Chuyên đề Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương TechcomBank chi nhánh Chợ Lớn

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay. Sự thu hút đầu tư từ khu vực và thế giới, những chính sách ưu đãi, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập, nền kinh tế mở. Bên cạnh đó là sự gia tăng các công ty, doanh nghiệp rất nhanh. Trong quá trình kinh doanh các công ty, tổ chức kinh tế cần vốn để hoạt động là điều thiết yếu. Để đáp ứng lại nhu cầu cần vốn của các tổ chức kinh tế hàng loạt ngân hàng, quỹ đầu tư ra đời. Tuy nhiên bên cạnh đó các ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn, cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trên thị trường. Để đứng vững trên thị trường thì các ngân hàng phải tự hoàn thiện, nâng cao năng lực của mình, mở rộng quy mô thị trường thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng tại các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn . Huy động vốn và tín dụng là hai nghiệp vụ quan trọng, chủ chốt của ngân hàng. Để hoạt động được thì ngân hàng cần phải huy động được vốn, nhưng không phải là chuyện dễ dàng vì để huy động được vốn ngân hàng phải có chiến lược thu hút khách hàng, xây dựng uy tín, lòng tin cậy đối với khách hàng, tạo điều kiện tốt cho khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, quảng bá hình ảnh, uy tín của ngân hàng. Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động tín dụng. Tín dụng là nghiệp vụ khá phức tạp, đòi hỏi sự chính xác, trung thực trong công tác thẩm định, đó là một yêu cầu khó đối với cán bộ tín dụng. Tìm kiếm khách hàng tốt không phải là chuyện dễ dàng, do đó các cán bộ tín dụng phải thận trọng trong công tác thẩm định hồ sơ khách hàng, phải nhận biết được khách hàng tiềm năng Hoạt động tín dụng chính là một trong những hoạt động chính đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank) – chi nhánh Chợ Lớn mà cụ thể là thực tập tại phòng kinh doanh, từ những kiến thức mà em đã được học tại Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh với những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập, em đã có cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Căn cứ vào thực trạng hoạt động mà cụ thể là tình hình cho vay tại Ngân hàng Kỹ Thương – chi nhánh Chợ Lớn, từ đó đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Để thấy rõ những điều trên chúng ta đi vào tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tại chi nhánh Chợ Lớn. Và đó là lý do em chọn đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank – chi nhánh Chợ Lớn. Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Kỹ Thương - chi nhánh Chợ Lớn. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng cho vay để từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Phạm vi đề tài: Do thời gian và điều kiện tiếp cận với chi nhánh có giới hạn, kiến thực thực tế còn nhiều hạn chế nên trong phạm vi của báo cáo chỉ phản ánh tình hình cho vay tại Ngân hàng và chi nhánh trong các năm 2004, 2005, 2006, 2007 và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Phương pháp nghiên cứu: Để nắm bắt được các thông tin, dữ liệu một cách chính xác và đầy đủ đáp ứng nhu cầu phân tích mục tiêu trên, vận dụng những kiến thức đã học ở trường cùng với việc thu thập và tổng hợp các nguồn tài liệu từ sách báo, internet và số liệu, tài liệu được thu thập trực tiếp từ chi nhánh. Trên cơ sở đó dùng phương pháp so sánh, đối chiếu để phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Kỹ Thương – chi nhánh Chợ Lớn.

