Gần đây, nhiều hội nghịquốc tếvềbảo vệmôi trường đã có công ước tăng cường
nghiên cứu đểkhai thác các dạng năng lượng sạch như: gió, mặt trời, sinh khối. nhằm hạn
chếviệc sửdụng nhiên liệu hoá thạch (xăng, dầu, than.) đồng thời giảm thiểu ô nhiễm
môi trường sinh thái bảo vệtầng ôzôn trong phạm vi toàn cầu.
Gió là năng lượng (NL) thiên nhiên vô cùng lớn, có liên tục quanh năm ngày tháng
cũng như đêm (không có tính chu kỳnhưNL mặt trời). Vài năm trởlại đây, một sốViện
nghiên cứu và trường Đại học đã tiến hành nghiên cứu thăm dò sửdụng năng lượng gió
(NLG) phục vụsản xuất nông nghiệp như: phát điện và bơm nước; bước đầu đã cho một số
kết quảkhảquan. Tuy nhiên, đểcó thể ứng dụng NLG phục vụsản xuất có hiệu quả, đặc
biệt là trong nuôi trồng thuỷsản, trong đó con tôm điển hình là loại sản phẩm có giá trị
thương phẩm cao cần đầu tưkinh phí và thời gian đểnghiên cứu tiếp. Qua ý kiến thăm dò từ
Bộthuỷsản cho thấy, các cơsởsản xuất tôm giống cũng nhưtôm thương phẩm ởvùng sâu
vùng xa rất cần nguồn NL tại chỗ, trong đó tiện lợi hơn vẫn là nguồn NLG, loại NL này khi
sửdụng không gây ô nhiễm nguồn nước.
Nuôi tôm giống cũng nhưnuôi tôm thương phẩm rất cần nguồn động lực vào công
việc như: Bơm nước, sục khí và phát điện. Nhóm cán bộ ởBộmôn Nghiên cứu Tự động
hoá thuộc Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệSau thu hoạch đã tập trung giải quyết
thoả đáng yêu cầu này của ngành thuỷsản.
Phương pháp nghiên cứu ở đây đã tập trung vào 4 mục tiêu chủyếu nhưsau:
- Điều tra khảo sát nguồn NLG ởmột sốvùng nuôi tôm và khảnăng ứng dụng dạng
NL này.
- Từlý thuyết và các nguồn tài liệu, kếthừa cách tính toán, lựa chọn và thiết kếcác
bộphận chủchốt, có cải tiến đểphù hợp với điều kiện NLG và công nghệchếtạo
ởViệt Nam.
81 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị để sử dụng năng lượng gió trong sản xuất, sinh hoạt nông nghiệp và bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n
viÖn khoa häc thñy lîi
b¸o c¸o tæng kÕt chuyªn ®Ò
nghiªn cøu lùa chän c«ng nghÖ vµ thiÕt bÞ ®Ó sö
dông n¨ng l−îng giã trong s¶n xuÊt, sinh ho¹t
n«ng nghiÖp vµ b¶o vÖ m«i tr−êng
thuéc ®Ò tµi kc 07.04:
“nghiªn cøu, lùa chän c«ng nghÖ vµ thiÕt bÞ ®Ó khai th¸c vµ
sö dông c¸c lo¹i n¨ng l−îng t¸i t¹o trong chÕ biÕn n«ng,
l©m, thñy s¶n, sinh ho¹t n«ng th«n vµ b¶o vÖ m«i tr−êng”
Chñ nhiÖm chuyªn ®Ò: kS nguyÔn tÊn anh dòng
5817-9
16/5/2006
hµ néi – 5/2006
TÓM TẮT NỘI DUNG
Gần đây, nhiều hội nghị quốc tế về bảo vệ môi trường đã có công ước tăng cường
nghiên cứu để khai thác các dạng năng lượng sạch như: gió, mặt trời, sinh khối... nhằm hạn
chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch (xăng, dầu, than...) đồng thời giảm thiểu ô nhiễm
môi trường sinh thái bảo vệ tầng ôzôn trong phạm vi toàn cầu.
