Chuyên đề Nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam EximBank

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến tháng 12 năm 2006 vốn điều lệ của Eximbank là 1.870.124.000.000 đồng VN. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 29 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 640 ngân hàng ở trên 65 quốc gia trên thế giới

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam EximBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2:QUI TRÌNH THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Các dịch vụ hỗ trợ miễn phí mà Exim cung cấp cho khách hàng trong thanh toán bằng L/C. Tư vấn miễn phí nội dung thư tín dụng (L/C): Tư vấn miễn phí nội dung L/C nháp theo yêu cầu Quý khách hàng Xuất khẩu trước khi Quý khách xác nhận đồng ý với nhà Nhập khẩu để ngân hàng họ phát hành chính thức, giúp Quý khách giảm thiểu rủi ro về thời gian, chi phí, khả năng thanh toán bộ chứng từ... Hỗ trợ cùng Quý khách hàng trong việc hoàn chỉnh điều kiện L/C, soạn thảo chứng từ theo yêu cầu L/C, bảo vệ quyền lợi hợp phát của Quý khách hàng khi thực hiện thanh toán. Kiểm chứng từ trước qua Email, Fax... cho Quý khách trước khi Quý khách xuất trình bản chính, giúp Quý khách tiết kiệm tối đa chi phí, nhân lực, và thời gian quý báu. Nhận chứng từ xuất trình trị giá lớn tại trụ sở / văn phòng đại diện Quý công ty trên địa bàn. Một số sản phẩm đặc biệt trong thanh toán xuất nhập khẩu -phương thức tín dụng chứng từ của Eximbank. Tiếp nhận hồ sơ khách hàng qua fax/email (khách hàng sẽ bổ sung bản chính sau) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) triển khai dịch vụ “Mở L/C qua mạng”. Với dịch vụ này doanh nghiệp không cần đến ngân hàng mà vẫn có thể hoàn tất thủ tục thanh toán quốc tế. Doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán nhập khẩu chỉ cần truy cập Internet để vào website của Eximbank (www.eximbank.com.vn), nhấp vào danh mục “Thanh toán quốc tế” và mục “Thanh toán nhập khẩu” để lấy mẫu “giấy đề nghị mở tín dụng thư”, trong đó bao gồm L/C trả chậm và L/C trả ngay. Dựa vào hợp đồng ngoại thương, hợp đồng ủy thác, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch và mẫu đề nghị mở L/C, khách hàng có thể soạn “giấy đề nghị mở tín dụng thư”, gửi về email của Phòng Thanh toán nhập khẩu (địa chỉ: ttnk-eximbank@hcm.vnn.vn hoặc import-bills.ho@eximbank.com.vn) hay email của thanh toán viên phụ trách . Sau khi nhận được email của khách hàng, Phòng Thanh toán nhập khẩu sẽ soạn sẵn bản sao L/C bằng điện Swift để chuyển đi ngân hàng nước ngoài. Các đơn vị có nhu cầu nhận L/C và các điện thanh toán qua email, Eximbank sẽ cung cấp ngay cho đơn vị sau khi chuyển điện ra ngân hàng nước ngoài. Với dịch vụ “Mở L/C qua mạng”, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu sẽ thực hiện thanh toán một cách nhanh chóng, thuận lợi. Khi có yêu cầu gấp, Eximbank sẽ cung cấp L/C cho đơn vị trong vòng 1-2 giờ làm việc. Với dịch vụ “Mở L/C qua mạng”, khách hàng sẽ tiết kiệm được 50% thời gian so với cách làm thông thường. Dịch vụ xuất nhập trọn gói. 1. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) phối hợp với Công ty dịch vụ cảng SOTRANS và công ty bảo hiểm Bảo Minh triển khai dịch vụ “xuất nhập khẩu trọn gói”. Đây là dịch vụ mới đáp ứng đòi hỏi của khách hàng trong giao dịch xuất nhập khẩu. Với những lợi thế riêng của mình, Eximbank, SOTRANS và Bảo Minh cùng hợp tác hỗ trợ cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ “xuất nhập khẩu trọn gói. Dịch vụ này bao gồm các nghiệp vụ liên quan trong thanh toán quốc tế và các dịch vụ đi kèm như thủ tục giao nhận, lưu giữ hàng hóa từ cảng, khai báo hải quan, hiểm hàng hóa… Eximbank sẽ đảm trách về hướng dẫn, tư vấn mở L/C, nhờ thu chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục và phương thức thanh toán… Những khâu còn lại như khai báo hải quan, giao nhận hàng, bốc xếp và vận chuyển hàng hóa, lưu kho ngoại quan và làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, mua bảo hiểm hàng hóa sẽ do SOTRANS và Bảo Minh đảm nhận. SOTRANS với lợi thế chuyên môn là nhà cung cấp dịch vụ cảng chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý vận tải biển toàn cầu, mạng lưới kho bãi trải đều trên toàn quốc sẽ tư vấn, cung ứng cho khách hàng những dịch vụ tiện ích trong khâu vận chuyển hàng hóa từ cảng về đến kho khách hàng hoặc ngược lại, cung ứng kho lưu giữ hàng chờ tiêu thụ hoặc chờ xuất khẩu. SOTRANS còn đảm nhiệm cung ứng dịch vụ “Door to door”: nhận hàng hóa từ kho người bán ở nước ngoài vận chuyển về Việt Nam giao hàng tại kho người mua (đối với khách hàng nhập khẩu theo giá FOB). Ngoài ra, Bảo Minh Bến Thành (là một trong những chi nhánh của Tổng công ty Bảo Minh) sẽ tư vấn khách hàng tham gia những điều khoản phù hợp với tính chất hàng hóa, cách đóng gói và loại phương tiện vận chuyển hàng hóa với mức phí hợp lý nhất. L/C gia công (L/C đối ứng): Là L/C không được huỷ ngang, được mở và chỉ bắt đầu có hiệu lực khi 1 thư tín dụng đối ứng với nó được mở ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “L/C này chỉ có giá trị hưởng lợi khi người hưởng lợi đã mở lại 1 L/C khác đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng lợi với số tiền là…..” và trong L/C đối ứng phải ghi: “L/C này đối ứng với L/C số ….mở ….ngày…. qua ngân hàng…”. Việc sử dụng L/C trong phương thức gia công xuất khẩu phức tạp, đảm bảo quyền lợi của người gia công vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng quy định nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam mua nguyên liệu của Hàn Quốc để làm thú nhồi bông và sau đó bán thành phẩm cho Hàn Quốc (mua đứt bán đoạn) L/C1 do doanh nghiệp mở ra để mua nguyên liệu .L/C2 do khách hàng Hàn Quốc mở ra để mua thành phẩm. L/C1 thực hiện trước. L/C nội địa Mở L/C nội địa được chính thức đưa vào thực hiện vào ngày 25/03/2008 theo quyết định số 333/2008/EIB/QĐ – TGĐ do Tổng Giám Đốc ban hành Đặc điểm của sản phẩm: đáp ứng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu: Phát triển hoạt động kinh doanh trong nước. Giảm thiểu rủi ro trong thương lượng với đối tác trong nước. Phát hành và thanh toán L/C bằng VNĐ Tiện ích của sản phẩm: Phí dịch vụ cạnh tranh. Được đảm bảo khả năng thanh toán với đối tác là người thụ hưởng L/C bằng uy tín của EXIMBANK. Mức kí quỹ thấp hoặc miễn phí khi mở L/C. Thời gian phát hành L/C nhanh (trong vòng 2-4 ngày làm việc) Được phục vụ ngoài giờ khi khách hàng có nhu cầu gấp. Có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài trợ nhập khẩu của bộ phận doanh nghiệp. Giới thiệu sơ lược về UCP 600 UCP 600 được ban hành lần này là lần thứ 6 kể từ khi UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1993. Các thay đổi chủ yếu của UCP 600 so với UCP 500: đưa vào các điểu khoản, định nghĩa và giải thích. Các điểu khoản giải thích nhằm giải thích sự mập mở hoặc không rõ ràng trong ngôn ngữ thường xuất hiện trong thư tín dụng và đưa ra sự giải thích dứt khoát các đặc trưng của UCP hoặc thư tín dụng. Qui trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Eximbank- phòng thanh toán quốc tế. Nhận hồ sơ từ khách hàng. Nhận hồ sơ trực tiếp từ khách hàng tại phòng TTQT (trường hợp kí quỹ đủ và công ty có hạn mức ưu tiên) bao gồm: 1 bản chính giấy đề nghị mở thư tín dụng theo mẫu Exim. 1 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng. 1 bản sao chứng thư bảo hiểm (đối với những L/C mở có giá trị không bao gồm bảo hiểm nhưng không kí quỹ đủ). 