa số phải nhập khẩu), cấp độ 3 (có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm), cấp độ 4 (sản xuất được nguyên liệu và phát minh ra thuốc mới). Công nghiệp dược Việt Nam đứng ở vị trí 2,5 – 3 theo thang phân loại 1- 4 của WHO (báo cáo của TS.Cao Minh Quang cục trưởng cục quản lý dược Việt Nam trong hội nghị ngành dược). Dược nội địa mới đáp ứng được hơn 50℅ nhu cầu trong nước mà chủ yếu là các loại thuốc thông thường thiếu các loại thuốc đặc trị có giá trị cao. Phân khúc thuốc chuyên khoa chủ yếu do dược nước ngoài chiếm giữ. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, thuế và các hàng rào bảo hộ khác giảm xuống dẫn đến sự tràn ngập của dược nước ngoài không chỉ chiếm giữ phân khúc thuốc đặc trị mà còn “lấn sân” sang phân khúc thuốc thông thường đã đẩy dược nội địa gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời kỳ hội nhập, mọi doanh nghiệp phải cạnh tranh một cách công bằng, với một quốc gia đang phát triển và không có công nghệ nguồn như Việt Nam thì việc ngành dược xác định được bước đi đúng và trọng điểm đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của ngành. Để dược phẩm Việt Nam có thể tồn tại và phát triển chúng ta cần phải trả lời một loạt các câu hỏi sau. Đó là: - Dược phẩm Việt Nam đang đứng ở vị trí nào: được đánh giá thông qua các tiêu chí như doanh thu, thị phần, giá cả, chất lượng, mẫu mã, và thương hiệu của sản phẩm? - Các yếu tố nào tác động đến sự tồn tại và phát triển của ngành dược? - Làm thế nào để dược phẩm Việt Nam phát huy được các lợi thế sẵn có, tận dụng được cơ hội để khắc phục khó khăn đang gặp phải? Mục đích của đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam” là sử dụng phương pháp mô tả và phương pháp kế thừa để phân tích thực trạng hiện nay của dược phẩm Việt Nam từ đó cung cấp thêm thông tin về năng lực cạnh tranh của lĩnh vực dược phẩm cho công tác xây dựng chiến lược và đề xuất các hướng ưu tiên phát triển đối với ngành dược trong tổng thể các ngành kinh tế quốc dân; đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân. Do dược phẩm rất rộng nên trong đề tài này em chỉ xin đi sâu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của thuốc tân dược Việt Nam. Đề tài được cấu trúc như sau. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam. Chương II: Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.

doc73 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3729 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Dược phẩm là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người, không chỉ được sử dụng phục vụ cho người tiêu dùng là dân cư mà còn là hàng hóa thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là vô cùng lớn. Việt Nam là nước có dân số khá đông 86 triệu người, khí hậu nóng ẩm dẫn đến nhiều dịch bệnh. Một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng nhưng ngành dược nước ta vẫn chưa khai thác được. Phần lớn dược phẩm phải nhập khẩu, Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thuốc thông thường. Vậy công nghiệp dược Việt Nam đang đứng ở vị trí nào? Theo cách đánh giá của WHO (World Health Organization) công nghiệp dược các nước được chia ra thành 4 cấp độ: cấp độ 1 (hoàn toàn nhập khẩu), cấp độ 2 (sản xuất được một số generic, đa số phải nhập khẩu), cấp độ 3 (có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm), cấp độ 4 (sản xuất được nguyên liệu và phát minh ra thuốc mới). Công nghiệp dược Việt Nam đứng ở vị trí 2,5 – 3 theo thang phân loại 1- 4 của WHO (báo cáo của TS.Cao Minh Quang cục trưởng cục quản lý dược Việt Nam trong hội nghị ngành dược). Dược nội địa mới đáp ứng được hơn 50℅ nhu cầu trong nước mà chủ yếu là các loại thuốc thông thường thiếu các loại thuốc đặc trị có giá trị cao. Phân khúc thuốc chuyên khoa chủ yếu do dược nước ngoài chiếm giữ. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, thuế và các hàng rào bảo hộ khác giảm xuống dẫn đến sự tràn ngập của dược nước ngoài không chỉ chiếm giữ phân khúc thuốc đặc trị mà còn “lấn sân” sang phân khúc thuốc thông thường đã đẩy dược nội địa gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời kỳ hội nhập, mọi doanh nghiệp phải cạnh tranh một cách công bằng, với một quốc gia đang phát triển và không có công nghệ nguồn như Việt Nam thì việc ngành dược xác định được bước đi đúng và trọng điểm đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của ngành. Để dược phẩm Việt Nam có thể tồn tại và phát triển chúng ta cần phải trả lời một loạt các câu hỏi sau. Đó là: Dược phẩm Việt Nam đang đứng ở vị trí nào: được đánh giá thông qua các tiêu chí như doanh thu, thị phần, giá cả, chất lượng, mẫu mã, và thương hiệu của sản phẩm? Các yếu tố nào tác động đến sự tồn tại và phát triển của ngành dược? Làm thế nào để dược phẩm Việt Nam phát huy được các lợi thế sẵn có, tận dụng được cơ hội để khắc phục khó khăn đang gặp phải? Mục đích của đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam” là sử dụng phương pháp mô tả và phương pháp kế thừa để phân tích thực trạng hiện nay của dược phẩm Việt Nam từ đó cung cấp thêm thông tin về năng lực cạnh tranh của lĩnh vực dược phẩm cho công tác xây dựng chiến lược và đề xuất các hướng ưu tiên phát triển đối với ngành dược trong tổng thể các ngành kinh tế quốc dân; đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân. Do dược phẩm rất rộng nên trong đề tài này em chỉ xin đi sâu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của thuốc tân dược Việt Nam. Đề tài được cấu trúc như sau. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam. Chương II: Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng và các anh chị trong Ban Thông Tin và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng và các anh chị trong Ban đóng góp ý kiến để em tiếp tục hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đoàn Thị Thùy Dương CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM I. Dược phẩm và phân loại dược phẩm 1. Quan niệm về dược phẩm và phân loại 1.1. Khái niệm về dược phẩm: Một trong các đối tượng nghiên cứu của báo cáo này là dược phẩm, vì thế cần làm rõ khái niệm về dược phẩm. Dược phẩm có thể hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất là công dụng chữa bệnh và thứ hai là sản phẩm của quá trình sản xuất, được lưu thông, phân phối và buôn bán trên thị trường. * Thứ nhất, đứng từ góc độ công dụng mà nhìn nhận, dược phẩm là một khái niệm khá phức tạp. Theo Bộ y tế, dược phẩm là thuốc và các hoạt động liên quan đến thuốc. Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng. Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh. Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người. Nguyên liệu làm thuốc là chất tham gia vào thành phần cấu tạo sản phẩm trong quá trình sản xuất thuốc. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng và dán nhãn. Những hoạt động liên quan đến thuốc gồm các hoạt động từ khâu sơ chế, sản xuất đến bao gói để có được thành phẩm bán trên thị trường. * Thứ hai, “dược phẩm” là một loại hàng hóa Dược phẩm cũng như tất cả các loại hàng hóa khác được sản xuất và kinh doanh trên thị trường, chịu tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…. Song dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt có những đặc điểm riêng khác với các loại hàng hóa thông thường khác. Đặc điểm 1: Dược phẩm là loại sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Đây là sự khác biệt cơ bản nhất của dược phẩm so với các loại hàng hóa khác. Vì vậy dược phẩm được xếp vào loại hàng hóa có điều kiện. Điều này được hiểu là để sản xuất và kinh doanh dược phẩm thì trước khi đi vào hoạt động, các tổ chức cá nhân kinh doanh phải đảm bảo đủ các điều kiện như con người phải có trình độ chuyên môn về dược, doanh nghiệp phải đủ điều kiện về trang thiết bị y tế, phải được các cơ quan thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận…. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm thì các tổ chức cá nhân phải chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước mà cụ thể là Bộ y tế (Cục quản lý dược Việt Nam). Xuất phát từ đặc điểm này, các tổ chức cá nhân khi tiến hành sản xuất kinh doanh dược phải luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu. Đặc điểm 2: Giữa thuốc và bệnh nhân có môi giới trung gian là thầy thuốc. Cả thầy thuốc và người bệnh đều bị thụ động, phụ thuộc vào người khác. Cứu sống người là thiên chức xã hội giao cho người thầy thuốc, chữa trị cho những người nào không tùy thuộc vào ý muốn bản thân thầy thuốc. Còn người tiêu dùng (bệnh nhân) dùng thuốc không phải tự mình lựa chọn mà do thầy thuốc quyết định. Do đó khi bệnh nhân dùng thuốc phải được sự chỉ dẫn về loại thuốc, liều lượng, cách dùng và tác dụng có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Đặc điểm 3: Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là rất lớn. Nhu cầu sử dụng dược phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như: dân số, điều kiện tự nhiên, mức gia tăng thu nhập của người dân…. Tùy theo điều kiện kinh tế mà mỗi người có nhu cầu thuốc khác nhau. Thông thường, những người có thu nhập cao thích lựa chọn các loại thuốc ngoại (giá thành cao) trong khi đó những người có thu nhập thấp thì lựa chọn các sản phẩm có giá thấp hơn (thuốc nội). → Đứng từ góc độ thị trường mà xem xét, những đặc điểm nêu trên của dược phẩm có thể dẫn tới a) Độc quyền trong sản xuất và kinh doanh dược phẩm; b) Bí mật công nghiệp trong chế biến và sản xuất; c) Năng lực cạnh tranh của dược phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, mà còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ thày thuốc của từng quốc gia. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần giảm độc quyền, công khai về công nghệ, đồng thời nâng cao năng lực và nhận thức của đội ngũ thày thuốc. 