Năm 1986 là một năm đánh dấu sự chuyển biến lớn trong tư duy kinh tế
của Việt Nam, từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường - mở
cửa hội nhập với xu thế chung của thế giới. Đi song song với vấn đề hội nhập là
sự gia tăng các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế đa dạng trong đó thương mại
quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Qua hơn hai thập kỷ mở cửa phát triển, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán
với trên 120 quốc gia trên thế giới, ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước và
Thoả thuận về Quy chế Tối huệ quốc với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
đặc biệt phải kể tới Mỹ. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là một bước ngoặc lớn
mở ra mối quan hệ thương mại sâu rộng giữa hai nước. Thực chất mối quan hệ
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được “hàn gắn” từ năm 1995 khi hai nước thiết lập
mối quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, những người có tư tưởng tiến bộ và tầm nhìn
chiến lược trong bộ máy lãnh đạo của cả hai nước đều nhận thức ra rằng bao
nhiêu đó là chưa đủ cho mối quan hệ kinh tế và chính trị một cách lâu dài và
chưa xứng đáng với tiềm năng thương mại giữa hai nước khi không có một
khuôn khổ mang tính chất pháp lý nào ràng buộc mối quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ. Chính vì lý do đó mà Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã
ra đời bất chấp sự phản đối của một số cá nhân trong nội bộ lãnh đạo của cả hai
nước. Trải qua vô vàng những khó khăn và thời gian đàm phán kéo dài lên đến 4
năm với 11 vòng đàm phán cuối cùng Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ cũng đã
ra đời đáp ứng sự kỳ vọng về mối quan hệ thương mại của các cá nhân có tầm
nhìn chiến lược của cả Việt Nam và Hoa Kỳ.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết (hoàn tất vào ngày
13/7/2000) đã mở ra nhiều triển vọng cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị
trường Mỹ - một thị trường tiêu thụ khổng lồ với nhiều phân đoạn thị trường
chưa được khai thác. Bên cạnh những thuận lợi mà thị trường Mỹ mở ra đối với
hàng xuất khẩu của Việt Nam, hàng hoá của ta còn gặp phải rất nhiều thách thức
khi tiếp cận thị trường này. Chính vì vậy việc tìm ra những tác động cũng như
những cơ hội, thách thức và những biện pháp hiệu quả giúp cho hàng hóa Việt
Nam tiếp cận và trụ vững ở thị trường Mỹ là một việc làm vô cùng cần thiết. Đây
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 2
cũng là lý do khách quan khiến tôi chọn đề tài: “ Phân tích tác động của Hiệp
định Thương mại Việt – Mỹ đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ” để có một cái nhìn sâu rộng hơn về hiệu quả của hiệp
định thương mại mang tính chất song phương này
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tác động của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm 1986 là một năm đánh dấu sự chuyển biến lớn trong tư duy kinh tế
của Việt Nam, từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường - mở
cửa hội nhập với xu thế chung của thế giới. Đi song song với vấn đề hội nhập là
sự gia tăng các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế đa dạng trong đó thương mại
quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Qua hơn hai thập kỷ mở cửa phát triển, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán
với trên 120 quốc gia trên thế giới, ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước và
Thoả thuận về Quy chế Tối huệ quốc với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
đặc biệt phải kể tới Mỹ. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là một bước ngoặc lớn
mở ra mối quan hệ thương mại sâu rộng giữa hai nước. Thực chất mối quan hệ
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được “hàn gắn” từ năm 1995 khi hai nước thiết lập
mối quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, những người có tư tưởng tiến bộ và tầm nhìn
chiến lược trong bộ máy lãnh đạo của cả hai nước đều nhận thức ra rằng bao
nhiêu đó là chưa đủ cho mối quan hệ kinh tế và chính trị một cách lâu dài và
chưa xứng đáng với tiềm năng thương mại giữa hai nước khi không có một
khuôn khổ mang tính chất pháp lý nào ràng buộc mối quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ. Chính vì lý do đó mà Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã
ra đời bất chấp sự phản đối của một số cá nhân trong nội bộ lãnh đạo của cả hai
nước. Trải qua vô vàng những khó khăn và thời gian đàm phán kéo dài lên đến 4
năm với 11 vòng đàm phán cuối cùng Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ cũng đã
ra đời đáp ứng sự kỳ vọng về mối quan hệ thương mại của các cá nhân có tầm
nhìn chiến lược của cả Việt Nam và Hoa Kỳ.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết (hoàn tất vào ngày
13/7/2000) đã mở ra nhiều triển vọng cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị
trường Mỹ - một thị trường tiêu thụ khổng lồ với nhiều phân đoạn thị trường
chưa được khai thác. Bên cạnh những thuận lợi mà thị trường Mỹ mở ra đối với
hàng xuất khẩu của Việt Nam, hàng hoá của ta còn gặp phải rất nhiều thách thức
khi tiếp cận thị trường này. Chính vì vậy việc tìm ra những tác động cũng như
những cơ hội, thách thức và những biện pháp hiệu quả giúp cho hàng hóa Việt
Nam tiếp cận và trụ vững ở thị trường Mỹ là một việc làm vô cùng cần thiết. Đây
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 1
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
cũng là lý do khách quan khiến tôi chọn đề tài: “ Phân tích tác động của Hiệp
định Thương mại Việt – Mỹ đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ” để có một cái nhìn sâu rộng hơn về hiệu quả của hiệp
định thương mại mang tính chất song phương này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu chung về Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (Hiệp định BTA), phân
tích những tác động tích cực và tiêu cực do Hiệp định BTA mang lại cho quá
trình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ, từ đó đưa ra những giải
pháp thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ một
cách hiệu quả hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu chung về Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ.
