Chuyên đề Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẵng gia đoạn 2002-2003

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế thị trường trên thế giới bất kỳ một nước nào đều phải có quan hệ mua bán, giao dịch, cho vay, thu nợ, đầu tư vốn với các nước khác. Thực hiện các mối quan hệ trên đã dẫn đến hình thành các quan hệ về tiền tệ , tài chính quốc tế . Ngày nay các quan hệ tài chính, tiền tệ quốc tế đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của nền kinh tế & ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Kết quả thực hiện các mối quan hệ trên hình thành các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau. Để thực hiện tốt các khoản thu chi tiền tệ quốc tế cần thiết phải thông qua những tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại. Quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau nhất thiết phải sử dụng tiền tệ nước này hay nước khác, nói chung là ngoại tệ. Chính vì điều này đã làm cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trở nên quan trọng & và không thể thiếu trong kinh doanh của ngân hàng Bên cạnh đó kinh doanh mua bán ngoại tệ là một nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cho NH, đồng thời đadạng hóa được ngoại hình kinh doanh, nâng cao chất liệu trong việc cung cấp dịch vụ đối với khách hàng . Chính vì tầm quan trọng của loại hình kinh doanh này & sau quá trình thực tập, tìm hiểu tham khảo nên trong chuyên đề này em xin được phép trinhf bày & phân tích về tình hình kinh doanh ngoại tệ trong một ngân hàng. Được sự cho phép của Ngân hàng No&PTNT thành phố Đà Nẵng cộng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kinh tế đối ngoại . Bên cạnh đó dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo tiến sĩ Nguyễn Văn Lê chuyên đề đã được hoàn thành với 3 phần : Phần I: Tổng Quan Về Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Của NHTM. Phần II: Phân Tích Tình Hình Mua Bán Ngoại Tệ NHNo&PTNT Thành Phố ĐN Giai Đoạn 2002-2003. Phần III: Tổng Hợp Đánh Giá Quá Trình Kinh Doanh & Những Ý Kiến Đề Xuất.

doc56 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẵng gia đoạn 2002-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng phát triển kinh tế thị trường trên thế giới bất kỳ một nước nào đều phải có quan hệ mua bán , giao dịch , cho vay , thu nợ , đầu tư vốn với các nước khác . Thực hiện các mối quan hệ trên đã dẫn đến hình thành các quan hệ về tiền tệ , tài chính quốc tế . Ngày nay các quan hệ tài chính , tiền tệ quốc tế đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của nền kinh tế & ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường . Kết quả thực hiện các mối quan hệ trên hình thành các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau . Để thực hiện tốt các khoản thu chi tiền tệ quốc tế cần thiết phải thông qua những tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại . Quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau nhất thiết phải sử dụng tiền tệ nước này hay nước khác , nói chung là ngoại tệ . Chính vì điều này đã làm cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trở nên quan trọng & và không thể thiếu trong kinh doanh của ngân hàng Bên cạnh đó kinh doanh mua bán ngoại tệ là một nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cho NH , đồng thời đadạng hóa được ngoại hình kinh doanh , nâng cao chất liệu trong việc cung cấp dịch vụ đối với khách hàng . Chính vì tầm quan trọng của loại hình kinh doanh này & sau quá trình thực tập , tìm hiểu tham khảo nên trong chuyên đề này em xin được phép trinhf bày & phân tích về tình hình kinh doanh ngoại tệ trong một ngân hàng . Được sự cho phép của Ngân hàng No&PTNT thành phố Đà Nẵng cộng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kinh tế đối ngoại . Bên cạnh đó dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo tiến sĩ Nguyễn Văn Lê chuyên đề đã được hoàn thành với 3 phần : Phần I : Tổng Quan Về Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Của NHTM Phần II : Phân Tích Tình Hình Mua Bán Ngoại Tệ NHNo&PTNT Thành Phố ĐN Giai Đoạn 2002-2003 . Phần III Tổng Hợp Đánh Giá Quá Trình Kinh Doanh & Những Ý Kiến Đề Xuất . Do năng lực bản thân còn hạn chế nên chuyên đề này vẫn còn nhiều sai sót . Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp , chỉ dẫn để chuyên đề được hoàn thiện hơn & làm kinh nghiệm cho bản thân . Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. I . NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ. 1 . Ngân Hàng Thương Mại : Khái niệm : Theo luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12.12.1997 thì Ngân Hàng Thương Mại là một tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân Hàng & các hoạt động kinh doanh khác có liên quan . Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân Hàng với nội dung chủ yếu , thường xuyên là nhận tiền gởi , sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán Đặc điểm về hoạt động kinh doanh + Vốn bằng tiền vừa là phương tiện kinh doanh , vừa là mục đích kinh doanh và đồng thời cũng là đối tượng kinh doanh + Sử dụng vốn của người khác để kinh doanh là chủ yếu và hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau + Một trong những sản phẩm chủ yếu của ngân hàng là tín dụng + Giữa các sản phẩm của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ mang tính liên đới , hoặc bổ sung hoặc thay thế + Hoạt động thống nhất trong hệ thống , giữa các ngân hàng có quan hệ chặt chẽ trong kinh doanh , vừa phải cạnh tranh , vừa phải liên kết . + v..v… 1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) - Nghiệp vụ huy động vốn : + Vốn huy động là vốn của các chủ sỡ hữu khác nhau trong xã hội được Ngân Hàng huy động với trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thỏa thuận . Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngưồn vốn của Ngân Hàng Vốn huy động của các NHTM được phân làm 3 nhóm như sau : + Vốn huy động từ tiền gởi : đây là hình thức huy động thường xuyên của ngân hàng . Căn cứ theo đối tượng tiền gởi người ta chia thành : Tiền gởi của các tổ chức kinh tế Tiền gởi của các tổ chức tín dụng Tiền gởi của kho bạc nhà nước Tiền gởi của cá nhân Vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá : Đây là một dạng huy động không thường xuyên , NH chỉ huy động khi thiếu vốn , bao gồm : chứng chỉ tiền gởi ngắn hạn (kỳ phiếu) và chứng chỉ tiền gửi dài hạn (trái phiếu NH) Vốn huy động từ đi vay Bao gồm : + Vay NH nhà nước + Vay các tổ chức tín dụng - Nghiệp vụ cho vay : Đây là nghiệp vụ đặc trưng nhất của NHTM , sử dụng phần lớn nguồn vốn của NH , tạo ra thu nhập chủ yếu cho NH và đồng thời cũng hàm chứa khả năng rủi ro lớn . Căn cứ vào thời hạn cho vay thì nghiệp vụ cho vay của NH có thể chia thành : . Cho vay ngắn hạn : Thời hạn dưới 1 năm . Cho vay trung hạn : Thời hạn từ 1 đến 5 năm . Cho vay dài hạn : Thời hạn trên 5 năm - Các nghiệp vụ khác + Nghiệp vụ thanh toán trung gian : Đây là nghiệp vụ chủ yếu thường xuyên nhất của một NHTM + Nghiệp vụ bảo lãnh (Bảo lãnh tín dụng , mở L/C) nghiệp vụ này không sử dụng nhiều vốn của NH nhưng đem lại thu nhập rất lớn cho NH . + Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ : Là một trong những nghiệp vụ kinh doanh đem lại cho NH nhiều lợi nhuận . Mục đích của hoạt động mua bán ngoại tệ là để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất , nâng cao chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ đối với khách hàng , thu lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá mua bán . 2 . Các Nghiệp Vụ Mua Bán Ngoại Tệ : 2.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (spot) Nghiệp vụ mua bán giao ngay là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao ngoại tệ được thực hiện ngay hay chậm nhất là trong vòng hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết trên cở sở tỷ giá giao ngay . Trong nghiệp vụ , thời gian tối đa để hoàn tất nghiệp vụ là 2 ngày làm việc . Sở dĩ có 2 ngày làm việc là do thông lệ quốc tế trong mua bán ngoại hối thì 2 ngày làm việc là khoản thời gian cần thiết để thực hiện các bút toán chuyển tiền giữa các ngân hàng Để tiến hành nghiệp vụ hối đoái giao ngay , các nhà kinh doanh hối đoái phải xác định tỷ giá chéo phù hợp với yêu cầu giao dịch , sau đó trên cơ sở tỷ giá này kết hợp với lượng ngoại tệ giao dịch để xác định số đối khoản cần phải trao đổi với nhau giữa 2 bên mua bán vào ngày hiệu lực thông thường 2.2 Nghiệp vụ chuyển hối : Arbitrage là một kỹ thuật nghiệp vụ rút ra từ nghiệp vụ hối đoái giao ngay . Kỹ thuật này nhằm giao dịch trực tiếp ngoại tệ với ngoại tệ mà không thông qua b tệ . Để tiến hành nghiệp vụ này người kinh doanh cần phải xác định rõ : + Những tỷ giá chéo cần được xác định ? + Trị giá khoản tiền cần được áp dụng là bao nhiêu ? + Nếu còn dư thì giải quyết theo tỷ gia nào ? + Có lợi hơn so với việc xác định tỷ giá thông qua bản ngoại tệ không ? Thực chất của kỹ thuật Arbitrage là tận dụng sự chênh lệch giữa tỷ giá của các ngoại tệ là khác nhau để tiến hành giao dịch trực tiếp ngoại tệ với nhau . Người ta chỉ giao dịch qua bản tệ đối với bộ phận ngoại tệ dư (hoặc thiếu) mà thôi . Có 2 loại Arbitrage + Chuyển hối thông thường : là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác . + Chuyển hối đầu cơ hay còn gọi là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá . Thực chất là lợi dụng sự chênh lệch giá của đồng tiền trên những thị trường khác nhau để kiếm lời. 2.3 Nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn .(Forward) * Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn là nghiệp vụ biểu hiện bằng một hợp đồng giữa một bên là ngân hàng và một đối tác khác nhằm đổi một loại tiền này lấy một loại tiền khác tại một thời điểm khác trong tương lai nhưng các dữ kiện như tỷ giá , loại tiền , số lượng , ngày hiệu lực đều đã được hai bên xác định cụ thể vào lúc k hợp đồng Hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là đáp ứng được của cả hai bên về quy mô giao dịch lẫn ngày tiến hành hoán đổi . Nhưng nhược điểm của loại hợp đồng này là không được hủy bỏ đơn phương . Do vậy đây không phải là hợp đồng mang tính linh hoạt và dễ bán * Tỷ giá trên thị trường có kỳ hạn được xác định căn cứ trên cung và cầu của ngoại tệ trái với tỷ giá hối đoái trao ngay , không có dự định giá cho giao dịch có kỳ hạn . Tỷ giá có kỳ hạn được xác định ngay khi thỏa thuận , dựa vào tỷ giá giao ngay về các đồng tiền đó trừ đi hay cộng thêm vào phần chênh lệch giữa lãi đi vay phải trả và lãi cho vay sẽ nhận được trên số ngày cụ thể của kỳ hạn . Nếu gọi ký hiệu : x* : Tiền gởi có kỳ hạn x : Tỷ giá giao ngay m : Tỷ giá mua b : Tỷ giá bán n : Số ngày t : Lãi suất (% năm) 1 : Đồng tiền yết giá 2 : Đồng tiền định giá v : Vay cv : Cho vay t1v : Lãi suất đi vay của đồng tiền yết giá t2cv : Lãi suất cho vay của đồng tiền định giá Tính xm* (Tiền gởi mua có kỳ hạn) A/B Giả sử 1 công ty có 1 đơn vị tiền tệ A sau n ngày nữa Ký hợp đồng n +1A Công ty đến NH bán có kỳ hạn n ngày 1 đơn vị A lấy B . NH đồng ý mua theo tỷ giá mua có kỳ hạn ngày (xm*) ( 3 giao dịch cùng thực hiện một lúc Công ty sẽ đi vay 1 số tiền XA để sao cho sau n ngày với lãi suất t1cv , công ty sẽ trả vốn gốc và lãi đúng bằng 1 đơn vị tiền tệ A  (  ( Công ty sẽ bán XA để lấy đồng tiền B theo xm . Công ty được  ( Công ty cho vay lượng tiền B có được trong n ngày với lãi suất  1A Trả nợ & lãi vay   (    Chênh lệch TG mua có kỳ hạn với TG mua giao ngay ( Ngược lại hoàn toàn với trên ta cũng tính được:    Điểm gia tăng  Điểm khấu trừ Với nghiệp vụ này nhà kinh doanh có thể tính toán trước hiệu quả kinh tế của từng nghiệp vụ đồng thời tránh được rủi ro do sự biến động tỷ giá . 2.4 Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (swap) Nghiệp vụ swap là một nghiệp vụ kết hợp đồng thời giữa các giao dịch mua (bán) ngoại tệ giao ngay với các giao dịch bán (mua) ngoại tệ có kỳ hạn cho cùng một khoản ngoại tệ nhất định Swap : Spot : mua Với cùng 1 lượng Forward : bán ngoại tệ Swap : Spot : bán Với cùng 1 lượng Forward : mua ngoại tệ Nghiệp vụ swap có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh bằng các lại ngoại tệ khác nhau cho các nhà kinh doanh , nhưng vẫn tránh được rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái và đảm bảo một mức lợi nhuận dự kiến tối đa Với các ngân hàng thì nghiệp vụ swap thường được sử dụng để kiếm lợi nhuận và bảo toàn vốn Tính chất của swap được xem như là vay đồng thời . Ngân quỹ của ngân hàng và khách hàng (ngân hàng khác , công ty ) đều không thay đổi . Phần chênh lệch khi thanh toán là do sự chênh lệch của lãi suất . 2.5 Nghiệp vụ mua bán quyền chọn (option transaction) Option ngoại tệ là hợp đồng cho phép người mua quyền nhưng không bắc buộc , được mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định trong (vào) một thời gian xác định trước . Có hai loại quyền chọn: Quyền chọn mua (call option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc được mua một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định vào một thời gian được xác định trong tương lai . Quyền chọn bán (put option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc được bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định vào một khoảng thời gian được xác định trước trong tương lai . Có 2 kiểu quyền chọn : Quyền chọn kiểu châu Âu: chỉ cho phép người mua quyền sử dụng quyền của mình trong một ngày nhất định Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua quyền được sử dụng quyền trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng option ngoại tệ cho phép người mua quyền giới hạn tối đa thiệt hại của mình nếu tỷ giá không tăng như dự đoán . Nhưng đối với người bán thì không giới hạn được tổn thất nếu xảy ra rủi ro về tỷ giá . 3 . Các Rủi Ro Có Thể Trong Kinh Doanh Ngoại Tệ : Những rủi ro trong kinh doanh ngoại hối là : + Rủi ro về tỷ giá hối đoái + Rủi ro về tỷ lệ Swap + Rủi ro thực hiện hợp đồng + Rủi ro nghiệp vụ và chuyển đổi Trong số các trường hợp nêu trên chỉ có rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng cho kinh doanh ngoại hối . Còn các rủi ro khác cũng xuất hiện trong các nghiệp vụ khác của ngân hàng đặc biệt là rủi ro thực hiện và rủi ro tỉ kệ Swap (rủi ro lãi suất) . Nhưng rủi ro trong chuyển đổi cũng quan trọng không chỉ trong kinh doanh ngoại hối . Đương nhiên những rủi ro vừa nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hơn là những nghiệp vụ ngân hàng khác , vì những ngân hàng kinh doanh ngoại hối phụ thuộc một phần vào sự phát triển ở nước ngoài và như vậy , khó tập hợp và khó kiểm tra hơn là những rủi ro tương ứng ở trong nước . 3.1 Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro tỷ giá hối đoái là sự rủi ro có ý nghĩa rộng lớn của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối . Nó sẽ xuất hiện , nếu một “vị thế” được tạo ra , ví dụ : một ngân hàng mua của một khách hàng hay của một ngân hàng khác một lượng USD với tỷ giá nào đó , thì cho đến lúc bán lại khối lượng này , ngân hàng mới hết lo lắng về rủi ro tỷ giá . Rủi ro chỉ tồn tại trong khoảng thời gian mà “vị thế” này tồn tại , nhưng nó cũng quan trọng ngay cả khi khoảng thời gian giữa lúc hình thành và khóa sổ “vị thế” này , thậm chí chỉ trong vòng một phút . Khi chỉ có một biến động nhỏ về tỷ giá thì điều đó , đã dẫn đến hậu quả của một thất thoát lớn , nếu khối lượng ngoại tệ kinh doanh nhiều . Nếu tỷ giá USD , khi bán ra giảm xuống thì ngân hàng này sẽ thiệt hại . Nếu giả sử , ngân hàng vẫn giữ khoảng này thêm qua đêm thì rủi ro còn lớn hơn nữa . Mối nguy hiểm và thiệt hại này không hề phụ thuộc vào hệ thống tỷ giá hối đoái , tức là bất kể đồng tiền này được thả nổi hay theo tỷ giá hối đoái cố định . Thật ra , biến động hàng ngày của tỷ giá đồng USD đã mở rộng nhiều trong giai đoạn chuyển sang cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi , thế nhưng trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định lại có rủi ro khác , đó là tăng hoặc giảm giá trị hối đoái của đồng tiền . Nhằm tránh thất thoát quá mức , từ lâu các ngân hàng đã áp dụng hạn mức hình thành các “vị thế” cho các phòng kinh doanh ngoại hối . Mức độ của giới hạn này phụ thuộc vào doanh số hoạt động của ngân hàng , khả năng chấp nhận rủi ro và lòng tin vào khả năng kinh doanh của người điều hành kinh doanh ngoại hối. 3.2 Rủi ro tỷ lệ swap . Rủi ro tỷ lệ Swap trở nên quan trọng , nếu “vị thế” thời hạn với khối lượng kinh doanh đã thỏa thuận xong . Nhưng thời hạn thanh toán thì chưa chấm dứt . Nếu , ví dụ một ngân hàng mua 5 triệu USD theo 3 tháng và bán theo thời hạn 4 tháng , thì 2 khoản này về giá trị là bằng nhau nhưng thời hạn thì lại không đồng nhất . Điều đó có nghĩa là , ở đây không có rủi ro về tỷ giá , nhưng lại có rủi ro về tỉ lệ Swap , tức rủi ro sẽ nảy sinh vào cuối tháng 3 , nếu “vị thế” này được hình thành qua thực hiện một nghiệp vụ Swap mà tỉ lệ Swap lại phát triển không thuận lợi . Rủi ro tỉ lệ Swap có ý nghĩa , một mặt trong nghiệp vụ ác-bít về tỷ giá thời hạn về mặt khác , là trong nghiệp vụ khách hàng . Trong giao lưu với khách hàng , các ngân hàng thường phải ký kết các nghiệp vụ thời hạn với thời hạn “vòng” , tức là những thời hạn mà lúc đó , thị trường không hoạt động . Sau đó các ngân hàng ký thực hiện nghiệp vụ đối ứng với thời hạn tiếp theo trong thị trường và khắc phục những bất đồng về thời điểm , bằng cách ký các hợp đồng Swap ngắn hạn và luân chuyển (ví dụ Swap theo ngày) . Khi hạch toán , các ngân hàng thường căn cứ vào tình hình lức ký kết nghiệp vụ thời hạn . Theo nguyên tắc , các ngân hàng cũng dự tính một khoảng an toàn nhất định , nhưng khi xét đến góc độ cạnh tranh , ngân hàng không thể dự tính khoảng an toàn lớn được . 3.3 Rủi ro thực hiện : Với mỗi một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do ngân hàng ký kết , luôn xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽ kết thúc bằng lỗ . Giả sử một ngân hàng bán cho một khách hàng hay một ngân hàng khác 5 triệu với tỷ giá USD/DEM là 2,8005 và mua lượng này từ một ngân hàng khác theo tỉ giá USD/DEM là 2,8 . Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua thì người mua bị phá sản và không thể thực hiện được trách nhiệm của mình . Tỉ giá của USD/DEM trên thị trường lại hạ xuống còng 2,75 . Ngân hàng đã mua 5 triệu USD theo tỉ giá 2,8 nhưng không bán tiếp theo tỉ giá này được và phải chịu một khoản lỗ là 250.000 DEM , mà không thể xem chỉ với lượng này cũng có thể làm cho ngân hàng bị phá sản . Nhưng trên nguyên tắc , ngân hàng chỉ phải trả lại một phần . Rủi ro thực hiện trong nghiệp vụ có thời hạn lớn hơn là nghiệp vụ giao ngay do thời gian thực hiện dài . Điều này xảy ra không chỉ trong giao dịch chuyển đổi với khách hàng mà cả với các ngân hàng khác . Trong giao dịch với các ngân hàng , rủi ro xuất hiện ở dạng “ngoại tệ bù trừ rủi ro” , có một phạm vi lớn hơn so với nghiệp vụ với khách hàng . Vì trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giữa các ngân hàng , hai hoạt động , mua và bán được thực hiện ở các địa điểm khác nhau , nên hai đối tác trong hợp đồng khi phân chia nhiệm vụ thanh toán không biết được liệu bạn hàng có thực hiện trách nhiệm của họ hay không . Như vậy , rủi ro thực hiện phụ thuộc vào uy tín thanh toán của bạn hàng , người ta thường gọi rủi ro này là rủi ro uy tín thanh toán hoặc rủi ro mất địa chỉ . Các ngân hàng xử lý vấn đề rủi ro thực hiện này (tức là rủi ro uy tín và khả năng thanh toán) bằng cách chọn lựa kỹ bạn hàng , quy định hạn mức song phương cho khối lượng ngoại hối giao dịch , cũng như trong giao lưu với khách hàng đòi hỏi một khoản bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm nhất định thường là 20% so với doanh số giao dịch trong hợp đồng. 3.4 Rủi ro kinh doanh . Kinh doanh ngoại hối trong nghĩa rộng , bao gồm cả rủi ro thuộc chính bản thân hoạt động kinh doanh , tức là chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh này không thể bù đắp đủ bằng doanh thu . Trên nguyên tắc , các giao dịch thường có thu nhập cao và những chi phí cho thiết bị văn phòng thường lớn , tức là những chi phí cho “back office” , những chi phí tất toán nghiệp vụ và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ . Nếu không có nhiều khách hàng giao dịch và hoạt động đầu cơ , hay hoạt động ác-bít không suôn sẻ thì ngân hàng giao dịch này có thể sẽ phải gánh chịu tổn phí rất tốn kém cho hoạt động này . II . THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG & CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG. Thị Trường Ngoại Tệ Liên Ngân Hàng . Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam được chính thức thành lập từ ngày 20/9/1994 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức và điều hành , nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân hàng thương mại với nhau , làm cơ sở cho việc ra đời thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam . Các thàn viên tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải là hội sở chính của các tổ chức tín dụng được phép kinh danh ngoại tệ , có hệ thống thông tin nội bộ nối mạng với NHNN Việt Nam . Và cuối cùng để trở thành thành viên của thị trường này thì cần phải có giấy phép tham gia do thống đốc NHNN cấp . Đối với các tổ chức khác chưa có giấy phép thì không được quyền tham gia trực tiếp . mà chỉ gián tiếp tham gia thông qua ngân hàng phục vụ cho mình . Hiện nay, các thàn viên được tham gia vào thị trường này bao gồm : Ngân hàng thương mại quốc doanh , ngân hàng đầu tư và phát triển , ngân hàng thương phần , chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam , ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam , ngân hàng nhà nước Việt Nam . Phương thức giao dịch trên thị trường ngoai tệ liên ngân hàng được thực hiện bằng một trong các phương tiện sau : điện thoại , telex , fax hay qua mạng vi tính . Đồng tiền giao dịch bao gồm : USD , EUR , GBP , JPY , HKD , VND Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ bao gồm 3 loại sau : + Nghiệp vụ giao ngay – SPOT + Nghiệp vu có kỳ hạn – FORWARD + Nghiệp vụ hoán đổi – SWAP Tỷ giá giao dịch được thực hiện trên cơ sở tỷ giá chính thức của NHNN và biên độ do thống đốc NHNN quy định . Trên cơ sở này , giám đốc sở giao dịch NHNN quy định tỷ giá mua , bán cỉa NHNN với các thành viên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng . Mọi việc thanh to
Luận văn liên quan