Chuyên đề Nghiên cứu hoạt động truyền thông qua kênh phân phối đối với sản phẩm tivi LCD tại thị trường Hà Nội

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu về việc sử dụng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao được gia tăng không ngừng. Để đáp lại yêu cầu này, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng số luợng và nâng cao chất lượng để cung ứng cho thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố về sản phẩm, giá cả và phân phối thì việc làm thế nào để người tiêu dùng biết đến sản phẩm – dịch vụ là một nhân tố rất quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xúc tiến hỗn hợp cũng là một nhân tố được đem ra để đánh giá với các đối thủ cạnh tranh. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các chương trình Marketing và là công cụ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu ngắn hạn một cách nhanh chóng. Nhiều ngành hàng đã áp dụng biện pháp này nhằm giới thiệu sản phẩm mới, thanh lý hàng tồn kho, gia tăng doanh số bán., trong đó có ngành hàng điện tử gia dụng. Một trong những biện pháp để xúc tiến hỗn hợp có hiệu quả cao trong ngành hàng này là gắn nó với hoạt động phân phối với các đối tác trong kênh. Thông qua việc tìm hiểu các thành viên trong kênh phân phối, người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả các khách hàng mục tiêu và tiềm năng; chúng ta sẽ có những đánh giá rõ ràng và nhiều chiều về hoạt động xúc tiến hỗn hợp thông qua kênh phân phối. Việc nghiên cứu các công cụ truyền thông nhằm mang tới cho khách hàng mục tiêu lượng thông tin kịp thời và chính xác là yêu cầu cần được các nhà quản trị Marketing lưu tâm. Đó chính là lý do để em thực hiện cuộc nghiên cứu này. Trước khi trình bày nội dung của chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Marketing trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là thầy giáo – TS. Nguyễn Ngọc Quang, giảng viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

doc60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu hoạt động truyền thông qua kênh phân phối đối với sản phẩm tivi LCD tại thị trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu về việc sử dụng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao được gia tăng không ngừng. Để đáp lại yêu cầu này, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng số luợng và nâng cao chất lượng để cung ứng cho thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố về sản phẩm, giá cả và phân phối thì việc làm thế nào để người tiêu dùng biết đến sản phẩm – dịch vụ là một nhân tố rất quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xúc tiến hỗn hợp cũng là một nhân tố được đem ra để đánh giá với các đối thủ cạnh tranh. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các chương trình Marketing và là công cụ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu ngắn hạn một cách nhanh chóng. Nhiều ngành hàng đã áp dụng biện pháp này nhằm giới thiệu sản phẩm mới, thanh lý hàng tồn kho, gia tăng doanh số bán.., trong đó có ngành hàng điện tử gia dụng. Một trong những biện pháp để xúc tiến hỗn hợp có hiệu quả cao trong ngành hàng này là gắn nó với hoạt động phân phối với các đối tác trong kênh. Thông qua việc tìm hiểu các thành viên trong kênh phân phối, người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả các khách hàng mục tiêu và tiềm năng; chúng ta sẽ có những đánh giá rõ ràng và nhiều chiều về hoạt động xúc tiến hỗn hợp thông qua kênh phân phối. Việc nghiên cứu các công cụ truyền thông nhằm mang tới cho khách hàng mục tiêu lượng thông tin kịp thời và chính xác là yêu cầu cần được các nhà quản trị Marketing lưu tâm. Đó chính là lý do để em thực hiện cuộc nghiên cứu này. Trước khi trình bày nội dung của chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Marketing trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là thầy giáo – TS. Nguyễn Ngọc Quang, giảng viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Nghiên cứu hoạt động truyền thông qua kênh phân phối đối với sản phẩm tivi LCD tại thị trường Hà Nội Bố cục của chuyên đề bao gồm : Lời mở đầu Chương 1: Khái quát về nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài Chương 2 : Giới thiệu về cuộc nghiên cứu Chương 3 : Kết quả nghiên cứu Chương 4 : Những ứng dụng Marketing dựa trên kết quả nghiên cứu Kết luận Phụ lục Phiếu điều tra Danh mục bảng, biểu, hình ảnh trong chuyên đề Danh mục tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Khái quát về công nghệ Tivi và Tivi LCD Công nghệ sản xuất Tivi Tivi hiện nay là thiết bị quen thuộc được sử dụng phổ biến tại hầu hết các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, thiết bị này đã được biết đến và sử dụng đại trà trên thế giới từ những năm 30 của thế kỉ trước. Vì vậy, Tivi cũng có một khoảng thời gian tồn tại và phát triển khá dài. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mặt kĩ thuật cũng như kinh tế về thiết bị này, tuy nhiên để hiểu cặn kẽ Tivi là gì cũng khônng phải điều đơn giản. Trong nghiên cứu này, một khái niệm về Tivi được nhiều người ủng hộ, được trình bày bởi nhiều thứ tiếng qua nguồn Bách Khoa Toàn Thư Mở - Wikipedia như sau: Tivi theo một nghĩa đơn giản được hiểu là thiết bị truyền, nhận tín hiệu và chuyển đổi tín hiệu đó thành tín hiệu hình ảnh, thường bao gồm cả tín hiệu âm thanh kèm theo. Nguồn gốc của từ “Tivi” là sự kết hợp bởi hai từ Tele – có nghĩa là nhìn từ xa (gốc Latin) và Visio – có nghĩa là tầm nhìn (gốc Hi Lạp). Trong tiếng Anh, Tivi được gọi là Television hay viết tắt là TV. Khi du nhập vào Việt Nam, Tivi được gọi là Máy vô tuyến truyền hình, Vô tuyến, Máy thu hình,.. hay đơn giản là Tivi. Ban đầu với giá trị sử dụng, Tivi được coi là công cụ cung cấp tin tức và giải trí hàng đầu tại các tổ chức, doanh nghiệp, gia đình và cá nhân. Tuy nhiên, với sự ra đời của sản phẩm công nghệ này, đã có một nền công nghiệp phát triển dịch vụ mới được hình thành. Đó là việc hình thành các đài truyền hình với quy mô và phạm vi hoạt động khác nhau, với nội dung phong phú và chương trình đa dạng, nhằm phục vụ các đối tượng khác nhau. Kèm theo đó là dịch vụ quảng cáo truyền hình, đưa tin, bài, phóng sự... Chỉ là một phát minh nhưng Tivi thực sự là một phương tiện đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, giáo dục và các mặt trong đời sống của con người. Bên cạnh đó, với nhu cầu ngày càng được nâng cao, Tivi không chỉ còn là chiếc máy thu hình đơn thuần mà đã trở thành thiết bị phục vụ giải trí kĩ thuật cao, là vật trang trí nội thất, tôn lên vẻ đẹp căn phòng mà nó được đặt vào. Đời sống ngày càng được nâng cao, người ta lại có những phát hiện mới về Tivi và biến nó thành vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Phân loại Tivi Theo thời gian và sự phát triển của công nghệ, Tivi được phát triển qua nhiều giai đoạn. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, sản phẩm Tivi được chia làm nhiều chủng loại với nhiều kích cỡ khác nhau. Ta có thể phân chia sản phẩm này thành nhiều loại khác nhau, tùy theo tiêu thức như sau: Phân loại theo kích thước màn hình: Theo kích thước màn hình, kích thước được tính bằng đơn vị chuẩn là Inches (1 inch = 2.54 centimeters) và được đo bằng kích thước của đường chéo Tivi đó. Lưu ý rằng viền và loa Tivi không được tính vào trong kích thước Tivi vì kích thước này chỉ áp dụng cho phần màn hình thể hiện hình ảnh của Tivi. Theo đó, một vài kích thước phổ biến của Tivi hiện nay là 21inches, 29inches, 32inches, 40inches… Hình 1.1 – Hình minh họa cho cách phân loại Tivi theo kích thước :  Phân loại theo tỉ lệ khung hình: Tỷ lệ của khung hình được tính bằng tỷ lệ chiều dài khung hình chia cho chiều rộng khung hình (hay chiều ngang khung hình chia cho chiều dọc khung hình). Tỷ lệ phổ biến được dùng trong các Tivi trước đây thường là 4:3. Nhưng hiện nay, với xu thế công nghệ phát triển, Tivi màn hình rộng cần có khung hình rộng nên tỷ lệ này dần được điều chỉnh lên 16:9 (tỉ lệ màn ảnh rộng) hay 21:9 (tỉ lệ màn ảnh tiêu chuẩn của rạp chiếu phim) tùy theo nhu cầu và không gian của khách hàng. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu thị giác mà còn liên quan tới góc nhìn. Với màn hình cỡ lớn thường được dùng để trình diễn các bộ phim điện ảnh, tỉ lệ khung hình rộng còn thể hiện được dụng ý mà đạo diễn bộ phim gốc muốn khán giả cảm nhận. Do màn hình chỉ có tỷ lệ 4:3 hay 16:9 nên một số bộ phim khi ra đĩa đã phải chỉnh sửa kỹ thuật để phù hợp. Nếu không chỉnh lại như vậy, một bộ phim màn ảnh rộng ở chuẩn 21:9 khi xem ở màn hình chuẩn khác, có thể bị mất tới 30% so với cảnh quay gốc. Tuy nhiên, cái gì cũng phải có sự đánh đổi. Với phim ghi theo chuẩn 16:9 khi xem ở loại 21:9 sẽ có cảm giác phần chân bị kéo bẹt. Hoặc sử dụng loại này để xem các chương trình truyền hình ở tỷ lệ 4:3 sẽ có cảm giác hình ảnh bị phóng lớn và mất góc. Hình 1.2 – Hình minh họa cho cách phân loại Tivi theo tỉ lệ khung hình :  Phân loại theo độ phân giải của màn hình: Độ phân giải màn hình được hiểu là số điểm ảnh được hiển thị tối đa qua màn hình đó. Đơn vị tính độ phân giải là Pixels, trong đó 1 điểm ảnh tương đương với 1 Pixel này. Ví dụ, với độ phân giải 1080 x 1920, số điểm ảnh được hiển thị tối đa là 2.073.600 Pixels (khoảng hơn 2 triệu điểm ảnh). Trước đây, với nguồn phát chất lượng VCD hay DVD, Tivi với công nghệ cũ có độ phân giải thấp (NTSC/PAL) tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, độ phân giải của Tivi hiện nay cũng dần được cải thiện và đạt những tiêu chuẩn mới. Về cơ bản, những Tivi có độ phân giải từ 720 x 