Phân tích những tác động của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đến tình
hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Giải pháp thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có tác động sâu rộng đến nhiều mặc hàng
xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên đề tài này sẽ đi sâu phân tích tác động của
Hiệp định trên đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ
như hàng dệt may, các sản phẩm từ thủy hải sản, giầy dép cũng như những mặt
hàng xuất khẩu tiềm năng khác.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài dựa trên số liệu thứ cấp trong giai đoạn trước và sau khi Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ được ký kết, được thu thập qua sách, báo, đài, tạp chí,
internet...
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê – mô tả để phản ánh về tình hình xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ qua các giai đoạn trước và sau khi
Hiệp Định BTA được ký kết. Phương pháp phân tích – tổng hợp để thấy được
những tác động của Hiệp định BTA. Phương pháp suy luận logic và học hỏi kinh
nghiệm của các nước khác để đưa ra những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 2
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ngoài phần giới thiệu, nội dung của đề tài gồm những phần chính sau:
Chương I: Các vấn đề chung về Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ
Chương II :Tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đến tình hình
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Chương III: Các giải pháp thúc đẩy xuất khảu hàng hóa Việt Nam sang Hoa
Kỳ.
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 3
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ
1.1. BỐI CẢNH CUỘC ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ
1.1.1. Bối cảnh của cuộc đàm phán
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới
nếu muốn nền kinh tế quốc dân của mình tồn tại và phát triển. Trong ba giai đoạn
phát triển của quá trình toàn cầu hóa thì ở giai đoạn thứ ba (bắt đầu từ năm 1980
đến nay) quá trình này diễn ra một cách mạnh mẽ và tác động đến nhiều nền kinh
tế trên thế giới dẫn đến việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển.
Thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Đồng thời quá trình phân công,
chuyên môn hoá sản xuất càng có thể diễn ra giữa các quốc gia và châu lục. Các
quan hệ sản xuất, thương mại có tính toàn cầu đã kéo theo các dòng tiền tệ, dòng
vốn, dịch vụ...vận động trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin đã làm cho
các dòng vận động này thêm náo động và nhanh nhậy. Cơ cấu kinh tế toàn cầu
phát triển mạnh mẽ do có sự bùng nổ tự do hoá thương mại toàn cầu.
Trước sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế và toàn cầu hóa đã dẫn
đến sự xung đột với các thể chế quốc gia, với các rào cản quốc gia. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế toàn cầu đã và đang làm cho những
cánh cửa cũng như những hàng rào mậu dịch cũng như phi mậu dịch của một số
quốc gia bị lung lay.
Việc tự do hoá thương mại, huỷ bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, xoá bỏ mọi phân biệt đối xử trong quan hệ buôn bán quốc tế đã đánh dấu
sự hoà nhập các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi vào một hệ thống đa
phương. Như vậy là thời đại của hàng rào thuế quan cao, của cách thức đóng cửa
ở một số thị trường lớn, của một số đặc quyền ít ỏi trong mậu dịch quốc tế dành
cho các nước kém phát triển đã chấm dứt. Buôn bán quốc tế chuyển sang một
thời đại mới đó là mở rộng tự do buôn bán được đánh dấu bằng sự ra đời của
WTO và những ưu đãi thương mại trong khuôn khổ hợp tác cùng có lợi .
