Ngày nay, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là vấn đề vô cùng quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển .
Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam đang ra sức bảo vệ thành quả của quá trình phát triển kinh tế thông qua việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý chất thải rắn.
Vạn vật trong thế giới tự nhiên đều chảy trong một chu kỳ của việc sử dụng và tái sử dụng. Sinh vật sống tiêu thụ nguyên liệu và cuối cùng lại trả nó cho môi trường qua các hình thức khác nhau.
Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng,
Chất thải rắn đề cập đến một loạt các loại phế liệu được coi là không còn giá trị sử dụng. Tuy nhiên , những gì là vô giá trị với người này có thể có giá trị đối với người khác. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. [1] Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Học cách làm giảm lượng chất thải sản xuất và tái chế các nguồn tài nguyên có giá trị chứa trong các chất thải là rất quan trọng nếu chúng ta muốn duy trì một môi trường sống tốt và bền vững.
Phân loại và lưu trữ chất thải rắn là khâu quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của chất thải, đến sức khỏe cộng đồng và quan điểm của quần chúng về việc vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn, nên việc hiểu rõ các yếu tố liên quan đến khâu này có ý nghĩa quan trọng, nhằm hiệu chỉnh để có được một hệ thống quản lý chất thải rắn chặt chẽ phù hợp với điều kiện môi trường của Việt Nam.
37 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu Quá trình phân loại và lưu trữ chất thải rắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Phân loại chất thải rắn theo tính chất vật lí 4
Theo tính chất vật lý chất thải rắn phân loại theo kích thước và tỉ trọng khối lượng. 4
Hình 2: Phân loại chất thải rắn theo thành phần hóa học 4
Theo thành phần hóa học, chất thải rắn được phân loại thành vô cơ và hữu cơ. Chất thải rắn vô cơ gồm chất thải vô cơ có thể tái chế và vô cơ không thể tái chế. 4
Hình 3: Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc tạo thành 5
Theo nguồn gốc tạo thành , chất thải rắn được phân loại thành chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn từ các nàh máy xử lý và chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp. 5
Hình 5: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải [1] 8
Hình 6: Thùng rác 2 ngăn 12
Hình 7: Xe thu gom rác 2 ngăn 12
Hình 8: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại các loại đô thị Việt nam năm 2007[6] 14
Hình 9: Các nguồn phát sinh chất thải rắn (2008) 14
Hình 10: Quá trình lưu trữ - vận chuyển chất thải rắn 17
Hình 11: Cấu tạo ngoài của thùng rác 3R- W[12] 26
Hình 12 : Cấu tạo trong của thùng chứa rác 3R- W[12] 26
Hình 13: Cấu tạo trong của thùng chứa rác nhỏ[12] 27
Hình 14: Thùng chứa rác cho nhiều hộ gia đình, cơ quan.[12] 28
Hình 15: Mô hình thải bỏ chất thải rắn ở nhà cao tầng 29
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tổng quan nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị [1] 6
Bảng 2. Thành phần của rác thải y tế theo các khu vực khác nhau ở Việt Nam 9
Bảng 3. Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại một số tỉnh, TP (tấn/năm) 10
Bảng 4: Loại và kích thước thùng chứa dùng để lưu trữ chất thải rắn tại nguồn [7] 16
Bảng 5: Phạm vi ứng dụng và hạn chế của các loại thùng chứa tại nguồn [7] 16
1. GIỚI THIỆU
Ngày nay, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là vấn đề vô cùng quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển .
Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam đang ra sức bảo vệ thành quả của quá trình phát triển kinh tế thông qua việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý chất thải rắn.
Vạn vật trong thế giới tự nhiên đều chảy trong một chu kỳ của việc sử dụng và tái sử dụng. Sinh vật sống tiêu thụ nguyên liệu và cuối cùng lại trả nó cho môi trường qua các hình thức khác nhau.
Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, …
Chất thải rắn đề cập đến một loạt các loại phế liệu được coi là không còn giá trị sử dụng. Tuy nhiên , những gì là vô giá trị với người này có thể có giá trị đối với người khác. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. [1] Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Học cách làm giảm lượng chất thải sản xuất và tái chế các nguồn tài nguyên có giá trị chứa trong các chất thải là rất quan trọng nếu chúng ta muốn duy trì một môi trường sống tốt và bền vững.
