Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: “Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực. Công tác quản lý còn nhiều bất cập”. Nước ta cần phải thay đổi căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xác định những nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam đang là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.
39 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9647 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Căn cứ lựa chọn chuyên đề:
Tôi chọn “Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu của chuyên đề dựa trên những căn cứ sau:
1. Tính cấp thiết.
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: “Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực. Công tác quản lý còn nhiều bất cập”. Nước ta cần phải thay đổi căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xác định những nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam đang là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đây là vấn đề nóng trong các hội thảo khoa học và các diễn đàn lớn ở nước ta. Có rất nhiều nghiên cứu, nhận xét, đánh giá về nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong giáo dục nhưng chưa thẳng thắn nhìn vào vấn đề, dẫn đến những giải pháp bất hợp lý. Hướng giải quyết thường đi vào hậu quả chứ không triệt để khắc phục nguyên nhân làm nền giáo dục Việt Nam yếu kém. Kết quả tất nhiên cũng chỉ mang tính hình thức, bên cạnh đó còn gây lãng phí lớn cho ngân sách.
3. Tính khả thi.
Tuy là một sinh viên hạn chế về mặt kiến thức, chưa được tiếp xúc với những mô hình giáo dục danh tiếng trên thế giới. Nhưng bù lại, cá nhân người viết chuyên đề được đào tạo bởi nền giáo dục Việt Nam trên dưới 20 năm. Khoảng thời gian này nằm trọn trong giai đoạn đổi mới của đất nước từ năm 1986 cho đến nay. Như vậy là khá đủ để có một cái nhìn trực quan về nền giáo dục Việt Nam hiện nay cùng những nguyên nhân yếu kém của nó.
Với phương pháp khoa học đã được thầy, cô giáo truyền đạt ở trường, tri thức đúc rút từ lý luận và thực tiễn cùng quan điểm thẳng thắn, không dài dòng tôi tin rằng chuyên đề này sẽ có tính đúng đắn cao nhằm góp phần xây dựng thành công đề án thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
2. Đối tượng, mục đích và ý nghĩa nghiên cứu.
1. Đối tượng: Những mặt yếu kém và nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích: Xác định nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam để định hướng xây dựng thành công đề án thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
3. Ý nghĩa: Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nền giáo dục Việt Nam thực sự là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề này có sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê nin
- Phương pháp logic
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
4. Bố cục chuyên đề
Phần 1: MỞ ĐẦU
Phần 2: NỘI DUNG
Chương I: Nhận thức chung
Chương II: Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ quan
Chương III: Một số giải pháp định hướng cho nền giáo dục Việt Nam.
Phần 3: KẾT LUẬN
NỘI DUNG
Chương I: Nhận thức chung
1.1 Định nghĩa giáo dục
Theo từ điển tiếng việt: Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên, xã hội để hình thành các kỹ năng sống và làm việc.
Chiết tự: Giáo có nghĩa chỉ bày, nâng đỡ. Dục là mong muốn trưởng thành. Do đó, giáo dục là hoạt động chỉ dạy để con người trưởng thành.
Lịch sử đã cho thấy. Mỗi một xã hội có tính độc lập đều tự hình thành cho nó một nền giáo dục để đào tạo ra lớp người kế cận nhằm duy trì sự phát triển của xã hội đó. Vậy nên, mọi nền giáo dục đều mang tính chính trị trong nó và đặc trưng bởi triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo,…
Tóm lại có thể hiểu: giáo dục là hoạt động hướng dẫn, chỉ dạy có mục đích nhằm hình thành khả năng thích nghi với môi trường sống, môi trường làm việc cho con người.
