Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các quốc gia, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, đồng thời nó cũng đem lại những thách thức lớn về sự cạnh tranh, khả năng thu hút thị trường. Để đứng vững trên thương trường, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý thì các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ các khâu từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, từ khi tìm được nguồn NVL cho đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống người lao động đồng thời mang lại lời nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp phải xây dựng một bộ máy quản lý hiệu quả, ổn định và vững chắc ở tất cả các mặt, các lĩnh vực từ quản lý sản xuất đến tiêu thu sản phẩm cùng với quản lý tài chính, quản lý nhân lực cho đến hoạt động kế toán kiểm toán,.Bởi hoạt động quản trị có vai trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cho nên doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý một cách hợp lý, hiệu quả, thường xuyên kiểm tra giám sát để điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động quản trị, đồng thời phải phối hợp hoạt động giữa các bộ phận nhằm thực hiện các chức năng quản lý để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Thấy rõ vai trò của hoạt động quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Vũ Hồng Tuấn em, đã thực hiện nguyên cứu đề tài: Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên.
Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về đơn vị thực tập.
Chương II: Thực trạng hoạt động quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp.
CHƯƠNG III: Đánh giá chung về hoạt động quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp.
68 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 6068 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VẠN THÀNH HƯNG YÊN
Giảng viên hướng dẫn: VŨ HỒNG TUẤN
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ MINH THÚY
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Lớp: C9-QTKD
KHÓA: 2010–2013
Hà Nội, tháng 6 năm 2013
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VẠN THÀNH HƯNG YÊN
Giảng viên hướng dẫn: VŨ HỒNG TUẤN
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ MINH THÚY
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Lớp: C9-QTKD
KHÓA: 2010–2013
Hà Nội, tháng 6 năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các quốc gia, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, đồng thời nó cũng đem lại những thách thức lớn về sự cạnh tranh, khả năng thu hút thị trường. Để đứng vững trên thương trường, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý thì các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ các khâu từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, từ khi tìm được nguồn NVL cho đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống người lao động đồng thời mang lại lời nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp phải xây dựng một bộ máy quản lý hiệu quả, ổn định và vững chắc ở tất cả các mặt, các lĩnh vực từ quản lý sản xuất đến tiêu thu sản phẩm cùng với quản lý tài chính, quản lý nhân lực cho đến hoạt động kế toán kiểm toán,...Bởi hoạt động quản trị có vai trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cho nên doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý một cách hợp lý, hiệu quả, thường xuyên kiểm tra giám sát để điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động quản trị, đồng thời phải phối hợp hoạt động giữa các bộ phận nhằm thực hiện các chức năng quản lý để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Thấy rõ vai trò của hoạt động quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Vũ Hồng Tuấn em, đã thực hiện nguyên cứu đề tài: Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên.
Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về đơn vị thực tập.
Chương II: Thực trạng hoạt động quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp.
CHƯƠNG III: Đánh giá chung về hoạt động quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp.
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của Công ty đã giúp em hiểu được hoạt động quản trị kinh doanh, đồng thời giúp em có cơ hội áp dụng những kiến thức mình đã được lĩnh hội của các thầy, cô giáo trong nhà trường vào quá trình thực tế tại Công ty. Từ đó, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu bộ máy quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp để hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty trong quá trình thực tập, giúp em có những kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường cũng như hoàn thành quá trình thực tập tại Công ty.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn Vũ Hồng Tuấn–giảng viên khoa quản trị kinh doanh, đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội , ngày 28, tháng 6 , năm 2013
NHẬN XÉT
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT
CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 1.1: Thống kê tình hình tiêu thụ một số mặt hàng trong năm 2011 và 2012
Bảng 1.2: Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ
Bảng 1.3: Bảng thống kê nhân sự của Công ty năm 2012
Bảng 1.4: Tình hình Nhập–Xuất–Kho NVL tháng 5 năm 2013
Bảng 1.5: Giá trị TSCĐ năm 2011 – 2012
Bảng 1.6: Tổng hợp chi phí theo yếu tố trong 2 năm gần đây
Bảng 1.7: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.8: Bảng cân đối kế toán
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các phân xưởng sản xuất của Công ty
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân cấp quản lý
Hình 1.1: Logo của Công ty
Hình 1.2: Nệm cao su Vạn Thành
Hình 1.3: Nệm Mousse Vạn Thành
Hình 1.4: Nệm bông ép Vạn Thành
Hình 1.5: Nệm lò xo Vạn Thành
KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Nội dung Kí hiệu viết tắt
Nguyên vật liệu NVL
Tài sản cố định TSCĐ
Doanh thu DT
Doanh thu kì gốc DT KG
Doanh thu kì nguyên cứu DT NC
Chi phí sản xuất CPSX
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NVLTT
Chi phí nhân công trực tiếp CP NCTT
Chi phí sản xuất chung CP SXC
Tài khoản TK
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Tên và địa chỉ doanh nghiệp.
