Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam

Công ty vận tải dầu khí Việt Nam ra đời căn cứ trên quyết định số 638 QĐ/TCCB - LĐ ngày 28 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc “ Thành lập doanh nghiệp nhà nước - Công Ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam” - tên tiếng anh là Falcon Shipping Company, gọi tắt là Falcon. Trụ sờ chính của công ty đặt tại 172A - Nguyễn Đình Chiểu - Phường 6 - Quận 3 – TP.Hồ Chí Minh. Năm 2006,Công ty đã tiến hành cổ phần hoá , và chọn phương án cổ phẩn hoá theo khoản 2, điều 3, Nghị đinh 187/2004/NĐ-CP là “ Bán một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn”. Sự ra đời của Công ty góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dầu khí, một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Chức năng chính của công ty là vận tải dầu thô bằng đường biển, ngoài ra Công ty còn tham gia vào các hoạt động hàng hải như đại lý tàu biển, thuê tàu và môi giới hàng hải, cung ứng nhiên liệu cho tàu biển,dich vụ giao nhận - vận chuyển hàng hoá bằng đ ường biển Số vốn ban đầu của Công ty là 2.268.000.000 VN Đ (hai tỷ hai trăm sáu mươi tám triệu đồng) bao gồm vốn cố định là 204.000.000 VN Đ. Ngày 27 tháng 03 năm 1996, Công ty chuyển sang chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới. Tính tới thời điểm ngày 28 tháng 02 năm 2008, Công ty đã có thâm niên hoạt động là 13 năm. Với sự nhanh nhậy về nắm bắt nhu cầu của thị trường, trong suốt 13 năm hoạt động này, Công ty đã không ngừng đầu tư và mở rộng thị trường, bổ sung ngành nghề kinh doanh của mình, mở rộng hoạt động kinh doanh sang ngành xuất nhập khẩu thuyền viên, vật tư, thiết bị, phụ tùng và đại lý vận tải đầu tư đa phương thức. Hiện nay,các dịch vụ của Falcon bao gồm:  Kinh doanh vận tải biển (vận tải dầu khí, vận tải container và các loại hàng hải khác bằng đường biển)  Đại lý hàng hải  Môi giới hàng hải và thuê tàu  Sửa chữa tàu biển  Cung ứng nguyên liệu cho tàu biển  Lai dắt và cứu hộ  Nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ kỹ thuật  Xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị hàng hải chuyên dụng  Vệ sinh tàu dầu, bồn chứa dầu và xử lý bùn dầu  Dịch vụ lặn và kỹ thuật dưới nước  Đại lý giao nhận vận tải đa phương thức  Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác kinh doanh cảng, bến phao, kho bãi.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ VIỆT NAM Tổng quan về công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam Công ty vận tải dầu khí Việt Nam ra đời căn cứ trên quyết định số 638 QĐ/TCCB - LĐ ngày 28 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc “ Thành lập doanh nghiệp nhà nước - Công Ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam” - tên tiếng anh là Falcon Shipping Company, gọi tắt là Falcon. Trụ sờ chính của công ty đặt tại 172A - Nguyễn Đình Chiểu - Phường 6 - Quận 3 – TP.Hồ Chí Minh. Năm 2006,Công ty đã tiến hành cổ phần hoá , và chọn phương án cổ phẩn hoá theo khoản 2, điều 3, Nghị đinh 187/2004/NĐ-CP là “ Bán một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn”. Sự ra đời của Công ty góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dầu khí, một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Chức năng chính của công ty là vận tải dầu thô bằng đường biển, ngoài ra Công ty còn tham gia vào các hoạt động hàng hải như đại lý tàu biển, thuê tàu và môi giới hàng hải, cung ứng nhiên liệu cho tàu biển,dich vụ giao nhận - vận chuyển hàng hoá bằng đ ường biển… Số vốn ban đầu của Công ty là 2.268.000.000 VN Đ (hai tỷ hai trăm sáu mươi tám triệu đồng) bao gồm vốn cố định là 204.000.000 VN Đ. Ngày 27 tháng 03 năm 1996, Công ty chuyển sang chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới. Tính tới thời điểm ngày 28 tháng 02 năm 2008, Công ty đã có thâm niên hoạt động là 13 năm. Với sự nhanh nhậy về nắm bắt nhu cầu của thị trường, trong suốt 13 năm hoạt động này, Công ty đã không ngừng đầu tư và mở rộng thị trường, bổ sung ngành nghề kinh doanh của mình, mở rộng hoạt động kinh doanh sang ngành xuất nhập khẩu thuyền viên, vật tư, thiết bị, phụ tùng và đại lý vận tải đầu tư đa phương thức. Hiện nay,các dịch vụ của Falcon bao gồm: Kinh doanh vận tải biển (vận tải dầu khí, vận tải container và các loại hàng hải khác bằng đường biển) Đại lý hàng hải Môi giới hàng hải và thuê tàu Sửa chữa tàu biển Cung ứng nguyên liệu cho tàu biển Lai dắt và cứu hộ Nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ kỹ thuật Xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị hàng hải chuyên dụng Vệ sinh tàu dầu, bồn chứa dầu và xử lý bùn dầu Dịch vụ lặn và kỹ thuật dưới nước Đại lý giao nhận vận tải đa phương thức Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác kinh doanh cảng, bến phao, kho bãi. Vừa phát triển về phương thức kinh doanh, Công ty cũng đã không ngừng phát triển hệ thống các chi nhánh và đại lý của mình, hiện nay công ty đã phát triển được 8 chi nhánh rộng khắp và hoạt động hiệu quả trên khắp cả nước: Chi nhánh Hà Nội ( Fancol Hà Nội) Chi nhánh Hải Phòng ( Fancol Hải Phòng) Chi nhánh Hải Dương ( Fancol Hải Dương) Chi nhánh Quảng Ninh ( Fancol Quảng Ninh) Chi nhánh Đà Nẵng ( Fancol Đà Nẵng) Chi nhánh Quảng Ngãi ( Fancol Quảng Ngãi) Chi nhánh Nha Trang ( Fancol Nha Trang ) Chi nhánh Vũng Tàu ( Fancol Vũng Tàu) Trải qua một quá trình không ngừng phát triển và mở rộng kinh doanh, tổng số vốn hiện tại của công ty lên đến 1.087.407.285.259 VNĐ, trong đó vốn cố định chiếm phần lớn tổng số vốn (85,71% tổng số vốn), tương đương 932.007.658.741VNĐ. Tóm lại, là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, Công ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam đã và đang có chổ đứng vững trong thị trường trong nước và Quốc tế, sự lớn mạnh vượt bậc đã khẳng định Công ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam tương lai hứa hẹn nhiều bước tiến triển trong kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Chức năng Công ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Chức năng chính là vận chuyển dầu thô sang Nhật và một số nước trong khu vực, thực hiện một số dịch vụ hàng hải. Về chức năng vận tải,ngoài vận tải dầu thô, Công ty còn tham gia vào hoạt động vận tải tổng hợp, dầu thành phẩm, lai dắt, chuyển tải…Khách hàng chủ yếu của công ty là một số hãng dầu khí lớn trong và ngoài nước. Về chức năng dịch vụ hàng hải, Công ty đứng ra làm đại lý tàu biển, đại lí môi giới vận tải cho một số hãng tàu nước ngoài nhập cảng Việt Nam. Về chức năng xuất khẩu thuyền viên,Công ty cũng nhận cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu trong và ngoài nước. Ngoài ra, công ty còn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bị tàu biển, giao nhận ngoại thương và xuất nhập khẩu dầu khí. Nhiệm vụ Vận tải tàu chuyên dụng Duy tu, bảo dưỡng, quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, vật tư, trang thiết bị tiên tiến, tham gia tích cực an ninh quốc phòng và an toàn xã hội Bối dưỡng, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo kế hoạch và phân cấp của công ty, không ngừng nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng nhu cầu của đất nước, của công ty và của xã hội Thi hành đúng mọi chính sách của nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn chấp hành đúng pháp luật hiện hành của nhà nước xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam Quyền hạn Được Tổng công ty uỷ quyền trong quan hệ giao dich và ký hợp đồng kinh doanh. Ngoài ra, được tham gia vào các hoạt động giao nhận ngoại thương, xuất nhập khẩu, dịch vụ hàng hải và đại lý tàu biển Được quản lý và sư dụng lao động, vật tư, trang thiết bị và các quỹ phân bổ sau khi hoành thành kế hoạch của công ty Được mở tài khoản ở Ngân hàng Đựơc sử dụng con dấu riêng Khái quát tình tình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007 Nhìn chung, năm 2007 là năm mà doanh nghiệp thu gặt được nhiều thành quả đáng mừng. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng từ 379.982.056.373 vnđ lên 476.809.188.682 vnđ. Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh từ 1.375.803.041 vnđ lên đến 6.122.983.010 vnđ. Ngoài ra các nguồn thu nhập khác cũng tăng từ 1.444.659.991 vnđ lên đến 33.149.257.498 vnđ. Mặc dù các chi phí như các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác cũng gia tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận được, bởi vì trong năm 2007, doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng phạm vi hoạt động nên các khoản chi phí trên gia tăng cũng là điều dễ hiểu. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng gia tăng từ 4.446.487.151 vnđ lên đến 31.827.725.146 vnđ. Kinh doanh có lãi là mục đích mà tất cả các công ty đều mong muốn. Qua khái quát, ta thấy được nhiều dấu hiệu tốt đẹp trong việc kinh doanh của công ty trong năm 2007, thế nhưng, để hiểu rõ tình hình kinh doanh và biết rõ những ý nghĩa nằm sau những con số kia thì ta phải đi vào phân tích cụ thể từng chỉ số để hiểu rõ và thấu đáo hơn tình hình kinh doanh trong năm 2007 của doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ bộ máy quản lý Tổng Giám Đốc   Phó giám đốc   Phó giám đốc   P.Kỹ thuật   P.Kế toán   P.Kế hoạch tổng hợp   P. Vật tư    Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Tổng Giám Đốc Tổng giám đốc công t là người đại diện cho công ty theo quyết định của Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, có quyền điều hành cao nhất trong Công ty và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản về mọi hoạt động của công ty. Điều hành mọi hoạt động của công ty sao cho kinh doanh đạt hiệu quả cao, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà Nước đề ra. Tổng Giám Đốc có quyền đề nghị cơ quan chủ quản ra các quyết định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các chức danh lãnh đạo khác trong công ty. Tổng Giám Đốc có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, lập kế hoạch liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế. Chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp các phòng nghiệp vụ để phối hợp thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho cơ quan chủ quản. Phó giám đốc Phó giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công và uỷ quyền cụ thể. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty về các phần việc đã được phân công hay uỷ quyền. Trong trường hợp Tổng giám đốc vắng mặt hay không thể trực tiếp điều hành công ty, thì phó giám đốc được uỷ quyền là người thay mặt Tổng giám đốc công ty quản lý, điều hành Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trong thời gian này. Phòng kế hoạch tổng hợp - Có nhiệm vụ lập kế hoạch từng kỳ, từng năm. Lập hồ sơ đấu thầu, lạp kế hoạch cung cấp vật tư cho các công trình. Quản lý và theo dõi việc ký kết hợp động thi công, hợp đồng kinh tế, thống kê, tổ chức đấu thầu và theo dõi việc thực hiện kế hoạch - Tiếp thị và mở rộng mối quan hệ - Thống kê thông tin kinh tế, giá cả thị trường - Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong kế hoạch thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty Phòng Vật Tư Có nhiệm vụ theo dõi, cung ứng vật tư dùng trong các hoạt động sửa chữa Phòng kỹ thuật - Chia làm 3 bộ phận: chuyên về vỏ tàu, chuyên về máy tàu và chuyên về phần điện - Phòng kỹ thuật có trách nhiệm tiếp nhận sự phâncông công việc của Tổng giám đốc công ty trong việc thực hiện các hợp đông sửa chữa, theo dõi và giám sát công việc sửa chữa tại hiện trường, có trách nhiệm báo cáo tiến độ sửa chữa va kết quả công việc cho giám đốc công ty. Phòng kế toán tài chính - Có chức năng quản lý và sử dụng các nguồn vốn của công ty, lập kế hoạch tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và phân phối cho hoạt động sản xuất. Thông qua nguồn vốn tổ chức hoạt động tài chính, lập quan hệ với các đối tác tổ chức thu chi, thự hiện giám sát việc sử dụng vật tư, tiền vốn. Tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để báo cáo lên Tổng giám đốc và các bên liên quan Ngoài các phòng ban thuộc về cơ cấu tổ chức, Công ty còn có 6 phòng nghiệp vụ: Phòng tổ chức cán bộ lao động - tiền lương C ó ch ức n ăng đ ề xu ất biện pháp tổ chức thực hiện các biện pháp thông tư, chỉ thị của Nhà nước, của ngành và của công ty về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và mọi chế độ khác có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Trực tiếp đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện các quy định, nội quy của cơ quan, chế độ khen thưởng kỷ luật, đào tạo đối với công nhân viên. Chế độ xét tăng lương, nâng bậc lương theo hướng dẫn của Nhà nước và phân cấp quản ly của Công ty. Phòng khai thác Có chức năng đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện các biện pháp thông tư, chỉ thị của Nhà Nước, của ngành và của công ty về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và mọi chế độ khác có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Trực tiếp đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện các quy định, nội quy của cơ quan, chế độ khen thưởng kỷ luật, đào tạo đối vơí công nhân viên. Chế độ xét tăng lương, nâng bậc lương theo hướng dẫn của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty. Phòng đại lý tàu Thay mặt công ty thực hiện các dịch vụ làm đại lý tàu biển cho các tàu của Công ty và các khách hàng có yêu cầu. Phòng giao nhận Chủ yếu tham gia các hoạt động giao nhận ngoại thương, mang lại một phần thu nhập cho Công ty. Phòng khoa học - kỹ thuật Tổ chức quản lý và theo dõi về mặt kỹ thuật đối với các trang thiết bị, phương tiện vận tải của Công ty để kịp thời có thông tin chính xác về kỹ thuật cần thiết phục vụ điều hành kinh doanh vận tải. Phòng pháp chế thuyền viên Đây là phòng có nhiệm vụ tư vấn về pháp lý cho ban lãnh đạo để từ đó ban lãnh đạo đưa ra những quyết định chính xác với pháp luật hiện hành. Đồng thời phòng pháp chế thay mặt ban Giám đốc giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện (nếu có) Ngoài ra phòng pháp chế kết hợp với phòng tổ chức lao động và các phòng ban khác để thành lập đội thuyền bộ tiếp nhận các tàu mới đầu tư đưa vào khai thác. Ngoài các phòng nghiệp vụ trên, Công ty còn có Xí nghiệp lai dắt và hỗ trợ tàu biển, Xí nghiệp sửa chữa tàu biển và các chi nhánh trên khắp cả nước. Tóm lại, tổ chức bộ máy của công ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam được xây dựng theo kiểu trực tuyến. Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế Toán Trưởng   Kế Toán Tổng Hợp   Kế Toán Chi Nhánh   Kế Toán Công Nợ   Kế Toán TSCĐ   Kế Toán Thuế   Kế Toán Vốn Bằng Tiền   Kế Toán Giao Nhận   Kế Toán Phải Trả   Kế Toán Phải Thu   Kế Toán Ngân Hàng   Kế Toán Thanh Toán   Thủ Quỹ   Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán trưởng Kế toán trưởng giúp giám đốc xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo, thực hiện các công tác tài chính, kế toán, thống kê trong toàn xí nghiệp và các nhiệm vụ khác do giám đốc xí nghiệp phân công. Kế toán trưởng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, phụ trách chung, ký và duyệt các chứng từ, chịu trách nhiệm giữa ban lãnh đạo công ty và trước pháp luật. Các bộ phận kế toán tại văn phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp Hàng tháng, quý, năm, tổng hợp số liệu từ các báo cáo từ các phần hành chuyển đến để lập cáo báo tài chính của toàn công ty cho các ban lãnh đạo và các bên liên quan C ác b áo c áo đ ư ợc l ập bao g ồm: Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán tháng, quý, năm Bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo tháng, quý, năm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tháng, quý, năm Bản thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo quản trị: Tình hình hoạt động của các bộ phận, chi nhánh Kết quả hoạt động của đội tàu Các ý kiến đề xuất quản lý, tiết kiệm chi phí…. Kế toán chi nhánh Hàng tháng các đơn vị trực thuộc của công ty gửi bảng tổng hợp thu chi phát sinh trong tháng về cho kế toán chi nhánh. Kế toán chi nhánh có nhiệm vụ kiểm tra, nhập số liệu thu chi, hạch toán doanh thu theo từng hoạt động dich vụ của từng chi nhánh mà công ty cung cấp cho khách hàng và xử lý các khoản chênh lệch nếu có. Các báo cáo được lập từ kế toán chi nhánh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp và chi tiết của từng chi nhánh theo tháng – quý – năm. Báo cáo tình hình thực hiện thực tế so với kế hoạch của các chi nhánh, qua đó đánh giá tình hình thực hiện của các đơn vị có hoàn thành kế hoạch đề ra hay không? Kế toán công nợ Kế toán công nợ gồm 3 bộ phận kế toán:kế toán giao nhận, kế toán phải thu, kế toán phải trả. Kế toán giao nhận: Hàng ngày nhập liệu các chứng từ hoá đơn liên quan đến việcgiao nhận. Kiểm tra doanh thu, chi phí chuyên về mảng giao nhận Báo cáo mà kế toán giao nhận được lập gồm: báo cáo công nợ, báo cáo doanh thu theo tháng, năm. Kế toán phải thu: Nhập liệu, theo dõi doanh thu và chi phí theo từng khách hàng. Kế toán phải thu hàng ngày lập phiếu yêu cầu thanh toán gởi cho các khách hàng mua chịu của công ty. Cuối năm, kế toán phải thu xác định các khoản còn phải thu, cung cấp các chứng từ như: giấy báo có, giấy xác nhận của khách hàng để chứng minh tính chính xác của các khoản phải thu này phục vụ cho quá trình kiểm toán. Cuối tháng hoặc cuối năm, kế toán phải thu lập báo cáo: báo cáo công nợ phải thu. Kế toán phải trả Theo dõi, kiểm tra các khoản phải trả cho người bán, khi người bán yêu cầu trả tiền thì kế toán phải trả có nhiệm vụ so sánh đối chiếu hoá đơn và số đã nhập liệu. Nếu hợp lý thì kế toán phải trả gởi giấy yêu cầu thanh toán qua bộ phận kế toán cho người bán. Cuối năm kế toán phải trả kiểm tra nguồn gốc số dư của từng nhà cung cấp phát sinh trong năm và cung cấp các hoá đơn, chứng từ để chứng minh tính hợp lệ của các khoản còn phải trả nhà cung cấp để phục vụ cho quá trình kiểm toán. Kế toán công nợ lập báo cáo: bào cáo công nợ phải trả theo từng tháng, năm. Đồng thời, lập bảng xác nhận công nợ từng khách hàng vào cuối niên độ. Kế toán TSCĐ Hàng ngày kế toán TSCĐ xử lý các chứng từ, hoá đơn liên quan đến: vật tư, phụ tùng, dầu nhờn, nhiên liệu, bảo hiểm, tài sản cố định…từ các phòng ban chuyển lên. Theo dõi, đối chiếu công nợ các chi nhánh dựa trên bảng tổng hợp của các chi nhánh chuyển tới. Cuối niên độ kế toán TSCĐ lập báo cáo tình hình tăng hoặc giảm tài sản cố định gửi lên các cấp trên. Kế toán thuế Hàng tháng kế toán thuế căn cứ theo số liệu đã nhập của kế toán ngân