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (đối với khách hàng giao dịch lần đầu). Văn bản cho phép nhập khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (dối với hàng nhập khẩu có điều kiện). Nhận hồ sơ từ phòng tín dụng (trường hợp khách hàng không kí quỹ đủ trị giá L/C) bao gồm: 1 bản chính giấy đề nghị mở thư tín dụng theo mẫu Exim. 1 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng. 1 giấy đề nghị mở L/C của bộ phận tín dụng hoặc bản sao tờ trình của phòng tín dụng có phê duyệt của lãnh đạo cập trên theo đúng quy định của Eximbank. 1 giấy giới thiệu cho người đi giao dịch với Eximbank do người có thẩm quyền của dơn vị kí tên( đối với khách hàng giao dịch lần đầu). Kiểm tra nội dung chi tiết trước khi phát hành. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng Kiểm tra chi tiết của toàn bộ nội dung L/C. Nếu có điểm không rõ ràng, các điều kiện chỉ thị có mâu thuẫn hoặc khác biệt so với hợp đồng, thanh toán viên phải thông báo và hướng dẫn khách hàng chỉnh sửa trước khi phát hành L/C ra nước ngoài. Kiểm tra chữ kí hữu quyền trên giấy đề nghị mở L/C (kể cả chữ kí của kế toán trưởng nếu giấy đề nghị mở L/C có chử kí của kế toán trưởng). Kiểm tra nguồn tiền kí quỹ của khách hàng . Trường hợp khách hàng không chỉ định ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo được chỉ định không có quan hệ đại lý với Eximbank thì thanh toán viên trình lãnh đạo phòng hội sở hoặc giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền chọn ngân hàng thông báo . Chuyển điện mở L/C ra ngân hàng nước ngoài. Thực hiện mở L/C. Sau khi kiểm tra nội dung, chi tiết của L/C , thanh toán viên nhập dữ liệu vào máy thu điện phí, thủ tục phí Giao L/C gốc cho khách hàng mở L/C và lưu hồ sơ theo dõi: Phát hành L/C xác nhận Trường hợp Ngân hàng xác nhận được khách hàng chỉ định sẵn Chỉ định ngân hàng xác nhận là ngân hàng thương lượng chứng từ Theo thông lệ quốc tế khi mở L/C xác nhận thì đồng thời phải uỷ quyền cho ngân hàng xác nhận thực hiện thanh toán khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều kiện L/C mở. Do vậy khi mở L/C xác nhận thì phải cho phép ngân hàng xác nhận đòi tiền bằng điện (hối phiếu kí phát cho ngân hàng xác nhận thay vì cho ngân hàng phát hành) Thanh toán viên fax điện đòi tiền đồng thời thông báo ngày thanh toán cho khách hàng biết để chuẩn bị tiền thanh toán. Trường hợp khách hàng không chỉ định sẵn ngân hàng xác nhận Thanh toán viên trình lãnh đạo phòng hoặc giám đốc chi nhánh xin chỉ thị Ngân hàng xác nhận sẽ được chọn trên cơ sở những ngân hàng đại lí đã cấp hạng mức xác nhận cho Eximbank theo thứ tự ưu tiên. Có mức phí thấp nhất, điều kiện xác nhận thoáng nhất (không bắt buộc đòi tiền bằng điện) Nếu phí xác nhận do người mua chịu Khi nhận được điện yêu cầu thanh toán phí xác nhận của ngân hàng xác nhận, thanh toán viên kiểm tra các chi tiết nêu trên điện phù hợp với L/C mở (điện đòi tiền phải là điện được xác thực). Sau đó thanh toán viên sẽ làm thông báo gửi khách hàng và thực hiện chuyển trả phí cho ngân hàng xác nhận theo chỉ thị trên điện đòi tiền Trường hợp ngân hàng xác nhận yêu cầu kí quỹ 100% trị giá L/C tại ngân hàng xác nhận Thanh toán viên fax điện ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng Khi nhận được sự đồng ý của khách hàng bằng xác nhận trên điện hoặc bằng văn bản (có chữ kí hữu quyền), kiểm tra đủ tiền kí quỹ thanh toán viên làm điện chuyển tiền đến ngân hàng xác nhận theo chỉ thị của họ để kí quỹ, đồng thời yêu cầu ngân hàng xác nhận L/C, thông báo cho người thụ hưởng và yêu cầu họ phải trả lãi cho số tiền kí quỹ từ ngày chuyển tiền đến ngày thực hiện thanh toán L/C hoặc đến ngày ngân hàng xác nhận hoàn trả lại tiền kí quỹ (do L/C không được sử dụng) Tu chỉnh L/C Tiếp nhận hồ sơ Hồ sơ được nhận trực tiếp từ khách hàng hoặc nhận từ bộ phận tín dụng Chứng từ yêu cầu xuất trình L/C bao gồm: Văn bản đề nghị tu chỉnh L/C phải có chữ kí hữu quyền của công ty và ý kiến của bộ phận tín dụng ( nếu L/C do bộ phận tín dụng mở) của bộ. Phí tu chỉnh do người mở L/C hoặc người thụ hưởng chịu phải ghi rõ trên đề nghị tu chỉnh Văn bản thoả thuận giữa người mở L/C và người thụ hưởng đối với tu chỉnh, tên người thụ hưởng, tu chỉnh tăng hoặc giảm giá trị Kiểm tra và thực hiện tu chỉnh Kiểm tra các yêu cầu tu chỉnh của khách hàng, xem xét có mâu thuẫn với L/C mở không, có bất lợi cho phía Việt Nam không, có phù hợp với các nguyên tắc của phòng thanh toán quốc tế không. Nếu là tu chỉnh tăng giá thì phải Kiểm tra nguồn tiền khách hàng phải kí quỹ thêm Xuất trình chứng thư bảo hiểm bổ sung cho phẩn trị giá tăng (Trường hợp mở L/C mà người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm ) Sử dụng Swift làm điện tu chỉnh gửi ngân hàng thông báo Nếu phí tu chỉnh do người bán chịu, trong điện phải ghi rõ “ Phí tu chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh toán” Giao tu chỉnh L/C cho khách hàng và lưu hồ sơ trên máy Kí mậu vận đơn (B/L , AWB) của khách hàng hoặc phát hành thư bảo đảm nhận hàng Phạm vi áp dụng: Đối với trường hợp chứng từ của L/C mở chưa về đến Eximbank nhưng hàng đã về đến cảng Việt Nam, khách hàng có nhu cầu nhận hàng sớm, Eximbank sẽ kí hậu B/L AWB trước (B/L /AWB gốc này do khách hàng nhận trực tiếp từ người bán hoặc đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo đảm nhận hàng đối với trường hợp không có B/L / AWB gốc) Các chứng từ yêu cầu xuất trình: Trường hợp kí hậu B/L / AWB Giấy đề nghị kí hậu B/L / AWB của công ty có chữ kí hữu quyền 1 bản gốc B/L /AWB 1 bản sao hoá đơn thương mại 1 giấy đề nghị của bộ phận tín dụng (trường hợp không kí quỹ đủ trị giá lô hàng hoặc vay tiền thanh toán) Sau khi kí hậu pho-to 1 bản vận đơn để lưu hồ sơ L/C Trường hợp phát hành thư bảo đảm nhận hàng. Ít nhất 2 bản thư bảo đảm nhận hàng có chữ kí hữu quyền. Bộ phận thanh toán nhập khẩu lưu 1 bản 1 bản sao B/L / AWB. 1 bản sao hợp đồng thương mại 1 giấy đề nghị của phòng tín dụng (trường hợp không kí quỹ đủ trị giá lô hàng hoặc vay thanh toán Thực hiện kí hậu vận đơn của đơn vị / phát hành thư bảo đảm nhận hàng Kiểm tra nguồn tiền kí quỹ thanh toán L/C Kiểm tra các chi tiết liên quan đến lô hàng trên chứng từ do khách hàng xuất trình với L/C mở, tu chỉnh L/C (nếu có) Giao bảng gốc B/L / AWB hoặc thư bảo đảm nhận hàng cho khách hàng Thu kí quỹ Xử lý điện đỏi tiền từ ngân hàng nước ngoài (trong trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện) Đến hạn thanh toán nhưng chứng từ chưa về Đối với L/C kí quỹ nhỏ hơn 100%, thanh toán viên làm thông báo gửi khách hàng và