Tên công ty:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VẠN THÀNH HƯNG YÊN Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:
VAN THANH HUNG YEN COMPANY UNITED
Địa chỉ công ty:
Km 20,Quốc lộ 5–Xã Giai Phạm–Huyện Yên Mỹ–Tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại : 0321.3980787/788–Fax : 0321.3980789
Mã số thuế : 0900226909
Website : www.nemvanthanh.vn
Logo của Công ty:
Hình 1.1: Logo của Công ty.
Lịch sử thành lập của doanh nghiệp.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên là công ty con của công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành có trụ sở chính ở 90/4 Lũy Bán Bích–phương Tân Thới Hòa–Quận Tân Phú–Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên được thành lập
ngày 24-12-2004 và đi vào hoạt động năm 2005.
Sau hơn 7 năm hoạt động, Công ty đã có những chuyển đổi lớn trong kinh doanh, sản phẩm chính của công ty là nệm Mousse, nệm cao su thông hơi, nệm lò xo, nệm bông ép,Tuy nhiên, công ty liên tục sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
Quy mô hiện tại của doanh nghiệp.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên do Cục thuế Tỉnh Hưng Yên trực tiếp quản lý.
Hàng năm, Công ty sản xuất các sản phẩm nệm với quy mô lớn mang lại doanh thu và lợi nhuận cao.
Nguồn vốn kinh doanh:
Vốn điều lệ của công ty là 16.800.000.000 đồng, nguồn vốn của công ty được bảo toàn và tăng dần theo sự phát triển của công ty. Ngoài nguồn vốn đã huy động được, Công ty còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các Ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm gần đây:
Doanh thu năm 2010: 22.845.556.635 đồng.
Doanh thu năm 2011: 26.945.321.512 đồng.
Doanh thu năm 2012: 33.741.154.689 đồng.
Lợi nhuận đem lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận năm 2010: 1.324.542.112 đồng.
Lợi nhuận năm 2011: 1.542.215.411 đồng.
Lợi nhuận năm 2012: 1.874.663.325 đồng.
Số lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Tuy mới đi vào hoạt động và phát triển, nhưng công ty đã xây dựng được cơ sở hạ tầng và cơ sở làm việc có quy mô lớn, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị ngày càng được nâng cấp.
Với tổng diện tích mặt bằng là 32.000m2, do sản phẩm được sản xuất chủ yếu bằng máy móc nên số lượng công nhân không nhiều nhưng yêu cầu phải có trình độ tay nghề cao.
Năm 2010:
Số lượng cán bộ, công nhân toàn công ty là 45 người, trong đó số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 8 người chiếm 17.78%, trình độ Cao đẳng là 5 người chiếm 11.11%, còn lại là công nhân kĩ thuật có tay nghề cao.
Năm 2011:
Số cán bộ công nhân viên trong công ty là 43 người.
Năm 2012:
Số cán bộ công nhân làm việc trong công ty là 46 người.
Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Mục tiêu và phương châm hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp:
Lấy việc đổi mới thiết bị, công nghệ làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng và tạo lợi nhuận tối đa là mục tiêu phát triển.
Thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với phương châm:
Chất lượng sản phẩm là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Giao hàng đủ số lượng, đúng thời gian là danh dự và uy tín của doanh nghiệp.
Giá cả luôn hợp lý thể hiện năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Với mục tiêu và phương châm đó, Công ty sẽ đưa Vạn Thành trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về sản xuất và kinh doanh Nệm Mousse, nệm cao su thông hơi, in bao bì, nệm lò xo,góp phần đẩy mạnh ngành công nghiệp của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của công ty.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn chú trọng vào thương mại, nên Công ty cần có những nhà kinh doanh giỏi luôn theo sát thị trường, để biết thị trường thay đổi như thế nào và nhu cầu của khách hàng ra sao? Vì vậy, sản phẩm của Công ty rất phong phú, đáp ứng nhu cầu thị yếu của khách hàng.