doc50 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương TechcomBank chi nhánh Chợ Lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH CHỢ LỚN. Thực trạng cho vay tại TCB: Tín dụng doanh nghiệp: Năm 2004: Tổng dư nợ tín dụng DN năm 2004 tăng 902,29 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng tăng 55.59%. Cơ cấu tín dụng của TCB không có sự thay đổi lớn, tín dụng DNVVN vẫn chiếm đa số trong tổng dư nợ tín dụng DN của NH. Tính đến ngày 31/12/2004, tổng dư nợ tín dụng DNVVN của TCB là 2.147 tỷ đồng, chiếm 62% tổng dư nợ tín dụng TCB, tăng 7% so với năm 2003 trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm 70% và các khoản vay dài hạn chiếm 30%. Năm 2005: Dư nợ tín dụng của toàn NH tăng 55%, trong đó dư nợ tín dụng tại khu vực KHDN tăng 51% tương ứng 1.293,83 tỷ đồng (3.819 tỷ VNĐ cuối năm 2005 so với 2.525,29 tỷ VNĐ năm 2004). Đối tượng cho vay vẫn tập trung chủ yếu ở các DNVVN (59%) tuy nhiên tỷ lệ này đã đã giảm so với năm 2004 (62%). Các DN thương mại chiếm đa số trong cơ cấu cho vay của TCB. Bảng 4: Cơ cấu tín dụng DN tại TCB ĐVT: tỷ đồng Năm  2003  2004  2005  2004/2003  2005/2004       +/_  %  +/_  %   TDNTDDN  1.623  2.525,29  3.819,12  902,29  56  1293.83  51   DNVVN  1.262,43  2.147  3.220,83  884.57  70  1077.83  50   DNNN  220,71  367,82  393,23  147,11  67  28,59  7,8   DNCVNN  140,28  10,47  205,05  (129,81)  (93)  194,58  1.858   (Nguồn: www.techcombank.com.vn ) Năm 2006: Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế cũng tăng lên từ 1.575 khách hàng trong năm lên 2.073 khách hàng trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 31,6%. Khách hàng DNVVN tiếp tục là phân đoạn khách hàng quan trọng của TCB, chiếm 30% trong tổng huy động vốn từ các KHDN. Tổng dư nợ cho vay KHDN đến cuối năm 2006 đạt 5.993 tỷ đồng tăng 57% tương đương với 2174 tỷ so với năm 2005. Chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của TCB. Tỷ lệ nợ 3-5 đối với KHDN là 3.8% tăng 0.7% so với năm 2005. Năm 2007: tổng dư nợ cho vay KHDN đạt 10.103 tỷ tăng 70% tương ứng 4110 tỷ so với năm 2006. Chiếm tỷ trọng 67% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của TCB. Tỷ lệ nợ 3-5 đạt 3% tổng dư nợ. Trong tổng dư nợ cho vay KHDN 65% là cho vay ngắn hạn phần còn lại là cho vay trung dài hạn. Cho vay vốn lưu động phục vụ SXKD của các DN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của NH (57,9% trong tổng dư nợ KHDN). Về mặt cơ cấu ngành nghề trong dư nợ tín dụng DN, chiếm tỷ trọng đáng kể vẫn là các ngành công nghiệp và nông lâm thủy sản. Bảng 5: Tăng trưởng tín dụng DN ĐVT: tỷ đồng Năm  2004  2005  2006  2007  2005/2004  2006/2005  2007/2006        +/_  %  +/_  %  +/_  %    2.525  3.819  5.993  10.103  1294  51  2174  57  4110  70   (Nguồn : www.techcombank.com.vn) Biểu đồ 3: Tăng trưởng tín dụng DN  Tín dụng bán lẻ: Năm 2004: định hướng của TCB vẫn chú trọng vào việc cung cấp các sản phẩm tín dụng trọn gói với nhiều tiện ích cho các đối tượng KHCN. Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 940 tỷ đồng, tăng gần 40% so với thời điểm cuối năm 2003, chiếm tỷ trọng 27% tổng dư nợ tín dụng. Sự tăng trưởng này có được do tình hình thị trường bất động sản vẫn có sự tăng trưởng mạnh và nhu cầu mua xe ô tô trong dân cư vẫn còn rất cao cũng như do TCB khai trương thêm nhiều sản phẩm mới như F@stAdvance (Ứng trước tài khoản cá nhân), Ứng tiền nhanh ... Ngoài ra, các sản phẩm cho vay Du học, cho vay Kinh doanh hộ cá thể vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhưng không lớn. Với việc dự kiến cho ra đời sản phẩm tín dụng “Gia đình trẻ” và phát hành thẻ tín dụng trong năm 2005, hoạt động tín dụng bán lẻ sẽ hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Năm 2005:Tiếp tục phát huy thế mạnh của sản phẩm cho vay tiêu dùng, trong năm 2005. TCB đã ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đạt kết quả khá ấn tượng đối với các sản phẩm đã giới thiệu ở phần trên. Tổng dư nợ tín dụng đạt 1.560,9 tỷ đồng, tăng 60% tương ứng 620,9 tỷ so với năm 2004 và chiếm 29% tổng dư