Chuyên đề Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động đối với một ngân hàng. Và một trong những mục đích chính của hoạt động ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy để đạt được mục tiêu này ngân hàng luôn thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động kinh doanh và mọi hình thức hoạt động tốt đều góp phần vào việc tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh là một trong những hình thức tín dụng mà ngân hàng đang thực hiện giải quyết đầu ra cho ngân hàng, bên cạnh đó còn để thực hiện chủ trương kích cầu cho nền kinh tế do Chính phủ đưa ra. Vì vậy cần phải được phát huy và quan tâm đúng mức. Trong nền kinh tế hiện nay khi đời sống của người dân ngày càng cao nên xu hướng đi vay để sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều thì hình thức cho vay sản xuất kinh doanh ngày càng có nhiều triển vọng. Làm thế nào để thực hiện tốt nghiệp vụ này, hơn nữa đem lại hiệu quả tối đa làm tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ ý tưởng trên và qua thời gian thực tập tại chi nhánh NHTM Nam Việt, em xin chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NH TMCP Nam Việt năm 2009-2010”. Nội dung của đề tài gồm : - Chương I: Cơ sở lý luận về tín dung ngân hàng và tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. - Chương II: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. - Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh.

doc59 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH 9 . Những vấn đề cơ bản của tín dụng ngân hàng 9 Khái niệm tín dụng 9 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 9 Nguyên tắc cơ bản của tín dụng 9 Chức năng của tín dụng ngân hàng 10 Phân loại tín dụng ngân hàng 10 Phân loại theo thời hạn tín dụng 10 Phân loại theo mục đích tín dụng 11 Phân loại theo hình thức đảm bảo 11 1.2. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh và đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 11 1.2.1. Khái niệm hộ gia đinh, cá nhân sản xuất kinh doanh 11 1.2.1.1. Hộ gia đình 11 1.2.1.2. Cá nhân sản xuất kinh doanh 11 1.2.2. Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. 12 1.2.2.1. Điều kiện vay vốn 12 1.2.2.2. Đối tượng cho vay 12 1.2.2.3. Nguồn trả nợ 12 1.2.2.4 Thời hạn cho vay 12 1.2.2.5 Mức cho vay 13 1.2.2.6 Lãi suất cho vay 13 1.2.2.7 Phương thức cho vay 14 1.2.2.8 Cách thức trả nợ gốc và lãi vốn vay 14 1.2.2.9 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn nợ gốc và lãi 15 1.2.2.10 Miễn giảm lãi 16 1.2.2.11 Chuyển nợ quá hạn 16 1.3. Vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh. 17 1.3.1 Đối với nền kinh tế 17 1.3.2 Đối với ngân hàng 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT NĂM 2009-2010 18 2.1. Giới thiệu về chi nhánh NHTMCP Nam Việt 18 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTM Nam Việt 18 2.1.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (NAVIBANK) 18 2.1.1.2. Ngân hàng TMCP Nam Việt – Chi nhánh Đà Nẵng 18 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh NHTM Nam Việt 19 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 19 2.2. Chính sách cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 22 2.2.1. Bộ hồ sơ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 22 2.2.1.1 Hồ sơ do ngân hàng lập 22 2.2.1.2 Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập 22 2.2.1.3 Hồ sơ do khách hàng lập 22 2.3. Quy trình xét duyệt cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 23 2.3.1. Quy trình xét duyệt cho vay 23 2.3.2. Cách thức xử lý một khoản nợ vay xấu 23 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Navibank Chi nhánh Đà Nẵng 25 2.4.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2009-2010 25 2.4.2. Tình hình hoạt động cho vay chung Chi nhánh năm 2009-2010 28 2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010 30 2.5. Tổng quan về hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010 31 2.5.1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010 31 2.5.2. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn dối với hộ sản xuất theo ngành nghề năm 2009-2010 34 2.5.2.1. Biến động theo ngành nghề 34 2.5.2.2. Biến động theo đối tượng khách hàng 39 2.5.3. Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Navibank Chi nhánh Đà Nẵng 42 2.5.3.1 Những thành tựu đạt được 42 2.5.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 43 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NHTM NAM VIỆT 44 3.1. Phương hướng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh trong những năm tới 44 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 45 3.2.1. Những thuận lợi 45 3.2.2. Những khó khăn 46 3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đói với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 47 3.3.1. Các giải pháp nhằm mở rộng thị phần 47 3.3.1.1. Tăng cường nguồn vốn huy động để cho vay 47 3.3.1.2 Đa dạng hóa các hoạt động cho vay 47 3.3.1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ 48 3.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 48 3.3.2.1. Làm tốt công tác thẩm định trước khi cho vay 48 3.3.2.2. Nâng cao chất lượng nhân viên ngân hàng 49 3.3.2.3. Công tác theo dõi thu nợ 50 3.3.2.4. Vấn đề xử lý nợ quá hạn 50 3.3.2.5. Giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro khách quan 51 3.3.2.6. Hoạt động Marketing 51 3.3.