bộ phận tín dụng để đôn đốc khách hàng chuẩn bị tiền đảm bảo thanh toán L/C Đối với L/C kí quỹ 100%: làm thông báo gởi khách hàng Chứng từ về trước hạn thanh toán: Nếu Chứng từ hợp lệ: thực hiện thanh toán cho ngân hàng nước ngoài vào đúng hạn thanh toán Chứng từ có bất hợp lệ: phải điện báo bất hợp lệ ngay cho ngân hàng đòi tiền đồng thời gởi giấy báo bất hợp lệ ngay cho khách hàng xin ý kiến xử lí Chứng từ về sau ngày thanh toán cho ngân hàng nước ngoài có bất hợp lệ: Sau khi đã thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo điều kiện đòi tiền, thanh toán viên phải theo dõi khi chứng từ về kiểm ngay, nếu có bất hợp lệ: Điện báo bất hợp lệ cho ngân hàng đòi tiền ngưng thanh toán cho người bán, chờ ý kiến của người mở L/C Làm thông báo gởi ngay cho khách hàng Nếu bất hợp lệ được chấp nhận: thanh toán viên giao chứng từ cho đơn vị, làm điện cho phép ngân hàng đòi tiền thực hiện thanh toán Nếu người mở L/C từ chối bất hợp lệ và yêu cầu chờ thương lượng với người bán, thanh toán viên điện yêu cầu ngân hàng nước ngoài hoàn tiền lại Nếu bất hợp lệ bị từ chối và người mua yêu cầu hoàn trả chứng từ, thanh toán viên lập điện báo yêu cầu ngân hàng nước ngoài hoàn trả toàn bộ số tiền trong vòng 7 ngày làm việc. Đồng thời thông báo giữ quyền đòi tiền lãi nếu nhận được tiền hoàn trả sau 7 ngày quy định và làm thủ tục hoàn trả chứng từ Xử lý điện báo bất hợp lệ,yêu cầu cho phép thương lượng từ ngân hàng nước ngoài Thông báo bất hợp lệ cho khách hàng trong vòng 1 ngày làm việc và xin ý kiến xử lý (đính kèm bản sao điện báo bất hợp lệ của ngân hàng nước ngoài) Trong vòng 7 ngày(UCP 500) hoặc 5 ngày (UCP 600) làm việc kể từ ngày nhận điện (theo quy tắc của phòng thương mại quốc tế) Nếu khách hàng chấp nhận bất hợp lệ :Thanh toán viên kí quỹ đủ trị giá lô hàng hoặc có ý kiến của bộ phận tín dụng (nếu L/C mở không kí quỹ đủ) trước khi gởi điện ngân hàng nước ngoài. Đối với L/C được phép đòi tiền bằng điện: thanh toán viên lập điện cho phép ngân hàng nước ngoài thương lượng chứng từ và xin chỉ thị thanh toán để thực hiện thanh toán. Trường hợp điện xin thương lượng chứng từ đã có chỉ thị thanh toán, thanh toán viên sẽ lập điện thanh toán cho ngân hàng nước ngoài trong vòng 7 ngày(UCP 500) hoặc 5 ngày (UCP 600) từ ngày nhận được điện của ngân hàng nước ngoài. Đối với L/C không cho phép đòi tiền bằng điện, thanh toán viên lập điện cho phép ngân hàng nước ngoài thương lượng chứng từ và yêu cầu họ gửi chứng từ về Eximbank như điều kiện mở L/C. Sau khi nhận được chứng từ của ngân hàng nước ngoài, nếu bộ phận chứng từ không có thêm bất hợp lệ (ngoài trong vòng 7 ngày(UCP 500) hoặc 5 ngày (UCP 600) làm việc sau khi nhận). Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ khác ngoài những điểm ngân hàng nước ngoài đã nêu trong điện, thanh toán viên phải gởi thông báo cho khách hàng và xin ý kiến xử lí Nhận và xử lý chứng từ đòi tiền. Tiếp nhận chứng từ. Thực hiện kiểm tra chứng từ. Nếu bộ chứng từ không có bất hợp lệ: Trường hợp chưa kí hậu B/L / AWB hoặc chưa phát hành thư bảo đảm nhận hàng trước Xác nhận chứng từ hợp lệ và ngày thanh toán để khách hàng chuẩn bị nguồn tiền thanh toán đồng thời thông báo cho phòng tín dụng (nếu L/C do bộ phận tín dụng bảo lãnh mở) Khi khách hàng có đủ tiền hoặc có đề nghị của bộ phận tín dụng, thanh toán viên làm thủ tục kí hậu B/L /AWB và trả chứng từ cho khách hàng, thu kí quỹ (nếu trích từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ) hoặc làm giấy đề nghị giữ VNĐ tương