nợ. Để có thể tăng dư nợ tín dụng nhanh TCB đã nghiên cứu và cải tiến quy trình cho vay như ôtô xịn, nhà mới…và đưa ra các sản phẩm mới như gia đình trẻ, các sản phẩm cho vay du học và hỗ trợ kinh doanh cá thể cũng phát triển nhanh. Sản phẩm đã đánh dấu một bước quan trọng trong công tác đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu phân đoạn thị trường. Năm 2006:dư nợ cho vay bán lẻ của NH tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư năm 2006 đạt 2.817 tỷ đồng tăng 80,5% tương ứng 626,1 tỷ so với năm 2005. Năm 2007: dư nợ cho vay bán lẻ đạt 5.000 tỷ đồng tăng 77,49% tương đương 2183 tỷ so với năm 2006, chiếm 33% tổng dư nợ của NH năm 2007. Bảng 6: Tăng trưởng tín dụng cá nhân ĐVT: tỷ đồng Năm  2004  2005  2006  2007  2005/2004  2006/2005  2007/2006        +/_  %  +/_  %  +/_  %    940  1.560,9  2.817  5.000  620,9  60  626,1  80,5  2.183  77,49   (Nguồn : www.techcombank.com.vn) Biểu đồ 4: Tăng trưởng tín dụng cá nhân  Quy trình cho vay: thực hiện theo sơ đồ sau Bảng 7: Quy trình cho vay của TCB Bước 1: Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ Tiếp thị và tiếp xúc khách hàng. Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. Bộ hồ sơ vay vốn bao gồm những tài liệu được phân nhóm như sau: Hồ sơ về khách hàng vay vốn Hồ sơ khoản vay Hồ sơ về dự án đầu tư nếu là khoản VTVDH Hồ sơ bảo đảm tiền vay Yêu cầu về hồ sơ tài liệu: Các tài liệu gởi đến NH phải là bảng chính, trừ trường hợp khách hàng chỉ có một bảng chính duy nhất thì NH nhận bảng sao có xác nhận của công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền. Riêng đối với những tài liệu văn bản thuộc hồ sơ dự án đầu tư thì NH có thể nhận bảng sao, có sao y đóng dấu của chính khách hàng. Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, hồ sơ dự án đầu tư đồng thời chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo quy định Báo cáo trưởng phòng nghiệp vụ xin ý kiến chỉ đạo. Tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng Thu thập thông tin từ bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một khâu hết sức quan trọng trong QTTD. CBTD cần thu thập được đầy đủ thông tin, có được những thông tin chính xác, trung thực để có những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho việc đề xuất cấp hạn mức khách hàng hoặc phê duyệt tín dụng. Bước 2: Thẩm định và phân tích hồ sơ Thẩm định tư cách khách hàng Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối với KHCN Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng Thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Thẩm định TSĐB Lập báo cáo thẩm định Cụ thể: Xác minh tính hợp lệ các chứng từ, giấy tờ mà khách hàng nộp trong hồ sơ. Xác minh năng lực pháp lý, hành vi của khách hàng. Xác minh uy tín khách hàng thông qua hồ sơ lưu trữ về việc trả nợ các khoản đã vay trước đây của khách hàng nếu có. Tìm hiểu về loại hình DN, thị trường, và khả năng cạnh tranh, phát triển của DN trong tương lai. Trực tiếp đến tiếp xúc với khách hàng để lấy số liệu cần thiết, thực tế quan sát hoạt động của khách hàng, nếu là KHDN thì đến công ty, xí nghiệp để tham quan nhằm tìm hiểu xem các thông tin mà DN cung cấp có chính xác không, sau đó sẽ chấm điểm tín dụng. Báo cáo thẩm định phải đầy đủ thông tin, nội dung trung thực. Nội dung báo cáo thẩm định phải đề xuất giá trị cho vay, lãi suất, thời hạn, TSĐB và các điều kiện kèm theo. Tuân thủ đầy đủ quy định của quy trình nhận TSĐB. Bước 3: Kiểm soát nội dung thẩm định Lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm soát quá trình tiếp xúc khách hàng và thu thập tài liệu thẩm định, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định Bổ sung những nội dung, đề xuất còn thiếu và thực hiện ký kiểm soát. Bước 4: Tái thẩm định Thực hiện tái thẩm định lại hồ sơ tín dụng của phòng kinh doanh. Kiểm tra các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng đảm bảo khớp đúng. Có thể gặp trực tiếp khách hàng nếu thấy cần thiết. Có ý kiến tái thẩm định độc lập, thống nhất hay không với những ý kiến đề xuất của phòng kinh