1.2. Phân loại dược phẩm (đứng từ góc độ sản xuất) Do thị trường dược phẩm hiện nay quá rộng lớn (có thể xem như rừng thuốc) ta không thể nào nhớ hết từng món thuốc. Do đó việc phân loại dược phẩm là rất quan trọng. Phân loại dược phẩm giúp người tiêu dùng đặc biệt là các bác sĩ, y tá… biết được một thuốc nằm trong nhóm thuốc nào, biết tính chất chung của nhóm thuốc đó, từ đó có thể suy ra tính chất của một thuốc cụ thể để lựa chọn trong sử dụng. Dưới đây là 3 cách phân loại dược phẩm Việt Nam cơ bản nhất. Theo cách thức sử dụng, dược phẩm chia thành hai loại: thuốc OTC (hàng không kê toa, chủ yếu bán ở các nhà thuốc bán lẻ) và thuốc điều trị (thuốc có kê toa, sử dụng trong bệnh viện và các trung tâm y tế). Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, thống kê thuốc kê toa và thuốc không kê toa chỉ mang ý nghĩa tương đối do các loại thuốc điều trị vẫn được bán tự do trên thị trường. Do đó với cách phân loại này có thể tạm thống kê theo thuốc phân phối vào hệ thống bệnh viện và thuốc phân phối ra thị trường. Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, năm 2008, giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện là 12.322 tỷ VND (tương đương 760 triệu USD), chiếm khoảng 50% giá trị tiền thuốc toàn thị trường. Theo bản quyền chế tác thuốc, dược phẩm được chia thành: thuốc generic (hết bản quyền sở hữu thuốc gốc) và hàng patent (có bản quyền). Hiện nay, ngành dược trong nước đang chủ yếu sản xuất thuốc generic có giá trị không cao và chiếm tới 69% tổng thị trường thuốc với các chủng loại liên quan nhiều đến thuốc kháng sinh, thuốc thông thường (vitamin, giảm đau, hạ sốt). Theo tây y hay y học cổ truyền, dược phẩm được chia thành: thuốc tân dược (gồm các loại thuốc được sản xuất từ các chất hóa học tổng hợp và thuốc có sự kết hợp dược liệu với các hoạt chất hóa học tổng hợp) và thuốc đông y (gồm các loại thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất, được bào chế theo lý luận và phương pháp y học cổ truyền của các nước phương Đông) Do sản phẩm dược phẩm là khá rộng nên đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu khái quát về năng lực cạnh tranh của thuốc tân dược Việt Nam, hay nói một cách khác là tân dược được sản xuất trong nước. Tân dược là gì đứng từ góc độ là sản phẩm của sản xuất ? Khác với thuốc đông y, tân dược thường được sản xuất trong các nhà máy, đòi hỏi độ chính xác cao, trình độ công nghệ cao. Phần lớn các dây truyền sản xuất tân dược được tự động hóa... Như vậy, trình độ sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của tân dược. 2. Quan niệm về cạnh tranh và các cấp độ của cạnh tranh 2.1. Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Cạnh tranh: Theo ngôn ngữ dân gian, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành giật và giữ chân khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh được các nhà kinh tế học chia thành cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh dọc và cạnh tranh ngang. Cạnh tranh được nẩy sinh từ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh là động lực phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy thị trường phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển. Theo thời gian, tính chất cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ ngày càng quyết liệt hơn. Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều trên báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác. Song, năng lực cạnh tranh vẫn là một khái niệm lỏng lẻo, có nhiều cách hiểu thậm chí rất khác nhau. Theo học giả kinh tế Michael Porter, là một người nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế ông cũng không đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh. Ông cho rằng: không có một định nghĩa thật sự về năng lực cạnh tranh và không có lý thuyết nào giải thích nó được chấp nhận một cách phổ biến . Theo tạp chí kinh tế và phát triển, số 84 tháng 6 năm 2004, Ths. Phạm Đình Huỳnh có đưa ra khái niệm như sau: “ Năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được và duy trì thị phần có lãi ”. Còn theo OECD thì năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Từ những khái niệm chung về năng lực cạnh tranh của hàng hóa nêu trên, cho thấy năng lượng cạnh tranh phụ thuộc vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu kinh tế xã hội cụ thể như: - Thị phần của sản phẩm trên thị trường so với sản phẩm cùng loại; - Động thái thay đổi thị phần theo thời gian. Năng lực cạnh tranh có thể chia làm ba loại, năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lược cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Trên thực tế, năng năng cạnh tranh của sản phẩm là chung nhất, là thước đo đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, còn năng lực cạnh tranh của quốc gia là do đóng góp từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhận định này, sẽ được làm rõ thêm trong mục các cấp độ cạnh tranh sau đây. 2.2. Các cấp độ của cạnh tranh Một nền kinh tế muốn có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 2.