Hơn nữa, Công ty không ngừng phát huy tiềm lực của nền kinh tế nước ta. Trong suốt một chặng đường dài cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới, Công ty đã thay đổi về nhiều mặt nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra. Đó là trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất và kinh doanh Nệm, Nệm Mousse, nệm cao su thông hơi, nệm lò xo, nệm bông ép, sản xuất các mặt hàng cao su, mủ latex, in bao bì, may túi xách,...Công ty phấn đấu xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường quốc tế.
Mặt hàng kinh doanh của công ty.
Sản phẩm nệm cao su:
Hình 1.2: Nệm cao su Vạn Thành.
Sản phẩm nệm cao su gồm nhiều chủng loại:
2m*1,6m*5cm và 2m*1,6m*10cm.
2m*1,8m*5cm, 2m*1,6m*10cm và 2m*1,8m*15cm.
Thành phần cấu tạo gồm:
Sản xuất từ thành phần nguyên liệu 100% cao su thiên nhiên, giúp nệm phân bố đều một cách hợp lý trọng lượng cơ thể mang lại cảm giác dễ chịu ở mọi tư thế nằm và hoàn toàn không chứa cao su tổng hợp.
Nệm có lớp P.U foam tổng hợp tỷ trọng siêu đàn hồi.
Lớp vỏ đệm bằng chất liệu cotton hoặc Gấm Damask sang trọng.
Nệm có cấu trúc bọt hơi với hàng nghìn triệu lỗ thông hơi, cho phép không khí lưu thông tối đa luôn tạo sự thoáng mát không gây hầm nóng. Luôn thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Nệm mousse:
Hình 1.3: Nệm Mousse Vạn Thành.
Chủng loại:
2m*1,6m*11cm, 2m*1,6m*12cm.
2m*1,8m*14cm, 2m*1,8m*15cm, 1,95m*1,55m*10cm
Thành phần cấu tạo của nệm Mousse:
Ruột sản phẩm bằng Mousse xốp tổng hợp tỷ trọng cao, đàn hồi tốt, siêu chịu lực tạo khả năng điều phối trọng lượng cơ thể, giữ cho nệm luôn bền và không xẹp lún qua thời gian.
Lớp Mousse lót mềm mại được làm bẳng chất liệu mousse cao cấp nhằm nâng đỡ và ôm theo hình dáng cơ thể tạo cảm giác dễ chịu thoải mái.
Lớp vỏ áo bọc ngoài bằng chất liệu vải gấm cao cấp/cotton ít bám bụi hoặc bằng chất liệu Tricat/ Kate.
Nệm bông ép:
Hình 1.4: Nệm bông ép Vạn Thành.
Chủng loại:
1,9m*1,5m*0,9cm, 1,95m*1,55m*0,9cm, 2m*1,6m*10cm
Thành phần cấu tạo:
Chất liệu: Bông tấm PE ép tạo độ đàn hồi cao, không lún, tối ưu hóa độ nén giúp duy trì độ phẳng và độ đàn hồi trên toàn tấm nệm.
Lớp chần đa tầng PES đàn hồi mang đến cảm giác êm ái thoải mái khi nằm.
Vỏ đệm sử dụng bằng chất liệu cotton, độ bền cao.
Nệm lò xo :
Hình 1.5: Nệm lò xo Vạn Thành.
Chủng loại:
1,95m*1,55m*22cm, 1,98m*1,40m*22cm, 1,98m*1,58m*22cm, 2m*1,6m*22cm.
Thành phần cấu tạo:
Khung lò xo liên kết Bonnel.
Lớp sơ dừa thiên nhiên.
Lớp vải nỉ cường lực.
Lớp mousse xốp lót tỷ trọng cao tạo cảm giác thư giãn dễ chịu.
Lớp vải lót không dệt mousse dệt chằn hoa văn.
Lớp vở nệm bằng vải Gấm Damask cao cấp.
Công nghệ sản xuất hàng hóa.
Cùng với việc tính toán hiệu quả kinh doanh, Công ty đã từng bước cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công ty luôn đề cao việc đổi mới công nghệ để không ngưng tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao, giá cả hợp lý và luôn luôn hướng đến nhu cầu của người tiêu dùng tạo nền tảng cho việc phát triển kinh doanh, xây dưng thương hiệu.