1.2 Nền giáo dục Việt Nam
Nền giáo dục Việt Nam là một hệ thống thống nhất giữa cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục và kiến trúc thượng tầng tương ứng. Được hình thành do nhu cầu giáo dục nhân cách và đào tạo nhân lực cho xã hội. Cụ thể hơn, nền giáo dục Việt Nam bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục như: trường học, viện nghiên cứu,…; các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục: Vụ, Cục, Sở, Viện, trung tâm,…; các quan điểm, triết lý, mục tiêu giáo dục,…
Cơ quan chính của nền giáo dục Việt Nam là Bộ giáo dục và đào tạo, nằm dưới quyền quản lý và điều hành của Chính phủ. Với nhiều đơn vị đào tạo từ cấp mầm non đến cao đẳng, đại học và sau đại học. Nền giáo dục Việt Nam hiện nay được nhiều cá nhân và tổ chức trong lẫn ngoài nước đánh giá là kém hiệu quả. Thậm chí còn là gánh nặng cho nền kinh tế khi nguồn nhân lực đào tạo ra không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội. Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém này sẽ được trình bày cụ thể ở Chương II.
Chương II: Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam
2.1 Nguyên nhân khách quan
2.1.1 Áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ không hợp lý dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nhân tài.
Tập trung dân chủ là một nguyên tắc trong hệ thống lý luận của Chủ nghĩa Marx – Lenin, đảm bảo cho những quyết định của tập thể luôn tuân theo nguyện vọng của số đông tránh tình trạng chuyên quyền, độc đoán. Ở Việt nam hiện nay, nguyên tắc này được vận dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng đảng, quản lý nhà nước và quá trình vận hành của một số tổ chức khác trong xã hội,… Tuy nhiên, nguyên tắc tập trung dân chủ đã không được nhận thức đúng đắn dẫn đến sự áp dụng không hợp lý trong thực tiễn. Nó tạo ra một lực lượng lớn những con người có nhận thức bảo thủ, chậm tiến. Số người này đang là rào cản cho sự phát triển của đất nước nói chung và nền giáo dục nói riêng.
Dễ thấy một điều, số lượng người nhận thức vấn đề ở mức trung bình (có khả năng ghi nhớ về mặt lý luận và thực hiện theo khuôn mẫu) chiếm số lượng lớn. Những người có khả năng nhận thức vấn đề ở mức độ cao (có khả năng nhận nhận thức được bản chất của vấn đề để từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề) chiếm số lượng rất nhỏ - họ là những nhân tài. Trong cuộc sống, số người nhận thức được vấn đề ở mức độ trung bình có thể ví như những viên đá tốt còn số người nhận thức vấn đề ở mức độ cao (nhân tài) có thể ví như những thỏi vàng (hình minh họa):
Quyết định của một tổ chức hay tập thể ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong phạm vi nhà nước hầu hết phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ý kiến của những người có mức độ nhận thức cao thường có tính khả thi hơn số còn lại. Nếu tất cả cùng hiểu và nhất trí theo những ý kiến sáng suốt nhất thì vấn đề sẽ không nảy sinh. Mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện khi ý kiến đúng của số ít nhân tài đối đầu với ý kiến của số đông. Nguyên tắc tập trung dân chủ được áp dụng. Tất cả các cá nhân trong tổ chức được đánh đồng, chỉ xét số lượng chứ không xét về nội dung, tính khả thi, kinh phí, hiệu quả có thể mang lại của từng giải pháp,... Kết quả tất nhiên nghiêng về số đông (hình minh họa):
Nguyên tắc tập trung dân chủ được áp dụng không hợp lý dẫn đến tình trạng kìm hãm nhân tài. Những ý kiến đi ngược với số đông có thể bị quy là đối lập. Câu chuyện về đồng chí Kim Ngọc, cố Bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc về biện pháp khoán đất cho nhân dân để thúc đẩy sản xuất là một ví dụ. Tư tưởng mới, đúng đắn, sáng tạo, có tính khả thi cao nhưng lại đi ngược với nhận thức của số đông thời bấy giờ nên ông đã bị phê phán. Nguyên tắc tập trung dân chủ không được áp dụng hợp lý còn làm nảy sinh bệnh thành tích, bệnh cào bằng, tư duy tiểu nông (tư duy tiểu nông không xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp manh mún mà xuất phát từ sự sợ hãi số đông),... Mọi người dần quan niệm “xấu đều còn hơn tốt lỏi”. Lực lượng nhận thức Chủ nghĩa Marx – Lenin theo hướng bảo thủ, giáo điều có điều kiện thuận lợi để tăng lên nhanh chóng về số lượng.
