Công nghệ thông tin có tầm quan trọng chiến lược trong họat động của ngân hàng, hệ thống thông tin hòan thiện sẽ làm cho mọi họat động trở nên nhanh chóng dễ dàng.
Sacombank có riêng một khối công nghệ thông tin nhằm thực hiện các chương trình hiện đại hóa ngân hàng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ, cung cấp sản phẩm phù hợp với thị trường và yêu nầu ngày càng cao của KH.
Sacombank là NH đầu tiên tại Việt Nam sở hữu một data center theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Data center được xây dựng với vai trò không chỉ là trung tâm dữ liệu đơn thuần mà còn là tiền đề cho bước đột phá trong xây dựng một Sacombank an tòan, rủi ro kinh doanh thấp nhất, mọi họat động của Sacombank sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn nhất nếu thảm họa bất chợt xảy ra.
Tháng 6/2004 NH ký hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T24 với công ty Tenemos. Hệ thống này giúp công tác hạch tóan cũng như mọi giao dịch khác được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và an tòan hơn. Hiện hệ thống được triển khai tại một số chi nhánh và PGD và sẽ sớm mở rộng thực hiện trong tòan hệ thống. Tuy nhiên hệ thống này cũng có một số hạn chế nhất định: Vì chương trình này được viết theo tiêu chuẩn quốc tế do đó khi áp dụng tại Việt Nam cũng có một số hạn chế:
Hiện tại NH vẫn đang thực hiện giao dịch 2 cửa do đó sau khi GDV nhập lệnh, các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt phải thêm một bước thông qua thủ quỹ duyệt tạo nhiều công đọan hơn.
Do chương trình mới được triển khai tại một số CN, PGD. Còn các CN, PGD khác vẫn đang sử dụng chương trìng Smartbank. Do đó gây trong việc thanh tóan giữa các CN, PGD sử dụng khác chương trình có nhiều bất tiện, thủ tục rườm rà hơn, lâu hơn.
13 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nghiệp vụ kế toán các hình thức huy động vốn chủ yếu tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín phòng giao dịch Lạch Long Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Tổng quan về hệ thống Sacombank:
1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển.
1.1.2 Bộ máy tổ chức họat động
1.1.3 Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
1.1.4 Kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua.
1.1.5 Định hướng phát triển trong thời gian tới.
Giới thiệu về Sacombank- PGD Lạc Long Quân:
1.2.1 Quyết định thành lập.
1.2.2 Tổ chức họat động.
Định hướng phát triển trong thời gian tới
1.1: Tổng quan về hệ thống Sacombank.
1.1.1: Quá trình hình thành và phát triển.
Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.
Sau 16 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
Vốn điều lệ: 4.449 tỷ đồng.
Trên 210 chi nhánh và PGD tại 44 tỉnh thành trong cả nước.
9.700 đại lý thuộc 250 ngân hàng tại 94 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Khỏang 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo.
Khỏang 51.000 cổ đông đại chúng.
Năm 2007, Sacombank được trao tặng bằng khen và các giải thưởng uy tín gồm:
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn.
“Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn.
”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng Đồng Các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn.
“Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn.
Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 4 trong ngành tài
chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007.
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua.
Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần:
Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001
International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002
Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005
Sacombank có hệ thống các công ty trực thuộc và liên doanh đa dạng:
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – AMC Sacombank
Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- SacomRex
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- SacombankLeasing
Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank Securities
Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam- VietFund Management, thành lập năm 2003, là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ)
Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Thương Tín- SacomInvest, Sacombank góp vốn 11%.
1.1.2: Bộ máy tổ chức họat động.
1.1.3: Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Sản phẩm khách hàng cá nhân:
Sản phẩm tiền gửi:
Chứng chỉ huy động vàng và VND đảm bảo gía trị theo vàng.
Tiết kiệm không kỳ hạn.
Tiết kiệm bậc thang.
Tiền gửi thanh tóan.