Tất cả quá trình sản xuất đều được quản lý nghiêm ngặt tuân theo Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001–2008 và giấy phép số IMP: 138942 đạt Tiêu chuẩn nhập khẩu Hoa Kỳ do Hiệp hội hàng gia dụng của tiểu bang California cấp.
Các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Mỹ, Đức, Ý, NhậtVới quyết tâm liên tục đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới cao cấp, có chất lượng tương đương thậm chí vượt trội hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến trên thế giới vì vậy đã tạo nên vị thế cạnh tranh ngày càng cao cho sản phẩm của công ty.
Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản phẩm của doanh nghiệp.
Công ty có 4 tổ sản xuất, mỗi tổ là một giai đoạn của quá trình sản xuất tạo ra các bán thành phẩm:
Tổ cắt: Sản phẩm của tổ này có đặc tính bán thành phẩm được cắt ra theo yêu cầu của khách hàng ...
Tổ đổ: Có vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình sản xuất của Công ty, vì sản phẩm của tổ này quyết định giá thành của sản phẩm.
Tổ may: Nhận các bán sản phẩm từ các tổ chuyển sang theo kích cỡ có sẵn và tạo thành các thành phẩm.
Tổ lò xo: Trực tiếp kết hợp các bán thành phẩm từ các tổ để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các phân xưởng sản xuất của Công ty
Các tổ trong phân xưởng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành dây chuyền sản xuất liên tục từ đó tạo ra thành phẩm.
Trong đó NVL được đưa vào tổ cắt và sản phẩm đi ra từ tổ lò xo.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp.
Sơ đồ phân cấp quản lý của Doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.2 : sơ đồ phân cấp quản lý
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý.
Giám Đốc:
Người đứng đầu và điều hành Công ty, phụ trách chung về mọi mặt, trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ toàn Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân.
Phó Giám Đốc:
Là người trợ giúp cho giám đốc, có chức năng chỉ huy điều hành cụ thể các lĩnh vực do mình nắm giữ và trực tiếp ban hành chỉ thị của Giám đốc đến các phòng ban, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, kĩ thuật, chất lượng công tác hành chính, kiểm tra giám sát thực hiện an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên.
Phòng Tổ chức–Hành chính:
Tổ chức và quản lý công tác hành chính quản trị trong công ty, phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban, đơn vị, các tổ chức đoàn thể và cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cụ thể là bố trí sắp xếp nơi làm việc, quản lý trang thiết bị, mua bán văn phòng phẩm, quản lý sử dụng ôtô con theo lệnh điều động của Giám đốc công ty.
Phòng Tài chính–Kế toán:
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu–chi tài chính, phiếu nhập–xuất–tồn kho vật tư, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính và tình hình quản lý tài chính của công ty.
Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ theo sát thị trường để báo giá vật liệu cho phù hợp và kịp thời với thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh hiện tại và trong tương lai, mục tiêu chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Phòng kĩ thuật sản xuất:
Quản lý kĩ thuật chất lượng sản phẩm, quản lý thiết bị thi công và an toàn lao động công ty. Hướng dẫn về công tác kĩ thuật chất lượng an toàn bảo hộ lao động, kiểm tra xử lý các sai phạm,...
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP
Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Marketing.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây.
Để phát triển trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty được tiến hành với nhiều công việc khác nhau, từ việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm nguồn NVL sản xuất, tổ chức và xúc tiến bán hàng, đều được Công ty coi trọng để tăng khả năng tiêu thụ và doanh số bán hàng.
Bảng 1.1 : Thống kê tình hình tiêu thụ một số mặt hàng trong năm 2011 và 2012
Đơn vị tính : Tấm
TT
Mặt hàng
Đơn vị
Số lượng
Giá bán đơn vị
q0
Năm 2011
q1
Năm 2012
P0
Năm 2011
P1
Năm 2012
1
Nệm cao su L1+2
Tấm
106
110
5.970.372
6.625.623
2
Nệm lò xo các loại
Tấm
1.301
1.536
989.519
1.192.522
3
Nệm Mousse ép
Tấm
278
315
1.962.941
2.172.217
4
Nệm bông ép các loại
Tấm
905
1.185
990.629
1.209.032
5
Drap mềm
Tấm
162
222
709.572
846.177
Tổng
2.752
3.368
Qua thống kê một số mặt hàng tiêu thụ trong 2 năm của Công ty ta nhận thấy tình hình tiêu thụ của các nhóm mặt hàng có xu hướng tăng điển hình như nhóm mặt hàng nệm lò xo, nệm bông ép và nệm cao su L1 + 2... mang lại doanh thu lớn cho Công ty.