1080 trở lên được gọi là những HDTV – những Tivi có độ nét cao. Với chất lượng màu sắc, độ tương phản, tần số quét.. những Tivi này đã thật sự là bước đột phá của công nghệ nghe nhìn hiện tại. Ngoài ra, để thu gọn và dễ nhớ, độ phân giải tương ứng 720 x 1080 (với khoảng 777.600 pixels – được gọi là 720p hay là độ phân giải tối thiểu đạt độ nét cao – HD Ready). Hơn độ phân giải 720p, ta còn thấy 1080i, 1080p. Đây đều là độ phân giải cao với hơn 2 triệu điểm ảnh, tuy nhiên, do công nghệ quét và tần số quét khác nhau, do đó có kí kiệu i và p sau số 1080. 1080p được chuẩn hóa và là độ phân giải thể hiện tốt nhất chất lượng hình ảnh hiện nay, do đó còn có tên gọi khác là Full HD. Hình 1.3 – Hình minh họa cho cách phân loại Tivi theo độ phân giải màn hình  Nguồn Phân loại theo công nghệ sản xuất màn hình Công nghệ CRT (Cathode Ray Tube – Công nghệ sử dụng ống phóng tia âm cực) Công nghệ Tivi với bóng đèn hình CRT là loại Tivi dùng ống phóng tia điện tử va đập vào mặt phốt pho trên màn hình để phát sáng. Ánh sáng này tạo ra 3 màu cơ bản RGB – đỏ, xanh lá, xanh lam, rồi kết hợp với tần số quét cao, tạo nên các hình ảnh hiện lên trên màn hình. Tivi CRT được chia làm hai loại: màn hình mặt nạ và màn hình Trinitron. Màn hình mặt nạ là loại màn hình có bề mặt hơi cong, chủ yếu dùng kỹ thuật hạt màu, do đó có hình ảnh sắc nét, độ chính xác cao. Màn hình Trinitron được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật dải màu, màn phẳng, khi sử dụng cho màu sắc trung thực, độ tương phản cao. Một màn hình CRT có thể hoạt động ở nhiều tần số quét và độ phân giải khác nhau. Đây là công nghệ sản xuất Tivi kiểu cũ, hiện đã lạc hậu và ít được sử dụng trên thế giới, ngay cả tại Việt Nam hiện nay, số lượng Tivi CRT chào bán trên thị trường cũng không còn nhiều và ít được ưa chuộng. Hình 1.4. – Công nghệ CRT  Nguồn : Trước đây, khi các loại Tivi màn hình phẳng với công nghệ các bóng đèn hình chưa ra đời, công nghệ này đã tồn tại và phát triển trong một khoảng thời gian khá dài. Với bước tiền công nghệ, Tivi CRT đã bộc lộ một vài nhược điểm lớn như: tiêu hao điện năng nhiều, cấu tạo không gọn nhẹ, khá cồng kềnh và chiếm nhiều diện tích. Tuy tuổi thọ của Tivi CRT cao hơn các dòng Tivi sau này, tuy nhiên nó lại không thể sản xuất với kích thước lớn vì tốn nhiều chi phí nguyên vật liệu. Việc thay thế Tivi CRT bằng loại Tivi cao cấp hơn là tất yếu và đã được thực hiện. Công nghệ LCD (Liquid Crystal Display – Công nghệ màn hình tinh thể lỏng) Công nghệ màn hình LCD được sử dụng rộng rãi từ những năm 1970 bắt đầu từ những chiếc đồng hồ điện tử. Như tên của nó, LCD hay Liquid Crystal Display (màn hình tinh thể lỏng) là một dạng chất lỏng được ghép giữa hai tấm thủy tinh nền và nó thay đổi tính chất khi có dòng điện chạy qua. Màn hình tinh thể lỏng là một loại màn hình có cấu trúc điểm ảnh cố định. Mỗi điểm ảnh có ba phân điểm ảnh mang màu đỏ, xanh và xanh dương. Hình ảnh trên màn hình LCD phẳng được một đèn nền phía sau tạo ra. Hình ảnh sẽ đi qua một bộ lọc phân cực và mỗi phân điểm ảnh đều có các tinh thể cực nhỏ mà chúng sẽ tạo ra các mức độ sáng khác nhau. Hình 1.5 – Công nghệ màn hình tinh thể lỏng (LCD)  