Vì số đông có sức mạnh như vậy nên nhiều nhóm người kết bè, kéo cánh để tạo nên số đông thân tín từ đó chiếm lấy quyền quyết định từ tập thể, tạo lợi ích bất chính từ lợi ích chung. Để làm được điều đó, họ cần màng che không minh bạch trong hoạt động tuyển dụng nhân sự. Nạn con ông cháu cha đã được rất nhiều báo đài nhắc đến với chiều hướng không thuyên giảm. Nếu không có quan hệ thân tín thì người xin việc phải trả cái giá bằng tiền. Theo báo giáo dục và thời đại, “Tại kì họp HĐND thành phố Hà Nội vào tháng 1 năm 2013, ông Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã công bố “mức giá sàn” để có cơ hội trở thành công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng”. Nếu không có tiền hoặc mối quan hệ thì vấn đề xin việc rất nan giải, không chỉ riêng đối với khu vực Hà Nội mà còn nhiều tỉnh thành khác.
Những nhóm người nói trên còn tiếp tục tạo ra những màng che không minh bạch khác như: không minh bạch trong tài chính công, không minh bạch trong hoạt động quản lý. Không minh bạch trong nền tài chính công tạo điều kiện để tham nhũng, không minh bạch trong hoạt động quản lý để hạch sách nhân dân (nảy sinh nạn phong bì trong công việc). Gần đây, những nhóm người này đã lộ diện với cái tên “Nhóm lợi ích” như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến trong phát biểu kết thúc hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khóa XI.
Số đông những người nhận thức vấn đề theo khuynh hướng bảo thủ đã thành công trong việc giữ vững nền tư tưởng cho con đường đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội nhưng họ đang là một rào cản to lớn đối với tiến trình phát triển của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn coi trọng hiền tài, Người từng nhắc nhiều lần câu nói của tiến sĩ Thân Nhân Trung thời Vua Lê Thánh Tông – “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy một vị tướng tài trong người giáo viên dạy Lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Người giáo viên dạy sử đó đã lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam dành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện biên phủ năm 1954, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Bác không quan trọng nhân tài có phải Đảng viên hay không, Bác chỉ cần biết người đó có yêu nước, thương dân hay không? Có làm việc được hay không? Nhà giáo Nguyễn Văn Huyên Bộ trưởng Bộ quốc gia giáo dục – là Bộ giáo dục và đào tạo hiện nay, tuy không phải Đảng viên nhưng ông đã cống hiến hết tài năng và công sức của mình cho nền giáo dục Việt Nam trong suốt gần 30 năm từ khi bắt đầu nhận trọng trách đến khi ông trút hơi thở cuối cùng. Động lực khiến ông không từ chức đó là lời động viên của Bác Hồ: “Chú đã làm việc rất tốt, điều đó chứng tỏ không phải cứ phải là đảng viên thì mới làm việc hiệu quả. Vấn đề cốt yếu là có tư tưởng yêu nước thương dân, có phương pháp làm việc đúng, nhiệt tình và công tác tích cực thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chú có đủ những yếu tố đó, vì vậy Bác khuyên chú cứ tiếp tục giữ trọng trách mà Chính phủ giao. Đây cũng là chú làm việc vì dân vì nước”. Do biết trọng dụng người tài và phát huy được năng lực của họ trong công việc nên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh nước ta liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn về mọi mặt.
Hiện nay, nhân tài đang không được trọng dụng đúng mức. Người tài muốn giúp sức cho đất nước nhưng cơ chế không thông thoáng. Tình trạng cán bộ, lãnh đạo kém năng lực phổ biến. Đất nước đang bị chảy máu chất xám từng ngày. Đây là một lỗi hệ thống không dễ khắc phục. Muốn giải quyết được lại phải nhờ vào chính số đông hùng hậu nhất, đó là nhân dân.