Gió là năng lượng (NL) thiên nhiên vô cùng lớn, có liên tục quanh năm ngày tháng
cũng như đêm (không có tính chu kỳ như NL mặt trời). Vài năm trở lại đây, một số Viện
nghiên cứu và trường Đại học đã tiến hành nghiên cứu thăm dò sử dụng năng lượng gió
(NLG) phục vụ sản xuất nông nghiệp như: phát điện và bơm nước; bước đầu đã cho một số
kết quả khả quan. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng NLG phục vụ sản xuất có hiệu quả, đặc
biệt là trong nuôi trồng thuỷ sản, trong đó con tôm điển hình là loại sản phẩm có giá trị
thương phẩm cao cần đầu tư kinh phí và thời gian để nghiên cứu tiếp. Qua ý kiến thăm dò từ
Bộ thuỷ sản cho thấy, các cơ sở sản xuất tôm giống cũng như tôm thương phẩm ở vùng sâu
vùng xa rất cần nguồn NL tại chỗ, trong đó tiện lợi hơn vẫn là nguồn NLG, loại NL này khi
sử dụng không gây ô nhiễm nguồn nước.
Nuôi tôm giống cũng như nuôi tôm thương phẩm rất cần nguồn động lực vào công
việc như: Bơm nước, sục khí và phát điện. Nhóm cán bộ ở Bộ môn Nghiên cứu Tự động
hoá thuộc Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch đã tập trung giải quyết
thoả đáng yêu cầu này của ngành thuỷ sản.
Phương pháp nghiên cứu ở đây đã tập trung vào 4 mục tiêu chủ yếu như sau:
- Điều tra khảo sát nguồn NLG ở một số vùng nuôi tôm và khả năng ứng dụng dạng
NL này.
- Từ lý thuyết và các nguồn tài liệu, kế thừa cách tính toán, lựa chọn và thiết kế các
bộ phận chủ chốt, có cải tiến để phù hợp với điều kiện NLG và công nghệ chế tạo
ở Việt Nam.
2
- Trên cơ sở một số mẫu máy nhập ngoại như: bơm nước cột áp thấp, sục khí, máy
phát điện, tiến hành chép mẫu, cải tiến và chế tạo thử.
- Thử nghiệm trong điều kiện sản xuất, cải tiến để hoàn thiện mẫu, khảo nghiệm để
có được các số liệu về chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật.
Kết quả nghiên cứu:
- Đã có mẫu ĐCG trục ngang 12 cánh, đường kính turbine 3,6 m, đặt cao 11m, đạt
công suất tối đa 1,5 Hp. Giải làm việc thông thường với vận tốc gió 2,5 ÷ 8 m/s (có
thể cho phép tới 15 m/s) phù hợp với điều kiện gió các vùng ven biển phía Bắc.
- Theo tính toán và kết quả ban đầu, bơm nước bằng sức gió loại bơm vít xoắn cột
áp thấp đã đáp ứng nhu cầu cung cấp và thay nước trong ao nuôi tôm giống thử
nghiệm, sâu 1,3 m. Bằng các dụng cụ đo lường chính xác đã xác định năng suất
bơm tối đa 60 m3/h, cột áp tối đa 2,5 m.
- Thiết bị sục khí, ở đây lựa chọn giải pháp mới đó là phương pháp sục khí bằng hệ
thống ống dẫn ngầm ở lưng chừng ao, do máy nén khí chạy bằng NLG cung cấp,
công suất yêu cầu tối đa 1 Hp, áp lực 7 at.
Kết luận:
- Đề mục đã hoàn thành đúng tiến độ, nội dung và chất lượng sản phẩm như thuyết
minh trong ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI vạch ra, đảm bảo các thông số kỹ thuật và
đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất tôm giống, đủ lượng oxygen bổ sung lớn hơn 5
mg O2/lít, thay đổi nước trong ao, đảm bảo t ỷ lệ thay từ 40 ÷ 60% nước sạch,
độ mặn nhỏ hơn 30%, độ pH là 7,5 ÷ 9, do đó tôm giống phát triển tốt.
- Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học ở đây là đã giải quyết vấn đề học thuật,
mạnh dạn đưa nguồn NL không truyền thống vào phục vụ sản xuất ở vùng sâu
vùng xa. Đã có mẫu ĐCG phù hợp cho vùng ven biển phía Bắc phục vụ nuôi
trồng thuỷ sản quy mô nhỏ. Ứng dụng công nghệ sục khí mới đã có hiệu quả, lựa
3
chọn cỡ, kiểu bơm phù hợp. Do kết cấu hệ thống hợp lý nên đã phối hợp nhịp
nhàng để một ĐCG có thể chạy luân phiên 1 trong 2 máy (bơm, sục khí).
- Hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nhiên liệu hoá thạch, tương đương 5 triệu đồng và
sau 3 năm thu hồi vốn.
- Đây là mô hình nên nhân rộng cho vùng nuôi tôm có NLG gió ổn định.
4
Môc lôc
Trang
TÓM TẮT NỘI DUNG ……………………………………………………… 2
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………… 6
CHƯƠNG I. VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG 8
GIÓ PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT …………………..
1-1. Nghiên cứu và sử dụng năng lượng gió điển hình ở một số nước trên thế giới 8
1-2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng năng lượng gió ở Việt nam ……………… 9
1-2.1. Tiềm năng năng lượng gió ở Việt nam …………………………… 9
1-2.2. Việc nghiên cứu sử dụng năng lượng gió ………………………… 11
1-2.3. Máy phát điện gió nhập ngoại hiện đang sử dụng ở Việt Nam …… 15
1-3. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu và phục vụ ………………………………... 15
CHƯƠNG II. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÀ NHU 16
CẦU NĂNG LƯỢNG CHO CƠ SỞ NUÔI TÔM Ở VIỆT NAM
2-1. Năng lực nuôi trồng thuỷ sản của nước ta ………………………………….. 16
2-2. Các hình thức nuôi tôm hiện nay …………………………………………… 17
2-3. Các chỉ tiêu chất lượng nước ở ao đầm nuôi tôm ………………………….. 18
2-4. Thiết bị cơ điện phục vụ nuôi tôm theo kiểu công nghiệp …………………... 19
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ ĐỘNG CƠ 21
GIÓ PHÙ HỢP ĐIỀU KIỆN CÁC TỈNH VEN BIỂN PHÍA BẮC …
3-1. Một số kiểu ĐCG được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất và đời sống …….. 22
3-1.1. Phân loại động cơ gió: …………………………………………… 22
3-1.2. Ưu nhược điểm của từng loại: ……………………………………. 24
3-1.3. Lựa chọn kiểu ĐCG để bơm nước mực nước thấp và sục khí nuôi tôm: …… 26
5
3-2. Tính toán và thiết kế động cơ gió trục ngang, tốc độ thấp …………………... 26
3-2.1. Cơ sở lý thuyết được áp dụng: ……………………………………. 26
3-2.2. Những góc nghiêng và dạng cánh ở turbine gió: …………………. 32
3-2.3. Nguyên lý làm việc động cơ gió:…………………………………... 34
3-2.4. Tính toán và thiết kế ĐCG kéo máy bơm nước có lưu lượng 30 ÷ 60 m3/h:.. 36
3-2.5. Hệ thống an toàn ở động cơ gió:………………………………….. 38
3-2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của động cơ gió: 40
CHƯƠNG IV. LỰA CHỌN, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ BƠM NƯỚC CỘT ÁP 42
THẤP VÀ THIẾT BỊ SỤC KHÍ AO NUÔI TÔM …………………
4-1. Bơm nước ………………………………………………………………….... 42
4-1.1 Phân loại và lựa chọn bơm nước cột áp thấp:……………………... 42
4-1.2. Xác định một số kích thước cơ bản bơm xoắn (bơm vít):……………………... 44
4-2. Hệ thống sục khí …………………………………………………………….. 45
CHƯƠNG V. THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG BƠM NƯỚC - SỤC KHÍ BẰNG SỨC GIÓ 47
5-1. Thử nghiệm tại cơ sở chế tạo bơm ………………………………………….. 47
5-1.1. Phương tiện thử nghiệm: …………………………………………. 48
5-1.2. Kết quả thử nghiệm thu được (trung bình sau 3 lần nhắc lại):……. 48
5-2. Thử nghiệm ở ao nuôi tôm …………………………………………………. 49
5-2.1. Kết quả thử nghiệm bơm xoắn chạy bằng sức gió:………………... 50
5-2.2. Kết quả thử nghiệm với hệ thống sục khí:…………………………. 50
TỔNG QUÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ……………………………………... 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ……………………………………………………… 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….. 56
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………….