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 4
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
1.1.2. Việt Nam trước yêu cầu phải hội nhập
Việt Nam muốn phát triển thì phải hội nhập cùng xu thế chung của thế
giới. Việc hội nhập mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để khai thông thị trường
trong nước và quốc tế. Hơn nữa trong bối cảnh lúc bấy giờ Việt Nam đang trên
con đường thực hiện đường lối “công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” tiến
lên con đường xã hội chủ nghĩa tiến bộ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, cải
thiện đời sống người dân. Muốn vậy Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất đó
là hội nhập. Quá trình hội nhập của Việt Nam đánh dấu từ việc chuyển đổi tư duy
kinh tế đất nước từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường phát
huy sức mạnh tổng lực từ trong nước và quốc tế mang lại.
Hội nhập khu vực và thế giới là một quá trình tất yếu để tạo cơ hội cho
Việt Nam phát triển kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách với các nước khác
trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập sẽ thúc đẩy Việt Nam chuyển
đổi kinh tế mạnh hơn sang cơ chế thị trường với định hướng hướng mạnh vào
xuất khẩu.
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực
phát triển năng động và đạt được độ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác. Các
trung tâm kinh tế trên thế giới, các nước lớn đều hướng trọng tâm hoạt động kinh
tế, chính trị vào khu vực này và xem đây là nơi chứa đựng nhiều yếu tố quyết
định sự phát triển của mình. Việt Nam được các nước lớn ngày càng coi trọng và
dần trở thành một khâu quan trọng trong chiến lược toàn cầu hoá. Mặt khác, nền
kinh tế Việt Nam không muốn tụt hậu thì cần phải thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh
tế với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là với Mỹ - một siêu cường chi phối
mạnh mẽ nền kinh tế toàn cầu.
1.2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ
Hiệp định dài gần 120 trang, gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục, đề
cập đến 4 nội dung chủ yếu: Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Sở hữu
trí tuệ và Quan hệ đầu tư. Do Mỹ đã tuân thủ tất cả các luật lệ của WTO và là
một trong những nước tự do hoá thương mại nhất trên thế giới nên hầu như tất cả
các điều khoản trong Hiệp định, Mỹ đều thực hiện ngay. Còn Việt Nam là nước
đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang
kinh tế thị trường, nên kèm theo bản Hiệp định là 9 bản phụ lục có quy định các
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 5
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
lộ trình thực hiện cho phù hợp với Việt Nam .
Chương 1: Thương mại hàng hoá gồm 9 điều.
Chương 2: Quyền Sở hữu trí tuệ gồm 18 điều.
Chương 3: Thương mại dịch vụ gồm 11 điều.
Chương 4: Phát triển Quan hệ đầu tư gồm 15 điều.
Chương 5: Những điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.
Chương 6: Những điều khoản minh bạch và quyền được kháng cáo.
Chương 7: Những điều khoản chung.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét những nội dung chủ yếu của Hiệp định.
1.2.1. Thương mại hàng hoá
Những quyền về thương mại: Cả hai bên cam kết thực hiện những quyền
thương mại theo chuẩn mực quốc tế và WTO. Tuy nhiên, đây là lần đầu Việt
Nam đồng ý thực hiện quyền về xuất nhập khẩu một cách cởi mở, tuân theo
những quy định chặt chẽ của WTO. Do vậy, những quyền đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, các công ty do Mỹ đầu tư, và tất cả các cá nhân và công ty Mỹ
hoạt động tại Việt Nam theo Hiệp định này sẽ được tiến hành trong từng giai
đoạn từ 3- 6 năm (được áp dụng dài hơn đối với một số mặt hàng nhạy cảm).
Quy chế tối huệ quốc: Việt Nam và Mỹ cam kết thực hiện đối xử thuế
quan tối huệ quốc đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào mỗi nước (mức thuế
quan này là 50% đối với các quốc gia không nhận được MFN).
Cắt giảm thuế quan: Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan (mức cắt giảm
điển hình là từ 1/3 đến 1/2 ) đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất
khẩu Mỹ quan tâm như các sản phẩm vệ sinh, phim, máy điều hoà nhiệt độ, tủ
lạnh, xe gắn máy, điện thoại di động, video games, thịt cừu, bơ, khoai tây, cà
chua, hành, tỏi, các loại rau xanh khác, nho, táo và các loại hoa quả tươi khác,
bột mỳ, đậu tương, dầu thực vật, thịt và cá đã được chế biến, các loại nước hoa
quả...Việc cắt giảm thuế quan các mặt hàng này được áp dụng dần dần trong giai
đoạn 3 năm. Phía Mỹ thực hiện cắt giảm ngay theo quy định của Hiệp định song
phương.
