Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2008-2010 và thiết lập dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gốm sứ nội thất xuất khẩu của công ty cổ phần Việt Trì Viglacera

Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư được xem xét từ 2 góc độ: nhà đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ nhà đầu tư, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là yếu tố lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận 1 việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Chính vì vậy xu hướng phổ biến hiệu quả nhất hiện nau là đầu tư theo dự án. Dự án đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt tới sự phát triển kinh tế nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng. Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư dự án có hiệu quả hay không. Việc phân tích chính xác tình hình tài chính và các chỉ tiêu của dự án sẽ chứng minh được điều này. Với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn công tác phân tích tài chính và dự án đầu tư, bằng thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Việt trì Viglacera em đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2008- 2010 và thiết lập dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gốm sứ nội thất xuất khẩu.” Kết cấu đề tài thực tập gồm 4 phần: Phần A : Tóm tắt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera. Phần B : Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera. Phần C : Qui trình các nghiệp vụ trong công tác tài chính tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera. Phần D : Thiết lập dự án “ Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất sứ nội thất xuất khẩu” của Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera.

doc74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2008-2010 và thiết lập dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gốm sứ nội thất xuất khẩu của công ty cổ phần Việt Trì Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN ------( ((((------ Trong thời gian học tập dưới mái trường Đại học Nha Trang thân yêu, em đã có nhiều cơ hội để nghiên cứu học nhiều kiến thức bổ ích, nhiều phương thức học tập khác nhau, với phong cách giảng dạy nhiệt tình, sáng tạo mà thầy cô thực hiện đã tạo ra tạo điều kiện thuận lợi để em phát huy hết khả năng của mình và hoàn thành tốt các môn học. Cộng với thời gian được tiếp xúc thực tế với một môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp tại Công ty CP Việt trì Viglacera, giúp em nắm bắt được các quy trình, sản phẩm của công ty, tích lũy thêm kiến thức thực tế tạo sự chuẩn bị tốt cho quãng thời gian làm việc sắp tới. Để hoàn thành tốt báo cáo này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của ba mẹ, các thầy cô trong bộ môn tài chính, sự nhiệt tình chỉ bảo của các anh chị nhân viên tại phòng tài chính kế toán của công ty CP Việt trì Viglacera. Nhờ có sự nhiệt tình này em đã mạnh dạn hòa mình vào một môi trường làm việc mà trước đây hoàn toàn xa lạ với em. Em xin chân thành cảm ơn Trưởng khoa Kế toán - Tài chính Thầy Thái Ninh Các thầy cô trong bộ môn Tài chính-Khoa Kế toán – Tài chính Các anh chị trong phòng tài chính kế toán công ty CP Việt trì Viglacera đã tận dụng chỉ báo hướng dẫn em thực hiện báo cáo này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô và tập thể nhân viên tại công ty có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư được xem xét từ 2 góc độ: nhà đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ nhà đầu tư, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là yếu tố lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận 1 việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Chính vì vậy xu hướng phổ biến hiệu quả nhất hiện nau là đầu tư theo dự án. Dự án đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt tới sự phát triển kinh tế nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng. Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư dự án có hiệu quả hay không. Việc phân tích chính xác tình hình tài chính và các chỉ tiêu của dự án sẽ chứng minh được điều này. Với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn công tác phân tích tài chính và dự án đầu tư, bằng thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Việt trì Viglacera em đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2008- 2010 và thiết lập dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gốm sứ nội thất xuất khẩu.” Kết cấu đề tài thực tập gồm 4 phần: Phần A : Tóm tắt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera. Phần B : Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera. Phần C : Qui trình các nghiệp vụ trong công tác tài chính tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera. Phần D : Thiết lập dự án “ Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất sứ nội thất xuất khẩu” của Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera. PHẦN A TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT TRÌ VIGLACERA 1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera Tên công ty : Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera Địa chỉ : phố Hồng Hà, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Điện thoại : 0210 3846487 Fax : 0210 3844 060 Email : suvtri@hn.vnn.vn Đăng ký kinh doanh số : 1803000156 Ngày cấp : 05/02/2004 tại : Sở KHĐT tỉnh Phú Thọ Giám đốc công ty : Nguyễn Thế Anh Công ty cổ phần Việt Trì là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera ( Tên tiếng Anh : Viglacera Viettri Joint – Stock Company ), chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh và phụ kiện kèm theo. Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh và phụ kiện kèm theo. Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp Trang trí nội, ngoại thất công trình Tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất sứ vệ sinh Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ Kinh doanh xăng, dầu, gas; kinh doanh dịch vụ khách sạn; dịch vụ du lịch lữ hành nội địa Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera, tiền thân là nhà máy tường ván ép Sông Thao được thành lập theo quyết định số 477/BXD ngày 07/06/1976 của bộ xây dựng. Sản phẩm của nhà máy tường ván ép Sông Thao là tấm ván ép để làm tường và trần nhà sản xuất theo công nghệ và thiết bị của Thụy Sỹ. Sau đó, nhà máy gạch lát hoa xi măng cát được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động năm 1978 với thiết bị và công nghệ Hungari. Ngày 05/04/1991 được Bộ xây dựng ra quyết định đổi tên thành Xí nghiệp vật liệu xây dựng Việt Trì. Hai sản phẩm của xí nghiệp đã phục vụ rất nhiều công trình công cộng và dân sự, góp phần phát triển ngành vật liệu xây dựng của đất nước nói riêng cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà lúc bấy giờ. Đầu những năm 90, thị trường vật liệu xây dựng có nhiều biến động cùng với sự ra đời của nhiều ngành vật liệu mới, các sản phẩm của công ty đã không còn chiếm lĩnh được ưu thế cạnh tranh. Do vây, được sự chỉ đạo chiến lược của Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng cùng với sự hợp tác của Công ty sứ Thanh Trì và được sự cho phép của Bộ Xây Dựng, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh cao cấp với công suất 100.000 sản phẩm/1 năm dựa trên công nghệ của hãng SAMI – ITALIA đi vào hoạt động tháng 4/1997 đồng thời giảm dần các mặt hàng cũ. Năm 1998 Bộ Xây Dựng quyết định đổi tên Xí nghiệp vật liệu xây dựng Việt Trì thành Công ty Vật liệu xây dựng Việt Trì. Do nắm bắt được nhu cầu của thị trường, qua đó kinh doanh có hiệu quả, đến tháng 10/1999 Công ty tiếp tục đầu tư nâng công suất lên 150.000 sản phẩm/1 năm. Ngày 16/5/1998, theo quyết định số 893/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng quyết định sáp nhập Công ty Vật liệu Xây dựng Việt Trì vào Công ty sứ Thanh Trì để tạo thêm sức mạnh cho Công ty nói riêng và ngành sản xuất sứ vệ sinh của Tổng Công ty nói chung. Để công ty tự vận động vươn lên và khẳng định mình, theo quyết định của Bộ Xây Dựng số 34/QĐ- BXD, ngày 05/01/2001 quyết định thành lập Công ty sứ Việt Trì. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của Chính Phủ, ngày 31 tháng 12 năm 2003 theo quyết số 1777/QĐ- BXD đã chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera (tên giao dịch: Viglacera Viettri JSC- VVC) đồng thời với việc mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh để công ty tự chủ và tự động hơn trong việc hội nhập với tình hình phát triển hiện nay. 1.2. Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera vừa là đơn vị sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có khoảng 16 hãng sứ vệ sinh với công suất 6.000.000 sản phẩm/năm, trong khi đó nhu cầu của thị trường chỉ khoảng 4.000.000 sản phẩm/năm. Việc cung vượt quá cầu đã gây ra tình trạng căng thẳng trên thị trường sứ vệ sinh và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới Công ty Cổ phần Việt Trì. Song bằng sự quyết tâm, sáng tạo của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong quá trình sản xuất và kinh doanh đã giúp Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera đứng vững trên thị trường, chiếm 10% thị phần cả nước đồng thời từng bước đưa sản phẩm của Công ty thâm nhập vào thị trường nước ngoài như Canada, Nga, Ucraina ….. Sản phẩm chính của Công ty bao gồm: Các chủng loại sản phẩm xí bệt: Bệt tay gạt: VI5, VI44, V02.8M, … Bệt 2 nhấn: VT18M, EU5, VT34, V02.3, … Bệt cao cấp két liền: C0502, C0504, … Các chủng loại sản phẩm chậu: VTL2, VTL3, VTL4, VU7M, VU9M, … Sản phẩm khác: bide, tiểu treo, chân chậu, két treo, xí xổm Các nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm sứ vệ sinh bao gồm: Feldspar, cao lanh, đất sét, thạch anh, BaCO3, thủy tinh lỏng, men, các chất phụ gia khác như CMC, ZnSiO4, Na2CO3( sô đa), bột nhẹ. Ngoài ra còn có các nguyên vật liệu khác như bi nghiền, khuôn thạch cao. Nguồn nguyên vật liệu chính đều là nguyên vật liệu trong nước (70-80%), trong đó hàng năm công ty đặt mua với khối lượng lớn tại các tỉnh như Phú Thọ, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái. Do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước.Tuy nhiên, do điều kiện trong nước còn hạn chế, công ty vẫn phải nhập một số chất phụ gia từ Anh, Đài Loan, Nhật như: chất tạo keo CMC, chất tạo đục cho men ZnSiO4. Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera đã trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại của hãng SACMI-ITALIA với công suất 450.000 sản phẩm/ năm, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Để sản xuất ra các sản phẩm, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, cụ thể như sau: ( Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Thí Nghiệm ) Sơ đồ : Quy trình công nghệ 1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận trong công ty ( Nguồn phòng tổ chức hành chính ) Sơ đồ : Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Việt Trì tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh theo mô hình Trực tuyến - Chức năng. Ban lãnh đạo Công ty gồm: Giám đốc: gồm 1 người. Giám đốc là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng công ty và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có trách nhiệm quản lý vĩ mô và đưa ra quyết định chỉ đạo chung điều hành toàn bộ Công ty hoạt động theo đúng quỹ đạo. Phó Giám Đốc gồm 1 người. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc theo nhiệm vụ được phân công trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các phòng ban trong công ty gồm: Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kinh tế Phòng Kỹ thuật thí nghiệm 1.3.2. Các chi nhánh Chi nhánh tại Hà Nội: 184 Hoàng Quốc Việt – Thành phố Hà Nội, gồm có 68 đại lý cấp 1 và các đại lý, cửa hàng phân phối sản phẩm Sứ vệ sinh Việt Trì Viglacera ở các tỉnh, thành phố phía Bắc. Chi nhánh tại Đà Nẵng: 94 Huỳnh Ngọc Huệ- Thành phố Đà Nẵng, phân phối sản phẩm Sứ vệ sinh Việt Trì Viglacera tại các thành phố Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị ...... Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: S44-45 Bàu Cát - Quận Tân Bình- Thành phố Hồ Chí Minh phân phối sản phẩm Sứ vệ sinh Việt Trì Viglacera tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông, miền Tây với hơn 25 hệ thống đại lý cấp 1. 1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận a. Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính là bộ phân tham mưu của lãnh đạo Công ty thực hiện các lĩnh vực công tác như tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh, thực hiện các chính sách đối với người lao động, hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, y tế, tạp vụ, nhà ăn, bảo vệ cơ quan …. b. Phòng kinh tế Là bộ phận tham mưu của lãnh đạo công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác. Tài chính, kế toán, tín dụng, kiểm toán, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm nguyên nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Kinh doanh, chính sách bán hàng của Công ty theo quy định hiện hành. Phòng kinh tế bao gồm các bộ phận: Bộ phận tài chính kế toán Bộ phận kế hoạch đầu tư Bộ phận kinh doanh c. Phòng kỹ thuật thí nghiệm Kiểm soát chất lượng các nguyên liệu, kỹ thuật công nghệ sản xuất, nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu hoàn thiện bài xương men. d. Xưởng tạo hình Chế tạo ra các sản phẩm sứ mộc của Công ty. e. Xưởng lò nung Thực hiện quá trình nung các sản phẩm sứ mộc sau khi đã phun men chế tạo sứ thành phẩm f. Xưởng cơ điện Theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động, quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế của các thiết bị máy móc trong Công ty. Theo dõi vận hành hệ thống điện, hệ thống máy nén khí, kho gas, bơm nước. g. Xưởng khuôn mẫu Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm mới và các phụ kiện, bao bì, cataloge,… , sản xuất khuôn mẹ, khuôn sản xuất phục vụ cho tạo hình. h. Xưởng KCS Phân loại sản phẩm, đóng gói và bốc xếp hàng lên xe theo đúng kỹ thuật và đơn đặt hàng. 1.4. Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera là một trong những doanh nghiệp tập hợp được đội ngũ cán bộ, công nhân trẻ, năng động, sáng tạo, trình độ tay nghề cao. Tổng số lao động: 330 lao động trong đó Lao động nam: 250 lao động chiếm 75,76% Lao động nữ: 80 lao động chiếm 24,24% Lao động dưới 30 tuổi: 216 lao động chiếm 65,45% Bảng : Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera năm 2010 (Đơn vị tính: người) Chức danh  Tổng số  Trong đó  Cơ cấu %     Theo giới tính  Theo trình độ  Theo độ tuổi      Nam  Nữ  Thạc sỹ  Đại học  CĐ& THCN  Sơ cấp  < 30  30 - 48    Toàn công ty  330  250  80  1  30  214  85  216  114  100   1. Lao động gián tiếp  43  28  15  1  20  19  3  10  33  13,03   2. Lao động trực tiếp  241  194  47    170  71  177  64  73,03   Bậc 1, 2  236  191  45    165  71  178  58  71,52   Bậc 5  5  3  2    5    5  1,52   3. Lao động phục vụ  21  10  11    10  11  14  7  6,36   Cơ khí  8  6  2    5  3  4  4  2,42   Khác  13  4  9    9  4  9  4  3,94   4. Nhân viên kinh doanh  25  18  7   10  15   15  10  7,58   %/ Tổng số  100  75,76  24,24  0,30  9,09  64,85  25,76  65,45  34,55  30,30   ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính ) Theo con số thống kê trên ta thấy, do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty mà số lao động nam chiếm phần lớn trong tổng số lao động của doanh nghiệp: 75,76%; số lao nữ chiếm 24,24% tổng số lao động; đội ngũ lao động trong công ty trẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm 65,45%. Đây cũng là một lợi thế trong việc phát huy tính sáng tạo của tuổi trẻ, nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh toàn cầu hóa, quốc tế hóa. Số lao động gián tiếp chỉ chiếm 13,03% trong tổng số lao động, điều này cho thấy ưu diểm cuả bộ máy quản lý gọn nhẹ, một người có thể làm nhiều việc nhưng vẫn hiệu quả. Đội ngũ lao động của công ty vừa trẻ vừa có trình độ, lao động có trình độ thạc sỹ chiếm 0,30% trong tổng số lao động, số lao động có trình độ Đại học chiếm ưu thế với 9,09% trong tổng số lao động. Đây cũng là một ưu thế của công ty. Tuy nhiên, đối với lao động trực tiếp sản xuất thì số công nhân tay nghề còn thấp chỉ chủ yếu ở bậc 1;2 chiếm 71,52% tổng số lao động, chiếm 97,93% số lao động trực tiếp; công nhân tay nghề cao nhất ở bậc 5 chiếm 1,52% trong tổng số lao động và chiếm 2,07% số lao động trực tiếp. Do vậy việc đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp là vấn đề mà Công ty nên ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh có 25người, chiếm 7,58% trong tổng số lao động, trong đó các nhân viên được bố trí phụ trách thị trường theo từng vùng, miền. Đây là đội ngũ nhân viên trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ bán hàng của công ty, là bộ mặt của Công ty, là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng do đó việc tuyển chọn đội ngũ nhân viên kinh doanh đòi hỏi những người có hiểu biết sâu rộng, có chuyên môn về kinh tế, có ngoại hình ưa nhìn, có sức khỏe và nhạy bén trong công việc. Bảng : Thu nhập của người lao động tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera qua 3 năm (2008 – 2010) Chỉ tiêu  ĐVT  Năm 2008  Năm 2009  Năm 2010  Tốc độ phát triển (%)        2009/ 2008  2010/ 2009  Bình quân   Lao động  Người  410  378  330  92,2  87,3  89,72   Tổng quỹ lương  1.000 đồng  5.761.281  6.858.252  7.513.955  119,04  109,56  114,2   Thu nhập bình quân/tháng  1.000 đồng  1.288  1.886  2.698  146,43  143,05  144,73   ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính ) Theo bảng số 4 ta thấy: Số lượng lao động năm 2009 so với năm 2008 giảm 32 người tương ứng giảm 7,8 % trong khi quỹ lương năm 2009 so với 2008 tăng 1.096.971.000 đồng tương ứng tăng 19,04% đã làm thu nhập bình quân /tháng năm 2009 so với năm 2008 tăng 598.000 đồng tương ứng tăng 46,43%. Số lượng lao động năm 2010 so với năm 2009 giảm 48 người tương ứng giảm 12,7 % trong khi quỹ lương năm 2010 so với 2009 tăng 655,703,000 đồng tương ứng tăng 9,56% đã làm thu nhập bình quân /tháng năm 2010 so với năm 2009 tăng 812,000 đồng tương ứng tăng 43,05%. Đây là một dấu hiệu tốt trong việc tăng thu nhập nhằm nâng cao mức sống cho lao động của Công ty. 2. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.1. Nhân tố vĩ mô Tình hình thị trường gốm sứ Việt Nam (nguồn Bộ tài chính) Theo thống kê của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2010 có khoảng 16 hãng sứ vệ sinh với công suất 6.000.000sp/năm, trong đó nhu cầu của thị trường chỉ khoảng 4.000.000sp/năm. Doanh thu, thị phần: Năm 2010 doanh thu gốc đạt khoảng 10.625 tỷ đồng, tăng trưởng 22%. Khối doanh nghiệp trong nước chiếm 93,9% tổng doanh thu gốc của thị trường thấp hơn năm 2008 là 0,1% (năm 2007 doanh nghiệp chiếm 94%). Khối doanh nghiệp nước ngoài chiếm 6,1% thị phần (tăng 0,1% so với năm 2008, đa số các công ty tăng trưởng cao, một số doanh nghiệp mới thành lập nhưng đã khẳng định được vị trí và tăng trưởng doanh thu cao. 2.1.2. Nhân tố vi mô Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera trải qua gần 15 năm xây dựng và phát triển đến nay Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera đã thực sự lớn mạnh về mặt số lượng lẫn chất lượng. Từ chỗ cơ sở vật chất ban đầu không lớn chỉ dây chuyền sản xuất với công suất 100.000sp/năm, đến nay Công ty đã mở rộng dây chuyền lên 450.000sp/năm và hiện tại cơ bản Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngoài vốn góp chi phối của Nhà nước, Công ty đã luôn tìm tòi hướng phấn đấu đi lên từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm sứ vệ sinh ngày càng có chỗ đứng trên thị trường cung cấp vật liệu xây dựng. Thực tế cho thấy công ty đã năng động trong việc chuyển đổi cơ chế, đặc biệt chú trọng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy Công ty đã không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, bên cạnh đó công tác an ninh quốc phòng luôn được đảm bảo. Giữa các phòng, ban có mối quan hệ hỗ trợ nhau, phòng Kế toán và Phòng Kế hoạch luôn kết hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng được một hệ thống các định mức chi phí, hệ thống giá thành đơn vị, kế hoạch tương đối chính xác, giúp cho việc phân tích sự biến động của giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm điều chỉnh hoạt động sản xuất đi theo hướng có hiệu quả nhất, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất. Đây thực sự là một thành tích của Công ty cần phát huy hơn nữa để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Có được những thành tích đó, trước tiên phải kể đến sự năng động sáng tạo của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ CNV trong Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Kế toán Tài chính Công ty. Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp ở các phân xưởng, đồng thời có các khoản phụ cấp độc hại (bằng hiện vật: đường, sữa), phụ cấp làm thêm giờ đã nâng cao mức sống và bảo vệ sức khoẻ của người lao động. Bên cạnh đó việc trích các khoản bảo hiểm cho người lao động theo đúng chế độ đã góp phần làm cho người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó với xí nghiệp. Với vai trò quan trọng của mình, tài chính Công ty đã không ngừng phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích và tìm ra phương hướng chính xác, thúc đẩy tiết ki
Luận văn liên quan