doanh. Bước 5: Phê duyệt tín dụng CBTD trình hội đồng tư vấn tín dụng hồ sơ vay vốn của khách hàng để thực hiện phán quyết cho vay. Nếu đồng ý cho vay thì thực hiện bước tiếp theo, nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản tới khách hàng và trình bày rõ nguyên nhân. Thực hiện phê duyệt tín dụng theo đúng mức ủy quyền phán quyết đã được Chủ tịch HĐQT và TGĐ phê duyệt. Bước 6: Thông báo tín dụng Lập thông báo tín dụng gửi khách hàng thông báo về các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận TSĐB CBTD hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu của cấp phê duyệt. Ban kiểm soát hỗ trợ kinh doanh thực hiện các thủ tục nhận TSĐB. Việc kiểm định và định giá TSĐB phải chính xác, trung thực. Thực hiện thủ tục ký hợp đồng TSĐB tại phòng công chứng Nhà nước, tại UBND phường, xã hoặc tại TCB tùy thuộc loại TSĐB theo yêu cầu của pháp luật và quy định tại TCB. Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ đối với các tài sản yêu cầu phải mua bảo hiểm Bước 8: Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh điền nội dung hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ, kiểm tra thẩm quyền ký kết của khách hàng. Ban GĐ trung tâm kinh doanh, GĐCN thực hiện ký hợp đồng sau khi có đầy đủ chữ ký của Trưởng ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh. Bước 9: Giải ngân và hạch toán giải ngân Thực hiện nhanh chóng, chính xác đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng CBTD kiểm tra các căn cứ giải ngân trên cơ sở các chứng từ của hồ sơ rút vốn vay cần chú ý đối chiếu các chứng từ để đảm bảo phù hợp với mục đích vay vốn mà khách hàng đã đệ trình và được NH chấp nhận. Các chứng từ còn phải đối chiếu với chứng từ gốc để tránh trường hợp giải ngân trùng. Bước 10: Theo dõi và quản lý khách hàng Kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo được sử dụng đúng mục đích không? Theo dõi tình hình HĐKD của khách hàng, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợ. Kiểm tra việc quản lý TSĐB và việc thực hiện những cam kết theo yêu cầu của cấp phê duyệt. Bước 11: Phân loại khoản vay Định kỳ hàng tháng vào tuần đầu tiên của tháng kế tiếp thực hiện phân loại các khoản vay còn dư nợ của tháng trước. Bước 12: Đánh giá lại khoản vay và khách hàng Việc đánh giá phải khách hàng, trung thực, chính xác và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. Định kỳ 5 tháng, hoặc yêu cầu của cấp trên để rà soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động, khả năng tài chính … của khách hàng. Bước 13: Theo dõi và xử lý nợ quá hạn, thanh lý hợp đồng Giám sát theo dõi khoản vay Đây là giai đoạn rất quan trọng vì nếu khách hàng thực hiện không đúng theo ký kết của hợp đồng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ. Do vậy, CBTD chịu trách nhiệm xem xét theo dõi khoản vay xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không? Theo dõi việc trả nợ của khách hàng có theo đúng hạn? Nếu là DN có các khoản vay lớn thì phải theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN theo định kỳ để có thể thấy được các dấu hiệu bất ổn nếu có và có hướng xử lý kịp thời. Trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng thì CBTD áp dụng các điều khoản đã ký trong hợp đồng tín dụng và yêu cầu khách hàng thực hiện lại hoặc ngưng hợp đồng tín dụng. Thu nợ Khi hợp đồng tín dụng đến thời hạn, CBTD tiến hành thu số nợ gốc và lãi ở kỳ cuối cùng nếu lãi và gốc trả hàng kỳ hay thu một lần nếu lãi và gốc trả một kỳ. Xử lý các vấn đề phát sinh: Nếu trong quá trình thu hồi nợ phát sinh các vấn đề khác CBTD cần trình trưởng phòng nghiệp vụ xin ý kiến chỉ đạo nhằm có hướng giải quyết phù hợp, các vấn đề phát sinh thường gặp bao gồm: - Gia hạn nợ: Khi khách hàng có nhu cầu gia hạn nợ thì phải làm văn bản đề nghị NH gia hạn nợ gởi đến NH trước khi nợ đến hạn. Trong văn bản phải nêu rõ nguyên nhân không trả nợ đúng hạn, thời hạn đề nghị gia hạn, nguồn biện pháp trả nợ . Khi NH nhận được giấy gia hạn nợ của khách hàng, CBTD tiến hành kiểm tra đối chiếu tính chân thật để nhằm xác định nguyên nhân chậm trả nợ thực tế có đúng với trình bày trong giấy đề nghị gia hạn của khách hàng không? CBTD tính toán thời gian cần thiết gia hạn nợ cho DN, sau đó gởi trưởng phòng hay phó phòng trực tiếp phụ trách trước khi khoản vay tới hạn. Sau khi xem xét tờ trình gia hạn nợ của CBTD và các chứng từ kèm theo lãnh đạo phòng ghi ý kiến và đề nghị GĐCN gia hạn nợ theo thẩm quyền. Nếu đồng ý thì lập phụ kiện hợp đồng tín dụng gia hạn nợ thông báo cho khách hàng biết. Nếu không đồng ý gia hạn cũng phải lập tờ trình nêu rõ lý do tại sao không cho gia hạn và phải thông báo cho khách hàng biết để có kế hoạch trả nợ. Đồng thời phải bám sát khách hàng tiến hành thu nợ cho đến khi thu hồi được nợ. - Chuyển nợ quá hạn: Đến cuối ngày làm việc khi món nợ vay đến hạn, NH không nhận được giấy tờ bổ sung về việc gia hạn nợ thì kế toán chuyển sang nợ quá và áp dụng lãi suất nợ quá hạn. - Xử lý, thu hồi nợ quá hạn Khi có món nợ quá hạn phát sinh CBTD cần thực hiện: Đến tại các DN gặp lãnh đạo để tìm hiểu trao đổi xác định rõ nguyên nhân DN không trả nợ đúng hạn, xác định khả năng và thời hạn thu hồi nợ quá hạn, yêu cầu khách hàng viết biên bản cam kết trả nợ quá hạn và ghi rõ thời hạn trả nợ cuối cùng. Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện những biện pháp thu hồi nợ, đề xuất điều chỉnh ngay khi thấy không phù hợp. Căn cứ vào thiện chí trả nợ quá hạn và tình hình khó khăn thực tế của DN, CBTD hướng dẫn DN lập hồ sơ xin miễn giảm lãi phạt quá hạn trình hội đồng tín dụng xem xét. Định kỳ hàng quý tổng kết nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để rút kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, đồng thời tích lũy các kinh nghiệm cụ thể trong công tác tổ chức thu hồi nợ quá hạn của NH. Thanh toán hợp đồng tín dụng Đây là giai đoạn cuối cùng trong QTTD, nếu khách hàng đã trả đầy đủ vốn và lãi vay thì CBTD sẽ tiến hành tất toán kết ước và thanh lý hợp đồng tín dụng, giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tiền vay Hồ sơ đề nghị vay vốn: Hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng gồm có: Giấy đề nghị vay vốn Giấy chứng minh khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự Giấy chứng minh khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong cam kết Giấy chứng minh mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Giấy chứng minh dự án đầu tư hoặc phương án SXKD khả thi và kế hoạch vay, trả nợ cho NH. Giấy chứng minh TSĐB tiền vay Tùy theo đối tượng khách hàng mà bộ hồ sơ có quy định khác nhau. Sau đây là bộ đồ sơ cần nộp cho khách hàng ứng với từng đối tượng khách hàng. Đối với pháp nhân: các hồ sơ phải nộp gồm Giấy đề nghị vay vốn NH ( theo mẫu) Giấy phép thành lập Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề còn hiệu lực đối với ngành nghề theo quy định. Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế Bảng điều lệ hoạt động của tổ chức pháp nhân Quyết định bổ nhiệm GĐ và kế toán trưởng Biên bản họp HĐQT(hoặc ban quản trị) của tổ chức pháp nhân chấp nhận cho thế chấp, cầm cố tài sản để vay vốn hoặc chấp nhận việc bảo lãnh của bên thứ ba để vay vốn theo đúng quy định của bảng điều lệ hoạt động của tổ chức pháp nhân. Các tài liệu về tình hình tài chính như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả HĐKD, báo cáo tình hình công nợ bảng kê vật tư hàng hoá, tồn kho, danh mục khấu hao TSCĐ tại thời điểm gần nhất. Phương án SXKD – kế hoạch sử dụng vốn và trả nợ Giấy chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố để đảm bảo tiền vay. Giấy chứng minh mục đích sử dụng vốn như: hợp đồng mua bán vật tư, cung cấp dịch vụ, biên bản đối chiếu công nợ. Đối với doanh nghiệp tư nhân: các hồ sơ phải nộp gồm Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu Giấy phép thành lập Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề còn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế Hộ khẩu thường trú của DN Giấy chứng minh nhân dân của chủ doanh nghiệp hoặc của vợ (hoặc của chồng) Phương án SXKD, kế hoạch sử dụng vốn và hoàn trả