6
LỜI MỞ ĐẦU
Năng lượng hoá thạch (xăng, dầu, than đá...) ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu
NL cho sản xuất và sinh hoạt của con ngườì ngày một tăng, không bao lâu nữa chúng ta sẽ
cùng nhau chia sẻ sự khủng khoảng trầm trọng về NL. Mặt khác, khi dùng loại NL này sẽ
kéo theo ô nhiễm môi trường, (nguồn nước và không khí bị nhiễm bẩn), đồng thời phá huỷ
tầng Ozone gây hiểm hoạ cho con người về các bệnh nan y.
Trước đây, tính khả thi của đề án thiết kế một công trình NL được quyết định bởi
các yêu cầu về mặt kinh tế và kỹ thuật, thì bây giờ chỉ tiêu về môi trường đã trở nên đáng
quan tâm. Ta đã biết, các động cơ sử dụng nhiên liệu hoá thạch khi vận hành đã thải ra môi
trường các chất độc hại cho con người, chẳng hạn carbon dioxide (CO2), sulfur oxide
(SO2), nitrogen oxide (NOx), carbon monoxide (CO)...
Gần đây, việc sử dụng các dạng NL tái tạo được thế giới hết sức quan tâm nhằm
giải quyết sự thiếu hụt về NL hoá thạch, đồng thời góp phần giảm thiếu ô nhiễm môi sinh.
Theo tính toán của các nhà khoa học, nguồn NLG mà trái đất nhận được hàng năm chừng
109 tỷ kWh (lược), nhưng chúng ta mới chỉ sử dụng NL này với một lượng quá ít ỏi, chủ
yếu ở các nước phát triển như Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Nga, Nhật. v.v…
Nước ta, việc nghiên cứu ứng dụng NLG, NL mặt trời để phát điện, làm nguồn động
lực trong chế biến nông hải sản đã được một số cơ quan thuộc Viện nghiên cứu và trường
Đại học tiến hành trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và ứng
dụng vào sản xuất còn bộc lộ nhiều vướng mắc, có thể là một trong các nguyên nhân như:
Một số vùng ven biển và hải đảo có vận tốc gió cao, song thường xuyên có bão
hoặc không có nhu cầu cho sản xuất, hoặc luôn dựa vào nguồn NL từ các máy phát
điện chạy bằng động cơ đốt trong.
Hầu hết các vùng trong đất liền có vận tốc gió thấp, không ổn định, trừ một số
nơi có gió địa hình có thể thuận lợi cho các động cơ gió (ĐCG) hoạt động tốt
nhưng không nhiều.
7
Giá tiền thiết bị và lắp đặt còn quá cao so với thu nhập hiện nay ở hầu hết các hộ
nông dân.
Thiết bị chưa hoàn thiện, tuổi thọ chưa cao (do công nghệ và vật liệu chế tạo),
đây là yếu tố chính mà đề tài cần nghiên cứu tiếp để khắc phục.
Hiện nay, nhiều tỉnh thuộc ven biển đang phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong môi
trường nước mặn và nước lợ. Năm 2003, phấn đấu đạt xuất khẩu 2,3 triệu USD. Con tôm
muốn phát triển tốt thì môi trường sống phải đảm bảo, nước cần đủ lượng Oxygen, độ
trong, độ sạch, độ mặn (%), độ pH.... Để có được các tiêu chuẩn cần thiết nêu trên, phải
thay nước và sục khí hàng ngày mà lâu nay người dân vẫn thường dùng các động lực là
động cơ đốt trong hoặc động cơ điện. Dùng động lực chạy bằng nhiên liệu lỏng không
những tốn kém về đầu tư và chi phí sử dụng mà còn làm ô nhiễm không khí, hỏng môi
trường nước nên tôm bị bệnh hoặc chết làm cho giá thành sản xuất tôm lên quá cao.
Qua điều tra và khảo sát ở một số cơ sở nuôi tôm thuộc 4 tỉnh Quảng Ninh, Thái
Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá... kết quả phân tích số liệu về vận tốc gió đã khẳng định,
60% thời gian trong ngày có khả năng sử dụng NLG để phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Xây dựng báo cáo chuyên đề vùng nuôi tôm ven biển phía Bắc Việt Nam và nhu
cầu sử dụng NLTT phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
+ Mẫu hệ thống bơm nước và sục khí bằng ĐCG công suất 1,5 Hp phục vụ nuôi
trồng thuỷ sản.
- Phạm vi ứng dụng: Trước hết là phục vụ nuôi tôm trong khuôn khổ của ao ươm
giống hoặc ao đầm có diện tích nhỏ để thử nghiệm về cung cấp nước và sục khí.