Những biện pháp phi quan thuế: Phía Mỹ, theo quy định của WTO sẽ
không có những rào cản phi quan thuế (trừ hạn ngạch đối với hàng dệt may);
trong khi đó, Việt Nam đồng ý loại bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với một
loạt các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp (các linh kiện lắp ráp, thịt bò, các
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 6
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
sản phẩm cam quýt...) trong giai đoạn từ 3 -7 năm, phụ thuộc vào từng mặt hàng.
Cấp giấy phép nhập khẩu: Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp giấy
phép một cách tuỳ ý, và sẽ tuân thủ theo các quy định của Hiệp định WTO. Về
việc định giá trị đánh thuế hải quan và các khoản phí hải quan, Việt Nam cần
tuân thủ các luật lệ của WTO đối với việc định giá các giao dịch và định giá thuế
hải quan, cũng như hạn chế các khoản phí hải quan đánh vào các dịch vụ được
thanh toán trong vòng 2 năm.Về phía Mỹ, theo Luật Thương mại Mỹ, các công
ty của Việt Nam và các nước khác đều sẽ được cấp giấy phép hoạt động khi có
yêu cầu.
Những thước đo về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm: Hai
bên cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WTO; các quy định về kỹ thuật, và
những thước đo về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được áp dụng trên cơ sở đối
xử quốc gia, và chỉ được áp dụng trong chừng mực cần thiết để giải quyết những
mục đích chính đáng (bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống của động vật, sinh
vật).
Mậu dịch quốc doanh: Cần phải được thực thi theo các quy định của WTO
(ví dụ, các doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam trước kia chỉ tiến hành các cuộc
giao dịch theo những mối quan tâm về thương mại và còn ít quan tâm tới các quy
định của WTO).
1.2.2. Thương mại dịch vụ
Thương mại dịch vụ được đề cập trong chương 3 của Hiệp định. Chương
này áp dụng cho các biện pháp của các bên có ảnh hưởng tới dịch vụ thương mại.
Các cam kết chung bao gồm: Các quy định của khuôn khổ Hiệp định
chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS) bao gồm Tối huệ quốc, Đãi ngộ quốc
gia và Pháp luật quốc gia.
Về các lĩnh vực và ngành cụ thể:
Các dịch vụ pháp lý.
Các dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Các dịch vụ kiến trúc.
Các dịch vụ kỹ thuật.
Các dịch vụ về vi tính và các dịch vụ liên quan.
Các dịch vụ quảng cáo.
Các dịch vụ tư vấn quản lý.
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 7
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
Các dịch vụ viễn thong.
Các dịch vụ nghe nhìn.
Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có liên quan.
Các dịch vụ phân phối ( bán buôn và bán lẻ).
Các dịch vụ giáo dục.
Các dịch vụ tài chính.
Các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan khác.
Các dịch vụ y tế.
Các dịch vụ du lịch và dịch vụ lữ hành liên quan.
1.2.3. Quan hệ đầu tư
Các cam kết chung bao gồm: Các hoạt động đầu tư của mỗi nước đều
được nước đối tác cam kết bảo hộ, Việt Nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty
Mỹ không bị sung công các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam.
Các chuyển khoản tài chính: Cho phép đối tác Mỹ được đem về nước các
khoản lợi nhuận và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sở đãi ngộ quốc gia.
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Phía Mỹ cam
kết thực hiện ngay từ đầu, Việt Nam sẽ huỷ bỏ dần các TRIMs không phù hợp
với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO trong 5 năm như
những quy định về tỷ lệ số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước.
Đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết thực hiện chế độ Đối xử quốc gia với
một số ngoại lệ. Việc thẩm tra giám sát đầu tư sẽ được dần huỷ bỏ hoàn toàn đối
với hầu hết các khu vực trong giai đoạn 2, 6 hoặc 9 năm (tuỳ thuộc vào loại khu
vực đầu tư, ví dụ, đầu tư trong các Khu Công nghiệp hay trong khu vực sản
xuất), tuy nhiên Việt Nam duy trì quyền áp dụng thẩm tra giám sát trong những
khu vực ngoại lệ nhất định.
Loại bỏ việc giới hạn đóng góp vốn trong các liên doanh: Quy định hiện
nay đối với phần góp vốn phía Mỹ trong các công ty liên doanh ít nhất phải 30%
vốn pháp định; loại bỏ những quy định bán cổ phần phía Mỹ trong liên doanh
cho đối tác Việt Nam. Phía Mỹ chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa
được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một
công ty cổ phần. Những ràng buộc này sẽ duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp
định có hiệu lực.