hàng, kế toán thanh toán, kế toán công nợ và tập hợp các số liệu của các phòng ban trong Công ty để lập các bảng biểu báo cáo theo quy định của ngành thuế. Hàng tháng, kế toán thuế sẽ đối chiếu số liệu của các chi nhánh đã kê khai với Cục thuế tại địa phương với số liệu đã hạch toán trên sổ để điều chình kịp thời những số chênh lệch( nếu có). Cuối niên độ kế toán thuế lập các bảng quyết toán thuế giá trị gia tăng, bảng quyết toán thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, bảng tổng hợp thực hiện nghĩa vụ ngân sách. Kế toán vốn bằng tiền Kế toán vốn bằng tiền gồm 3 bộ phận: kế toán ngân hàng, kế toán thanh toán và thủ quỹ - Kế toán ngân hàng Hàng ngày kế toán ngân hàng nhập liệu dựa trên giấy báo nợ, giấy báo có hay uỷ nhiệm chi khi các bộ phận trong Công ty có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ xem xét, quản lý số dư tiền gừi ngân hàng. Hàng tháng so sánh, đối chiếu dữ liệu nhập với sổ phụ ngân hàng, và xử lý chênh lệch (nếu có). - Kế toán thanh toán Hàng ngày nhập liệu và in phiếu chi, thu dựa trên những chứng từ đã được ký duyệt của các bộ phận chức năng có liên quan. Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ trước khi lập phiếu thu hay chi. Thống kê các khoản thu chi theo từng tuần. Kế toán thanh toán lập sổ chi tiết các khoản phải thu, chi theo từng tháng. - Thủ quỹ Chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt dựa trên phiếu thu, chi có xác nhận của trưởng bộ phận các phòng ban liên quan và của giám đốc do kế toán thanh toán chuyển qua. Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý lượng tiền mặt tại quỹ theo quy định của công ty. Thủ quỹ lập sổ quỹ theo dõi số dư tiền mặt tại quỹ theo từng ngày. Chế độ kế toán áp dụng Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/XX và kết thúc vào ngày 31/12/XX. Chứng từ Chứng từ kế toán được doanh nghiệp thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký duyệt của luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ- CP ngày 31/05/2004 của chính phủ, các văn bản pháp luật khác liên quan đến chứng từ kế toán và quy định trong chế độ này. Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Bộ tài chính, hệ thống tài khoản này được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006. Phương pháp tính khấu hao: Doanh nghiệp tính khấu hao dựa vào chứng từ là bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Nguyên tắc khấu hao: Tài sản cố định tăng tháng này, tháng sau mới tính khấu hao. Tài sản cố định giảm tháng này, tháng sau thôi khấu hao. Hiện nay, doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. Sổ sách Để phù hợp với bộ máy kế toán gọn nhẹ, công ty tổ chức việc ghi chép sổ sách theo hình thức Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đựơc ghi vào sổ nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó,sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Cách ghi chép theo hình thức này là tương đối đơn giản, dễ hiểu, mẫu sổ gọn, số lượng hợp lý, phù hợp với phần mềm kế toán mà công ty đang sử dung ( Phần mềm KT SYS’). TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ gốc   Sổ nhật ký đặc biệt   Nhật ký chung   Sổ, thẻ kế toán chi tiết   Sổ cái   Bảng tổng hợp chi tiết   Bảng cân đối số dư và số phát sinh   Báo cáo tài chính   Ghi chú: : Ghi hằng ngày  : Ghi cuối tháng + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Phương pháp hạch toán : Kê khai thường xuyên. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho. Số liệu do trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh cung cấp: áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính giá trị hàng tồn trong kho. Số liệu do công ty sửa chữa tà
Luận văn liên quan