Tích kiệm tích lũy.
Tiết kiệm có kỳ hạn.
Tài khỏan Âu Cơ.
Sản phẩm tiền vay:
Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.
Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.
Cho vay cầm cố chứng từ có giá, vàng, ngọai tệ.
Cho vay phục vụ đời sống.
Cho vay liên kết mua xe ô tô.
Cho vay mua chứnh khóan.
Cho vay cán bộ công nhân viên.
Cho vay lãi cấn trừ bất động sản.
Cho vay tiểu thương chợ.
Cho vay sản xuất kinh doanh.
Cho vay cầm cố thẻ tiền gửi.
Cho vay nông nghiệp.
Cho vay du học.
Cho vay liên kết mua nhà, sửa chữa nhà.
Cho vay liên kết chuyển nhượng bất động sản.
Sản phẩm thẻ:
Thẻ thanh tóan nội địa sacompassport.
Thẻ thanh tóan quốc tế sacom visadebit.
Thẻ tín dụng nội địa sacompassport.
Thẻ tín dụng quốc tế sacom visacredit.
Thẻ tín dụng ladies first.
Thẻ đồng thương hiệu VNPAY.
Dịch vụ chuyển tiền:
Chuyển tiền từ nước ngòai về Việt nam.
Chuyển tiền nhanh tận nhà.
Chuyển tiền từ Việt nam ra nước ngòai.
Chuyển tiền trong nước.
Chuyển tiền bằng bankdraft.
Dịch vụ khác:
Giữ hộ tài liệu.
Dịch vụ chuyển đổi ngọai tệ.
Dịch vụ bảo lãnh.
Dịch vụ hỗ trợ du học.
Cho thuê ngăn tủ sắt.
mobile-banking.
E-banking.
Phone banking.
Sản phẩm khách hàng doanh nghiệp
Sản phẩm tiền gửi:
Tiền gửi định kỳ doanh nghiệp.
Tiền gửi thanh tóan.
Tiền gửi có kỳ hạn.
Tài khỏan tích lũy thưởng.
Sản phẩm tiền vay:
Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.
Cho vay kinh doanh trả góp DN vừa và nhỏ.
Cho vay dự án đầu tư.
Cho vay bằng nguồn vốn RDF II
Cho vay bằng nguồn vốn SMEDF.
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá.
Cho vaysản xuất kinh doanh.
Dịch vụ khác:
Chi trả hộ lương.
Thấu chi tài khỏan.
Chuyển đổi ngọai tệ.
Thu chi hộ.
Thanh tóan quốc tế.
Bảo lãnh.
Bao thanh tóan nội địa.
1.1.4: Kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua.
Kết thúc năm tài chính 2007, Sacombank đã gặt hái được những thành quả to lớn, đạt tốc độ tăng trưởng hàng đầu khối Ngân hàng TMCP Việt Nam. Cụ thể:
Lợi nhuận trước thuế: 1.452 tỷ đồng, tăng 167% so với 2006;
Tín dụng: 34.316 tỷ đồng, tăng 136% so với 2006;
Huy động : 54.041 tỷ đồng , tăng 151% so với 2006;
Tổng tài sản: 63.484 tỷ đồng, tăng 156% so với 2006.
Tính đến hết ngày 31/03/2008, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã đạt được các kết quả kinh doanh:
Lợi nhuận trước thuế 435 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2007; tổng tài sản 75.205 tỷ đồng, tăng 135% so với quý I/2007;
Tổng huy động quy đổi tiền đồng khoảng 65.445 tỷ đồng, tăng 133% so với cùng kỳ năm ngoái;
Tổng dư nợ cho vay đạt 41.665 tỷ đồng, tăng 141% so với cuối tháng 3/2007.
Những tháng đầu năm 2008 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính nói riêng có nhiều biến động mạnh do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng chịu tác động bởi tình hình trên. Kết quả kinh doanh quý I/2008 đã cho thấy những nỗ lực không ngừng của Sacombank trong mọi hoạt động.
