Vấn đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với các nước đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không được xử lý. Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần và cho đến hôm nay có thể nói tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông đã tăng cường độ kinh khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được.
23 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ô nhiễm dòng sông ở các thành phố lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Ô NHIỄM DÒNG SÔNG Ở CÁC THÀNH PHỐ LỚN Danh sách nhóm: Lê Thị Mỹ Dung Trần Thị Thơm Nguyễn Thị Thu Vân Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Thị Lương Phan Thị Khiêm Nguyễn Lê Anh Thư ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với các nước đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không được xử lý. Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần và cho đến hôm nay có thể nói tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông đã tăng cường độ kinh khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được. THỰC TRẠNG 1. Sông Tô Lịch_ Hà Nội Theo số liệu của sở TNMT và nhà đất nước mặt ở các sông đều bị nhiễm các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng nhất là vào mùa khô. Những con sông ở nội thành đều biến thành kênh thoát nước đen ngòm và hôi thối. Tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành khoảng 500,000 m3/ngày đêu tiêu thoát qua hệ thống cống và 4 sông tiêu chính là Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu. Sông Tô Lịch bị ô nhiễm trầm trọng do rác thải! Nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý chiếm tới 90% tổng lượng nước thải công nghiệp, dịch vụ xả thẳng vào nguồn nước mặt. Môi trường nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, hàm lượng tổng coliform ở mức cao, vượt quá TCCP loại B nhiều lần. Hàm lượng BOD5(chỉ số nhu cầu oxi sinh hoá) vượt TCCP loại B 3 lần Coliform vượt 57 lần TCCP Sông Tô Lịch 2. Sông Sài Gòn Hầu hết các thông số liên quan đến chất lượng nước đều không đạt yêu cầu. Ví dụ: DO (oxi hòa tan) chỉ đạt từ 2.8 - 4.7mg/lít. Càng về hạ lưu thì chỉ số ô nhiễm gần chạm đến mức tối đa cho phép. Ví dụ: COD(nhu cầu oxi hóa học) đạt 9.9mg/lít trong khi tiêu chuẩn tối đa là 10mg/lít. Đáng ngại nhất là ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm dầu đang ngày càng gia tăng trong nước sông. Ô nhiễm vi sinh vượt TCCP đến 220 lần. Ô nhiễm dầu trong nước sông ngày càng gia tăng với mức 0.023 – 0.090mg/lít. Nước sông Sài Gòn ô nhiễm ở mức báo động 3. Sông An Cựu_ “Nắng đục mưa trong” Đang bị ô nhiễm nặng nề, nước sông đen đặc, bốc mùi hôi thối, rác nổi lền bềnh. Tổng thông số coliform, chi về mật độ vi khuẩn gây bệnh trong nước vướt quá TCCP từ 5 đến 30 lần. Những bờ kè chống xói lở thỉnh thoảng lại xuất hiện từng đoạn trên dòng sông trông như những “mảng cơm cháy”. Rác thải trên sông An Cựu Nước thải của những hộ dân sống quanh bờ sông và từ chợ Bến Ngự, An Cựu… đều được đổ xuống dòng sông này mà không qua xử lý. Nước thải từ những hàng thực phẩm cộng với một lượng lớn rác không tiêu hủy được như chai nhựa, nilon... tất cả đều theo một cống thoát nước đổ ra sông. Một số cư dân đã ra phát cỏ, đắp kè, giãy đất bồi để trồng rau muống, môn, khoai... . Hiện sông An Cựu còn đang bị bèo hoa dâu và cỏ dại lấn chiếm, ngăn chặn dòng chảy. Sông An Cựu Người dân vứt rác sinh hoạt bên bờ sông An Cựu NGUYÊN NHÂN Các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ. Các loại chất thải và nước thải từ các khu công nghiệp thải ra không qua quy trình xử lý. Nước thải không qua quá trình xử lý được thải trực tiếp ra môi trường Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu vực dân cư ven sông. Do sự rò rỉ từ nước từ các bãi rác không được thiết kế xây dựng đúng kỹ thuật hoặc nước rò rỉ từ các bể vệ sinh tự hoại thấm qua các lớp đất có khả năng bảo vệ nước ngầm kém hoặc thấm theo các lỗ giếng khoan nước thấm theo cọc bêtông, cọc khoan nhồi của công trình xây dựng. Các chất phóng xạ có trong các khoảng sản dưới đất hoặc các chất thải phóng xạ đã không xử lý, đổ thải không đúng kỹ thuật, có thể ngấm dần thông qua các lớp đất và thâm nhập vào nước ngầm sau rất nhiều năm. Nguyên nhân Nước sông bị ô nhiễm trầm trọng GIẢI PHÁP Giải pháp về kĩ thuật Thực hiện quy hoạch chất lượng nước: mỗi 1 dòng sông hay đoạn sông đều có mục đích sử dụng riêng biệt và đòi hỏi chất lượng nguồn nước khác nhau cho nên cần xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng nước thích hơp. Xây dựng hệ thống thông tin chất lượng nước: Thu thập số liệu để hiểu được tình trạng chất lượng nước, phát hiện xu thế biến đổi chất lượng nước từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ nguồn nước. Các biện pháp tài chính Đánh thuế các loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Thu phí xả nước thải vào nguồn nước: nguyên tắc “ Ai gây ô nhiễm người đó phải trả tiền”. Đưa ra quy định xử phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm, tránh việc làm mang tính hình thức thiếu chiều sâu. Thực hiện những chính sách hỗ trợ cho các hộ dân khó khăn sống ở ven sông, đặc biệt là vấn đề xây dựng nhà vệ sinh. Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luật Tiến hành trao đổi với chính quyền địa phương và các cơ quan chức trách để giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân về bảo vệ, chống ô nhiễm các dòng sông. Từ đó thành lập các đội quản lý môi trường để tuyên truyền, kiểm tra, thu gom rác thải của các hộ dân sống ở khu vực ven sông. Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất phải tiến hành xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường. Tiến hành thu gom rác thải ở ven sông Tiến hành xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường KẾT LUẬN Hiện nay nguồn nước ở các dòng sông ở nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức, nâng cao trách nhiệm để bảo vệ môi trường nói chung cũng như nguồn nước nói riêng.