* * *
8
CHƯƠNG I
VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG GIÓ PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT
1-1. Nghiên cứu và sử dụng NLG điển hình ở một số nước trên thế giới
Trong các loại NL sạch thì gió là một nguồn NL vô cùng lớn, không có tính chu kỳ
như NL mặt trời. Nhiều nước trên thế giới có NLG lớn mà vận tốc gió lại ổn định như Hà
Lan, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp... Những nước này xem NLG là nguồn động lực để phát điện
hoà vào lưới điện quốc gia hoặc chạy các máy công tác như bơm nước, nghiền, xay xát và
chế biến nông phẩm. v.v…
Về lĩnh vực nghiên cứu: Người ta đã đi từ turbine gió đơn giản đến turbine gió hiện
đại, có hệ thống tự động ổn định số vòng quay máy công tác; đối với máy phát điện cần ổn
định được tần số (Hz) và điện áp (V). Mặt khác, cỡ công suất được phân ra thành: loại nhỏ
( 100kW). Hiện nay, cỡ công suất lớn
đang được đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất ở hầu hết các nước có công
nghiệp tiên tiến. Máy phát điện sức gió lớn nhất thế giới hiện nay do Đan Mạch chế tạo lên
tới 3 MW.
Ở một số nước, NLG được xem như một nguồn NL quan trọng đã đóng góp một
phần đáng kể trong việc cân bằng NL quốc gia. Hoa Kỳ đang dẫn đầu thế giới về nghiên
cứu và sử dụng NLG, với tổng công suất hiện nay gần 8.000 MW (trong 16.000 máy).
Châu Âu đang thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ về nghiên cứu và sử dụng NLG nhờ nỗ lực
của Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha. Năm nước Bắc Âu như: Đan Mạch, Phần Lan, Nauy,
Thuỵ Điển và Aixơlen đang triển khai sử dụng NL tái tạo, trong đó có 4 nước đã thực hiện
hoà vào lưới điện quốc gia và chiếm gần 80% tổng công suất phát điện sức gió của EC.
Hiện nay, nhiều Hãng sản xuất ĐCG đứng hàng đầu thế giới, đa phần thuộc về Châu Âu
với trên 80% thị phần. Đến năm 2030, mục tiêu của Hiệp hội NLG Châu Âu phấn đấu đạt
150.000 kW tổng công suất các loại ĐCG, [9]. Ngay từ năm 1996, người ta đã thống kê về
tỷ lệ điện năng sử dụng từ máy phát điện gió so với tổng điện năng toàn quốc ở một số
9
nước như: Thuỵ Điển 12%, Mỹ 10%, Hà Lan 10%, Đan Mạch 10%, Đức 8% và các nước
thuộc Liên Xô (cũ) 9,5%, [10].
Nhiều nước đã điều chỉnh chính sách NL hướng về các nguồn NL mới và NL tái tạo
(gió, mặt trời, thuỷ điện...) Đức và Đan Mạch đã giành riêng số tiền trợ cấp để khuyến
khích cho các nơi dùng NL mới. Hiện nay, giá lắp đặt máy phát điện gió gần tương đương
với thuỷ điện, nhưng chỉ bằng 63% so với nhiệt điện và bằng 36% điện mặt trời. Bình quân
1 triệu USD cho 1MW máy phát điện gió [16].
Khu vực Châu Á, Trung Quốc là nước dẫn đầu phát triển việc nghiên cứu và sử
dụng nguồn NLG, đặc biệt chú trọng các loại ĐCG cỡ nhỏ. Trung bình hàng năm sản xuất
ra 2.000 ĐCG phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở vùng nông thôn xa xôi. Tại Nội Mông đã có
13.000 ĐCG các cỡ đang hoạt động để phát điện và chạy các máy chế biến. Chính quyền
địa phương đã có những biện pháp khuyến khích hỗ trợ giá cho các nhà máy chế tạo ĐCG;
ví dụ, khi bán đi một ĐCG sẽ được nhận 25 USD từ ngân hàng địa phương.