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Có rất nhiều cách hiểu về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia Theo Asia Development Outlook 2003 là khả năng cạnh tranh của một nước để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế. Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước đó. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thương mại quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó. Theo diễn đàn kinh tế thế giới 1997 (WEF), thì năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu là “sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô, đó là năng lực của một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF, năng lực cạnh tranh của quốc gia được đo bằng tám chỉ tiêu: mức độ mở của nền kinh tế, vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường tài chính, môi trường công nghệ, kết cấu hạ tầng, chất lượng quản trị kinh doanh, hiệu quả và tính linh họat của thị trường lao động, môi trường pháp lý. 2.2.2. Năng lực cạnh tranh ngành Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển, có năng lực cạnh tranh cao thì quốc gia đó cần phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao. Có thể hiểu năng lực cạnh tranh ngành (hay doanh nghiệp) là Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, còn thông qua một số tiêu chí khác như: nguồn lực về vốn, công nghệ, con người, quản lý; chất lượng và giá cả sản phẩm; hệ thống phân phối và dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Theo mô hình kim cương của Micheal Porter, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trong môi trường kinh doanh quốc gia bao gồm: các điều kiện về yếu tố sản xuất, sức cầu về hàng hóa, các ngành phụ trợ, môi trường cạnh tranh ngành và vai trò của Chính Phủ. 2.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp lại được thể hiện thông qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của nó. Đây cũng là cái thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của các chủ thể nói chung. Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 317, tháng 10 năm 2004 của TS Nguyễn Văn Thanh: “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả năng sản phẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh” Năng lực cạnh tranh sản phẩm được nhận biết thông qua lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được đánh giá thông qua: giá sản phẩm, sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thương hiệu… so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trường vào cùng một thời điểm. 2.2.4. Mối quan hệ giữa ba cấp cạnh tranh Có thể nói ba cấp độ của năng lực cạnh tranh mặc dù có sự độc lập tương đối nhưng giữa chúng vẫn tồn tại mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cơ bản, cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành (doanh nghiệp), và tổng hợp lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Ngược lại năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh ngành (doanh nghiệp), và chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi được nâng cao sẽ tạo nên sức hút, sự hấp dẫn với sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Như trên đã trình bày, năng lực cạnh tranh sản phẩm là quan trọng nhất, vì thế báo cáo này tập trung vào trình bày các kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm (lấy ví dụ là thuốc tân dược). 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, các nhân tố thuộc nội bộ ngành cũng như các yếu tố trong bản thân nội tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm. 3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô * Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái….có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người sản xuất cũng như người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hóa của mình. Đồng thời, lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Nếu lãi suất ngân hàng cho vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, giá thành sản phẩm cũng vì thế tăng lên. Do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm đi nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn. Và ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng thấp sẽ làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm hạ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường bằng công cụ giá. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của quốc gia khác. Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu. Nếu đồng nội tệ lên giá, sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước; đồng thời xuất khẩu sẽ giảm do sản phẩm trong nước tăng giá. Và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũng sẽ tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến khả năng tiêu thụ hàng hóa cao. Nền kinh tế phát triển cùng với các yếu tố như lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái,… ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoà
Luận văn liên quan