Theo quy luật về lượng và chất trong hệ thống lý luận Chủ nghĩa Marx – Lenin thì:
“
Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ
nhất định, sẽ chuyển hóa thành sự khác nhau về chất.
”
Sự kém hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động liên tục, từng ít một vào đời sống của nhân dân ở mọi lĩnh vực. Tới một ngưỡng nhất định, khi cái ăn, cái mặc của nhân dân trực tiếp bị ảnh hưởng thì yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ trong bộ máy nhà nước, mở rộng cánh cửa thu hút nhân tài không chỉ còn là khẩu hiệu cần thực hiện mà sẽ trở thành sức ép thật sự.
Trên đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Giáo dục cũng nằm trong số đó. Tiêu cực trong tuyển dụng nhân sự khiến cho cánh cổng thu hút nhân tài vào bộ máy giáo dục bị bóp nghẹt. Áp dụng không hợp lý nguyên tắc tập trung dân chủ làm cho người tài không có điều kiện để phát triển. Hệ quả là bệnh thành tích, bệnh cào bằng và gian lận trong giáo dục…
Để tăng tính khách quan cho chứng minh trên, hãy nhìn sang một số nền giáo dục phát triển. Trước tiên cần thấy rằng những nước phát triển về kinh tế xã hội thì nền giáo dục cũng phát triển, ví dụ như: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Singapore,… Và quan trọng hơn, tất cả những nước này đều có chính sách thu hút, lựa chọn và sử dụng nhân tài hợp lý, có hiệu quả.
Singapore là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển thần kì nhờ chính sách thu hút nhân tài. Sau khi tách khỏi Malaysia năm 1965, Singapore đã gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị. Nhưng với chính sách thu hút nhân tài cả người trong nước lẫn người nước ngoài, Singapore đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỉ 20. Giờ đây, đời sống kinh tế xã hội của Singapore nói chung và nền giáo dục nói riêng đều đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng của thế giới.
Với những căn cứ thực tiễn cùng lý luận của Chủ nghĩa Marx – Lenin, tôi đã chứng minh ở mức độ khái quát rằng: “Áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ không hợp lý dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nhân tài” là nguyên nhân sâu xa từ phía khách quan dẫn đến sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
2.1.2 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa có những tiêu chí phát triển rõ ràng khiến hệ thống giáo dục không thể đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho mô hình kinh tế mới.
Yêu cầu phát triển về kinh tế sẽ quy định phương hướng phát triển cụ thể cho nền giáo dục, đặc biệt là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất. Phải biết nền kinh tế cần gì thì nền giáo dục mới có thể đào tạo ra những con người với những khả năng phù hợp để phát triển nền kinh tế đó. Hiện nay Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng chúng ta chưa có nhận thức rõ ràng, cụ thể và đầy đủ về mô hình kinh tế này mà chỉ giải thích những nguyên lý chung nhất rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân do mô hình kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình kinh tế hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Vì nền kinh tế còn chưa xác định được mục tiêu phát triển cụ thể nên nền giáo dục cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong hoạt động đào tạo nguồn lực cho sản xuất. Khả năng định hướng nghề nghiệp và điều tiết nguồn nhân lực của nền giáo dục hiện nay rất hạn chế. Tình trạng thừa, thiếu nhân lực trong nhiều lĩnh vực đã và đang dần phổ biến. Đây cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn đến sự yếu kém trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
2.2 Nguyên nhân chủ quan
2.2.1 Bộ máy giáo dục không liên kết chặt chẽ với xã hội.
Xã hội Việt Nam cần ở con người những tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, khả năng sống: Mỗi cá nhân sinh ra cần có mục đích sống và những kỹ năng sống cơ bản để có thể tồn tại trong môi trường.
Thứ hai, những chuẩn mực cơ bản: Mỗi xã hội có những chuẩn mực cơ bản riêng cần được tuân theo và dĩ nhiên xã hội cần ở con người những chuẩn mực này. Ví dụ: hiếu, lễ với cha, mẹ, ông, bà. Yêu quý đồng bào, dân tộc. Nhận thức về chân, thiện, mỹ,…
Thứ ba, yêu cầu về tư tưởng chính trị: Là yêu cầu từ tổ chức cao nhất trong xã hội – hệ thống chính trị. Nhằm xây dựng một hệ tư tưởng nhất định, đảm bảo sự tồn tại và duy trì hoạt động bình thường cho hệ thống chính trị đó.