Nguồn : Ban đầu LCD chỉ là loại màn hình đen trắng nhưng sau này được phát triển thêm màu, nhưng vẫn dùng công nghệ tương tự. Màn hình tinh thể lỏng cần một đèn nền phía sau vì bản thân nó không tự phát sáng. Theo hình minh họa, mỗi điểm ảnh của màn hình LCD phải được chiếu sáng từ một nguồn sáng nền ở phía sau. Để đáp ứng với chất lượng hình ảnh rõ nét khi sản xuất Tivi, màn hình LCD nhất thiết phải có đèn nền hỗ trợ với độ sáng càng lớn càng tốt. Hiện tại có hai loại đèn nền được dùng trong công nghệ sản xuất màn hình tinh thể lỏng là CCFL (Cold Cathode Fluorescent Lights – đèn huỳnh quang âm cực lạnh) và LED (Light Emitting Diode – đèn điốt phát quang). CCFL là công nghệ đèn nền phổ biến trên Tivi LCD và nó bao gồm một dãy các đèn huỳnh quang được xếp lớp song song theo phương ngang của Tivi. Khi mới ra đời, đèn huỳnh quang âm cực lạnh là sự lựa chọn tối ưu cho Tivi LCD. Nhưng so với công nghệ mới LED, đèn huỳnh quang âm cực lạnh có tuổi thọ và độ sáng kém hơn, do đó xu thế phát triển sẽ khiến LED trở thành đèn nền của LCD trong thời gian tới. Đặc điểm ưu việt về cấu tạo đã khiến màn hình sử dụng công nghệ LCD mỏng hơn hẳn so với Tivi sử dụng công nghệ CRT. Hơn nữa, Tivi LCD cũng được biết đến bởi khả năng thể hiện được hình ảnh sắc nét với kích thước lớn hơn trước. Thêm một lợi thế khác của LCD là khả năng tiêu thụ năng lượng hiệu quả. Điều này giúp góp phần tiết kiệm năng lượng điện cho người sử dụng. Tuy vậy, với góc nhìn hẹp hơn Tivi CRT, nếu để quá nghiêng so với phương vuông góc, rất khó có thể quan sát thấy hết hình ảnh hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng. Yếu hơn về góc nhìn chưa phải là nhược điểm duy nhất, khả năng tái hiện các gam màu tối, đặc biệt là các cung bậc của màu đen cũng là điểm trừ của công nghệ này. Công nghệ Plasma Hình 1.6 – Công nghệ Plasma  Nguồn : Theo sau công nghệ màn hình tinh thể lỏng là công nghệ Plasma. Đây là công nghệ hoàn toàn khác vì không sử dụng đèn nền, các Tivi sử dụng công nghệ Plasma xuất sắc hơn về khả năng tái tạo các mức độ của dải màu xám đen, khiến việc hiển thị các cảnh tối chi tiết và trung thực. Công nghệ Plasma thể hiện màu sắc rõ nét hơn vì mỗi điểm ảnh được chiếu sáng một nguồn sáng riêng. Hỗn hợp lớp phủ Magiê Ôxit bên trong chứa các điện cực nằm dọc và ngang giúp màu sắc qua các bản Plasma cho hình ảnh trung thực hơn ở bất kỳ góc nhìn nào. Chi phí để sản xuất Tivi Plasma trước đây còn cao với những màn hình có kích thước lớn (từ 42 inches trở lên) Tuy nhiên với công nghệ phát triển, hiện nay đã có những màn hình Plasma lớn kỉ lục (như chiếc Tivi Plasma Panasonic giới thiệu trong triển lãm CES 2010 với kích thước lên đến 152 Inches). Tivi Plasma có một nhược điểm lớn khi vẫn xuất hiện hiệu ứng cửa sổ màn hình (screen door) tức là nhìn thấy cả lưới khoảng không mờ mờ giữa các điểm ảnh. Mặc dù ít gặp ở các sản phẩm đời mới, các Tivi Plasma đời cũ cũng luôn bị đề phòng bởi căn bệnh cháy hình, thường gặp khi hiển thị các hình ảnh đồ họa tĩnh như logo kênh hay thanh chạy quá lâu ở một chỗ, khiến tạo ra vết vĩnh cửu của hình đó kể cả khi đã chuyển sang kênh khác. Nhưng với những ưu điểm vượt trội về góc nhìn và độ tương phản đen – trắng, tivi Plasma vẫn tạo được chỗ đứng riêng trong thị trường Tivi màn hình phẳng hiện nay Công nghệ OLED (Organic Light Emitting Diode: điốt phát sáng hữu cơ) Trong thời gian gần đây công nghệ hiển thị OLED đang được nhắc đến nhiều và nổi lên như là một ứng cử viên sáng giá thay thế cho công nghệ sản xuất Tivi hiện tại. Các OLED là các thiết bị thể rắn cấu tạo từ các tấm phim mỏng làm từ các hợp chất hữu cơ. Tấm phim này sẽ phát ra ánh sáng khi được cung cấp điện năng. OLED có thể tạo ra những hình ảnh sáng và rõ nét hơn nhưng lại tiêu thụ ít điện năng hơn. Giống như một điốt phát quang LED, một điốt phát quang hữu cơ OLED là một thiết bị bán dẫn thể rắn có độ dày từ 100 đến 500 nanomet hay khoảng 200 lần nhỏ hơn đường kính sợi tóc. Các OLED có hai lớp vật liệu hữu cơ là bản truyền dẫn và bản hấp thụ. Vật liệu cấu tạo nên hai bản này cũng có thể là một loại hợp chất cao phân tử đặc biệt khác tùy theo chức năng của màn hình OLED định sản xuất. Điều đặc biệt và ưu việt hơn của OLED là kích thước mỏng nhẹ không ngờ của màn hình này. Thậm chí trong tương lai, rất có thể công nghệ OLED sẽ có bước phát triển vượt bậc khi khiến cho màn hình tivi có thể uốn cong hay không thấm nước với kích thước bất kỳ. Hình 1.7 – Công nghệ điốt phát sáng hữu cơ (OLED)  Nguồn : Tuy nhiên, trong hiện tại, việc sản xuất đại trà Tivi với công nghệ OLED vẫn còn gặp khó khăn vì vấn đề chi phí, do đó số lượng Tivi OLED trên thị trường còn ít và chủ yếu được triển lãm trong các hội chợ công nghệ quốc tế. Tivi LCD Vận dụng các yếu tố công nghệ kết hợp với kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính.. Các công ty điện tử hàng đầu thế giới đã cho ra đời Tivi LCD. Dựa trên nền tảng công nghệ của màn hình tinh thể lỏng. Tivi LCD mang đầy đủ những đặc điểm nổi trội của công nghệ này, đó là kích thước nhỏ gọn cùng với chất lượng hình ảnh sắc nét, có thể đạt đến tiêu chuẩn Full HD – thể hiện tối đa hơn hai triệu điểm ảnh với màu sắc rực rỡ và độ tương phản đen trắng ở mức cao. Tivi với màn hình tinh tể lỏng ra đời có thể coi là bước đột phá về công nghệ, thay thế hoàn hảo công nghệ bóng đèn hình CRT cồng kềnh và chất lượng thấp trước đây. Ngoài ra, một lợi thế của Tivi LCD trên thị trường hiện nay chính là có thể sản xuất với kích thước lớn, mỏng nhẹ, và tiết kiệm điện năng. Tivi LCD cũng được cải tiến không ngừng để cạnh tranh với các công nghệ như Plasma đang phổ biến hay như OLED hiện đại hơn song giá thành sản xuất hàng loạt còn khá đắt. Với sự cải tiến trong việc phát triển nguồn sáng phía sau, Tivi LCD hiện nay được chia làm 2 loại. Loại Tivi LCD sử dụng đèn nền công nghệ huỳnh quang âm cực lạnh (CCFL) và loại sử dụng đèn nền công nghệ điốt phát quang (LED). Hai loại này tại thị trường Việt Nam hiện nay đều đang được bày bán rộng rãi. Do hiệu quả của quảng cáo và truyền thông, một số lượng khách hàng bị nhầm lẫn Tivi LCD và công nghệ đèn nền LED sử dụng trên Tivi LCD. Trên thực tế Tivi sử dụng công nghệ LED vẫn là một Tivi LCD thông thường nhưng ánh sáng nền sử dụng là điốt phát quang. Do đó, có thể coi Tivi LCD hiện nay có hai loại là Tivi LCD thông thường (Tivi LCD sử dụng đèn nền huỳnh