Phân loại và lưu trữ chất thải rắn là khâu quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của chất thải, đến sức khỏe cộng đồng và quan điểm của quần chúng về việc vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn, nên việc hiểu rõ các yếu tố liên quan đến khâu này có ý nghĩa quan trọng, nhằm hiệu chỉnh để có được một hệ thống quản lý chất thải rắn chặt chẽ phù hợp với điều kiện môi trường của Việt Nam.
2. NỘI DUNG
2.1. QUÁ TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN
Sự phân loại chất thải rắn có thể theo ngành sản xuất , hoạt động xã hội, khả năng tái sinh tái chế và mức độ nguy hại…Tuy nhiên do tính vô cùng phong phú đa dạng về đặc tính và thành phần của chúng nên rất khó phân loại chính xác.
2.1.1. Phân loại chất thải rắn
2.1.1.1. Phân loại theo tính chất vật lý
Chất thải rắn
Kích thước
Tỉ trọng- Khối lượng
Hình 1: Phân loại chất thải rắn theo tính chất vật lí
Theo tính chất vật lý chất thải rắn phân loại theo kích thước và tỉ trọng khối lượng.
2.1.1.2. Phân loại theo thành phần hóa học
Chất thải rắn
Vô cơ
Hữu cơ
Vô cơ có thể tái chế
Vô cơ không thể tái chế
Hình 2: Phân loại chất thải rắn theo thành phần hóa học
Theo thành phần hóa học, chất thải rắn được phân loại thành vô cơ và hữu cơ. Chất thải rắn vô cơ gồm chất thải vô cơ có thể tái chế và vô cơ không thể tái chế.
2.1.1.3. Phân loại theo nguồn gốc tạo thành
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn xây dựng
Chất thải từ các nhà máy xử lý
Chất thải rắn nông nghiệp
Hình 3: Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc tạo thành
Theo nguồn gốc tạo thành , chất thải rắn được phân loại thành chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn từ các nàh máy xử lý và chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp.
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan , trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại.
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại , sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su , chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ,lông gà vịt, vải, giấy, rơm , rạ, xác động vật, vỏ rau quả... Theo phương diện khoa học có thể phân loại như sau:
- Chất thải thực phẩm: bao gồm các thức ăn thừa , rau quả...loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ...
- Chất thải trực tiếp từ sinh vật: chủ yếu là phân, bao gồm phân người và động vật .
- Chất thải rắn từ đường phố: có thành phần chủ yếu là các lá cây, que , củi, nilon, vỏ bao gói...
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác: bao gồm các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phầm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở , cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than...
b. Chất thải rắn công nghiệp
Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ
trong các nhà máy nhiệt điện.
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Các phế thải trong quá trình công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
c. Chất thải xây dựng
Là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình...Chất thải xây dựng gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo.
d. Chất thải từ các nhà máy xử lý
Là chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
e. Chất thải nông nghiệp
Là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt , thu hoạch các loại cây trồng , các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ... Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương.
2.1.1.4. Phân loại theo đặc điểm chất thải rắn
a. Chất thải rắn đô thị [1]
Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị gọi là chất thải rắn đô thị, trong đó rác sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất. Chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, thương mại, công trình xây dựng, khu xử lý chất thải…
Bảng 1: Tổng quan nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị [1]
Nguồn phát sinh
Nơi phát sinh
Các dạng chất thải rắn
Khu dân cư
Họ gia đình, biệt thự, chung cư
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bắng giấy, gỗ, vài, da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thuỷ tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng…bám trên rác thải…
Khu thương mại
Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa, bảo hành và dịch vụ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim
loại, chất thải nguy hại
Cơ quan , công sở
Trường học, bệnh viện, văn
phòng cơ quan chính phủ
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải nguy hại
Công trình xây dựng
Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng
Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn…
Dịch vụ công cộng đô thị
Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh…
Rác, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh…
Khu công nghiệp
Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện.
Chất thải do quá trình chế biến công
nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt
Nông nghiệp
Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn
cây ăn quả, nông trại
Thực phẩm bị thối rửa, chất thải nông nghiệp như lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải từ lò giết mổ, sản phẩm sữa…, chất thải đặc biệt nhưthuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó.
Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993
Cơ cấu thành phần rác đô thị ở các nước khác nhau. Ở các nước phát triển, thành phần giấy và plastic chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là rác thực phẩm. Ở các nước có thu nhập thấp,thành phần rác thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất, thành phần giấy, nhựa thấp hơn.
