Chuyên đề Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội

Hiện nay có một điều không thể phủ nhận là vai trò đất đai đang ngày càng trở nên quan trọng, nó gắn liền với sự tồn vong của một quốc gia, là tài sản quý giá, là điểm tựa cho mọi hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt của con người. Đặc biệt khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, quá trình đô thị hoá diễn ra trên quy mô toàn cầu gây ra những hậu quả đáng lo ngại như: bùng nổ dân số, hiện tượng ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất thì việc sử dụng đất như thế nào là một bài toán khó. Tất cả những trở ngại đó là áp lực nặng nề đặt lên vai các nhà quản lý đất đai. Nước ta sau 20 năm đổi mới đã có những thành tựu vượt bậc nhưng hiện vẫn đang là một nước nông nghiệp. Vì vậy, đất nông nghiệp đối với nước ta có ý nghĩa to lớn. Là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Thanh Trì cũng không nằm ngoài thực tế đó. Huyện Thanh Trì nằm ở “ngã ba đường”, là một nút nối giữa Hà Nội, Hà Tây và các tỉnh phía nam như Hà Nam, Nam Định, Nghệ An Do vậy, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội. Trong xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, huyện Thanh Trì cũng đang thay đổi từng ngày tác động to lớn đến việc sử dụng đất trên địa bàn huyện. Hiện nay huyện Thanh Trì có số lao động nông nghiệp chiếm tới 60.8%, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 56%. Qua con số đó có thể thấy đất nông nghiệp hết sức có ý nghĩa đối với huyện này. Tuy nhiên, tình hình sử dụng đất nông nghiệp cũng như tình hình chung của cả nước đang diễn biến rất phức tạp. Thực tế đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự phát triển bền vững của huyện Thanh Trì. Qua thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý đất nông nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội”. Quản lý đất nông nghiệp là một vấn đề rộng lớn nên trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến nội dung là quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Tôi lựa chọn đề tài này với mục đích củng cố, bổ sung, mở rộng những lý thuyết đã được học và hệ thống hoá được các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó tìm hiểu một cách sâu sắc về tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì – nơi tôi thực tập trong thời gian qua. Qua đó có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với các cấp, các ngành có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, mong muốn được đóng góp một phần công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển của huyện. Báo cáo thực tập tốt nghiệp là sản phẩm kết tinh tất cả những kiến thức tôi đã được học trên giảng đường đại học và đặc biệt là những bài học rút ra từ thực tế trong thời gian thực tập cũng như toàn bộ những số liệu, tài liệu thu thập được trong thời gian qua. Chuyên đề thực tập này được hoàn thành dựa trên việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản : phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh kết hợp với phương pháp phân tích, đánh giá các số liệu, tài liệu của địa phương để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này có các nội dung chính sau: Lời mở đầu. Chương I: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì. Kết luận.

docx103 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu H iện nay có một điều không thể phủ nhận là vai trò đất đai đang ngày càng trở nên quan trọng, nó gắn liền với sự tồn vong của một quốc gia, là tài sản quý giá, là điểm tựa cho mọi hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt của con người. Đặc biệt khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, quá trình đô thị hoá diễn ra trên quy mô toàn cầu gây ra những hậu quả đáng lo ngại như: bùng nổ dân số, hiện tượng ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất…thì việc sử dụng đất như thế nào là một bài toán khó. Tất cả những trở ngại đó là áp lực nặng nề đặt lên vai các nhà quản lý đất đai. Nước ta sau 20 năm đổi mới đã có những thành tựu vượt bậc nhưng hiện vẫn đang là một nước nông nghiệp. Vì vậy, đất nông nghiệp đối với nước ta có ý nghĩa to lớn. Là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Thanh Trì cũng không nằm ngoài thực tế đó. Huyện Thanh Trì nằm ở “ngã ba đường”, là một nút nối giữa Hà Nội, Hà Tây và các tỉnh phía nam như Hà Nam, Nam Định, Nghệ An…Do vậy, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội. Trong xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, huyện Thanh Trì cũng đang thay đổi từng ngày tác động