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 8
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
Bộ máy nhân sự của liên doanh: Trong vòng 3 năm huỷ bỏ quy định về số
thành viên nhất định người Việt Nam trong Ban giám đốc; giới hạn mạnh mẽ các
vấn đề trong đó “sự nhất trí” của ban giám đốc phải đạt được (ví dụ, trong vấn đề
đó các thành viên Việt Nam có quyền phủ quyết); cho phép các nhà đầu tư Mỹ
được phép tuyển chọn nhân sự quản lý không phụ thuộc vào quốc tịch.
1.2.4. Quyền Sở hữu trí tuệ
Quyền Sở hữu trí tuệ được đề cập trong chương 2 của Hiệp định. Việt
Nam nhất trí tuân thủ hoàn toàn các quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương
mại (TRIPs) trong tất cả các lĩnh vực trong một khuôn khổ thời gian ngắn bao
gồm: Việc bảo hộ bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở TRIPs được thực
thi trong 12 tháng; bảo hộ các bí mật thương mại và bản quyền trên cơ sở TRIPs
được thực thi trong 18 tháng. Việt Nam đồng ý thực hiện những biện pháp bảo hộ
mạnh mẽ hơn trong một số lĩnh vực khác như tín hiệu vệ tinh mang chương trình
đã được mã hoá, bảo hộ bản quyền đối với các động vật và thực vật, bảo hộ
những dữ liệu kiểm tra bí mật được trình cho các Chính phủ. Đối với trường hợp
bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá, sẽ được thực hiện theo giai
đoạn là 30 tháng.
Hiệp định cũng quy định trường hợp có xung đột giữa các quy định của
Hiệp định này và Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ về quyền tác
giả, ký tại Hà Nội ngày 27/6/1997 thì các quy định của Hiệp định này được ưu
tiên áp dụng trong phạm vi xung đột.
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 9
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
CHƯƠNG 2
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ ĐẾN TÌNH
HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG HOA KỲ
TRƯỚC KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ ĐƯỢC KÝ KẾT
2.1.1. Giai đoạn từ tháng 5 – 1964 đến 1994
Chiến tranh Mỹ - Việt Nam chính thức kết thúc từ thời điểm 23 tháng 9
năm 1973 khi Mỹ làm lễ rút quân khỏi miền Nam nước ta, đánh dấu sự thất bại
của Mỹ trên đất nước Việt Nam nhỏ bé. Tuy nhiên câu nói của ông Kissinger
rằng: “Người Mỹ không giành chiến thắng trong chiến tranh thì sẽ giành chiến
thắng trong thời bình” hay nói cách khác hơn là họ sẽ giành chiến thắng trên
“chiến trường kinh tế” đã được minh chứng cụ thể khi Mỹ trong giai đoạn này
với nhiều thủ đoạn ra sức cấm vận nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ. Thực chất
lệnh cấm vận đã được ban bố vào tháng 2 năm 1964 kể từ sau khi Mỹ đơn
phương dựng nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ (1963). Tuy nhiên sự cấm vận càng được
siết chặc hơn khi Việt Nam là đồng minh thân cận của Liên Xô – một đối thủ lớn
của Mỹ trên lĩnh vực kinh tế lẫn quân sự và trong khoảng thời gian từ năm 1986
– 1989, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ gần như bằng
không.
Trong khoảng thời gian từ năm 1990 khi “trật tự hai cực I-an-ta” của thế
giới tan rã kèm theo đó là sự sụp đỗ của Liên bang Xô Viết thì đường lối đối
ngoại của Mỹ cũng như giao thương có nhiều thay đổi và thông thoáng hơn rất
nhiều khi Hoa Kỳ xem các nước Châu Á trong đó có Việt Nam là những đối tác
chiến lược trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho
hàng hóa Việt Nam có cơ hội xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 1990 trị giá
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt khoảng 5.000USD, năm 1991
tăng lên 9.000USD, năm 1992 tăng lên 11.000USD và năm 1993 là 58.000USD.
Đây là những dấu hiệu lạc quan cho mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ, tạo những điều kiện mang tính chất “bản lề” cho việc hàng hóa Việt
Nam có mặt tại thị trường Hoa Kỳ và hơn hết là tạo mối quan hệ hòa hảo giữa
hai phái đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước.
SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 10
Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến
2.1.2. Giai đoạn 1994 – 2000
Gạt bỏ quá khứ, tiến đến hợp tác cùng nhau phát triển là mục tiêu mà Kim ngạch xuất khẩu
Tổng thống Mỹ Bill Clinton đề ra trong mối quan hệ ban giao giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ. Ngày 3 tháng 2 năm 1994,900 Tổng thống Bill Clinton chính thức bãi bỏ 827.4
lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Đây có thể nói là một hành động mang tính chất
bản lề cho mối quan hệ giữa hai 800nước, mở ra một triển vọng mới cho sự p