1.1.5: Định hướng phát triển từ nay đến năm 2010:
Về năng lực tài chính
Tiếp tục tăng nhanh vốn tự có bằng việc tăng cường tích lũy thông qua việc phát triển mạnh các quỹ dự trữ và dự phòng, phấn đấu đến cuối năm 2010 vốn tự có đạt khoảng 16.000 - 16.500 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ dollars Mỹ). Trong đó, vốn điều lệ tính đến năm 2010 đạt khoảng trên 11.500 tỷ đồng chủ yếu bằng phương thức tái đầu tư từ cổ tức của cổ đông hiện hữu.
Về tổng tài sản
Tổng tài sản của Sacombank đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt mức tối thiểu 155.000 tỷ đồng tăng gấp gần 10,5 lần so với cuối năm 2005. Trong đó, giai đoạn 2007-2010 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng bình quân 60-65%.
Về hoạt động tín dụng
Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 dự kiến sẽ đạt 82.000 – 85.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65 – 70% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng bình quân mỗi năm khoảng 55 – 60% so với năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay nhỏ, phân tán phải chiếm tỷ trọng 55 – 60%. Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng dưới 2%/ tổng dư nợ tín dụng.
Về kinh doanh dịch vụ
Trong thời kỳ kế hoạch 2006 – 2010, Sacombank sẽ tập trung hết sức vào quá trình phát triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng; quan tâm đặc biệt đến các dịch vụ
ngân hàng điện tử, ngân hàng quốc tế. Dự kiến đến năm 2010 thu nhập phi tín dụng phải chiếm tỷ trọng khoảng 32 - 35% trên tổng thu nhập của ngân hàng.
Về lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính
Trong những năm 2007 – 2010 đảm bảo lợi nhuận trước thuế tăng bình quân mỗi năm 55 – 60% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản vào năm 2010 dự kiến đạt 1,7 - 1,9% và tỷ suất sinh lời/ vốn vào năm 2010 đạt 22 - 23%.
Về mạng lưới hoạt động
Phấn đấu đến cuối năm 2010, mạng lưới chi nhánh của Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh, thành miền Nam, miền Trung và tại tất cả các tỉnh thành kinh tế trọng điểm miền Bắc. Dự kiến mạng lưới hoạt động của Sacombank vào năm 2010 sẽ đạt trên 320 điểm. Đồng thời tiến hành thành lập các chi nhánh tại các quốc gia lân cận, văn phòng đại diện tại Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Từ năm 2007, Sacombank cũng đã lên kế hoạch thành lập công ty liên doanh thẻ với đối tác chiến lược ANZ, xúc tiến thành lập trường đại học, thành lập công ty vàng bạc, đá quý ...
Về hệ thống công nghệ thông tin
Mục tiêu đặt ra Sacombank phải là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong cả nước.
Về phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cốt lõi để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Dự kiến đến năm 2010 đội ngũ CBNV của Ngân hàng đạt trên 9.500 người, Sacombank sẽ khẩn trương xây dựng Trung tâm đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo căn bản, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao và đào tạo cán bộ quản lý điều hành các cấp.
Về tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
Hoàn thiện bộ máy điều hành theo dòng sản phẩm hướng về khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng cường kỹ năng quản trị – điều hành – giám sát, đồng thời trong
năm 2007 hoàn tất chương trình chuẩn mực hóa, mô hình hoá các quy trình tác nghiệp để nâng cao năng suất lao động và chăm sóc tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển là phải đạt được những giá trị cốt lõi: Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng; đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội; tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư; tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên.
1.2: Giới thiệu về Sacombank – Phòng giao dịch Lạc Long Quân.
1.2.1: Quyết định thành lập
Quyết định số 452/07/QĐ-HĐQT ngày 01/08/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín về việc quyết định thành lập Phòng Giao Dịch Lạc Long Quân.
PGD Lạc Long Quân là đơn vị hạch tóan báo sổ, trực thuộc ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Chợ Lớn, có con dấu riêng, được thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ được phép họat động của sacombank và do Giám đốc chi nhánh Chợ Lớn phân quyền.
Ngày 20/11/2007 PGD Lạc Long Quân chính thức khai trương đi vào họat động.Trụ sở đặt tại 493K-493L Lạc Long Quân P5,Q11 Tp.HCM.
1.2.2: Tổ chức họat động.
a. Trưởng phòng: Do giám đốc chi nhánh Chợ Lớn phân quyền.Có trách nhiệm điều hành quản lý họat động của PGD Lạc Long Quân.
Tòan quyền trong việc huy động vốn không giới hạn hạn mức.Ký trên chứng từ Kế tóan có liên quan đến các họat động nghiệp vụ phát sinh trong PGD.
Xem xét phán quyết cho vay đối với hồ sơ tín dụng có hạn mức dưới 500 triệu.
b. Phó phòng: Kiểm tra, kiểm sóat các công việc liên quan đến nghiệp vụ gửi, rút tiền mặt, chuyển tiền...Giám sát công việc của giao dịch viên trong việc hạch tóan kế tóan, mở thẻ tiết kiệm....Thay mặt trưởng phòng ký thay vào các chứng từ kế toán có liên quan.
c. Nhân viên tín dụng: Gặp gỡ, tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn. Tiến hành thẩm định, công chứng, chứng thực hồ sơ có liên quan.Sau đó lập tờ trình cho vay trình trưởng phòng phê duyệt.Theo dõi,giám sát việc sử dụng vốn vay.
d. Giao dịch viên: Trực tiếp giao dịch với khách hàng về các nghiệp vụ gửi và rút tiền mặt, chuyển tiền, thanh toán séc, thực hiện thanh tóan không dùng tiền mặt.....Hạch tóan các nghiệp vụ có liên quan.
e. Nhân viên ngân quỹ: Quản lý thu chi tiền mặt kịp thời,chính xác, đảm bảo an tòan kho quỹ. Đầu ngày nhận tạm ứng từ chi nhánh Chợ Lớn về PGD, cuối ngày kết chuyển tòan bộ ngân quỹ về chi nhánh.
1.2.3: Định hướng phát triển trong thời gian tới
PGD Lạc Long Quân chính thức đi vào hoạt động đến nay đã được 5 tháng, tuy kết quả họat động chưa có nhiều lãi, song PGD đã đi vào nề nếp, ổn định và thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch.
Trong thời gian tới PGD Lạc Long Quân bên cạnh việc hòan thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà chi nhánh Chợ Lớn giao cho mà còn tiếp tục làm quen, lôi kéo được nhiều khách hàng đến giao dịch. Chủ yếu tập trung vào các mảng chính:
Về huy động vốn : chú trọng đến khách hàng là cá nhân, tiểu thương chợ vì PGD nằm ở vị trí thuận lợi gần chợ hoa Đầm Sen, chợ Bình Phú do đó sẽ thu hút được lượng lớn KH sử dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh tóan. Tiếp thị phát triển các lọai thẻ để người dân có thói quen thanh tóan không dùng tiền mặt.
Về tín dụng: tập trung vào cho vay sản xuất kinh doanh, mua xe ô tô. Thường xuyên tiếp xúc với KH, chăm sóc, hỏi thăm sau khi cho vay. Chọn lọc những KH có tiềm năng, đủ điều kiện cấp tín dụng tạo doanh thu cho ngân hàng.
Với nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của một PGD mới mong rằng PGD LLQ sẽ đạt thành tích tốt, sớm trở thành một trong những PGD đạt danh hiệu thi đua xuất sắc nhất.