nợ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, cầm cố để đảm bảo tiền vay Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn như: hợp đồng mua bán vật tư, biên bản đối chiếu công nợ. Các tài liệu về tình hình tài chính của DN Đối với hồ sơ vay cá nhân: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của chính quyền địa phương Nguồn thu nhập Hộ khẩu thường trú Giấy CMND của người vay vốn hoặc vợ hoặc của chồng Phương án SXKD, kế hoạch sử dụng vốn và hoàn trả nợ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, cầm cố để đảm bảo tiền vay. Tùy theo đối tượng khách hàng vay vốn lần đầu tiên hay đã giao dịch với NH Kỹ Thương – CN Chợ Lớn có thể yêu cầu khách hàng thêm hoặc bớt một số giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc vay vốn. Sau khi khách hàng nộp hồ sơ hợp lệ, CBTD sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Thẩm định khách hàng vay vốn: Đây là bước quan trọng trong QTTD, việc thẩm định khách hàng và phân tích hồ sơ, phương án vay vốn do CBTD chịu trách nhiệm thực hiện. Mục đích của việc thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay của NH trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác khách hàng. Thẩm định về địa vị và tư cách của khách hàng vay vốn: Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, CBTD có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng như: năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự, giấy phép thành lập và hoạt động, người đại diện pháp nhân… Đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện pháp nhân như tư cách đạo đức, trình độ, kinh nghiệm quản lý, chức vụ, tác phong lãnh đạo và uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng, với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh. Lịch sử hình thành và phát triển của DN để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của DN. Tại NH Kỹ Thương – CN Chợ Lớn để thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng chủ yếu dựa vào hồ sơ mà khách hàng cung cấp cho NH. CBTD tiến hành xem xét hồ sơ mà khách hàng cung cấp cụ thể: Khách hàng là pháp nhân: CBTD cần xem xét Quyết định thành lập Quyết định bổ nhiệm hoặc chuẩn y danh sách HĐQT, TGĐ hoặc GĐ, kế toán trưởng. Giấy phép hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề và ngành nghề có phù hợp với mục đích vay vốn chưa. Trụ sở đơn vị, con dấu, tài khoản… Khách hàng là cá nhân: thì CBTD cần xem xét Khách hàng đủ năng lực dân sự và năng lực hành vi dân sự.. Hộ khẩu thường trú, CMND, sổ hộ khẩu… Trong thẩm định tư cách pháp lý CBTD rất quan tâm đến các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vì tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh là nguồn trả nợ thứ ba nếu khách hàng không trả được nợ. Việc đảm bảo tiền vay ở CN chủ yếu là tài sản thế chấp như nhà cửa, đất đai, công trình, cầm cố là hàng hóa tồn kho. Đối với hàng hóa thì CBTD xem xét loại hàng hóa đó có dễ bán, dễ hư hỏng không hoặc thị phần trên thị trường. Đối với máy móc thiết bị thì CBTD phải biết giá trị còn lại, cũng có thể thế chấp hàng hóa nhập khẩu mà công ty đang vay tiền để kinh doanh mặt hàng này. Khi thế chấp cho NH, khách hàng phải giao chứng từ quyền sở hữu của cơ quan có thẩm quyền cấp cho NH giữ trong thời gian thế chấp. Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp mà CBTD cần kiểm tra gồm: Nếu khách hàng thế chấp đất đai, nhà cửa, công trình: Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tờ khai trước bạ Bản vẽ được duyệt Các giấy tờ có liên quan khác: giấy phép xây dựng, biên bản kiểm tra công trình hoàn thành, giấy chứng nhận thay đổi địa chỉ Văn bản quyết định của HĐQT trong việc thế chấp tài sản Nếu khách hàng cầm cố hàng hóa để đảm bảo tiền vay thì CBTD sẽ kiểm tra các giấy tờ sau: Hợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 2.doc
  • docbia.doc
  • docchuong 3.doc
  • docchuong I.doc
  • docIN 1.doc
  • docIN 2.doc
  • docIN 3.doc
  • docIN 5.doc
  • docket luan.doc
  • docloi cam on+muc luc.doc
  • docloi noi dau.doc
  • rarPhu luc.rar
Luận văn liên quan