Thứ tư, hiểu và tuân thủ pháp luật: Con người sống trong xã hội có pháp luật thì phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật – điều kiện bắt buộc để ổn định xã hội.
Xã hội là bên đưa ra các yêu cầu về giáo dục và nền giáo dục phải đáp ứng theo những yêu cầu đó. Nhưng nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang quá chú trọng vào tiêu chí thứ 2 và 3. Những kỹ năng sống và kiến thức về pháp luật không được phổ cập. Yêu cầu về tư tưởng chính trị trong giáo dục được đặt ra cao nhưng ít có ý nghĩa thực tiễn. Chúng ra giảng dạy rất nhiều về lý luận Chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về lịch sử oanh liệt, về tương lai tươi đẹp của chủ nghĩa xã hội,... Những thành tựu đó rất đáng tự hào, tương lai đó rất đáng để vươn tới. Nhưng hiện tại chúng ta đang đứng ở đâu so với các nước trên thế giới? Những thế lực nào chống phá nhà nước Việt Nam? Những thế lực nào có thể giúp đỡ Việt Nam? Trước tình hình đó cần phải làm gì để Việt Nam đuổi kịp các nước phát triển mang lại cuộc sống văn minh, giàu đẹp cho nhân dân?... thì nền giáo dục hiện nay lại ít nhắc tới. Đây dường như là một chủ đề cấm bàn luận trong môi trường giáo dục, đặc biệt đối với giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục được đề ra bởi nhà nước và bộ giáo dục. Số đông các cá nhân còn lại trong xã hội không có tầm ảnh hưởng tới các quyết định của nền giáo dục mặc dù họ trực tiếp là người học hoặc những tổ chức cần con người sau đào tạo. Vậy xã hội có thực sự cần ở con người những tiêu chí mà nền giáo dục hiện nay đặt ra hay không? Thực tế đã cho thấy các chương trình đào tạo hiện nay ở Việt Nam tuy đồ sộ nhưng không mang lại hiệu quả.
Các chuyên gia về giáo dục đã đánh giá chương trình học ở bậc phổ thông của nền giáo dục Việt Nam nặng hơn nhiều so với những nước phát triển trên thế giới. Học sinh cấp 1 đã phải học thêm đủ các môn như: toán, văn, anh, hát, múa, đàn,… Môi trường để trẻ em phát triển bình thường bị thu hẹp. Học sinh phổ thông bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần. Bệnh trầm cảm, tự kỷ và cận thị học đường của học sinh đang là mối lo ngại của phụ huynh, nhà trường và xã hội. Chương trình học nặng không thể hiện sự vượt trội về giáo dục khi lượng kiến thức đó tỏ ra không cần thiết. Chúng ta đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi quốc tế về toán, lý, hóa,… nhưng những điều làm được trong thực tiễn lại không hề tương xứng.
Để thấy số lượng kiến thức không thuận biến với chất lượng giáo dục, tôi xin đưa ra trích dẫn từ một bài báo so sánh nền giáo dục Mỹ và nền giáo dục Trung Quốc như sau:
“Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào? Những người làm cha làm mẹ, làm cô, làm thầy sẽ cảm nhận bài học thấm thía từ câu chuyện vẻn vẹn trong một trang báo mà không hề nhỏ này.
Những tiêu chuẩn “dễ ợt” của nền giáo dục Mỹ
Tốt nghiệp mẫu giáo: Có thể nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt khái niệm toán học trừu tượng bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…;
Nhận biết bảng chữ cái, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát, cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh vật, bao gồm sinh, lão, bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,…;
Điều kiện để được vào lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản...
Học địa lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà, trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi làm…
Lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau;
Có thể lấy dẫn chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh