Chuyên đề Phân tích tác động của lạm phát đối với tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cố phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, quy mô và số lượng các NHTM ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Với vai trò vửa là người cho vay vừa là người đi vay. Đã góp phần đáng kể trong việc luân chuyển nguồn tài chính, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh doanh một cách nhanh nhất. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ (Sacombank-Chi nhánh Cần Thơ) là một trong các tổ chức tín dụng có uy tín cao đối với khách hàng thông qua các hoạt động thu nhận tiền gửi, cho vay, phát hành thẻ cùng với những dịch vụ hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Trong đó hai nghiệp vụ chủ yếu quyết định sự sống còn của các TCTD nói chung và Sacombank - Chi nhánh Cần thơ nói riêng là huy động vốn và tín dụng. Trong giai đoạn từ năm 2007-2009 nền kinh tế nước ta phải gánh chụi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, cụ thể hơn là lạm phát trong nước liên tục tăng cao làm thị trường tiền tệ trong nước biến động liên tục và gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ. Lạm phát tăng cao nên phần lớn người dân đều muốn giữ hiện vật hơn là giữ tiền trong tay, chính vì thế họ đã dùng tiền sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa để hạn chế sự mất giá của đồng tiền. Mặt khác, NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc điển hình như: lãi suất cho vay qua đêm một số thời điểm lên tới 20%/năm, thậm chí tới 30%/năm. Ngày 15/2/2008, trên 10 NHTM tham gia đấu thầu lãi suất khoản vay kỳ hạn 1-2 tuần từ NHNN với lãi suất trúng thầu lên tới 30%/năm, tăng cao so với mức 25%/năm ngày trước đó. Bên cạnh đó các NHTM đều tăng lãi suất để thu hút khách hàng đã tạo ra môi trường cạnh tranh quyết liệt gây không ít khó khăn cho tình hình kinh doanh của Sacombank- Chi nhánh Cần Thơ.

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3217 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tác động của lạm phát đối với tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cố phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: MỞ ĐẦU Cơ sở hình thành đề tài. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, quy mô và số lượng các NHTM ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Với vai trò vửa là người cho vay vừa là người đi vay. Đã góp phần đáng kể trong việc luân chuyển nguồn tài chính, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh doanh một cách nhanh nhất. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ (Sacombank-Chi nhánh Cần Thơ) là một trong các tổ chức tín dụng có uy tín cao đối với khách hàng thông qua các hoạt động thu nhận tiền gửi, cho vay, phát hành thẻ…cùng với những dịch vụ hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Trong đó hai nghiệp vụ chủ yếu quyết định sự sống còn của các TCTD nói chung và Sacombank - Chi nhánh Cần thơ nói riêng là huy động vốn và tín dụng. Trong giai đoạn từ năm 2007-2009 nền kinh tế nước ta phải gánh chụi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, cụ thể hơn là lạm phát trong nước liên tục tăng cao làm thị trường tiền tệ trong nước biến động liên tục và gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ. Lạm phát tăng cao nên phần lớn người dân đều muốn giữ hiện vật hơn là giữ tiền trong tay, chính vì thế họ đã dùng tiền sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa để hạn chế sự mất giá của đồng tiền. Mặt khác, NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc điển hình như: lãi suất cho vay qua đêm một số thời điểm lên tới 20%/năm, thậm chí tới 30%/năm. Ngày 15/2/2008, trên 10 NHTM tham gia đấu thầu lãi suất khoản vay kỳ hạn 1-2 tuần từ NHNN với lãi suất trúng thầu lên tới 30%/năm, tăng cao so với mức 25%/năm ngày trước đó. Bên cạnh đó các NHTM đều tăng lãi suất để thu hút khách hàng đã tạo ra môi trường cạnh tranh quyết liệt gây không ít khó khăn cho tình hình kinh doanh của Sacombank- Chi nhánh Cần Thơ. Vì vậy, để tìm hiểu tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ trong điều kiện lạm phát tăng cao và đưa ra một số đề xuất hạn chế tác động của lạm phát trong thời gian sắp tới khi được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ xảy ra tái lạm phát với tốc độ cao, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tác động của lạm phát đối với tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cố phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ” Mục tiêu nghiên cứu. Đánh giá về những lần thay đổi lãi suất tai Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong thời gian nghiên cứu. Phân tích kết quả hoạt động và doanh số của hai nghiệp vụ huy động vốn và CVNH của ngân hàng với hai tiêu chí thực và danh nghĩa. Nhận xét những đề xuất kiện nghị để hạn chế tác động của lạm phát ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên sâu nên chỉ xem xét nghiên cứu phân tích tác động lạm phát trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay ngắn hạn chủ yếu về hai yếu tố đó là sự biến động lãi suất và sự thay đổi của giá cả (xem xét chỉ tiêu thực và chỉ tiêu danh nghĩa), giai đoạn từ 2007-2009 tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu gồm báo cáo hoạt động kinh doanh, tình hình nguồn vốn…tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ từ năm 2007-2009. Thu thập chỉ số tiêu dùng từ năm 2007-2009 để tính chỉ số lạm phát (chọn năm gốc là năm 2005). Bằng phương pháp tổng hợp số liệu, so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối để phân tích đánh giá. Dùng chỉ số tài chính để tính đánh giá kết quả kinh doanh trong thời gian nghiên cứu. Ý nghĩa nghiên cứu Qua kết quả phân tích chúng ta có thể nhận thấy những nguyên nhân và đưa ra đề xuất kiến nghị giúp hạn chế bớt những tác động của lạm phát đối với tình hình kinh doanh của Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tổng quan về huy động vốn 2.1.1 Khái niệm Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu va quan trọng nhất của bất kì NHTM nào. Chỉ có các NHTM mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. (Nguồn: Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại- P.GS Nguyễn Đăng Dờn, xuất bản năm 2009). 2.1.2 Đặc điểm của vốn huy động Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Về mặt lý thuyết đây là nguồn vốn không ổn định vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà không ràng buộc do đó ngân hàng cần phải duy trì một khoản dự trữ bắt buộc để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Có chi phí sử dụng vốn cao nhất trong tổng chi phí đầu vào. Đây là nguồn vốn có tính chất cạnh tranh giữa các ngân hàng. Vốn huy động, chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng bảo lãnh, không sử dụng nguồn vốn này vào đầu tư. (Nguồn: Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại- P.GS Nguyễn Đăng Dờn, xuất bản năm 2009) 2.1.3 Các loại hình của vốn huy động Tiền gửi không kỳ hạn Là loại hình tiền gửi phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán cho chủ tài khoản như trả tiền hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt từ ATM, chuyển tiền…Người gửi tiền không nhằm mục đích hưởng lãi mà vì những nhu cầu giao dịch, thanh toán, chính vì vậy lãi suất không phải là công cụ để thu hút nguốn vốn này, mà công cụ chính là những dịch vụ kèm theo phải là dịch vụ có nhiều tiện ích an toàn và chính xác. Tiền gửi có kỳ hạn Là loại tiển gửi mà người gửi chỉ có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trong trường hợp bình thường các ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi theo lãi suất không kỳ hạn. Tiền gửi định kỳ tương đối ổn định, do đó các NHTM dùng để cho vay trung và dài hạn. Loại hình này có chi phí sử dụng vốn khá cao, người gửi nhằm mục đích hưởng lãi, do đó lãi suất là công cụ để thu hút nguồn vốn này. Phát hành chứng từ có giá. Bao gốm các loại sau: Phát hành kỳ phiếu Phát hành chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn Phát hành chứng chỉ tiết kiệm Phát hành trái phiếu Đây là những phương pháp hữu hiệu để các ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn, là nguồn vốn ổn định nhất của NHTM. Đặc điểm: Tính ổn định chắc chắn. Lãi suất cao hơn tiền gửi định kỳ. Nguồn vốn huy động khác Tiền gửi ký quỹ Tiền gửi đảm bảo thanh toán Tiền tạm giữ tiền đang chuyển 2.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng 2.2.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật trong đó người đi vay phải trả gốc và lãi cho người cho vay sau một thời gian nhất định. (Nguồn: Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại- P.GS Nguyễn Đăng Dờn, xuất bản năm 2009) 2.2.2 Nguyên tắc cho vay Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng nhằm tránh rủi ro cho nguồn vốn của ngân hàng và giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả. Tiền vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng để giúp ngân hàng có thể tồn tại và hoạt động, ngoài ra ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản chuyển nợ quá hạn hoặc phát mãi tài sản của khách hàng nếu vi phạm nguyên tắc này. 2.2.3 Điều kiện cho vay Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính Đối với các phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư phải khả thi và có hiệu quả. 2.2.4 Các phương thức cho vay Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí tên hợp đồng tín dụng, phương thức này thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay cho vay theo thời vụ. Cho vay theo hạn mức tín dụng: theo phương thức này thì ngân hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo dự án: đâu là phương thức cho vay trung dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Cho vay trả góp: phương thức mà khi vay vốn tại ngân hàng và khách hàng thỏa thuận số lãi vay phải trả cộng với vốn gốc dược chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. 2.3 Lạm phát 2.3.1 Khái niệm lạm phát Có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát nhưng nhìn chung có thể nói lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung (mức trung bình của giá cả hàng hóa) của nền kinh tế tăng một cách vững chắc trong thời gian nhất định (từ vài tháng trở lên). (Nguồn: Giáo trỉnh Tiền tệ Ngân Hàng –TS Nguyễn Minh Kiều, xuất bản năm 2005) 2.3.2 Phân loại lạm phát Căn cứ vào tốc độ lạm phát Lạm phát thấp (lạm phát vừa phải): là loại lạm phát xảy ra với mức tăng chậm của giá cả, được giới hạn ở mức độ một con số hàng năm. Chỉ số giá cả tăng từ 1-9%/năm. Lạm phát phi mã: xảy ra khi chỉ số giá cả hàng hóa biến động mạnh, tăng từ hai con số trở lên hàng năm. Chỉ số giá cả tăng từ 10-99%/năm. Lạm phát siêu tốc (siêu lạm phát): xảy ra khi chỉ số hàng hóa biềm động rất mạnh tăng từ ba con số trở lên hàng năm. Căn cứ vào nguyên nhân lạm phát Lạm phát cầu kéo: xảy ra khi nhu cầu hàng hóa tăng quá cao vượt quá khả năng cung ứng hàng của nền kinh tế. Lạm phát chi phí đẩy: xảy ra khi chi phí đầu vào cho một đơn vị sản phẩm hàng hóa dịch vụ tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng lên đẩy giá cả hàng hóa tăng lên. Lạm phát do những nguyên nhân liên quan đến sự thiếu hụt cung: Khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng, khi đó mức cung hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có khuynh hướng giảm dần. Ngoài ra, tình trạng tắt nghẽn của thị trường cũng làm giới hạn mức cung hàng hóa, do đó làm cho giá cả hàng hóa tăng lên. (Nguồn: Giáo trỉnh Tiền tệ Ngân Hàng –TS Nguyễn Minh Kiều, xuất bản năm 2005) 2.3.3 Cách tính chỉ số lạm phát dựa vào chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI). Tốc độ lạm phát =( CPI sau - CPItrước )/ CPItrước 2.3.4 Tác động của lạm phát đến huy động vốn và tín dụng của ngân hàng thương mại. Huy động vốn khó khăn gây ra cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (có khi lãi suất tăng lên đến 17% - 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, trong khi đó lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, một số NHTM dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi. Thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát làm cho khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, do đó việc huy động vốn thông qua các hình thức huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán. (Trích tham luận của TS. Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCTVN trong Hội thảo "Lạm phát, các giải pháp kiềm chế lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình hiện nay" tại Tp. Hồ Chí Minh – tháng 7 năm 2008) Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ Sacombank Cần Thơ là chi nhánh cấp 1 của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, được thành lập đầu tiên tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long trên cơ sở sáp nhập NHTMCP Nông Thôn Thạnh Thắng. Ngân hàng ra đời đúng vào thời điểm NHNN có chỉ thị thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động của NHTMCP nông thôn và đô thị. NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 31/10/2001 theo các văn bản sau: - Công văn số 2583/UB ngày 13/9/2001 về việc NHTMCP Sài Gòn Thương Tín được mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ. - Quyết định số 1325/QĐ – NHNN, ngày 24/10/2001 của Thống đốc NHNN chuẩn y việc sáp nhập NHTMCP nông thôn Thạnh Thắng và NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. - Quyết định số 280/2001 QĐ – HĐQT, ngày 25/10/2001 của Hội đồng quản trị NHTMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập chi nhánh cấp 1 Cần Thơ theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cần Thơ. Ngày 26/03/2002 theo quyết định số 102/2002/QĐ – HĐQT của chủ tịch Hội đồng quản trị, Sacombank chi nhánh Cần Thơ dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ về số 34A2 Khu công nghiệp Trà Nóc trực thuộc Quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ. 3.2 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Sơ đồ tổ chức Sacombank Cần Thơ hoạt động theo quy chế quy định về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và cơ chế vận hành của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc trong hệ thống NHTMCP Sài Gòn Thương Tín ban hành theo quyết định số 654/2007/QĐ – HĐQT ngày 19/10/2007 của Hội đồng quản trị NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. Cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ như sau: (Nguồn: Phòng hành chánh) Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ 3.2.2 Các chi nhánh của Sacombank Cần Thơ Hiện nay Sacombank Cần Thơ có 6 phòng giao dịch trực thuộc sau: + Phòng giao dịch Ninh Kiều - 98 Nguyễn Thái Học, phường Tân An, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. + Phòng giao dịch Cái Khế - Lô K Trần Văn Khéo, Trung tâm thương mại Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. + Phòng giao dịch 3 tháng 2 - 174B đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều Tp. Cần Thơ. + Phòng giao dịch Thốt Nốt - 314 Quốc Lộ 91, KV Long Thạnh A, P. Thốt Nốt, Q. Thốt Nốt Thành phố Cần Thơ. + Phòng giao dịch Ô Môn - số 958/6 đường 26/3 Trần Hưng Đạo, P.An Nghiệp, Q.Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. 3.3 Chức năng và nhiệm vụ của Sacombank chi nhánh Cần Thơ Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng và làm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn như các Chi nhánh cấp 1 khác, Sacombank Cần Thơ còn là trung tâm huấn luyện – trung tâm điều phối vốn – trung tâm quản lý máy tính phân vùng tập trung – trung tâm của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ và là trung tâm nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và các tiến bộ trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy tiến trình đi tắt – dẫn đầu trong nền kinh tế tri thức, gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp Tỉnh nhà nói riêng và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Thực hiện nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng có liên quan đến từng nghiệp vụ. Tổ chức công tác hạch toán và an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng. Phối hợp các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động. Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng phát triển chung của khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kỳ. Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị thực hiện theo công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất. Sacombank Cần Thơ hoạt động theo nguyên tắc: - Tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí (kể cả chi phí điều hành) và lãi điều hòa vốn nội bộ. - Có bảng cân đối tài khoản riêng. - Được để tồn quỹ qua đêm. 3.4 Định hướng phát triển của Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới. Vận dụng thời cơ để đẩy mạnh nhịp độ phát triển trong mọi lĩnh vực và phải tiếp tục củng cố, kiện toàn để nâng cao chất lượng mọi mặt. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác “chăm sóc khách hàng”, tăng cường năng lực tài chính, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất để từ đó nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng. Nghiên cứu, đánh giá thị trường theo ngành, theo quy mô sản xuất kinh doanh, dặc thù của địa phương. Trên cơ sở đó, Sacombank Cần Thơ xây dựng các đề án đề xuất Hội sở đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm phát triển các hoạt động cho vay và hỗ trợ các ngành có tiềm năng, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành lập Sở giao dịch cho khu vực Tây Nam Bộ đặt tại Thành phố Cần Thơ nhằm hỗ trợ, điều phối mọi hoạt động của các chi nhánh trong khu vực. Thành lập thêm các đơn vị trực thuộc tại các quận, huyện của Thành phố Cần Thơ nhằm đưa sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng; duy trì, củng cố và mở rộng thị phần đối với sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngân hàng. Đồng thời, giới thiệu xâm nhập và mở rộng các sản phẩm dịch vụ mới – sản phẩm dịch vụ công nghệ cao với nhiều tiện ích nhằm đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Tiếp tục coi trọng công tác cơ cấu lại hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm soát tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Chương 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SACOMBANK-CHI NHÁNH CẦN THƠ. Thực trạng về lạm phát làm thay đổi lãi suất từ 2007-2009 tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Lãi suất là công cụ chính giúp Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2007-2009 Sacombank chi nhánh Cần Thơ liên tục thay đổi lãi suất gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh nhất là đối với 2 nghiệp vụ huy động vốn và CVNH điển hình nhất là những lần thay đổi lãi suất sau: Lần thay đổi lãi suất lớn nhất trong năm 2007 vào tháng 9 đã quyết định làm tăng lãi suất huy động vốn bằng USD thêm 1.2%/năm. Tháng 4/2008 khi NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 12% tiếp theo đó thì lãi suất huy động cũng tăng lên đến 15.8%, sau đó vào tháng 6 lãi suất huy động tiếp tục được đẩy lên 17.5%/năm và lãi suất cho vay lên đỉnh điểm là 19.8%/năm. Nhưng trong tháng 11 lãi suất được giảm xuống còn 15.2%/năm. Trong năm 2009 đã có một đợt cắt giảm lãi suất lớn vào tháng 2 Sacombank chi nhánh Cần Thơ ấn định lãi suất huy động cao nhất ở mức 10.49%/năm trong khi đó lãi suất cho vay dao động ở 13.2%/năm. Chính do thị trường đã được cải thiện phần nào, lạm phát không tăng trưởng mạnh như năm 2008. (Nguồn thông tin cập nhật từ: Chỉ số CPI trong ba năm từ 2007-2009 (chọn năm gốc là năm 2005) trung bình cộng của các tháng trong năm. Chỉ số CPI năm 2006 là 24,7 Bảng 1: Chỉ số lạm phát qua các năm Thời gian  2007  2008  2009   CPI  29.12%  38.88%  48.41%   Lạm phát  17.89%  33.51%  24.5%   ( Nguồn: Số liệu được thu thập từ trang wed Khi lãi suất tăng cao khả năng vay và trả nợ cho doanh nghiệp giảm xuống, trong khi đó ngân hàng huy động vốn ở lãi suất cao nên có nguy cơ lỗ vì hoạt động chính của cảu các NHTM vẫn là vay về cho vay lại. Việc thay đổi lãi suất tăng cao đã làm cho hoạt động của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín gặp nhiều khó khăn nhất vào năm 2008 lãi suất huy động cao, để tạo được thế mạnh cạnh tranh Sacombank đã áp dụng nhiều chương trình như “gửi tiền trúng liền” dành cho khách hàng cá nhân tham gia mua chứng chỉ tiền gửi bằng VND lĩnh lãi cuối kỳ, ngoài ra để tăng donh thu Sacombank chi nhánh Cần Thơ còn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay nên đã làm tăng chi phí trong khi đó thì nhu cầu vay vốn trung dài hạn tăng lên ngắn hạn giảm xuống. Mặt khác, chính phủ muốn giảm lạm phát nên hút bớt tiền trong lưu thông nên ngân hàng phải giảm lượng cho vay do đó không tạo nhiều doanh thu. Tình hình huy động vốn. Trong thời gian từ năm 2007-2009 Sacombank- chi nhánh Cần Thơ bên cạnh việc tăng lãi suất luôn có nhiều chương trình để thu hút lượng tiền gửi trong đó thì tiền gửi từ các tổ chức cá nhân, đây là những đối tượng khách hàng tiề
Luận văn liên quan