Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản là một trong những bộ phận quan trọng nhất.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì Tài sản được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn.
Trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam trong các doanh nghiệp, mặc dù đã nhận thức được tác dụng của Tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động, cho nên hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư.
Nhận thức được tầm quan trọng của Tài sản cũng như hoạt động quản lý và sử dụng có hiệu quả Tài sản của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội và thực tập tại Công ty TNHH chè Hoài Trung, em nhận thấy vấn đề sử dụng Tài sản sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với Công ty TNHH chè Hoài Trung là nơi mà Tài sản được sử dụng phong phú nên quá trình quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp. Nếu không có những giải pháp cụ thể thì sẽ gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp.
Từ thực tế đó, chuyên đề: “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung” đã được lựa chọn nghiên cứu
107 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản là một trong những bộ phận quan trọng nhất.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì Tài sản được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn.
Trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam trong các doanh nghiệp, mặc dù đã nhận thức được tác dụng của Tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động, cho nên hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư.
Nhận thức được tầm quan trọng của Tài sản cũng như hoạt động quản lý và sử dụng có hiệu quả Tài sản của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội và thực tập tại Công ty TNHH chè Hoài Trung, em nhận thấy vấn đề sử dụng Tài sản sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với Công ty TNHH chè Hoài Trung là nơi mà Tài sản được sử dụng phong phú nên quá trình quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp. Nếu không có những giải pháp cụ thể thì sẽ gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp.
Từ thực tế đó, chuyên đề: “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung” đã được lựa chọn nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình, tài sản thực của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung giai đoạn từ 2011 đến năm 2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp sử dụng trọng quá trình viết báo cáo: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu.
5. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung”
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề về tài sản của doanh nghiệp và vai trò của tài sản trong doanh nghiệp
1.1.1. Một số vấn đề về tài sản của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp là tất cả nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó.
1.1.1.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kịnh doanh. Tài sản ngắn hạn gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân hang và tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Để khắc phục những nhược điểm mà chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” trên Bảng cân đối kế toán có thể đem lại do tính thời điểm của chỉ tiêu này, khi xem xét cần căn cứ vào nhu cầu thực tế về tiền của doanh nghiệp trong từng giai đoạn để nhận xét. Khoản mục này có thể tăng hoặc giảm không phải do ứ đọng (hay thiếu tiền) mà có thể do doanh nghiệp đang có kế hoạch tập trung tiền để chuẩn bị đầu tư mua sắm vật tư, tài sản,… hay do doanh nghiệp vừa đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh.
- Tài sản tài chính ngắn hạn: bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như: tín phiếu kho Bạc, kỳ phiếu ngân hàng…) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các khoản đầu tư tài chính khác không quá một năm.
- Tồn kho: Bao gồm vật tư, hàng hóa, sản phẩm, sản phẩm dở dang. Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh liên tục, vừa không gia tăng chi phí tồn kho gây ứ đọng vốn. Lượng dự trữ hợp lý phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu vào quy mô sản xuất, tiêu thụ (lượng vật tư tiêu dùng hay hàng hóa tiêu thụ bình quân một ngày đêm), vào mức độ chuyên môn hóa, vào hệ thống cung cấp, vào tình hình tài chính của doanh nghiệp và vào các nguyên nhân khác (tính thời vụ, vào định mức tiêu hao vật tư, vào thuộc tính tự nhiên của vật tư hàng hóa, vào việc đảm bảo các phương tiện vận chuyển cũng như khả năng cung cấp của người bán). Khi xem xét tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản, cần liên hệ với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, với chính sách dự trữ, với tính thời vụ của kinh doanh và chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa. Chẳng hạn, trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, tỷ trọng hàng tồn kho thường lớn do đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp này là hàng hóa; ngược lại, trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (khách sạn, du lịch, giải trí, …), tỷ trọng hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng thấp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh mang tính thời vụ, vào những thời điểm nhất định trong năm, tỷ trọng hàng tồn kho thường rất cao do yêu cầu dự trữ thời vụ; ngược lại, vào những thời điểm khác, lượng hàng tồn kho lại quả thấp. Tương tự, khi sản phẩm hàng hóa đang ở giai đoạn tăng trưởng, lượng dự trữ hàng tồn kho thường cao để đáp ứng nhu cầu chiếm lĩnh thị trường; còn khi sản phẩm hàng hóa ỏ vào giai đoạn suy thoái, để tránh rủi ro, lượng hàng hóa tồn kho thường được giảm xuống ở mức thấp nhất.
Một doanh nghiệp có hệ thống cung cấp tốt sẽ giảm được lượng hàng tồn kho mà không ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình kinh doanh. Hệ thống cung cấp được xem là tiên tiến hiện nay được áp dụng là hệ thống cung cấp kịp thời (Just in time). Theo hệ thống này, mọi nhu cầu về vật tư, hàng hóa phục vụ cho sản xuất – kinh doanh trong kỳ đều được doanh nghiệp lập kế hoạch và ký hợp đồng với các nhà cung cấp hết sức chi tiết. Vì thế, doanh nghiệp không cần phải dự trữ hàng tồn kho, khi sử dụng đến đâu, các nhà cung cấp sẽ phục vụ tới đó. Nhờ vậy, doanh nghiệp không những tiết kiệm được vốn trong khâu dự trữ mà còn tiết kiệm được các chi phí liên quan đến kho tàng bảo quản, bảo vệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.
- Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. Khoản phải thu này tăng hoặc giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, khi xem xét nội dung này cần liên hệ với phương thức tiêu thụ (bán buôn, bán lẻ), với chính sách tín dụng bán hàng (tín dụng ngắn hạn, tín dụng dài hạn), với chính sách thanh toán tiền hàng (chiết khấu thanh toán), với khả năng quản lý nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng, … để nhận xét. Chẳng hạn, số nợ phải thu tăng hoặc giảm không phải do yếu kém của doanh nghiệp trong quản lý nợ mà có thể do phương thức tiêu thụ áp dụng tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương thức bán lẻ là chủ yếu thì số nợ phải thu sẽ thấp do hàng bán ra được thu tiền ngay; ngược lại, với doanh nghiệp áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu thì tỷ trọng nợ phải thu sẽ cao do đặc trưng phương thức tiêu thụ này là thanh toán chậm. Hoặc với chính sách tín dụng bán hàng khác nhau trong thời kỳ doanh nghiệp áp dụng chính sách tín dụng bán hàng dài hạn, số nợ phải thu chắc chắn sẽ lớn hơn số nợ phải thu trong thời kỳ áp dụng chính sách bán hàng ngắn hạn. Do chính sách tín dụng bán hàng có quan hệ chặt chẽ với lượng hàng hóa tiêu thụ và được coi như một biện pháp để kích thích tiêu thụ nên khi xem xét số nợ phải thu phát sinh, cần liên hệ với lượng hàng hóa tiêu thụ để đánh giá. Việc áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cũng có quan hệ trực tiếp với số nợ phải thu. Bởi vậy, để thu hồi vốn kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn, doanh nghiệp cần xây dựng và vận dụng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý, linh hoạt. Trường hợp do khả năng quản lý khách hàng kém, khoản nợ phải thu sẽ tăng do phát sinh các khoản “nợ xấu” trong kỳ (nợ khó đòi, nợ quá hạn), để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần có các biện pháp thích hợp như: bán các khoản nợ cho công ty mua bán nợ, ngừng cung cấp hàng hóa cho khách hàng này hay nhờ sự can thiệp của pháp luật để thu hội nợ. Đồng thời, để tránh tình trạng nợ đọng thêm, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng năng lực tài chính của khách hàng và tình hình thanh toán của khách hàng trước khi đặt quan hệ làm ăn.
Ngoài ra, còn có tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản dài hạn:
Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.
Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm.
Bất động sản đầu tư: Là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.
Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm giá mua, và các chi phí tài chính liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giao dịch khác. Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp như: phí dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giao dịch liên quan khác.
Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) thì nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định là một trong các yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì:
Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhờ đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ thấp tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, dịch làm tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Xét trên góc độ này, đầu tư đổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp lý trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Xét trên góc độ đó tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổi mới tài sản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, mạnh như hiện nay.
Tài sản cố định được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có một số cách thức phân loại chủ yếu sau:
- Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện: Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn….vv
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình. Thông thường, tài sản cố định vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, bản quyền sáng chế…
Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư tài sản dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định.
- Phân loại tài sản theo mục đích sử dụng: Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.
Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và tính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định.
Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định có thể chia toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp thành các loại sau:
Tài sản cố định đang dùng
Tài sản cố định chưa cần dùng
Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý
Dựa vào cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tình hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử dụng tối đa các tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi vốn.
Tài sản tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền bằng hiện vật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trên một năm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn trên một năm. Có thể nói tài sản tài chính dài hạn là các khoản vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
Cụ thể, tài sản tài chính dài hạn bao gồm:
- Các chứng khoán dài hạn, phản ánh giá trị các khoản đầu tư cho việc mua bán các cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn trên một năm và có thể bán ra bất cứ lúc nào với mục đích kiếm lợi nhuận.
Tài sản dài hạn khác bao gồm: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoàn lại, tài sản dài hạn khác
1.1.2. Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp
1.1.2.1. Vai trò của tài sản ngắn hạn
Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…vv doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy, tài sản ngắn hạn là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác tài sản ngắn hạn là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, tài sản ngắn hạn còn đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tài sản ngắn hạn còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vai trò của tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại. Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào.
TSCĐ phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, phản ánh quy mô của doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành.
TSCĐ luôn mang tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sản xuất, tài sản cố định tồn tại trong trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.
Trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với tất cả tài sản cố định cũng như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của TSCĐ dễ đem lại những khó khăn sau cho doanh nghiệp:
TSCĐ không đủ tối tân để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến các doanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo, đổi mới tài sản.
Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mất một phần thị trường của doanh nghiệp và điều này buộc doanh nghiệp khi muốn giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp.
TSCĐ còn là một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:
Đối với vốn vay ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiện khá quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị giá của tài sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và cho vay với số lượng là bao nhiêu.
Theo Các Mác(Karl Max): Tài sản dài hạn là “xương sống và bắp thịt” của sản xuất, tài sản cố định là nhận tố quan trọng để tăng năng suất lao động và phát triển kinh tế. Nó thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp tiên tiến hay lạc hậu.
Tài sản cố định của doanh nghiệp được coi là lạc hậu, lỗi thời hay tiến tiến hiện đại sẽ quyết định năng lực sản xuất yếu kém hay năng lực sản xuất cao. Trình độ trang thiết bị TSCĐ cao h