to lớn đến việc sử dụng đất trên địa bàn huyện. Hiện nay huyện Thanh Trì có số lao động nông nghiệp chiếm tới 60.8%, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 56%. Qua con số đó có thể thấy đất nông nghiệp hết sức có ý nghĩa đối với huyện này. Tuy nhiên, tình hình sử dụng đất nông nghiệp cũng như tình hình chung của cả nước đang diễn biến rất phức tạp. Thực tế đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự phát triển bền vững của huyện Thanh Trì. Qua thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý đất nông nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội”. Quản lý đất nông nghiệp là một vấn đề rộng lớn nên trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến nội dung là quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Tôi lựa chọn đề tài này với mục đích củng cố, bổ sung, mở rộng những lý thuyết đã được học và hệ thống hoá được các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó tìm hiểu một cách sâu sắc về tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì – nơi tôi thực tập trong thời gian qua. Qua đó có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với các cấp, các ngành có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, mong muốn được đóng góp một phần công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển của huyện. Báo cáo thực tập tốt nghiệp là sản phẩm kết tinh tất cả những kiến thức tôi đã được học trên giảng đường đại học và đặc biệt là những bài học rút ra từ thực tế trong thời gian thực tập cũng như toàn bộ những số liệu, tài liệu thu thập được trong thời gian qua. Chuyên đề thực tập này được hoàn thành dựa trên việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản : phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh kết hợp với phương pháp phân tích, đánh giá các số liệu, tài liệu của địa phương để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này có các nội dung chính sau: Lời mở đầu. Chương I: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì. Kết luận. Tài liệu tham khảo Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các cán bộ Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì để đề tài hoàn thiện hơn. Trong thời gian qua, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các trợ lý của Trung tâm đào tạo địa chính và kinh doanh bất động sản Trường Đại học Kinh tế quốc dân và các cấp lãnh đạo cũng như các cán bộ Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì. Qua đây, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Quý cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt tới Giáo viên hướng dẫn GS.TSKH. Lê Đình Thắng đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHÁI NIỆM ĐẤT NÔNG NGHIỆP Đ ất đai được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài nhờ sự phong hoá đá mẹ dưới sự tác động của các yếu tố: nước, không khí, sinh vật…Theo thời gian, sản phẩm phong hoá tích luỹ thêm chất hữu cơ và tồn tại trong đó sự sống - vật chất đó được gọi là đất. Về thuật ngữ khoa học, đất đai được hiểu theo nghĩa sau: “Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất); theo chiều nằm ngang (là sự kết hợp của thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác)”. Nhìn vào lịch sử tồn tại hàng ngàn năm của con người, có thể thấy rằng mục đích sử dụng đất đầu tiên của con người là nông nghiệp. Từ thưở sơ khai, những bộ lạc khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt và chăn nuôi tạo ra các sản phẩm nuôi sống cộng đồng. Ngày nay, khái niệm đất nông nghiệp đã được sử dụng rộng rãi. “Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản…hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp”. Đất đai sử dụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất. Con người tác động vào ruộng đất thông qua canh tác tạo ra sản phẩm phục vụ cho chính cuộc sống của mình. Lúc ban đầu, con người canh tác chỉ để đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng theo phương thức “tự cung tự cấp” nhưng xã hội ngày càng phát triển, nông phẩm đã trở thành hàng hoá, ngày nay nó đã là sản phẩm đặc biệt quan trọng xuất hiện nhiều khái niệm mới như: “sản phẩm xanh”, “sản phẩm sạch”… Đất đai sử dụng vào nông nghiệp chiếm vị thế đáng kể đối sự phát triển toàn diện nền kinh tế nhất là với những nước lấy ngành nông nghiệp làm mũi nhọn. Khi con người canh tác trên đất sẽ tạo ra được một khối lượng sản phẩm lớn hơn lượng đủ để nuôi sống người lao động. Từ thực tiễn sinh động đó, Ađam Smith đã nhận định: “Đất, trong hầu hết các tình huống sản sinh ra một lượng lương thực nhiều hơn so với số lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động”. Qua đó ta cũng phần nào thấy được vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp. II. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.Vai trò của đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế. Trong nông nghiệp, đất đai đóng vai trò là yếu tố hàng đầu. Nó không chỉ đơn giản là địa điểm, là chỗ đứng để lao động sản xuất mà còn là tư liệu lao động đồng thời là đối tượng lao động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt chính là quá trình con người tác động vào ruộng đất một cách trực tiếp (cày bừa, làm cỏ, đổ ải…) hay gián tiếp (bón phân, làm thuỷ lợi…) nhằm làm thay đổi độ phì nhiêu của đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Khi tác động vào đất mục tiêu cuối cùng của con người là nâng cao năng suất cây trồng. Trong khi đó sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng chủ yếu dựa vào thuộc tính tự nhiên của đất đó là độ phì nhiêu. Bởi vậy, con người luôn vận dụng những yếu tố kỹ thuật mới nhất kết hợp với các biện pháp: bón phân, cày ải, bố trí cây trồng hợp lý với từng loại đất nhằm tái tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đất. Trong quá trình này ruộng đất đóng vai trò là đối tượng lao động. Song song với đó, con người còn sử dụng đất như là một công cụ để tác động lên cây trồng, con người làm tăng độ màu mỡ của đất nhằm thu được khối lượng sản phẩm lớn hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Khi đó, ruộng đất được coi là tư liệu lao động. Như vậy, trong nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Với ý nghĩa to lớn này mà đất nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Bởi vậy, Wiliam Petis đã khẳng định: “Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải vật chất”. Đất nông nghiệp là nguồn cung cấp đất đai cho các ngành kinh tế khác. Đối với nước ta cũng như đối với nhiều quốc gia trên thế giới, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong quỹ đất đai. Ở Việt Nam hiện nay diện tích loại đất này khoảng 21 triệu ha. Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp được sử dụng không mấy hiệu quả, năng suất thấp dẫn đến thu nhập trên một đơn vị diện tích nhỏ. Vì vậy, khi cần thiết có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất ở, đất xây dựng giao thông, đất khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong quá trình đô thị hoá, thương mại hóa, quốc tế hoá đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, nước ta đang trên đà tăng trưởng nhanh thì xu hướng chuyển diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù Luật đất đai Việt Nam đã có quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt trong việc chuyển mục đích sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp nhưng tình trạng chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác vẫn xảy ra ồ ạt. Vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn vì sử dụng hợp lý và hiệu quả đất nông nghiệp có ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, việc sử dụng đất nông nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng với nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cần phải chú ý giữ một diện tích đất nông nghiệp phù hợp, không để việc chuyển đổi diễn ra tự phát. 1.3.Đất nông nghiệp là yếu tố quyết định bảo vệ môi trường sinh thái. Đất đai là một trong những yếu tố cấu thành nên môi trường, gắn liền với môi trường tự nhiên và điều kiện sinh thái. Nếu môi trường đất bị phá hoại sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái. Nếu đất đai bị ô nhiễm, hậu quả tất yếu là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí…và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, hiện tượng khai thác kiệt quệ đất đai, sử dụng không hợp lý đất đai đang diễn biến hết sức phức tạp. Người sử dụng đất chỉ chú ý đến cái lợi trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Chính tầm nhìn “lợi bất cập hại” đó đã dẫn đến những thảm họa môi trường vô cùng nghiêm trọng: lở đất, lũ quét, lũ lụt…làm cho cuộc sống của con người luôn bị đe dọa. Trong sử dụng đất nông nghiệp, con người cũng đang có những hành vi làm thay đổi môi trường đất như: dùng quá nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, khai thác đất mà không bồi dưỡng đất…nghiêm trọng hơn là những hành vi huỷ hoại môi trường: phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy…Những việc làm đó làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước làm giảm năng suất cây trồng và chất lượng nông phẩm. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng rất có ý nghĩa với môi trường và hệ sinh thái. Bởi vậy, khai thác và sử dụng đất đai phải hợp lý không những đối với đất trực tiếp tham gia vào canh tác trong nông nghiệp mà cả đối với đất đai khác để bảo đảm một môi trường sinh thái bền vững. 2. Đặc điểm đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là một loại đất trong quỹ đất đai vì thế nó mang những đặc điểm chung của đất đai là điều tất yếu. Sau đây là một số đặc điểm chung của đất đai và một vài điểm riêng biệt của đất nông nghiệp. Đặc tính hai mặt: không thể sản sinh và có khả năng tái tạo Đặc điểm đầu tiên mà tôi muốn đề cập đến là tính hai mặt của đất đai. Đất đai có giới hạn về diện tích và không gian, nó bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên bề mặt trái đất và bị giới hạn trong lãnh thổ mỗi quốc gia. Đất đai được hình thành do quá trình biến đổi lâu dài của tự nhiên nên được coi là không có khả năng sản sinh tạo nên đặc tính cơ bản nhất của đất đai. Cũng vì vậy mà đất đai có tính khan hiếm và ngày càng trở nên có giá trị. Do đặc điểm cấu tạo của tự nhiên mà đất có vị trí cố định không thể di dời được. Chính vị trí đã quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian của đất đai. Vị trí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế trong quá trình khai thác, sử dụng đất. Đối với đất phi nông nghiệp thì vị trí có một ý nghĩa đặc biệt, nó quyết định phần lớn lợi nhuận mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn đất nông nghiệp, cái quan trọng không phải là vị trí mà là thuộc tính tự nhiên của đất tức là khả năng hấp phụ nước, các chất khoáng, điều kiện thổ nhưỡng… Đất đai không thể sản sinh nhưng bù lại nó có khả năng tái tạo. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hay do hoạt động của con người. Lợi dụng khả năng tái tạo của đất trong lịch sử con người đã có những hình thức canh tác như: bỏ hoang, bỏ hóa,…chủ yếu dựa vào khả năng phục hồi tự nhiên của đất. Ngày nay con người đã tác động vào đất bằng các biện pháp kỹ thuật nhằm cải tạo, bồi dưỡng đất đai qua đó đất được bảo vệ và có thể tái sử dụng. Tính hai mặt của đất đai có ý nghĩa to lớn trong quá trình sử dụng đất. Một mặt phải hết sức tiết kiệm đất đai, trong nông nghiệp phải bố trí các loại cây trồng hợp lý. Mặt khác, phải chú ý ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng các biện pháp thâm canh, luân phiên cây trồng để tăng khả năng phục hồi và tái tạo của đất. 2.2. Tính sở hữu và sử dụng Từ thưở ban đầu, khi con người còn là những bầy đàn nguyên thủy thì chưa hề có khái niệm chiếm hữu và sở hữu đất đai. Xã hội phát triển hơn, họ đã biết đánh dấu địa phận của mình và chăn nuôi, trồng trọt, sinh hoạt trên đó thì đất đai thuộc sở hữu chung của cộng đồng hay một nhóm nguời. Nhận thức của con người ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất tăng lên dẫn tới sự chiếm hữu ruộng đất và biến quyền sở hữu đất đai thành sở hữu tư nhân. Trong chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, quyền sở hữu không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn đem lại quyền lực chính trị cho người sở hữu đất đai. Những người chủ đất tự sản xuất trên đất của mình hoặc cho thuê. Người không có đất trở thành người làm thuê và bắt đầu có sự tách rời giữa người sở hữu và người sử dụng đất đai. Còn trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân, quan hệ về đất đai dựa trên việc giải quyết quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các đối tượng liên quan đến đất đai. Ở Việt Nam, Nhà nước đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Tại Điều 5 – Luật đất đai 2003 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Nhà nước thể hiện vai trò đại diện chủ sở hữu của mình thông qua quyền năng định đoạt đối với đất đai: Quyết định mục đích sử dụng đất Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Định giá đất Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua các chính sách tài chính về đất đai. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất…Việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân sẽ giúp Nhà nước quản lý thống nhất nguồn lực đất đai đồng thời có biện pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý trong điều kiện đất đai ngày càng khan hiếm. 2.3. Tính đa dạng và phong phú. Tính đa dạng và phong phú của đất đai trước hết do đặc tính tự nhiên của đất đai và tính cố định của nó quyết định. Đất đai được hình thành do quá trình phong hóa đá mẹ, đá mẹ khác nhau hình thành nên các loại đất khác nhau. Vì vậy, có nhiều loại đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp bởi chất đất màu mỡ phù hợp cho cây trồng như: đất phù sa, đất đỏ bazan, đất feralit đỏ vàng…Mỗi loại đất có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng tùy thuộc vào vị trí, tính chất của đất mà có sự phân bổ cho phù hợp. Với đất nông nghiệp, chất đất là yếu tố quan trọng bậc nhất, mặt khác mỗi loại cây trồng lại có điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng khác nhau nên cần phải biết khai thác triệt để lợi thế của từng loại đất để thu được nguồn lợi kinh tế lớn cao nhất. 3. Phân loại đất nông nghiệp. Hiện nay có nhiều quan điểm về phân loại đất nông nghiệp, tuỳ vào từng tiêu chí phân loại mà đất nông nghiệp được chia thành những loại đất khác nhau. Theo Luật đất đai (cả năm 1993 và năm 2003) đều phân loại đất đai theo mục đích sử dụng. Theo đó, Điều 11 Luật Đất đai 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành đất được chia thành 6 loại trong đó đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: (1) Đất trồng cây hàng năm: + Đất ruộng lúa, lúa màu Ruộng 3 vụ Ruộng 2 vụ Ruộng 1 vụ Ruộng chuyên mạ + Đất trồng cây hàng năm khác: Đất trồng màu và cây công nghiệp hàng năm Đất trồng rau Đất trồng cây hàng năm khác (2) Đất vườn tạp (3) Đất trồng cây lâu năm (4) Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi cá Thuỷ sản khác Còn Điều 13 - Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể như sau: Đất đai chia làm ba nhóm là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: a, Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; b, Đất trồng cây lâu năm; c, Đất rừng sản xuất; d, Đất rừng phòng hộ; đ, Đất rừng đặc dụng; e, Đất nuôi trồng thuỷ sản; g, Đất làm muối; h, Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ Qua việc phân loại đất như trên ta thấy rằng Luật Đất đai 2003 đã quy định cụ thể rõ ràng hơn về các loại đất và cũng có sự thay đổi lớn: một số loại đất thuộc đất chuyên dùng và đất lâm nghiệp đã chuyển sang đất nông nghiệp. Ví dụ: đất làm muối trước đây được xếp và đất chuyên dùng nay đã được coi là đất nông nghiệp…Sự đổi mới trong việc phân loại đất trong Luật đất đai 2003 so với Luật đất đai 1993 thể hiện tư duy mới, các loại đất không trùng lặp nhau tránh việc quản lý chồng chéo. Đất nông nghiệp hiện nay gồm 8 loại đất như trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý. Ngoài quan điểm phân loại đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng còn một số quan điểm khác. Xét theo đặc tính đất đai hay theo thổ nhưỡng có các loại đất nông nghiệp như sau: Đất phù sa Đất glây Đất cát biển Đất xám Đất bazan Đất đỏ vàng 4. Phân bố đất nông nghiệp. Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội. Vì vậy, việc phân bố quỹ đất nông nghiệp cũng bị chi phối bởi hai yếu tố đó. Đất nông nghiệp phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng trên cả nước tạo nên một cơ cấu cây trồng đa dạng và phong phú. Quá trình phân bố đó từng bước tạo nên các vùng tập trung chuyên canh theo hướng phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, sự phân bố đất nông nghiệp không đều giữa các vùng, giữa các loại cây trồng dẫn đến mất cân đối giữa các loại cây trồng chủ yếu là giữa đất lúa và đất hoa màu, giữa trồng trọt và chăn nuôi. Phân bố đất nông nghiệp cũng gắn liền với lịch sử khai thác và sử dụng đất đai, kế hoạch khai hoang xây dựng các vùng kinh tế mới và dựa trên đặc tính tự nhiên của đất như: địa hình, nông hóa, thổ nhưỡng, khí hậu tiếp đến là tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất của dân cư và phướng hướng phát triển nông nghiệp của từng vùng, từng địa phương. Ở nước ta, phân bố đất nông nghiệp được thống kê theo vùng và theo cơ cấu cây trồng. Biểu 1: PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO VÙNG STT Vùng Hiện trạng Quy hoạch 2010 1000 ha Cơ cấu (%) 1000 ha Cơ cấu (%) 1 Núi và trung du Bắc Bộ 5166.1 24.7 7798.2 29.7 2 Đông bắc Bắc Bộ 827.1 4.0 853.6 3.3 3 Bắc Trung Bộ 2952.0 14.1 4228.0 15.8 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 2510.0 12.0 3344.1 12.8 5 Tây Nguyên 4227.0 20.7 4875.0 18.5 6 Đông Nam Bộ 1935.3 9.2 1881.8 7.2 7 Đồng bằng Sông Cửu Long 3367.1 15.8 3295.6 12.5 8 Tổng 21 629.7 100.00 26278.3 100.00 Nguồn: Số liệu Bộ Tài nguyên và môi trường Từ biểu thống kê trên, ta thấy rằng diện tích đất nông nghiệp phân bố rất không đồng đều giữa các khu vực trên lãnh thổ nước ta. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là vùng núi và trung du Bắc Bộ (24.7%) tiếp đến là vùng Tây Nguyên chi
Luận văn liên quan