Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

Vài năm trở lại đây, khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trong ngành y tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung đã xuất hiện rất nhiều gương mặt tiêu biểu, đại diện cho một thế hệ doanh nghiệp mới. Trong số đó có Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hoá. Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu xây dựng nhưng đến nay Công ty đã dần đi vào ổn định và đang có những bước phát triển đúng hướng, hiệu quả. Vì vậy, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm đến tình hình hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về hiệu quả hoạt động ra sao và xu hướng nào đang diễn ra trong Công ty thì ban quản trị và các đối tượng quan tâm phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là các hoạt động tài chính, bởi vì thông qua phân tích tài chính cho phép người sử dụng thu thập, xử lý các thông tin, từ đó rút ra được những đánh giá, kết luận, quyết định phù hợp với mục đích của mình. Riêng hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các nhà quản lý một hệ thống thông tin toàn diện về bức tranh tài chính của doanh nghiệp mình, để từ đó có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư, quản lý lợi nhuận, chiến lược cạnh tranh, Do đó, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng đối với công tác ra quyết định quản trị nói riêng và quyết định của các đối tượng quan tâm nói chung, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động ở hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai của một doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên, từ sự quan tâm, yêu thích của bản thân và do nhận thấy nhiều vấn đề còn tồn tại của Công ty có liên quan tới hoạt động phân tích tài chính nên em đã chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em gồm ba phần chính: Chương 1: Lý thuyết chung về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa. Chương 3: Một số khuyến nghị đối với Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa qua phân tích tình hình tài chính.

doc152 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục:   Trang    Lời mở đầu  7   Chương 1  Lý thuyết chung về phân tích tài chính doanh nghiệp  9   1.1.  Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp  9   1.1.1.  Khái niệm doanh nghiệp  9   1.1.2.  Phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam  9   1.1.3.  Tài chính doanh nghiệp  13   a.  Khái niệm  13   b.  Nhiệm vụ  13   c.  Đặc điểm  14   d.  Vai trò  14   1.1.4.  Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp  15   a.  Quản lý nguồn vốn  15   b.  Quản lý tài sản  16   c.  Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm  17   d.  Quản lý doanh thu, lợi nhuận  18   1.2.  Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp  19   1.2.1.  Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp  20   1.2.2.  Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp  21   1.2.3.  Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp  29    Kết luận chương 1  31   Chương 2  Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa  33   2.1.  Tổng quan về Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa  33   2.1.1.  Sơ lược về lịch sử hình thành của Công ty  33   a.  Lịch sử hình thành  33   b.  Quá trình phát triển  33   2.1.2.  Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty  34   a.  Mục tiêu  34   b.  Nhiệm vụ  34   c.  Ngành nghề kinh doanh  34   2.1.3.  Tổ chức bộ máy Công ty  35   a.  Hình thức tổ chức  35   b.  Cơ cấu tổ chức  35   c.  Tổ chức bộ máy tài chính – kế toán của Công ty  37   2.2.  Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa  41   2.2.1.  Phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty  41   a.  Phân tích cơ cấu nguồn vốn  41   b.  Phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn  46   2.2.2.  Phân tích tình hình tài sản của Công ty  54   a.  Phân tích cơ cấu tài sản  54   b.  Phân tích biến động của tài sản  60   2.2.3.  Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn  64   2.2.4.  Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Công ty  71   a.  Phân tích cơ cấu các loại thu nhập, chi phí, lợi nhuận  71   b.  Phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận  78   2.2.5.  Phân tích dòng tiền của Công ty  85   a.  Phân tích dọc  85   b.  Phân tích ngang  90   2.2.6.  Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty  97   a.  Phân tích công nợ ngắn hạn của Công ty  97   b.  Phân tích khả năng thanh toán của Công ty  100   c.  Phân tích khả năng luân chuyển vốn của Công ty  110   d.  Phân tích khả năng sinh lời của Công ty  117   e.  Phân tích ROE thông qua các chỉ số Dupont  125   g.  Phân tích khả năng tăng trưởng của Công ty  127   2.3.  Một số kết luận về tình hình tài chính của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa  131   2.3.1.  Những kết quả đạt được  131   2.3.2.  Những mặt còn hạn chế  133    Kết luận chương 2  138   Chương 3  Một số khuyến nghị đối với Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa qua phân tích tình hình tài chính  140   3.1.  Nhóm giải pháp cải thiện khả năng thanh toán  140   3.2.  Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí  142   3.3.  Nhóm giải pháp cải thiện dòng tiền  146   3.4.  Nhóm giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động  147    Kết luận chương 3  148    Kết luận  149    Tài liệu tham khảo  151   Mục lục sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ:   Trang   Sơ đồ     Sơ đồ 1:  Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp  13   Sơ đồ 2:  Cơ cấu tổ chức của Công ty  23   Sơ đồ 3:  Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty  24   Sơ đồ 4:  Tổ chức sổ kế toán và trình tự hệ thống hóa thông tin kế toán của Công ty theo hình thức ghi sổ  25   Bảng biểu     Bảng 1:  Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty  27   Bảng 2:  Bảng tài trợ  30   Bảng 3:  Bảng kê phân tích cơ cấu tài sản  34   Bảng 4:  Bảng phân tích biến động của tài sản  37   Bảng 5:  Bảng kê so sánh tài sản và nguồn vốn của Công ty  39   Bảng 6:  Bảng kê phân tích chỉ tiêu vốn lưu động ròng  40   Bảng 7:  Bảng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng  41   Bảng 8:  Bảng kê phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận theo chiều dọc  43   Bảng 9:  Bảng phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận  47   Bảng 10:  Bảng kê phân tích dòng tiền vào và ra theo chiều dọc  51   Bảng 11:  Bảng kê phân tích dòng tiền theo chiều ngang  54   Bảng 12:  Bảng cân đối công nợ ngắn hạn của Công ty  58   Bảng 13:  Bảng tỷ lệ thanh toán ngắn hạn của Công ty  60   Bảng 14:  Bảng tỷ số thanh toán nhanh  62   Bảng 15:  Bảng tỷ số thanh toán tức thời  63   Bảng 16:  Bảng khả năng thanh toán lãi vay  64   Bảng 17:  Bảng tỷ số hàng tồn kho trên vốn lưu động ròng  65   Bảng 18:  Bảng kê phân tích chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho  66   Bảng 19:  Bảng kê phân tích kì thu tiền bình quân  67   Bảng 20:  Bảng chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản  68   Bảng 21:  Bảng chỉ tiêu vòng quay tài sản cố định  69   Bảng 22:  Bảng chỉ tiêu doanh lợi doanh thu  70   Bảng 23:  Bảng chỉ tiêu sức sinh lời cơ bản  71   Bảng 24:  Bảng chỉ tiêu ROA  72   Bảng 25:  Bảng chỉ tiêu ROE  73   Bảng 26:  Bảng phân tích ROE qua các chỉ số Dupont  74   Bảng 27:  Bảng phân tích lợi nhuận tích lũy  75   Bảng 28:  Bảng phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững  76   Biểu đồ     Biểu đồ 1:  Cơ cấu nguồn vốn của Công ty  42   Biểu đồ 2:  Cơ cấu tài sản của Công ty  56   Biểu đồ 3:  Diễn biến tài sản của Công ty  62   Biểu đồ 4:  Vốn lưu động ròng  67   Biểu đồ 5:  Nhu cầu vốn lưu động ròng  69   Biểu đồ 6:  Tỷ trọng các khoản doanh thu trong tổng doanh thu  73   Biểu đồ 7:  Tỷ trọng các loại chi phí trong tổng chi phí  75   Biểu đồ 8:  Tỷ trọng các dòng tiền vào trong tổng thu  87   Biểu đồ 9:  Tỷ trọng các dòng tiền ra trong tổng chi  87   Biểu đồ 10:  Diễn biến lưu chuyển thuần của Công ty  93   Biểu đồ 11:  Phân tích công – nợ ngắn hạn  98   Biểu đồ 12:  Khả năng thanh toán của Công ty  102   Biểu đồ 13:  Khả năng luân chuyển vốn của Công ty  110   Biểu đồ 14:  Khả năng sinh lời của Công ty  118   Biểu đồ 15:  Khả năng tăng trưởng của Công ty  127   Kí hiệu và viết tắt: TT  Viết tắt   Diễn giải   1.  CSH  :  Chủ sở hữu   2.  Công ty TBVTYT Thanh hóa  :  Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa   3.  Công ty  :  Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa   4.  DN  :  Doanh nghiệp   5.  GTGT  :  Giá trị gia tăng   6.  GVHB  :  Giá vốn hang bán   7.  HTK  :  Hàng tồn kho   8.  LNST  :  Lợi nhuận sau thuế   9.  LNTT  :  Lợi nhuận trước thuế   10.  NHTM  :  Ngân hàng thương mại   11.  NVDH  :  Nguồn vốn dài hạn   12.  NVNH  :  Nguồn vốn ngắn hạn   13.  TNDN  :  Thu nhập doanh nghiệp   14.  TSCĐ  :  Tài sản cố định   15.  TSDH  :  Tài sản dài hạn   16.  TSNH  :  Tài sản ngắn hạn   17.  VCSH  :  Vốn chủ sở hữu   18.  VLĐR  :  Vốn lưu động ròng   Lời mở đầu Vài năm trở lại đây, khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trong ngành y tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung đã xuất hiện rất nhiều gương mặt tiêu biểu, đại diện cho một thế hệ doanh nghiệp mới. Trong số đó có Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hoá. Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu xây dựng nhưng đến nay Công ty đã dần đi vào ổn định và đang có những bước phát triển đúng hướng, hiệu quả. Vì vậy, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm đến tình hình hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về hiệu quả hoạt động ra sao và xu hướng nào đang diễn ra trong Công ty thì ban quản trị và các đối tượng quan tâm phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là các hoạt động tài chính, bởi vì thông qua phân tích tài chính cho phép người sử dụng thu thập, xử lý các thông tin, từ đó rút ra được những đánh giá, kết luận, quyết định phù hợp với mục đích của mình. Riêng hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các nhà quản lý một hệ thống thông tin toàn diện về bức tranh tài chính của doanh nghiệp mình, để từ đó có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư, quản lý lợi nhuận, chiến lược cạnh tranh,… Do đó, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng đối với công tác ra quyết định quản trị nói riêng và quyết định của các đối tượng quan tâm nói chung, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động ở hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai của một doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên, từ sự quan tâm, yêu thích của bản thân và do nhận thấy nhiều vấn đề còn tồn tại của Công ty có liên quan tới hoạt động phân tích tài chính nên em đã chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em gồm ba phần chính: Chương 1: Lý thuyết chung về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa. Chương 3: Một số khuyến nghị đối với Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa qua phân tích tình hình tài chính. Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hoá, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô trong bộ môn, ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty, đặc biệt là các thành viên của phòng Tài chính – Kế toán, đã tạo điều kiện cho em thực tập và hoàn thành bài báo cáo này. Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên báo cáo chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và cán bộ nhân viên của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Lê Thị Thu Thủy CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp: Khái niệm doanh nghiệp: Theo Luật Doanh nghiệp của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005) thì: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy, một doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường. Phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam: Bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên); Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty liên doanh; Công ty 100% vốn nước ngoài và hợp tác xã. - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ sử hữu đã đầu tư vào doanh nghiệp nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao. - Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn. Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Loại hình công ty hợp danh mới chỉ được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2000 nên trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. - Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp hình thành bởi vốn góp của các cổ đông (ít nhất là 3 và không giới hạn số lượng tối đa) tính trên đơn vị vốn góp cơ bản là cổ phần, được tự do chuyển nhượng cho người khác trừ một số hạn chế đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn điều lệ của công ty. Đây là loại hình hiện đang rất phát triển do có tính mở cao, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu. Vì vậy, các cổ đông sang lập cũng dễ dàng bị mất quyền kiểm soát công ty. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân hoặc một tổ chức có tư cách pháp nhân, do một pháp nhân thành lập. Khi hoạt động, công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn điều lệ của mình. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu. Lợi thế của loại hình doanh nghiệp này là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty nhưng nhược điểm là không thể huy động vốn từ công chúng theo hình thức trực tiếp. - Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hình thức kinh doanh này có rất nhiều ưu điểm như: Ít gây rủi ro cho người góp vốn vì tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn; Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Tuy nhiên, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng có những hạn chế nhất định như: Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; Việc huy động vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. - Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế mang tính chất xã hội và hợp tác cao, lập ra với mục đích chủ yếu là tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh trước hết vì lợi ích của người lao động (của các xã viên) và vì lợi ích xã hội. Muốn trở thành xã viên hợp tác xã ngoài những điều kiện về chủ thể (cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân), họ còn phải góp vốn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những người khó khăn về kinh tế cũng có thể được kết nạp vào hợp tác xã mà không phải góp vốn, chỉ đóng góp sức lao động cho hợp tác xã. Tài sản của hợp tác xã thuộc sở hữu của hợp tác xã hay thuộc sở hữu tập thể tức là tài sản của hợp tác xã đều là của chung, của tất cả các xã viên, không phân chia. Khi biểu quyết mỗi xã viên chỉ có một phiếu. Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn điều lệ của hợp tác xã, không ảnh hưởng đến tài sản riêng của các xã viên. - Công ty liên doanh: Là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định. Loại hình này có lợi thế là ít rủi ro cho người góp vốn do chịu trách nhiệm hữu hạn và tận dụng được các lợi thế của nhau. Nhưng muốn kinh doanh dưới hình thức này phải chịu chi phối bởi nhiều điều kiện và chịu sự giám sát cao từ Chính phủ. - Doanh nghiệp Nhà nước: Là loại hình do Nhà nước cấp vốn và sở hữu. Doanh nghiệp Nhà nước có lợi thế là được hưởng sự quan tâm và đầu tư của Nhà Nước, có điều kiện để thực hiện kế hoạch hóa kinh doanh theo định hướng của Nhà nước và là nền tảng kinh tế để Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị mang tính quốc kế dân sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó loại hình này cũng gặp phải một số bất lợi như: Hoạt động chưa thực sự đặt trên nền tảng các nguyên tắc thị trường, không có tính cạnh tranh cao, không có động lực để đầu tư theo chiều sâu và hoạt động hiệu quả không cao. Do đó đã có rất nhiều doanh nghiệp đã trở thành gánh nặng của Nhà nước. - Công ty 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp do các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (mới) tại Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn điều lệ của doanh nghiệp, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Tài chính doanh nghiệp: a. Khái niệm: Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính của nền kinh tế, là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa. Hoạt động tài chính doanh nghiệp luôn phải luôn xuất phát từ các chủ thể của nó là các doanh nghiệp (pháp nhân hay thể nhân) và liên quan tới các quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn vốn tiền tệ. Từ đó làm phát sinh các quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới dạng giá trị, gọi là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Như vậy, biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự thể hiện và phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài chính và của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Các quan hệ kinh tế như thế được gọi là các quan hệ tài chính. b. Nhiệm vụ: - Một là, bảo đảm vốn và phân ph
Luận văn liên quan