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ, cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương 52 3.3.3.1 Đối với Chính phủ 53 3.3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước 53 3.3.3.3 Đối với ngân hàng TMCP Nam Việt 53 LỜI KẾT 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 57 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 58 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 59 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NHNo: Ngân hàng nhà nước NQHBQ: Nợ quá hạn bình quân DNBQ: Dư nợ bình quân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2009-2010 Bảng 2: Tình hình chung về hoạt động cho vay tại Chi nhánh 2009-2010 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh năm 2009-2010 Bảng 4: Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanhcủa Chi nhánh năm 2009-2010 Bảng 5: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề năm 2009-2010 Bảng 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề năm 2009-2010 Bảng 7: Dư nợ và nợ quá hạn ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề năm 2009-2010 Bảng 8: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đối tượng khách hàng năm 2009-2010 Bảng 9: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đối tượng khách hàng năm 2009-2010 Bảng 10: Dư nợ và nợ quá hạn ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh danh theo đối tượng khách hàng năm 2009-2010 LỜI MỞ ĐẦU Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động đối với một ngân hàng. Và một trong những mục đích chính của hoạt động ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy để đạt được mục tiêu này ngân hàng luôn thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động kinh doanh và mọi hình thức hoạt động tốt đều góp phần vào việc tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh là một trong những hình thức tín dụng mà ngân hàng đang thực hiện giải quyết đầu ra cho ngân hàng, bên cạnh đó còn để thực hiện chủ trương kích cầu cho nền kinh tế do Chính phủ đưa ra. Vì vậy cần phải được phát huy và quan tâm đúng mức. Trong nền kinh tế hiện nay khi đời sống của người dân ngày càng cao nên xu hướng đi vay để sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều thì hình thức cho vay sản xuất kinh doanh ngày càng có nhiều triển vọng. Làm thế nào để thực hiện tốt nghiệp vụ này, hơn nữa đem lại hiệu quả tối đa làm tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ ý tưởng trên và qua thời gian thực tập tại chi nhánh NHTM Nam Việt, em xin chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NH TMCP Nam Việt năm 2009-2010”. Nội dung của đề tài gồm : - Chương I: Cơ sở lý luận về tín dung ngân hàng và tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. - Chương II: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. - Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sự thiếu sót. Và em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, cô chú, anh chị trong ngân hàng để đề tài của em hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Vân và em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHTMCP Nam Việt nói chung và đặc biệt là anh chị phòng Tín dụng nói riêng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Đà Nẵng, ngày 30 tháng 4 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Viết Trọng CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Khái niệm Tín dụng: Theo quan điểm của Mark: Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một khoảng thời gian nhất định phải thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Khái niệm về tín dụng ngân hàng: Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên chủ thể là Ngân hàng và một bên chủ thể là doanh nghiệp và dân cư. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng có 3 đặc điểm sau: - Huy động vốn và cho vay đều được thực hiện dưới hình thức tiền tệ. Nguồn vốn tín dụng mà ngân hàng cho vay được hình thành từ những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội mà ngân hàng huy động được. - Các ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay. Khi huy động vốn của xã hội, ngân hàng là người đi vay. Khi cấp tín dụng cho các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế ngân hàng là người cho vay. - Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với qui mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng: - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ và đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các ngân hàng tồn tại và hoạt động một cách bình thường bởi vì nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động từ công chúng nên phải đảm bảo việc thu hồi đúng hạn để còn thanh toán nợ. - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải huớng đến mục tiêu và yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Đối với đơn vị kinh tế, tín dụng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy đơn vị mới làm ăn có hiệu quả và có thể trả nợ cho ngân hàng. - Vốn vay phải có đảm bảo bằng tài sản hoặc có người bảo lãnh khi người vay không trả được hoặc phải có bản cam kết trả nợ vay từ tiền lương hàng tháng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra 1.1.4. Chức năng của tín dụng Ngân hàng: - Tập trung và phân phối nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế. - Chức năng sinh lợi. - Chức năng tạo tiền. 1.1.5. Phân loại tín dụng ngân hàng: 1.1.5.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình tín dụng có thời hạn từ 1 năm trở lại. Mục đích của khoản tín dụng này là bổ sung nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là tín dụng có thời hạn lớn hơn 1 năm đến 5 năm - Tín dụng dài hạn: Là tín dụng có thời hạn lớn hơn 5 năm. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn là để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, khôi phục, thay thế tài sản cố định, cải tiến kỷ thuật, hợp lý hoá sản xuất. 1.1.5.2 Phân loại theo mục đích tín dụng: - Tín dụng đầu tư: Đó là loại tín dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích nhằm tăng thêm sản lượng, tăng thu nhập cho nền kinh tế và tìm kiếm khả năng sinh lời của đồng vốn. - Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng bao gồm cả cá nhân và gia đình. - Tín dụng đầu cơ: Là khoản tín dụng tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá thông qua hoạt động dự trữ. 1.1.5.