đương gởi bộ phận dịch vụ khách hàng doanh nghiệp / kinh doanh tiền tệ trong trường hợp chờ phòng kinh doanh ngoại tệ bán ngoại tệ. Đối với các khách hàng có hạn mức ưu tiên, nếu đến trước ngày thanh toán 1 ngày mà khách hàng vẫn chưa có đủ tiền, thanh toán viên thông báo cho cán bộ tín dụng phụ trách công ty để làm thủ tục thanh toán kịp thời. Thực hiện chấp nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm) / thanh toán (đối với L/C trả ngay) vào ngày đã thông báo cho khách hàng. Trường hợp đã kí hậu B/L /AWB hoặc đã phát hành thư bảo đảm nhận hàng trước Thanh toán viên kiểm chứng từ và gởi thông báo hợp lệ và ngày thanh toán cho khách hàng. Làm điện chấp nhận hối phiếu gởi ngân hàng nước ngoài (đối với L/C trả chậm) / thanh toán (đối với L/C trả ngay) vào ngày đã thông báo cho khách hàng. Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ : Trường hợp chưa kí hậu B/L / AWB hoặc chưa phát hành thư bảo đảm nhận hàng trước Đối với L/C trả chậm: thanh toán viên gởi thông báo bất hợp lệ cho khách hàng và gởi bản sao thông báo cho bộ phận tín dụng (nếu L/C do bộ phận tín dụng bảo lãnh mở) Điện báo bất hợp lệ cho ngân hàng nước ngoài ngay khi thông báo cho khách hàng. Khách hàng đã đồng ý chấp nhận bất hợp lệ: Thanh toán viên kiểm tra nguồn tiền thanh toán , làm thủ tục kí hậu B/L / AWB (nếu có) và giao trả chứng từ cho khách hàng. Điện chấp nhận hối phiếu và xác nhận ngày đáo hạn gởi ngân hàng nước ngoài (đối với L/C trả chậm) / thanh toán (đối với L/C trả ngay) trong vòng 7 ngày (UCP 500) hoặc 7 ngày (UCP 600) làm việc kể từ ngày nhận chứng từ Khách hàng từ chối chấp nhận bất hợp lệ: Điện báo ngân hàng nước ngoài về ý kiến người mua (không chấp nhận chờ thương lượng với người bán hoặc hoàn trả chứng từ cho ngân hàng nước ngoài) Nếu khách hàng yêu cầu chờ thương lượng với người bán: thanh toán viên theo dõi xin ý kiến khách hàng để trả lời ngân hàng nước ngoài . Nếu khách hàng yêu cầu gởi trả chứng từ cho ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên gởi trả theo đường bưu điện, lưu hồ sơ: 1 thư ngân hàng (covering letter), 1 invoice, 1 B/L / AWB (lưu ý trong công văn từ chối phải ghi rõ điều kiện hoàn trả và chi phí phát sinh do người mở L/C phải chịu) Trường hợp đã kí hậu B/L / AWB hoặc phát hành thư bảo đảm nhận hàng trước Thanh toán viên gởi điện báo bất hợp lệ liên quan đến bảo hiểm (nếu có) và ngày thanh toán cho khách hàng Thực hiện thanh toán trên thông báo (nếu không có điều kiện gì khác từ phía khách hàng và được Eximbank đồng ý) Trường hợp đã thanh toán trên cơ sở điện đòi tiền xác nhận chứng hợp lệ và điện thông báo chứng từ có bất hợp lệ nhưng chưa kí hậu B/L / AWB hoặc chưa phát hành thư bảo đảm. Khi nhận được chứng từ, kiểm tra có bất hợp lệ hoặc điện thông báo có bất hợp lệ nhưng chưa kí hậu B/L / AWB hoặc chưa phát hành thư bảo đảm. Nếu khách hàng chấp nhận bất hợp lệ, thanh toán viên giao chứng từ cho khách hàng. Nếu khách hàng từ chối bất hợp lệ, thanh toán viên trình lãnh đạo phòng hoặc giám đốc chi nhánh ,thanh toán viên hỏi khách hàng việc thương lượng hoặc trả lại bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài và yêu cầu ngân hàng nước ngoài hoàn lại tiền. Giao chứng từ / hoàn trả chứng từ cho ngân hàng nước ngoài. Chỉ giao chứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG 2.doc
  • docCHƯƠNG 1.doc
  • docCHƯƠNG 3.doc
  • docDANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docmuc luc nhan xet.doc
  • doctrangbia.doc
Luận văn liên quan