Hình 4: Cơ cấu thành phần rác đô thị ở Mỹ [2]
b. Chất thải rắn công nghiệp [1]
Chất thải rắn công nghiệp là phần dư của sản phẩm công nghiệp được bỏ đi.
Chất thải công nghiệp được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại.
Chất thải rắn công nghiệp được hiểu là phần dư đa dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần thiết.
Sự tích lũy khối lượng đáng kể phế thải trong nhiều ngành công nghiệp là do trình độ công nghệ chế biến nguyên liệu hiện có và do không sử dụng toàn bộ nó. Việc vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn là một biện pháp tốn kém. Trong luyện kim, trạm nhiệt điện và máy tuyển than chi phí cho chúng khoảng 8-30% giá thành sản xuất sản phẩm chính.
Trong khi đó, phần lớn chất thải của các ngành công nghiệp có thể sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế. Công nghiệp xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng hàng năm khai thác và tiêu thụ gần 3,5 tỉ tấn nguyên liệu, mà phần lớn có thể được thay thế bằng chất thải công nghiệp. Việc tận dụng chất thải cho phép giảm chi phí 2-3 lần so với việc sản xuất từ nguyên liệu quặng mỏ khai thác.
Sự hình thành chất thải rắn là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải rắn có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào. Nguồn gốc chất thải rắn được mô tả theo sơ đồ:
Khai thác
Tuyển chọn
Chế biến
Ứng dụng
Chất thải
Nguyên liệu tinh
Nguyên liệu thô
Sản phẩm
Sản phẩm đã dùng
Hình 5: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải [1]
Nguyên nhân cụ thể của sự phát triển chất thải rắn rất đa dạng, nhưng ta cần lưu ý rằng có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân mà để khắc phục nó cần có thời gian và chi phí lớn.
Sự phân loại chất thải rắn có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóa chất, luyện kim, nhiên liệu…, hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể (như chất thải rắn của ngành sản xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric). Tuy nhiên do tính đa dạng của chất thải và thành phần rất khác nhau ngay cả với chất thải có cùng tên nên chưa thể có sự phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thể phải tìm phương án xử lý riêng biệt. Mặc dù các phương pháp được ứng dụng là chung trong công nghệ chế biến vật liệu.
Chất thải rắn công có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh hoạt. Do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
c. Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn nguy hai là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hoặc tiềm ần đối với con nguời và các sinh vật khác do: không phân hủy sinh học hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên; gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát; liều lượng tích lũy đến một mức độ nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra tác động tiêu cực.
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn nguy hại dựa trên cơ sở về nguồn gốc, độ độc, cách bảo quản và sử dụng chất thải.
Cách phân loại chất thải nguy hại còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, kinh tế, môi trường… của mỗi quốc gia.
2.1.1.5. Phân loại theo mức độ nguy hại
a. Chất thải nguy hại
Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan...có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ
Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
a.1. Chất thải y tế nguy hại:
Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế.
Lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng ngày từ các cơ sở y tế ước tính từ 50 - 70 tấn/ngày (chiếm 22% tổng rác thải y tế phát sinh). Thành phần của rác thải y tế theo các khu vực khác nhau ở Việt Nam được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Thành phần của rác thải y tế theo các khu vực khác nhau ở Việt Nam
Thành phần rác thải y tế
Tỷ lệ
(%)
Có thành phần chất thải nguy hại
Các chất hữu cơ
Chai nhựa PVC, PE, PP
Bông băng
Vỏ hộp kim loại
Chai lọ thủy tinh, xilanh thủy tinh, ống thuốc thủy tinh
Kim tiêm, ống tiêm
Giấy các loại, catton
Các bệnh phẩm sau mổ
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác
Tổng cộng
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại
52,9
10,1
8,8
2,9
2,3
0,9
0,8
0,6
20,9
100
22,6
Không
Có
Có
Không
Có
Có
Không
Có
Không
Nguồn : Bộ Y tế , 1998.
Tỷ trọng trung bình của rác thải y tế là 150 kg/m3. Độ ẩm : 37 - 42%. Nhiệt trị: 400 - 2.150 kcal/kg.
Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:
- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật.
- Các loại kim tiêm, ống tiêm.
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ.
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân.
- Chất thải chứa các chất có nồng độ cao sau đây: Pb, Hg, Cd, As, HCN..
- Chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
a.2. Chất thải công nghiệp nguy hại:
Có độc tính cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.
Theo số liệu thống kê của 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM), tổng lượng chất thải rắn công nghiệp chiếm 15 - 26% của chất thải rắn thành phố. Trong chất thải rắn công nghiệp có khoảng 35 - 41% mang tính nguy hại. Thành phần của chất thải công nghiệp nguy hại rất phức tạp, tùy thuộc vào nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành của từng công nghệ và các dịch vụ có liên quan.
Lượng chất thải nguy hại tạo thành hàng ngày từ các hoạt động công nghiệp năm 1997 ước tính khoảng 1.930 tấn/ngày (chiếm 19% chất thải rắn công nghiệp). Con số này tăng tới 2.200 tấn/ngày vào năm 1998 và lên tới 2.574 tấn/ngày vào năm 1999.
Lượng chất thải rắn phát sinh từ một số ngành công nghiệp điển hình ở một số thành phố năm 1998 được trình bày ở bảng 3
Bảng 3. Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại một số tỉnh, TP (tấn/năm)
Tỉnh/Thành phố
Công nghiệp điện, điện tử
Công nghiệp cơ khí
Công nghiệp hóa chất
Công nghiệp nhẹ
Chế biến thực phẩm
Các ngành khác
Tổng cộng
Hà Nội
Hải Phòng
Quảng Ninh
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
TP.HCM
Đồng Nai
Bà Rịa - Vũng Tàu
1.801
58
-
-
-
-
27
50
-
5.005
558
15
1.622
1.544
-
7.506
3.330
879
7.333
3.300
-
73
-
-
5.571
1.029
635
2.242
270
-
32
-
10
25.002
28.614
91
87
51
-
36
10
36
2.026
200
128
1.640
420
-
170
219
40
6.040
1.661
97
10.108
4.657
15
1.933
1.783
86
46.172
34.884
1.830
Tổng cộng
1.936
20.469
17.941
56.261
2.574
10.287
109.468
Nguồn : Cục Môi trường 1999
a.3. Chất thải nông nghiệp nguy hại
Các nguồn phát sinh chủ yếu:
- Phân hóa học
- Thuốc bảo vệ thực vật.
b. Chất thải rắn không nguy hại
Là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong thành phố …
2.1.2. Quá trình phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi hơn cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường. Nhưng phần lớn mọi người hiện nay vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn, mạc dù đã có khá nhiều dự án, trương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân, nhưng có lẽ quy mô, thời gian chưa đủ lớn, lại mang nhiều tính lý thuyết và đặc biệt là chưa có được phương pháp có tính thực tiễn để mọi người dễ dàng thực hiện.
Mỗi ngày Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 tấn rác thải, trong đó lượng chất thải rắn thực phẩm là 4.500 tấn. Theo tính toán của Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở TN&MT), nếu phân loại chất thải rắn, khối lượng rác mang đi chôn lấp sẽ giảm 4.500 tấn mỗi ngày, tiết kiệm hơn 1 tỉ đồng/ngày tiền xử lý. “Ngoài ra còn có thể giảm đáng kể diện tích đất phục vụ chôn lấp rác và gần 50 triệu đồng tiền chi cho xử lý nước rỉ rác/ngày”.[1]
2.1.2.1. Hiện trạng phân loại rác tại nguồn ở một số đô thị [3]
Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải rắn; tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46 % - 52%.
+ Ở Hà Nội, chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn đã được triển khai tại phường Phan Chu Trinh từ năm 2002. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Từ tháng 3/2007, Hà Nội tiến hành triển khai dự án phân loại rác tại nguồn áp dụng cho 4 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Đông Đa.
+ Tại Tp. Hồ Chí Minh, Dự án " Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn với phương thức phân loại rác tại nguồn” ở Quận 5 với mã số: VNM 5-20 trong chương trình ASIA URBS được UB Châu Âu tài trợ triển khai từ năm 2004 và kết thúc tháng 9/2006.
+ Long An đã triển khai chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn với sự giúp đỡ của Liên minh Châu Âu. Dự án đã cung cấp túi nilon và thùng đựng rác 2 màu để hỗ trợ người dân tiến hành phân loại rác dễ phân huỷ và rác có thể tái chế ngay tại các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, cơ sở dịch vụ.
2.1.2.2. Mô hình phân loại rác tại nguồn: [5]
Mô