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo: - Tín dụng đảm bảo đối nhân: Là loại tín dụng trong đó người đi vay chỉ lấy uy tín của mình hay tổ chức nào đó có thẩm quyền làm đảm bảo. - Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là khoản tín dụng trong đó người vay phải lấy tài sản của mình ra để thế chấp, cầm cố cho ngân hàng. 1.2. HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẶC ĐIỂM CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH. 1.2.1. Khái niệm hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 1.2.1.1. Hộ gia đình: Theo điều 116 bộ luật dân sự Hộ gia đình là những hộ mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất, nông lâm, ngư nghiệp, và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật qui định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó. 1.2.1.2. Cá nhân sản xuất kinh doanh: Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có vốn, có sức khỏe, có kỷ thuật chuyên môn, có địa điểm kinh doanh, không bị pháp luật cấm kinh doanh . 1.2.2. Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. 1.2.2.1. Điều kiện vay vốn: Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự: + Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nơi mà NH cho vay đóng trụ sở. + Đại diện cho hộ gia đình (chủ hộ hoặc người đại diện chủ hộ) giao dịch với ngân hàng phải có năng lực pháp lý và năng lực dân sự. Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. Có khả năng tài chính để đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Có dự án, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với qui định của pháp luật. Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của pháp luật. 1.2.2.2. Đối tượng cho vay: - Là các vật tư hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế giá trị gia tăng nằm trong tổng giá trị lô hàng và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh. 1.2.2.3. Nguồn trả nợ: - Là thu nhập của hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó. 1.2.2.4. Thời hạn cho vay: - Không quá 1 năm, thời hạn cụ thể thì do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, về thời hạn cho vay được căn cứ vào điều kiện sau: + Chu kỳ sản xuất kinh doanh + Thời hạn thu hồi vốn đầu tư + Khả năng trả nợ của khách hàng 1.2.2.5. Mức cho vay: - Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay. - Căn cứ vào vốn tự có tính cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng: + Đối với cho vay ngắn hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn. + Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, khách hàng không phải đảm bảo bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn qui định trên, giao cho giám đốc NH nơi cho vay quyết định. 1.2.2.6. Lãi suất cho vay: - Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với qui định của NHNo Việt Nam. - Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ gốc quá hạn là không quá 150% lãi suất trên hợp đồng. 1.2.2.7. Phương thức cho vay: - Dựa vào đặc điểm sử dụng vốn và đặc điểm nguồn trả nợ của khách hàng mà có các phương thức cho vay sau: Cho vay từng lần: Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng lập thủ tục vay vốn theo qui định pháp luật và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Phương thức này áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định được xếp loại khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng. Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. ngân hàng thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản kế toán của khách hàng phù hợp với qui định của Chính phủ và NHNo Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Cho vay ưu đãi: NH thực hiện cho vay đối với đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo qui định của Chính phủ, hướng dẫn NHNo Việt Nam. Các phương thức cho vay khác: Các phương thức mà pháp luật không cấm phù hợp với qui định của pháp luật và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng cho vay. 1.2.2.8. Cách thức trả nợ gốc và lãi vốn vay: + Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau: - Các kỳ hạn trả nợ gốc. - Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng. - Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với qui định của pháp luật. + Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn, và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, hoặc không được gia hạn nợ hoặc lãi thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. + Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận về điều kiện số lãi vốn vay, phí phải trả, trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ. + Trả nợ vay bằng ngoại tệ: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó. Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác thì thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phù hợp với qui định quản lý ngoại hối của Chính phủ và hướng dẫn của NHNo Việt Nam. 1.2.2.9. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn nợ gốc và lãi: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và gia hạn nợ gốc: - Trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì tổ chức tín dụng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. - Trường hợp khách hàng không trả nợ hết nợ gốc trong thời hạn cho vay và có văn bản đề nghị gia hạn nợ, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng. Nếu khách hàng đề nghị gia hạn nợ quá thời hạn này do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ thì Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị hoặc Tổng Giám Đốc tổ chức tín dụng xem xét quyết định và báo ngay cho NHNo Việt Nam sau khi thục hiện. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi va gia hạn nợ lãi: - Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi. - Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi. 1.2.2.10 Miễn giảm lãi: Tổ chức tín dụng căn cứ vào các điều kiện sau: - Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay đã dẫn đến khó khăn về tài chính. - Mức độ miễn giảm lãi vốn vay phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. 1.2.2.11 Chuyển nợ quá hạn: - Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc lãi đúng hạn và không được NH nơi cho vay chấp thuận gia hạn nợ gốc hoặc lãi, NH nơi cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn. - Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, bị chấm dứt cho vay, NH nơi cho vay phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc. - Lãi suất nợ quá hạn được áp dụng là: 1,5 x lãi suất trên hợp đồng. * Ví dụ: Giả sử
Luận văn liên quan