quang âm cực lạnh CCFL) và Tivi LED với màu sắc và độ tương phản vượt trội (Tivi LCD sử dụng công nghệ đèn nền điốt phát quang) Về cấu tạo và phân loại như vậy, tính năng của Tivi LCD hiện nay cũng được bổ sung và hoàn thiện hơn hẳn các Tivi công nghệ CRT trước đây. Trước hết là tính năng kết nối đa dạng. Với Tivi LCD hiện tại, chúng ta có thể dễ dàng kết nối thiết bị này với bất kì nguồn phát nào khác qua các cổng tiêu chuẩn (cổng tiêu chuẩn HDMI, cổng VGA/DVI, cổng Component, cổng Composite, cổng Headphone, cổng Digital Audio S/PDIF..) Bên cạnh đó, việc bổ sung cổng USB và khe cắm thẻ nhớ trực tiếp trên Tivi LCD cũng đem lại sự thuận lợi cho người sử dụng trong quá trình thưởng thức hình ảnh hay âm thanh. Khi chụp một album ảnh hay quay phim, chúng ta có thể trực tiếp thưởng thức ngay san phẩm nghệ thuật của mình qua việc đồng bộ thẻ nhớ máy ảnh với Tivi mà không cần thêm thiết bị nào khác. Một vài Tivi thế hệ mới cho phép kết nối trực tiếp Tivi LCD với mạng Internet qua cổng Lan, đem lại sự tiện lợi vô cùng cho sản phẩm này. Phải nói rằng sự ra đời công nghệ Tivi LCD, kết hơp với các công nghệ khác phát triển đã đem lại một sản phẩm công nghệ hiện đại mà con người khó có thể tưởng tượng được trong khoảng 50 – 60 năm trước. Tivi LCD ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ thông tin, nghe nhìn, giải trí. Từ đây công nghệ sẽ phát triển theo một bước đi khác mà Tivi giờ đây không chỉ đơn thuần là chiếc máy thu hình. Khái quát các vấn đề về marketing trong thị trường về Tivi Tổng quan về thị trường Tivi Không như những năm 80 của thế kỉ trước, khi máy thu hình là một thiết bị đắt đỏ và hiếm gặp. Tivi nói chung và Tivi LCD nói riêng hiện tại đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Được xuất hiện tràn ngập trong các siêu thị điện máy lớn nhỏ cùng với các phương tiện thông tin đại chúng, Tivi là mặt hàng phổ biến mà hầu như mỗi gia đình Việt Nam nào cũng sở hữu. Cùng với những bước tiến công nghệ nhanh chóng, các nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều loại Tivi có công nghệ vượt trội với giá thành thấp, phù hợp với thu nhập trung bình của người Việt Nam. Với mức chi phí thấp do được sản xuất hàng loạt trên công nghệ tiên tiến, LCD hiện nay đã có thể sản xuất đại trà nhanh chóng, và hiện đang là loại Tivi được sử dụng rộng rãi nhất tại các thị trường lớn trên thế giới hiện nay như Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản. Vì vậy, tuy đây không phải là công nghệ mới nhất, song lại đang có chỗ đứng vững chãi và chiếm thị phần lớn trong số các loại Tivi đang được bán rộng rãi trên toàn thế giới. Thế giới đang chuyển sang nền tảng kỹ thuật số, dần thay thế analog và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hiện nay tại các thành phố lớn, LCD đang chiếm thế thượng phong, còn dòng tivi CRT vẫn còn chỗ đứng tại thị trường nông thôn. Việc phát triển của thị trường LCD là tất yếu nhưng còn phụ thuộc vào kỹ thuật phát sóng truyền hình kỹ thuật số trong thời gian tới. Thị trường mục tiêu Tivi nói chung hay Tivi LCD nói riêng hiện là sản phẩm điện tử tiêu dùng phổ biến tại Việt Nam. Thị trường mục tiêu của các hãng sản xuất Tivi LCD t