Cụ thể ta sẽ phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của Công ty trong 2 năm qua.
Bảng 1.2 : Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ
Đơn vị tính : Việt Nam Đồng
TT
Mặt hàng
DT KG
=∑q0*P0
(1)
DT NC
Giá trị tuyệt đối
= (2)–(1)
Tỷ lệ %
= (2)/(1)
=∑q1*P1
(2)
1
Nệm cao su L1+2
632.859.432
728.818.530
95.959.098
115%
2
Nệm lò xo các loại
1.287.364.219
1.831.713.792
544.349.573
142,3%
3
Nệm Mousse ép
545.697.598
684.248.355
138.550.757
125,4%
4
Nệm bông ép các loại
896.519.245
1.432.702.920
536.183.675
160%
5
Drap mềm
114.950.665
187.851.294
72.900.629
163%
Tổng
3.477.391.158
4.865.334.891
1.387.943.733
139,9%
Đánh giá chung: Doanh thu tiêu thu năm 2012 tăng 39,9% so với năm 2011, tương đương với 1.387.943.733 đồng so với năm 2011.
Ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng phương pháp thay thế liên hoàn:
Ta có phương trình kinh tế: A =∑q*P
Suy ra : A0 =3.477.391.158 và A1 =4.865.334.891
∆A =A1–A0 =1.387.943.733
%∆A =A1/A0 =139,9%
% ↑↓ =∆A/A0 =39,9%
Nhận xét về sự biến động của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là số lượng q và giá bán đơn vị P:
Về số tuyệt đối ta có:
∆Aq =∑q1*P0 – ∑q0*P0
=[(110*5.970.372)+(1536*989.519)+(315*1.962.941)
+(1.185*990.629 )+(222*709.572)]–3.477.391.158
=4.126.388.868–3.477.391.158=648.997.710 đồng
∆Ap=∑q1*P1–∑q1*P0
= 4.865.334.891–4.126.388.868=738.946.023 đồng
Về số tương đối:
%∆Aq =∆Aq/A0=648.997.710/3.477.391.158=21,66%
%∆Ap =∆AP/A1=738.946.023/4.865.334.891=18,19%
Tổng hợp:
∆Aq+∆AP=∆A suy ra 648.997.710+738.946.023=1.387.943.733 đồng
%∆Aq+%∆AP=21,66%+8,19%=39,9%
Kết luận: Qua bảng phân tích trên ta thấy, doanh thu tiêu thụ kì nguyên cứu 2012 tăng 1.387.943.733 đồng so với kì gốc, tương ứng với 39,9% do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
Số lượng tiêu thụ tăng ∆Aq =648.997.710 đồng làm cho doanh thu tiêu thu năm 2012 tăng %∆Aq =21,66%.
Giá bán đơn vị tăng ∆Ap =738.946.023 đồng làm cho doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng %∆AP =18,19%.
Chính sách Marketing.
Các hoạt động Marketing được coi là chiến lược của công ty và được dùng làm cơ sở để lên kế hoạch sản xuất cũng như tất cả các hoạt động còn lại trong công ty.
Chính sách về sản phẩm.
Công ty luôn quan tâm đến chất lượng và sức khỏe của người tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm nguyên vật liệu không độc hại, luôn quan tâm xử lý để sản phẩm làm ra đạt mức an toàn cao nhất.
Công ty xác định lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm xuất phát từ chuỗi nhận thức về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty liên tục đầu tư đổi mới công nghệ, không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phong phú đa dạng để chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, cùng với chế độ bảo hành từ một đến 15 năm.
Chính sách về giá.
Công ty áp dụng chính sách cơ cấu giá thống nhất trên toàn quốc cho từng loại kênh phân phối như đại lý, bán lẻ,không phân biệt địa bàn, giao hàng trực tuyến cho các nhà phân phối là đại lý.
Có chế độ giá đặc biệt cho hệ thống khách sạn, kinh doanh dịch vụ,như giảm giá, chiết khấu theo từng lô hàng,
Đối với giá cho người tiêu dùng công ty định giá tùy theo các đối thủ cạnh tranh, theo uy tín và khả năng thanh toán của từng khách hàng.
Chính sách phân phối.
Gồm các kênh phân phối chính như sau:
Phân phối qua hệ thống kênh phân phối đại lý trải rộng trên khu vực Miền Bắc. Năm 201