1-2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng NLG ở Việt Nam
1-2.1. Tiềm năng NLG ở Việt nam:
Việt nam có trên 3.000 km bờ biển từ Bắc chí Nam và gần 3.000 đảo lớn nhỏ, phần
lớn có dân cư sinh sống, tại đây có gió mùa quanh năm nhưng mật độ NL (kWh/m2) và
tính ổn định rất khác nhau bởi đặc điểm về địa lý và địa hình quyết định. Các vùng được
xem là có tiềm năng gió tương đối mạnh như: Bạch Long Vĩ, Trường Sa, Quy Nhơn,
Quảng Bình, Phủ Liễn, Phan Thiết, Cửa Tùng, Móng Cái, Quảng Ninh... [1]. Mật độ NLG
trong năm tính bằng kWh/m2 ở độ cao 10 m , được tính theo công thức [1]:
20
⎛ 3 ⎞ −3
E = 0,6125. . .10 , kWh (1)
⎜∑vi ti ⎟ 2
⎝ i=3 ⎠ m
Trong đó: ti - Số giờ có vận tốc gió trung bình ( Vi ) trong năm, m/s.
Vì vậy, mỗi địa phương có vị trí địa lý và địa hình khác nhau nên vận tốc gió và do
đó giá trị mật độ NLG không giống nhau, ví dụ:
10
2
- Tây Nguyên 600 kWh/m -năm
2
- Đồng bằng sông Hồng 250 kWh/m -năm
2
- Quảng Nam, Quảng Ngãi 400 kWh/m -năm
- Hà Nam Ninh, Cam Ranh, Vũng Tàu 700÷ 800 kWh/m2-năm
- Tiền Giang, Cà Mau 500 kWh/m2-năm
- Bờ biển Bắc Trung bộ 500 ÷ 600 kWh/m2-năm
- Các Hải đảo phía Đông, 3.000 ÷ 4.000 kWh/m2-năm.
Hình 1a,b đã minh hoạ mật độ NLG và vận tốc gió ở đảo Cô Tô và trạm Rạch Giá
[8]. Qua biểu đồ ta thấy, ở huyện đảo Cô Tô mật độ NLG và vận tốc gió tương đối ổn định
ở tất cả các tháng trong năm, lớn nhất là bốn tháng cuối năm. Trong khi trạm Rạch Giá cả
hai đại lượng đều biến động khá rõ rệt và cường độ gió mạnh nhất vào bốn tháng giữa
năm, yếu nhất là từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
300 E
250
2 200
kWh/m
, 150
ió
g
g
n
ợ 100
ư
l
g
n
ă 50
N
0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Hình 1a. Mật độ NLG và vận tốc gió ở đảo Cô Tô
11
120 E
100
80
2
60
40
NL gió, kWh/m
ộ 20
đ
t
ậ
M 0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Hình - 1b. Mật độ NLG và vận tốc gió ở trạm Rạch Giá
Mật độ NLG, kWh/m2-năm
Vận tốc gió trung bình, m/s.
Vận tốc gió trung bình tháng và năm ở 11 Trạm Khí tượng Thuỷ văn có khả năng sử
dụng ĐCG được ghi nhận ở Bảng 1.
Vận tốc gió trung bình (v, m/s)
B-1
Địa điểm Tháng trong năm
TT Trung bình năm
(trạm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Bãi cháy (đảo) 4,2 2,9 3,5 2,8 4,3 3,8 4,6 3,8 4,2 4,6 3,9 3,5 4,1
2 Phủ Liễn 4,3 4,1 4,5 4,7 5,0 4,0 3,8 3,4 3,6 41 4,2 3,7 4,2
3 Bạch Long vĩ 7,9 7,9 7,4 6,8 7,2 6,4 8,3 6,4 6,8 7,3 8,0 7,8 7,4
4 Nam Định 3,3 3,7 3,0 3,6 3,3 3,3 3,9 3,1 3,6 4,0 4,0 4,0 3,6
5 Quảng Bình 4,2 4,3 3,3 2,6 3,1 3,7 3,5 3,7 3,5 3,7 6,3 5,1 3,9
6 Quy Nhơn 4,3 4,6 3,3 3,7 3,4 4,0 4,0 4,0 2,9 2,9 5,4 6,4 4,1
7 Phan Thiết 4,1 4,7 4,3 3,9 3,2 3,5 3,5 3,8 3,0 2,8 3,3 3,8 3,7
8 Liên Khương 3,5 4,6 3,9 3,5 3,4 3,5 3,6 3,5 3,0 2,5 3,6 4,1 3,6
9 Vũng Tàu 3,9 5,2 5,3 4,4 3,4 3,7 3,6 3,7 2,9 2,6 3,1 2,9 3,7
10 Phú Quốc 2,7 2,6 3,0 2,9 3,3 4,6 4,9 5,1 3,9 2,8 3,0 3,8 3,6
11 Trường Sa 8,6 6,8 5,6 4,3 3,8 6,1 6,4 5,7 5,2 5,3 6,3 8,7 6,2
12
1-2.2. Việc nghiên cứu sử dụng NLG:
Chúng ta đã nhìn nhận và đánh giá đúng mức lợi ích sử dụng NLG ngay từ năm
1972, từ đó đã có các cơ quan đầu tư kinh phí để nghiên cứu, khởi đầu là Bộ Đại học (Bộ
Giáo dục và Đào tạo ngày nay). Tới nay, đã có thêm một số cơ quan cùng tham gia nghiên
cứu loại NL này như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh,
Viện Năng lượng, Trung tâm Năng lượng mới, Viện Kỹ thuật Quân sự..., những cơ quan
này ngoài việc nghiên cứu NLG là chính, còn nghiên cứu các dạng NL khác như: NL mặt
trời, NL sinh khối. Riêng NLG được tập trung nghiên cứu, thiết kế và chế tạo ĐCG kéo các
máy công tác như máy bơm nước, máy chế biến nông sản và máy phát điện cỡ nhỏ. Nhìn
chung, những mẫu máy nêu trên mới chỉ ở mức độ thử nghiệm thăm dò, nếu đưa vào sản
xuất cần phải nghiên cứu tiếp tục cùng với lựa chọn vật liệu, công nghệ chế tạo thích hợp,
điều kiện ứng dụng và đề xuất các phương án cải tiến tiếp theo thì mới có cơ hội hoàn hảo.
Bằng các nguồn thông tin từ nhiều cơ quan nghiên cứu ĐCG cho thấy tuổi thọ của máy quá
thấp, thường chưa được một năm máy đã ngừng hoạt động. Các trục trặc của máy thường
sảy ra phần lớn là thuộc về các cánh quạt ở loại quay nhanh (2 ÷ 3 cánh), do các ổ bi đỡ bị
phá vỡ hoặc bị kẹt vì thiếu bảo dưỡng hoặc không phù hợp với môi trường mặn ở biển.
Đã có các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước thuộc chương trình NL mới, qua kết quả
nghiên cứu của cơ quan đi trước, ta cũng được các tư liệu về tiềm năng NLG ở một số
vùng mang đặc trưng địa lý khác nhau. Đã có bản đồ về vận tốc gió và NLG của cả nước,
vẽ được các hoa gió trong từng tháng cho từng trạm. Qua hoa gió toát lên hướng gió thịnh
hành, tần suất vận tốc gió ... (xem hình 1 phần phụ lục).
Từ năm 1997 cho đến nay, Viện Cơ điện Nông nghiệp, nay là Viện Cơ điện Nông
nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch đã liên tục nghiên cứu sử dụng NL mặt trời để sấy
nông hải sản và NLG phát điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, chú trọng cho
vùng sâu, vùng xa - nơi xa lưới điện quốc gia. Để sử dụng NLG có hiệu quả, trước khi
lắp đặt máy, cần tiến hành điều tra khảo sát về vận tốc gió. Ví dụ đã khảo sát tại Xã đảo
Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; tỉnh Gia Lai và tỉnh Thanh Hoá.
13
Những địa điểm được sử dụng nguồn NL mới (gió, mặt trời) đã được Viện Cơ điện
Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt
và thử nghiệm như Xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh đã trang bị tủ sấy
hải sản bằng NL mặt trời và phát điện sức gió, kết quả khảo sát và thí nghiệm máy phát
điện gió (MFĐG) ở hình 2 ÷ hình 5. Nhà sấy hải sản bằng NL mặt trời kết hợp với khí
Ozone (O3) ở huyện đảo Cô Tô và Thanh Lân thuộc tỉnh Quảng Ninh, khối lượng sấy từ 25
đến 1.000 kg/mẻ. Phát điện sức gió ở huyện Quảng Xương - Thanh Hoá và 2 huyện thuộc
tỉnh Gia Lai... Công suất mỗi máy 500A. Đúc kết kinh nghiệm từ các cụm MFĐG đã
nghiên cứu và lắp đặt, chắc chắn